TÓM TẮT
Hiện nay, các trường đại học tại Việt Nam đều tập trung nhiệm vụ chính là giáo dục - đào tạo
nhằm trang bị kiến thức chuyên môn cho sinh viên mà chưa chú trọng tới yếu tố thương hiệu của nhà
trường. Quan điểm truyền thống cho rằng, giáo dục – đào tạo là hoạt động hàn lâm, nghiên cứu,
mang tính phi lợi nhuận nhưng nền giáo dục hiện nay ngày càng chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố
bên ngoài, đặc biệt là tác động của nền kinh tế thị trường cũng như xu thế cạnh tranh giữa các trường
đại học trong bối cảnh thế giới với thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Hoạt động giáo dục không
còn thuần túy là phúc lợi công mà dần thay đổi thành dịch vụ giáo dục. Bởi giáo dục được xem như
một loại hình dịch vụ nên cần phải nỗ lực trong công tác tiếp thị và phát triển hình ảnh thương hiệu
bên cạnh triết lý hoạt động riêng cùng chất lượng đào tạo của mỗi trường.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp về công tác truyền thông tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
95
Tác động của các yếu tố Văn hóa...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC
TRUYỀN THÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ - KỸ THUẬT BÌNH DƯƠNG
Trịnh Hoàng Xuân Phúc *, Lê Minh Thiện **
TÓM TẮT
Hiện nay, các trường đại học tại Việt Nam đều tập trung nhiệm vụ chính là giáo dục - đào tạo
nhằm trang bị kiến thức chuyên môn cho sinh viên mà chưa chú trọng tới yếu tố thương hiệu của nhà
trường. Quan điểm truyền thống cho rằng, giáo dục – đào tạo là hoạt động hàn lâm, nghiên cứu,
mang tính phi lợi nhuận nhưng nền giáo dục hiện nay ngày càng chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố
bên ngoài, đặc biệt là tác động của nền kinh tế thị trường cũng như xu thế cạnh tranh giữa các trường
đại học trong bối cảnh thế giới với thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Hoạt động giáo dục không
còn thuần túy là phúc lợi công mà dần thay đổi thành dịch vụ giáo dục. Bởi giáo dục được xem như
một loại hình dịch vụ nên cần phải nỗ lực trong công tác tiếp thị và phát triển hình ảnh thương hiệu
bên cạnh triết lý hoạt động riêng cùng chất lượng đào tạo của mỗi trường.
Từ khóa: Truyền thông, quan hệ công chúng, tuyển sinh, Bình Dương.
SITUATIONS AND SOLUTIONS ABOUT COMMUNICATION
AND PUBLIC RELATION AT BINH DUONG ECONOMY
AND TECHNOLOGY UNIVERSITY
ABSTRACT
Nowadays, the universities in Vietnam are focused on the main task of education - training to
equip students with professional knowledge but not to focus on the brand-name of the school. The
traditional view that education - training is academic, research, non-profit, but the current education
is increasingly influenced by external factors, especially impact of the market economy as well as the
trend of competition among universities in the world context with the period of industrial revolution
4.0. Educational activities are no longer purely public benefits but gradually changed into educational
services. Because education is seen as a type of service, it is necessary to make efforts in marketing
and developing brand image in addition to the individual operating philosophy and training quality
of each school.
Keyword: Media, public relation,, Bình Dương
* Th.S. Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương, Email: thxphuc@ktkt.edu.vn
** CN. Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương, Email: lmthien@ktkt.edu.vn
96
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những nĕm gần đây, cùng với sự phát
triển mạnh mẽ của nền kinh tế và xu hướng
toàn cầu hóa, công tác truyền thông marketing
ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lĩnh
vực trong xã hội. Người tiêu dùng tiếp cận
được sản phẩm thông qua các công cụ quảng bá
bằng nhiều hình thức, đây không chỉ đơn thuần
phục vụ mục tiêu đạt lợi nhuận, doanh thu của
doanh nghiệp, tập đoàn hay các nhà kinh doanh
mà khái niệm truyền thông marketing còn bao
gồm các tổ chức, các lĩnh vực đặc thù như y tế,
giáo dục.
Đã từ lâu, giáo dục được xem như là một hoạt
động đào tạo con người mang tính phi thương
mại, phi lợi nhuận nhưng trong thời gian qua
với chủ trương xã hội hóa giáo dục của chính
phủ Việt Nam đã làm thay đổi nền giáo dục Việt
Nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng
khiến cho khái niệm giáo dục đã vượt ra khỏi
khuôn khổ truyền thống dần chuyển mình thành
một lĩnh vực kinh doanh. Từ đó, một thị trường
giáo dục được hình thành và phát triển trong đó
hoạt động trao đổi diễn ra khắp nơi trên cả nước,
tĕng mạnh cả về số lượng lẫn hình thức. Theo
báo cáo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
nĕm học 2011-2012 số trường cao đẳng, đại học
cả nước có 204 trường đại học trong đó có 150
trường công lập và 54 trường ngoài công lập,
215 trường cao đẳng (187 trường công lập và 28
trường ngoài công lập) cho đến nĕm học 2016-
2017, hệ thống hiện có 235 trường đại học, học
viện (bao gồm 170 trường công lập, 60 trường
tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn nước
ngoài), 37 viện nghiên cứu khoa học được giao
nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, 33 trường cao
đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm.
Bằng những số liệu trên đã minh chứng cho việc
ra đời của hàng loạt trường đại học, cao đẳng
bao gồm cả công lập và ngoài công lập, từ trung
ương đến địa phương và cả những trường đại
học có vốn 100% đầu tư nước ngoài là nguyên
nhân chính khiến cho nhu cầu cũng như thực tế
tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng trở
thành cuộc cạnh tranh khốc liệt, gay gắt.
Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình
Dương (BETU) thành lập từ nĕm 1998, tiền
thân là trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bình
Dương được nâng cấp lên hệ đại học nĕm 2010.
Trong hơn 20 nĕm hình thành và phát triển,
trường luôn phấn đấu phát triển tiếp tục hoàn
thiện và khẳng định học hiệu về cơ sở vật chất
lẫn chất lượng đào tạo. BETU là một trường
ngoài công lập tại Bình Dương trực thuộc Bộ
Giáo dục và Đào tạo cũng như các trường khác
trên cả nước, những nĕm gần đây trường đối
mặt với sức ép cạnh tranh về việc tuyển sinh các
ngành, các hệ giữa các trường ngày càng quyết
liệt, việc tạo nên một thương hiệu để thu hút sinh
viên đã và đang là vấn đề cấp bách, mang tính
sống còn cho hoạt động của nhà trường. Nhận
thức rõ việc truyền thông có sức ảnh hưởng
đến các mọi ngành, mọi giới trong xã hội nên
vào tháng 9 nĕm 2017, nhà trường quyết định
thành lập Trung tâm Truyền thông và Quan hệ
công chúng thuộc Viện phát triển nguồn lực với
nhiệm vụ chuyên trách về mảng truyền thông và
quan hệ công chúng. Vì vậy, việc nâng cao hiệu
quả truyền thông của BETU ngày càng trở nên
cấp thiết và đặc biệt chú trọng quan tâm.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trước hết chúng ta hiểu “Truyền thông” là
gì? “Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi
thông tin, tư tưởng, tình cảm chia sẻ kỹ nĕng
và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm
tĕng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận
thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù
hợp với nhu cầu phát triển của bản thân, của
nhóm, của cộng đồng và xã hội”. Về bản chất,
truyền thông là quá trình chia sẻ, trao đổi hai
chiều, diễn ra liên tục giữa chủ thể truyền thông
và đối tượng truyền thông. Quá trình chia sẻ,
trao đổi hai chiều ấy có thể được hình dung qua
nguyên tắc bình thông nhau. Khi có sự chênh
lệch trong nhận thức, hiểu biết giữa chủ thể
97
Tác động của các yếu tố Văn hóa...
và đối tượng truyền thông gắn với nhu cầu chia
sẻ, trao đổi thì hoạt động truyền thông diễn
ra. Quá trình truyền thông vì vậy chỉ kết thúc
khi đã đạt được sự cân bằng trong nhận thức,
hiểu biết giữa chủ thể và đối tượng truyền
thông. Về mục đích, truyền thông hướng đến
những hiểu biết chung nhằm thay đổi thái độ,
nhận thức, hành vi của đối tượng truyền thông
và tạo định hướng giá trị cho công chúng. Sức
mạnh của truyền thông vô cùng lớn, nó lan tỏa
rất nhanh, ngành truyền thông có thể ảnh hưởng
đến mọi mặt của con người và là phương tiện
gắn kết toàn bộ con người trên thế giới lại với
nhau. Nhờ truyền thông mà nhà nước và các tổ
chức có thể đưa ra các chính sách kinh tế, xã hội,
luật pháp tiếp cận đến người dân một cách gần
nhất. Ngoài ra, truyền thông còn góp phần giúp
cho doanh nghiệp quảng bá thương hiệu thu hút
người tiêu dung biết và sử dụng sản phẩm dịch
vụ của doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong cơ chế
thị trường, truyền thông là công cụ khá tốt để
các nhà lãnh đạo tận dụng để phát triển doanh
nghiệp, đồng thời góp phần phát triển nền kinh
tế đất nước.
Đối với truyền thông giáo dục, từ đầu nĕm
học 2016 – 2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
ban hành Chỉ thị về 9 nhiệm vụ chủ yếu và 5
giải pháp thực hiện của ngành giáo dục. Trong 5
giải pháp cơ bản có giải pháp “Đẩy mạnh công
tác truyền thông về giáo dục và đào tạo”. Việc
đẩy mạnh truyền thông trong ngành là một bước
tiến quan trọng, là một trong những mấu chốt
của vấn đề đổi mới cĕn bản, toàn diện nền giáo
dục nước nhà hiện nay là phải đổi mới cách thức
truyền thông về giáo dục. Truyền thông giáo dục
phải chủ động đi trước để định hướng, hướng
dẫn dư luận xã hội đồng thời tạo sự đồng thuận,
ủng hộ của đông đảo người dân đối với việc ban
hành và thực hiện các chủ trương, chính sách
mới về giáo dục và đào tạo.
Thực tiễn thời gian cho thấy, ngành giáo dục
có những định hướng, chính sách tốt nhưng
công tác truyền thông giáo dục nhìn chung chưa
đạt kết quả như mong muốn, nhiều thầy cô giáo
trong ngành giáo dục và đào tạo chưa hiểu, dư
luận xã hội không chia sẻ thì tất nhiên ngành sẽ
vấp phải các ý kiến trái chiều, không tích cực,
đôi khi còn nhiều ý kiến hiểu sai lệch về ngành
giáo dục – đào tạo.
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Lê
Hải An: “Các trường đại học chủ động hơn nữa
đưa thông tin về các chủ trương, chính sách của
ngành giáo dục và đào tạo đến trực tiếp giảng
viên, sinh viên và cán bộ, viên chức thông qua
nhiều hình thức khác nhau để các chủ trương,
chính sách của ngành giáo dục đào tạo thực sự đi
vào cuộc sống thực tiễn và nâng cao nhận thức
cho giảng viên, sinh viên và cán bộ, viên chức
trong nhà trường”.
Trong bối cảnh hiện nay, truyền thông các cơ
sở giáo dục đại học là một bộ phận hoạt động
của quản trị học, là quá trình gắn kết với quản trị
thương hiệu nhà trường. Hoạt động truyền thông
hướng đến sự phát triển bền vững qua việc xây
dựng hình ảnh và thương hiệu của nhà trường.
Trong đó, chú trọng đến chất lượng đầu ra của
sinh viên, chất lượng của hoạt động nghiên cứu
khoa học, đào tạo, hợp tác quốc tế, tuyển sinh,
việc làm cho sinh viên, quan hệ công chúng
Có thể nhận định rằng, thương hiệu đã trở thành
giá trị, là lợi thế trong cạnh tranh toàn cầu của
các trường đại học hiện nay. Bên cạnh đó, việc
xây dựng và phát triển thương hiệu chắc chắn
phải được thúc đầy từ công tác truyền thông của
nhà trường.
Với vai trò và trách nhiệm là người phụ trách
lĩnh vực truyền thông của trường Đại học Kinh
tế - Kỹ thuật Bình Dương, bản thân tôi luôn trĕn
trở suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu, lựa chọn và áp
dụng những nội dung, hình thức, giải pháp hữu
hiệu, tiên tiến và thời đại nhất để xây dựng kế
hoạch và triển khai thực hiện việc nâng cao chất
lượng công tác truyền thông tại trường Đại học
Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương nhằm đạt kết quả
cao nhất.
98
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRUYỀN
THÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -
KỸ THUẬT BÌNH DƯƠNG
Từ những cơ sở lý luận trên, trong quá trình
thực hiện đề tài nhằm đánh giá đúng thực trạng
công tác truyền thông của Trường Đại học Kinh
tế - Kỹ thuật Bình Dương để tìm ra những điểm
mạnh, điểm yếu. Từ đó có những biện pháp để
nâng cao chất lượng truyền thông trong những
nĕm học tiếp theo.
Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình
Dương được thành lập nĕm 1998 trên cơ sở là
Trường Dạy nghề Phương Thủy theo Quyết định
thành lập số 12/QĐ-UB của UBND tỉnh Bình
Dương, sau là Trường Trung cấp chuyên nghiệp
dân lập Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương theo
Quyết định số 134/QĐ-CT ngày 21/8/1999 của
UBND tỉnh Bình Dương. Sau đó vào nĕm 2003
và 2010 trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo
đồng ý nâng cấp lên thành trường cao đẳng và
đại học. Tính đến thời điểm hiện tại, nhà trường
đã có bề dày lịch sử hoạt động và phát triển sâu
rộng trong ngành giáo dục – đào tạo. Tuy nhiên,
công tác truyền thông để phục vụ tuyển sinh của
nhà trường chưa được chú trọng quan tâm phát
triển trong 17 nĕm kể từ ngày thành lập trường.
Thêm vào đó, Trung tâm Truyền thông và quan
hệ công chúng của nhà trường được thành lập
khá trễ đã dẫn đến tình trạng thiếu hình ảnh
quảng bá chuyên nghiệp của nhà trường đến
với các tầng lớp xã hội trong một thời gian dài.
Trước đây, các hoạt động truyền thông tại nhà
trường chỉ dừng lại mức độ truyền thông tin trên
các kênh thông tin, phương tiện truyền thông
chung của trường hoặc một số các thông tin trên
báo chí ngành, địa phương.
Với nhu cầu thực tiễn của nhà trường cũng
như của xã hội hiện nay, việc thiết kế các kênh
truyền thông chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu
thực tế là cực kỳ quan trọng và cần thiết. Nhận
thức được tầm quan trọng của công tác truyền
thông chuyên nghiệp nên vào tháng 7/2017,
Trung tâm Truyền thông và Quan hệ công chúng
(CCPR) thuộc Viện Phát triển nguồn lực được
thành lập theo Quyết định số 114/QĐ-ĐHKTKT
do Hiệu trưởng ký ban hành ngày 08 tháng 7
nĕm 2017. Quy chế tổ chức và hoạt động của
CCPR được hoạt động theo Quyết định số 01/
QĐ-VPTNL/ĐHKTKT do Phó Hiệu trưởng
kiêm Trưởng Viện phát triển nguồn lực ký ngày
17 tháng 7 nĕm 2017. Chính vì vậy, từ khi Trung
tâm Truyền thông và quan hệ công chúng được
thành lập, hoạt động quảng bá, các chương trình,
sự kiện, cách tiếp cận với xã hội và người học
được triển khai thực hiện, tiếp cận với tính chất
chuyên nghiệp, nhất quán và đồng bộ. Theo đó,
chức nĕng và nhiệm vụ của CCPR được nêu chi
tiết cụ thể như sau:
* Chức nĕng:
- Tham mưu, đề xuất ý kiến giúp Hiệu trưởng
thực hiện công tác truyền thông, quảng bá
thương hiệu hình ảnh của nhà trường thông qua
các sản phẩm mang thương hiệu trường;
- Tham mưu giúp Hiệu trưởng quản lý các
sự kiện truyền thông, các hoạt động quảng
bá thương hiệu, quan hệ công chúng của nhà
trường, quản lý website tiếng Anh và tiếng Việt,
các trang fanpage của trường, diễn đàn trên
facebook và kênh tin tức BETU News;
- Tổ chức các sự kiện, các hoạt động quảng
bá thương hiệu, quản trị website của trường;
- Xuất bản các ấn phẩm của trường; Quản lý
các bĕng rôn, khẩu hiệu trong trường; Quản lý
và khai thác hội trường, phòng truyền thống của
trường, hoạt động tại sảnh nhà trung tâm;
- Tổ chức công tác truyền thông trên các
phương tiện thông tin đại chúng, trang mạng xã
hội, kênh tin tức BETU News;
- Phụ trách nội dung thông tin và phim ảnh
trên các trang mạng xã hội của trường như
website, facebook;
- Phối hợp với các phòng, ban, trung tâm để
làm phim quảng bá cho trường, quảng bá tuyển
sinh; Tổ chức lưu trữ và khai thác hình ảnh,
video của trường;
99
Tác động của các yếu tố Văn hóa...
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám
hiệu nhà trường phân công.
* Nhiệm vụ cụ thể:
a. Công tác tổ chức sự kiện:
- Chủ trì tổ chức các sự kiện cấp trường;
- Phối hợp tổ chức báo cáo thời sự, phổ biến
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước;
- Phối hợp cùng Đoàn trường và Hội Sinh
viên trường tổ chức, thực hiện các sự kiện;
- Tổ chức và quản lý các nhóm cộng tác viên
hỗ trợ cho công tác tổ chức các sự kiện trong
trường;
- Hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị chuyên
môn trong nhà trường xây dựng và triển khai
kế hoạch truyền thông, lên ý tưởng, kế hoạch
tổ chức sự kiện, quảng bá uy tín, thương hiệu,
hình ảnh của nhà trường nhằm phục vụ công tác
tuyển sinh;
- Tham dự, cập nhật tin tức và hình ảnh về
tất cả các chương trình, sự kiện, hoạt động của
trường;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám
hiệu nhà trường phân công.
b. Công tác truyền thông:
- Chủ trì việc khai thác, đĕng tải các thông
tin và quản trị website tiếng Anh, tiếng Việt của
trường;
- Thiết lập hệ thống truyền thông nội bộ
BETU;
- Hỗ trợ chương trình Phát thanh học đường;
- Xây dựng thiết lập kênh truyền hình BETU;
- Quảng bá thương hiệu BETU trên các
phương tiện truyền thông đại chúng;
- Phát triển và quản lý mối quan hệ với các cơ
quan truyền thông;
- Thực hiện việc quản lý, phát triển cũng như
biên tập, xử lý tin bài, hình ảnh, cập nhật trên
website và facebook của trường;
- Tổ chức và quản lý mạng lưới cộng tác viên
để thu thập tin tức, đưa tin về các hoạt động
của nhà trường trên các phương tiện thông tin
đại chúng (Báo, Đài truyền hình) và các trang
fanpage của trường và diễn đàn trên facebook,
kênh tin tức BETU News;
- Quản lý và khai thác hoạt động của phòng
Studio, kênh tin tức BETU News của trường
trên Youtube;
- Chịu trách nhiệm về nội dung, hình thức
thông tin tuyên truyền; Quản lý hệ thống cơ sở
vật chất phục vụ công tác thông tin tuyên truyền;
- Tổ chức làm kỷ yếu, bản tin nội bộ, các ấn
phẩm của trường;
- Ghi lịch sử trường và quản lý tư liệu phòng
truyền thống của trường;
- Thực hiện việc biên soạn, biên tập và tổ
chức sản xuất các ấn phẩm truyền thông để
cung cấp và giới thiệu về hình ảnh, thương hiệu
của nhà trường cho các cơ quan báo chí, phát
thanh, truyền hình cùng các đối tác trong nước
và quốc tế;
- Cung cấp và kiểm soát các thông tin, nội
dung, hình ảnh về toàn bộ các hoạt động nổi bật,
hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế của nhà
trường cho các phương tiện thông tin đại chúng,
báo chí, phát thanh, truyền hình;
- Chuyển tải thông điệp về sản phẩm đào tạo,
nghiên cứu và tư vấn của BETU đến cộng đồng
một cách nhanh chóng và hiệu quả;
- Phối hợp với các đơn vị quản lý đào tạo
truyền thông công tác tuyển sinh;
- Tổ chức lễ đón tân sinh viên đầu khóa, lễ
khai giảng, tốt nghiệp các khóa học theo phân
công của Ban Giám hiệu;
- Chịu trách nhiệm quản lý, thiết kế và vận
hành hệ thống nhận diện thương hiệu BETU;
- Quản lý các tài khoản trên mạng của BETU;
- Theo dõi các tin tức liên quan đến BETU và
lĩnh vực giáo dục - đào tạo;
- Quản lý và giám sát các hoạt động huy động
nguồn lực xã hội của các đơn vị thuộc BETU;
100
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
- Phối hợp Ban liên lạc Cựu sinh viên tổ chức
các hoạt động đối với cựu sinh viên;
- Hỗ trợ mời thêm doanh nghiệp, tổ chức
tham gia “Ngày hội việc làm” cho sinh viên do
Trung tâm Hỗ trợ học sinh sinh viên và quan hệ
doanh nghiệp tổ chức;
- Hỗ trợ công tác truyền thông và quan hệ
công chúng cho các đơn vị thuộc nhà trường;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám
hiệu nhà trường phân công.
c. Công tác quảng bá thương hiệu và quan
hệ công chúng:
- Là đầu mối xây dựng và tổ chức thực hiện
kế hoạch quảng bá thương hiệu trường Đại học
Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương;
- Khai thác mối quan hệ với các cơ quan
thông tin đại chúng để đưa tin, quảng bá hình
ảnh thương hiệu của trường;
- Phối hợp với các đơn vị trong trường thực
hiện các sản phẩm để quảng bá thương hiệu của
trường;
- Phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ học sinh sinh
viên và Quan hệ doanh nghiệp lên kế hoạch, xây
dựng hồ sơ tài trợ, quyền lợi tài trợ, tổ chức tiếp
xúc, thuyết trình cho các đơn vị, doanh nghiệp
và các cá nhân trong tỉnh Bình Dương theo các
định kỳ tư vấn tuyển sinh và ngày hội việc làm;
- Tìm kiếm, thiết lập và xây dựng, mở rộng
quan hệ hợp tác với các đơn vị, doanh nghiệp
và các cá nhân trong tỉnh Bình Dương, xúc tiến
các hoạt động tài trợ về hiện kim, vật chất, trang
thiết bị học tập;
- Tìm kiếm, thiết lập, mở rộng quan hệ hợp
tác với các tổ chức quốc tế để thu hút các nguồn
lực phục vụ chiến lược phát triển của nhà trường;
- Đầu mối và phối hợp với các đơn vị chuyên
môn trong nhà trường để tham mưu, đàm phán,
ký kết các vĕn bản làm việc, hợp tác với các
đối tác quốc tế; Thực hiện các thủ tục tiếp
nhận và điều phối công tác quản lý chuyên gia,
tình nguyện viên nước ngoài cũng như thực
hiện các thủ tục tiếp nhận viện trợ từ các dự án
quốc tế;
- Tổ chức thực hiện các dự án về tư vấn du
học cho sinh viên trong và ngoài nhà trường;
- Quản lý thông tin và kết nối với các thế hệ
cựu học sinh của trường;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám
hiệu trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình
Dương phân công.
4. NHỮNG CẢI TIẾN VỀ CÔNG TÁC
TRUYỀN THÔNG ĐÃ THỰC HIỆN TỪ
THÁNG 7/2017 ĐẾN THÁNG 4/2019
Trong nĕm học 2017-2018 và nĕm học 2018-
2019, Tôi đã mạnh dạn đề xuất, tham mưu cho
Ban Giám hiệu nhà trường triển khai, thực hiện
những phương án truyền thông theo xu hướng
mới, thay đổi cách tiếp cận với giới trẻ, phù hợp
với thời đại công nghiệp 4.0. Những thay đổi từ
tư duy đến hiện thực hóa công tác truyền thông
đã gặt hái được những thành công cũng như tạo
được ấn tượng hình ảnh của Trường Đại học
Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương trong tập thể cán
bộ, giảng viên, nhân viên nhà trường, cộng đồng
sinh viên