Tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh lớp 7 thông qua một số bài học địa lí

1. Mở đầu Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thế giới và sức ép của dân số lên nguồn tài nguyên môi trường đang ngày càng nặng nề. Ô nhiễm môi trường đã và đang là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay vì nó đang đe dọa đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học, gây nên biến đổi khí hậu cũng như nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh chịu (Phạm Thị Phương Anh, 2017). Ngày nay, có thể thấy các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra ngày càng phức tạp, khó kiểm soát, khí hậu trái đất nóng lên, các cơn bão ngày càng nhiều và khó lường trước, nguồn nước ô nhiễm nặng nề dẫn đến tình trạng khan hiếm nước, chất lượng không khí ngày càng xấu đi Điều đó đã gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển KT-XH và đời sống của toàn nhân loại. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường (BVMT) hiện nay là vấn đề đặc biệt cấp thiết, đòi hỏi toàn thế giới quan tâm và chung tay góp sức nhằm đưa ra những đánh giá về hiện trạng, nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm môi trường, đồng thời đề ra cách khắc phục. Ở nước ta, BVMT đã được Đảng, Nhà nước quan tâm và chỉ đạo quyết liệt thông qua các chính sách, nghị quyết đã được ban hành. Một trong những giải pháp quan trọng, đó là giáo dục ý thức BVMT cho người dân, mà học sinh (HS) là đối tượng được quan tâm đặc biệt. Địa lí là môn học có nhiều ưu thế trong việc giáo dục môi trường. Vì vậy, trong dạy học Địa lí, bên cạnh việc giảng dạy chuyên môn, giáo viên (GV) cần tích hợp giáo dục môi trường cho HS là việc làm thiết thực và hiệu quả nhằm chung tay bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta. Bài viết khái quát một số nội dung trong chương trình Địa lí 7 có thể tích hợp giáo dục môi trường cho HS và đề xuất một số biện pháp giáo dục môi trường trong các giờ học, các hoạt động ngoại khóa nhằm giúp HS nhận thức đúng đắn và có những hành động cụ thể nhằm chung tay BVMT

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh lớp 7 thông qua một số bài học địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 485 (Kì 1 tháng 9/2020), tr 44-48 ISSN: 2354-0753 44 TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH LỚP 7 THÔNG QUA MỘT SỐ BÀI HỌC ĐỊA LÍ Lê Thị Mỹ Hiền Trường Đại học An Giang - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Email: ltmhien@agu.edu.vn Article History ABSTRACT Received: 09/3/2020 Accepted: 03/8/2020 Published: 05/9/2020 Environmental education is an urgent task when people are experiencing many natural disasters resulting from environmental pollution, which directly threatens health, life and socio-economic development assembly of all mankind. The paper presents some contents, ways and measures to integrate environmental education for 7th grade students through Geography lessons. The integration of environmental education for students through the contents of Geography 7 has brought about positive results. Keywords integrated environmental education, 7th grade students, Geography lessons. 1. Mở đầu Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thế giới và sức ép của dân số lên nguồn tài nguyên môi trường đang ngày càng nặng nề. Ô nhiễm môi trường đã và đang là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay vì nó đang đe dọa đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học, gây nên biến đổi khí hậu cũng như nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh chịu (Phạm Thị Phương Anh, 2017). Ngày nay, có thể thấy các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra ngày càng phức tạp, khó kiểm soát, khí hậu trái đất nóng lên, các cơn bão ngày càng nhiều và khó lường trước, nguồn nước ô nhiễm nặng nề dẫn đến tình trạng khan hiếm nước, chất lượng không khí ngày càng xấu đi Điều đó đã gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển KT-XH và đời sống của toàn nhân loại. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường (BVMT) hiện nay là vấn đề đặc biệt cấp thiết, đòi hỏi toàn thế giới quan tâm và chung tay góp sức nhằm đưa ra những đánh giá về hiện trạng, nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm môi trường, đồng thời đề ra cách khắc phục. Ở nước ta, BVMT đã được Đảng, Nhà nước quan tâm và chỉ đạo quyết liệt thông qua các chính sách, nghị quyết đã được ban hành. Một trong những giải pháp quan trọng, đó là giáo dục ý thức BVMT cho người dân, mà học sinh (HS) là đối tượng được quan tâm đặc biệt. Địa lí là môn học có nhiều ưu thế trong việc giáo dục môi trường. Vì vậy, trong dạy học Địa lí, bên cạnh việc giảng dạy chuyên môn, giáo viên (GV) cần tích hợp giáo dục môi trường cho HS là việc làm thiết thực và hiệu quả nhằm chung tay bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta. Bài viết khái quát một số nội dung trong chương trình Địa lí 7 có thể tích hợp giáo dục môi trường cho HS và đề xuất một số biện pháp giáo dục môi trường trong các giờ học, các hoạt động ngoại khóa nhằm giúp HS nhận thức đúng đắn và có những hành động cụ thể nhằm chung tay BVMT. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Mục đích, phương pháp nghiên cứu - Mục đích: Giúp GV lựa chọn nội dung một số bài học trong chương trình Địa lí 7 để lồng ghép giáo dục môi trường. - Phương pháp nghiên cứu: + Thu thập thông tin, tư liệu: về các chính sách, quyết định, thông tư liên quan đến giáo dục môi trường trong trường phổ thông; tài liệu liên quan đến vấn đề môi trường, BVMT, các biện pháp giáo dục môi trường; + Phân tích, tổng hợp: phân tích các nội dung trong chương trình Địa lí 7 để lựa chọn ra những vấn đề cốt lõi, xây dựng giáo án, lựa chọn các hình thức, phương pháp giảng dạy và một số hoạt động ngoại khóa nhằm tích hợp giáo dục môi trường hiệu quả; + Khảo sát: tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 40 HS lớp 7A, 7B, 7C và 7D Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm (thuộc Trường Đại học An Giang) về ý thức và một số việc làm cụ thể góp phần BVMT; phân tích kết quả khảo sát và có những điều chỉnh về nội dung, cách thức và phương pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa mục đích giáo dục ý thức BVMT qua các việc làm cụ thể. 2.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục môi trường cho học sinh lớp 7 Giáo dục môi trường có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn: Chất lượng môi trường là một yếu tố quan trọng đối với sức khỏe của mọi người. Bảo tồn tài nguyên môi trường và tự nhiên là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo sự bền vững của hạnh phúc theo thời gian (Dalia Streimikiene, 2015). Năm 1987, Hội nghị về môi trường tại Moscow do UNEP và UNESCO đồng tổ chức đã đưa ra kết luận về tầm quan trọng của giáo dục môi trường: “Nếu VJE Tạp chí Giáo dục, Số 485 (Kì 1 tháng 9/2020), tr 44-48 ISSN: 2354-0753 45 không nâng cao được sự hiểu biết của công chúng về những mối quan hệ mật thiết giữa chất lượng môi trường với quá trình cung ứng liên tục các nhu cầu ngày càng tăng của họ, thì sau này sẽ khó làm giảm bớt được những mối nguy cơ về môi trường ở các địa phương cũng như trên toàn thế giới. Bởi vì, hành động của con người tùy thuộc vào động cơ của họ và động cơ này lại tùy thuộc vào chính nhận thức và trình độ hiểu biết của họ. Do đó, giáo dục môi trường là một phương tiện không thể thiếu để giúp mọi người hiểu biết về môi trường” (dẫn theo Bùi Cách Tuyến, 2014). Ở nước ta, môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, tác hại của tình trạng này đã gây tổn hại lớn đến sức khỏe và sự phát triển KT-XH của nước ta. Đứng trước nguy cơ đe dọa của ô nhiễm môi trường, Bộ Chính trị cho rằng: BVMT là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xoá đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, biện pháp giải quyết các vấn đề môi trường. Hoạt động BVMT của nước ta đã đạt được những kết quả bước đầu, đã xuất hiện những gương người tốt, việc tốt về BVMT (Bộ Chính trị, 1998). Tuy nhiên, việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về BVMT cho toàn dân, toàn quân chưa đạt hiệu quả cao. Nhận thức được vai trò quan trọng của vấn đề, Đảng và Nhà nước rất quan tâm trong chỉ đạo và đôn đốc thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường. Hiến pháp 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng tài nguyên thiên nhiên và BVMT. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường” (Quốc hội, 1992). Bộ Chính trị đã đề ra nhiều quyết định, chỉ thị như: Chỉ thị số 36/1998/CT-TW ngày 25/6/1998, Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004; Quyết định số 256/2003/QĐ- TTg ngày 02/12/2003 xác định một trong những giải pháp quan trọng là: Đưa các nội dung giáo dục BVMT vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Năm 2016, Bộ GD-ĐT tiếp tục triển khai Công văn số 2029/BGDĐT-KHCNMT về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch BVMT, trong đó, chỉ đạo tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm “Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống GD quốc dân” cho GV, giảng viên (Bộ GD-ĐT, 2015a). Từ đó, Bộ GD-ĐT đã tiến hành triển khai chủ trương của Bộ Chính trị qua một số văn bản như: Chỉ thị số 02/2005/CT-BGDĐT ngày 31/01/2005 (Bộ GD-ĐT, 2005); Công văn số 1803/BGDĐT-KHCNMT, ngày 07/5/2018 hướng dẫn xây dựng kế hoạch BVMT năm 2019 đã khẳng định giáo dục môi trường cho HS là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách. HS lớp 7 là một trong những đối tượng đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện nhân cách nên tâm lí có nhiều biến động. Chính vào thời điểm này, việc tích hợp giáo dục môi trường qua các bài học và phát động những việc làm cụ thể trong khuôn viên nhà trường và môi trường xung quanh đối với HS là rất cần thiết và mang lại hiệu quả thiết thực. 2.3. Thực hiện tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh lớp 7 qua một số bài học Địa lí cụ thể 2.3.1. Một số nội dung phù hợp trong Chương trình Địa lí 7 có thể tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh Chương trình Địa lí 7 của Bộ GD-ĐT được thiết kế gồm 3 phần: Phần 1: Thành phần nhân văn của môi trường, trong đó có các vấn đề về: dân số; sự phân bố dân cư, các chủng tộc trên thế giới; quần cư và đô thị hóa; nhận xét về tháp dân số. Trong phần này, GV cũng có thể lồng ghép giáo dục môi trường qua hậu quả của gia tăng dân số; sự phân bố dân cư không hợp lí; quá trình đô thị hóa tự phát là nguyên nhân quan trọng dẫn đến ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, GV có thể hướng dẫn HS liên hệ với tình trạng môi trường thực tế tại địa phương và gợi ý các em đề xuất biện pháp hữu hiệu và gần gũi để cải thiện tình hình. Phần 2: Các môi trường địa lí với các vấn đề: đới nóng, đới ôn hòa, môi trường hoang mạc, môi trường đới lạnh và môi trường núi cao và hoạt động kinh tế của con người ở các môi trường này. Đây là chương quan trọng để lồng ghép giáo dục môi trường cụ thể để đạt hiệu quả cao nhất. GV gắn với thực tiễn môi trường địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung qua hoạt động môi trường ở đới nóng; đồng thời học hỏi kinh nghiệm giáo dục môi trường ở các nước tiên tiến thuộc đới ôn hòa và đới lạnh. Rút kinh nghiệm BVMT thông qua tác hại về môi trường ở hoang mạc. Phần 3: Thiên nhiên và con người ở các châu lục: châu Phi, châu Âu, châu Mĩ, châu Nam Cực, châu Đại Dương đều có thể lồng ghép giáo dục môi trường. Tóm lại, chương trình Địa lí lớp 7 rất thích hợp cho việc tích hợp giáo dục môi trường và thúc đẩy HS trực tiếp tham gia vào công tác BVMT bằng những việc làm thiết thực. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 485 (Kì 1 tháng 9/2020), tr 44-48 ISSN: 2354-0753 46 2.3.2. Cách thức và phương pháp thực hiện tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh lớp 7 qua một số bài học Địa lí cụ thể Thông qua việc phân tích Chương trình Địa lí lớp 7, GV lựa chọn ra một số bài học cụ thể (bài 1, bài 2, bài 3, bài 10, bài 11, bài 17, bài 20) để tích hợp giáo dục môi trường cho HS. Sau đó, thiết kế bài giảng với những phương pháp tối ưu, hiện đại nhằm tăng sự hứng thú và nâng cao vai trò của các em trong công tác BVMT. Chúng tôi lựa chọn 3 bài học Địa lí cụ thể với nội dung, phương pháp và cách thức thực hiện tích hợp giáo dục môi trường cho HS lớp 7 như sau: Bài học Phần giáo dục môi trường Cách thức thực hiện Phương pháp Bài 3. Quần cư. Đô thị hóa Mục 2 - GV, HS nghiên cứu trước bài trong sách giáo khoa, sưu tầm tranh ảnh trong thực tế tại các thành phố có quần cư đô thị đông đúc và hiện tượng ô nhiễm môi trường xung quanh. - Trên lớp, GV cho các em xem một đoạn video về tình trạng phát triển đô thị hóa và ô nhiễm môi trường. Sau đó, cho HS thảo luận cặp đôi với nhau để rút ra sự bùng nổ đô thị ở đới nóng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. - Sau đó, hướng các em đến các biện pháp cụ thể nhằm hạn chế tác hại đến môi trường. Cuối cùng GV chuẩn hóa lại kiến thức. - Sưu tầm tranh ảnh. - Nghiên cứu sách giáo khoa. - Đàm thoại. - Giảng giải. Bài 10. Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên và môi trường ở đới nóng Mục 2 - Cho HS nghiên cứu sách giáo khoa, sưu tầm tranh ảnh về những tác nhân gây ô nhiễm và hậu quả của ô nhiễm đối với môi trường nước, đất, không khí - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ và tổ chức cho HS thảo luận nhóm về nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường ở đới nóng. - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận: nội dung, hình ảnh và hình vẽ Các nhóm khác nhận xét và đặt câu hỏi. - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, nhấn mạnh vai trò của các em trong việc giữ gìn, BVMT và nhắc các em tuyên truyền cho người thân, bạn bè ý thức và hành động cụ thể nhằm BVMT. Liên hệ thực tế vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương. - Sưu tầm tranh ảnh. - Nghiên cứu sách giáo khoa. - Thảo luận nhóm. - Giảng giải. - Đàm thoại. Bài 17. Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa Mục 1 và 2 - GV cho HS làm việc nhóm ở nhà theo chủ đề: nhóm 1 và 2 nghiên cứu về ô nhiễm không khí; nhóm 3 và 4 nghiên cứu ô nhiễm nước. Thiết kế trên một tờ giấy khổ lớn với những tranh ảnh sưu tầm và hình ảnh hoặc mô hình các em tự thiết kế. - Trên lớp, các nhóm sẽ lần lượt báo cáo thành quả của nhóm với sự nhận xét, bổ sung của các nhóm khác. - Cuối cùng, GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức và giải thích thêm về hiện trạng ô nhiễm môi trường, đồng thời liên hệ vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương và Việt Nam. - Sưu tầm tranh ảnh. - Nghiên cứu sách giáo khoa. - Thảo luận nhóm. - Giảng giải. Thông qua việc đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học hiện đại, bước đầu HS đã nắm được hiện trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và một số giải pháp bảo vệ, khắc phục tình trạng này ở môi trường gần gũi xung quanh, tạo được hứng thú đối với môn học nói chung cũng như từng chủ đề của bài học. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 485 (Kì 1 tháng 9/2020), tr 44-48 ISSN: 2354-0753 47 2.3.3. Một số biện pháp nhằm tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh lớp 7 đạt hiệu quả cao - Tiếp tục tìm hiểu, lựa chọn thêm nhiều nội dung để giáo dục môi trường cho HS để xây dựng kế hoạch dạy học với thời lượng cụ thể. Ví dụ: Bài 1. Dân số ở mục 3, sau khi nhấn mạnh dân số thế giới đang tăng nhanh, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, GV có thể nêu câu hỏi để HS thảo luận nhóm như sau: Sự bùng nổ dân số sẽ tác động thế nào đến KT-XH và môi trường, lấy ví dụ minh họa? Sau khi các em thảo luận sẽ trình bày ý kiến của nhóm, các nhóm khác cùng thảo luận và cuối cùng GV kết luận lại vấn đề. Mục này GV có thể sử dụng 10 phút trong tiết học; đối với bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng, mục 1, GV có thể cho HS thảo luận 2 vấn đề: Những thuận lợi và khó khăn đối với nền nông nghiệp ở đới nóng? Sau khi HS thảo luận và trình bày ý kiến, GV nhấn mạnh lại vấn đề ô nhiễm đất, nguồn nước và gợi ý cho các em một số biện pháp nhằm khắc phục ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí xung quanh nơi các em ở và học tập. Phần này GV có thể sử dụng 15 phút để thảo luận. Ngoài ra, trong Chương trình Địa lí lớp 7 còn có rất nhiều bài có thể tích hợp giáo dục môi trường khác như Bài 11: Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng, mục 2. Đô thị hóa; Bài 16: Đô thị hóa ở đới ôn hòa, mục 2. Các vấn đề của đô thị; Bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc, mục 2. Hoang mạc đang ngày càng mở rộng; bài 29: Dân cư, xã hội châu Phi, mục 2. Sự bùng nổ dân số và xung đột tộc người ở châu Phi - Sưu tầm thêm tranh ảnh, video về tình trạng ô nhiễm môi trường từ các hình ảnh tự chụp môi trường nước, đất, không khí xung quanh địa bàn trường học, thành phố hoặc từ Internet. Bên cạnh đó, có thể tổ chức cho các em các buổi tham quan thực tế xung quanh trường hoặc quan sát nơi các em cư trú, nhằm thấy rõ hiện trạng môi trường (quan sát chất lượng không khí thông qua ánh nắng mặt trời vào buổi sáng, quan sát màu và mùi nước một số kênh rạch, cường độ tiếng ồn gần nơi sống, cách xử lí rác thải của người dân sống xung quanh, tình hình trồng và chăm sóc cây xanh của người dân). Từ đó, gợi ý cho HS tự đề xuất một số biện pháp nhằm BVMT bằng các việc làm cụ thể, giúp HS có cái nhìn toàn diện hơn về ảnh hưởng của môi trường đối với đời sống và sản xuất của con người. - Đổi mới trong kiểm tra, đánh giá. Thông thường, GV đánh giá bằng các bài kiểm tra với nội dung liên quan đến bài học trong sách giáo khoa. Qua các tiết dạy tích hợp giáo dục BVMT, GV có thể đánh giá kết quả học tập của HS từ các bài thực hành, báo cáo kết quả hoặc bài viết của các em qua các buổi nghiên cứu thực tế về môi trường, các biện pháp và việc làm cụ thể trong các buổi tham quan thực tế, buổi thảo luận về hiện trạng, nguyên nhân, giải pháp BVMT để khuyến khích các tích cực, chủ động góp sức BVMT gần gũi xung quanh. - Chú trọng kết hợp với các bộ môn khác tổ chức một số hoạt động tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động ngoại khóa. GV cho HS tham quan khảo sát hiện tượng ô nhiễm môi trường ở một số khu vực xung quanh trường và tiến hành một số biện pháp cụ thể nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường như nhặt rác, nhắc nhở các đối tượng xả rác bừa bãi, trồng cây, tưới nước, chăm sóc cây... và hướng dẫn các em một số công việc ở nhà liên quan đến BVMT như: trồng, chăm sóc cây xanh quanh nhà và góc học tập, phân loại rác, bỏ rác đúng nơi quy định, nhắc nhở anh em, người thân và bạn bè có ý thức và hành động BVMT. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về môi trường nhân ngày Môi trường thế giới (5/6) bằng hình thức hái hoa dân chủ, trả lời các câu hỏi liên quan đến hiện trạng, nguyên nhân và giải pháp BVMT, kể những mẫu chuyện nhỏ về gương BVMT của bản thân, các bạn hoặc người thân. GV còn có thể kết hợp với nhà trường và GV Mĩ thuật tổ chức cuộc thi vẽ tranh với chủ đề BVMT và trưng bày các tác phẩm đạt giải cao trong khuôn viên nhà trường nhằm giáo dục HS thấy được trách nhiệm của mình trong việc BVMT. Từ đó, các em có thái độ, hành vi đúng đắn với việc BVMT. Tổ chức cho HS đóng vai một nhà tuyên truyền về công tác giáo dục môi trường, HS tự thiết kế một bản kế hoạch chiến lược nhằm tuyên truyền công tác giáo dục môi trường cho HS toàn trường và cộng đồng. 2.3.4. Kết quả khảo sát sau khi tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh qua một số bài học Địa lí 7 Trong quá trình dạy học Địa lí 7, chúng tôi đã áp dụng một số phương pháp, nội dung dạy học để tích hợp giáo dục môi trường cho HS. Để kiểm tra tính hiệu quả của mục tiêu đề ra, chúng tôi đã thiết kế bảng câu hỏi và khảo sát ngẫu nhiên 40 HS ở 4 lớp 7A, 7B, 7C và 7D Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm. Kết quả thu được như sau: STT Nội dung Kết quả Có Tỉ lệ (%) Không Tỉ lệ (%) 1 Em có biết môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng không? 40 100 0 0 2 Môi trường địa phương nơi em đang sống có bị ô nhiễm không? 39 97,5 1 2,5 3 Theo em môi trường xung quanh trường có bị ô nhiễm không? 36 90 4 10 4 Em có biết nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường? 38 95 2 5 5 Em biết ô nhiễm môi trường gây ra những hậu quả gì? 39 97,5 1 2,5 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 485 (Kì 1 tháng 9/2020), tr 44-48 ISSN: 2354-0753 48 6 BVMT có cần thiết trong nhà trường? 40 100 0 0 7 Em có tham gia chiến dịch giữ gìn vệ sinh trường lớp do nhà trường phát động không? 21 52,5 19 47,5 8 Em có bỏ rác đúng quy định, tham gia nhặt rác trên sân trường, lớp học một cách tự nguyện? 34 85 6 15 9 Em có trồng cây xanh quanh nhà và trường, lớp? 19 47,5 21 52,5 10 Em có tuyên truyền giáo dục môi trường cho người thân và bạn bè không? 26 65 14 35 11 Qua một số bài học địa lí, em hiểu tình trạng, nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm môi trường? 40 100 0 0 Từ kết quả trên, có thể rút ra một số kết luận sau: - 100% HS nhận thức được môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng; - Hầu hết HS đều nhận thức rằng môi trường xung quanh mình đang bị ô nhiễm nghiêm trọng cần khắc phục và bảo vệ; - Hơn 90% HS nắm được nguyên nhân, hậu quả của vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay; - 100% HS đều nhận thức rằng BVMT là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, còn có không ít HS chưa có những việc làm cụ thể để BVMT như chưa bỏ rác đúng nơi quy định, chưa tự nguyện nhặt rác trong lớp học, trên sân trường, chưa tham gia trồng cây xanh quanh trường và nhà ở; gần 50% HS chưa tham gia các chiến dịch giữ gìn vệ sinh trường lớp do nhà trường phát động và chưa tuyên truyền cho người thân và bạn bè về ý thức BVMT. Đây là kết quả bước đầu đáng khích lệ, bởi khi HS có nhận thức đúng đắn thì việc giáo dục các em biết BVMT bằng những việc làm cụ thể sẽ mang lại hiệu quả cao. 3. Kết luận Giáo dục môi trường cho HS là một nhiệm vụ cấp bách hiện nay khi mà môi trường xung quanh đang bị ô nhiễm nặng nề và gây tác hại rất lớn đến sức khỏe con người, làm suy giảm tiềm lực kinh tế của đất nước. Để giáo dục môi trường một cách hiệu quả và phù hợp với lứa tuổi HS THCS là một việc không phải dễ dàng, đòi hỏi sự nỗ lực của cả GV, nhà trường, gia đình, xã hội và đặc biệt là sự tham gia tích cực của các em. Trước hết, GV cần lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí 7 hợp lí, hiệu quả; kết hợp với Nhà trường
Tài liệu liên quan