Năng lực giáo viên trẻ mới vào nghề và việc hỗ trợ nghề nghiệp cho giáo viên trẻ ở trường thpt hiện nay

1. Mở đầu Giáo viên trẻ là những người vừa mới bước vào nghề, họ không chỉ trẻ về tuổi đời mà còn trẻ về tuổi nghề. Tuy hăng hái, giàu nhiệt huyết và cảm xúc nghề nghiệp, nhưng chưa vững vàng về chuyên môn và thiếu kinh nghiệm thực tiễn, bởi các kiến thức về mặt lí luận và thực tiễn được trang bị từ trường sư phạm chưa đủ để giúp GV trẻ đạt tới trình độ chuyên sâu trong lĩnh vực dạy học và giáo dục. Vì thế, họ cần được tiếp tục rèn luyện về nhiều mặt, nhất là năng lực chuyên môn và kĩ năng nghề nghiệp. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung vào 3 nội dung sau: (1) Những điểm mạnh và hạn chế của GV trẻ mới vào nghề; (2) Thực trạng hỗ trợ nghề nghiệp cho GV trẻ ở trường THPT hiện nay; (3) Một số kiến nghị về bồi dưỡng, hỗ trợ nghề nghiệp GV trẻ ở trường THPT.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Năng lực giáo viên trẻ mới vào nghề và việc hỗ trợ nghề nghiệp cho giáo viên trẻ ở trường thpt hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0052 Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 270-276 This paper is available online at NĂNG LỰC GIÁO VIÊN TRẺ MỚI VÀO NGHỀ VÀ VIỆC HỖ TRỢ NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN TRẺ Ở TRƯỜNG THPT HIỆN NAY Phạm Thị Kim Anh, Tào Thị Hồng Vân, Trần Thị Yến, Trần Ngọc Điệp Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Tóm tắt. Giáo viên trẻ mới bước vào nghề thường gặp rất nhiều khó khăn, thách thức cả trong dạy học, giáo dục và quản lí học sinh bởi năng lực sư phạm và kinh nghiệm thực tiễn còn non yếu. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung vào 3 nội dung sau: (1) Những điểm mạnh và hạn chế của giáo viên (GV) trẻ mới vào nghề; (2) Thực trạng hỗ trợ nghề nghiệp cho GV trẻ ở trường THPT hiện nay; (3) Một số kiến nghị về bồi dưỡng, hỗ trợ nghề nghiệp GV trẻ ở trường THPT. Từ khóa: Năng lực, giáo viên trẻ, hỗ trợ nghề nghiệp, bồi dưỡng, THPT. 1. Mở đầu Giáo viên trẻ là những người vừa mới bước vào nghề, họ không chỉ trẻ về tuổi đời mà còn trẻ về tuổi nghề. Tuy hăng hái, giàu nhiệt huyết và cảm xúc nghề nghiệp, nhưng chưa vững vàng về chuyên môn và thiếu kinh nghiệm thực tiễn, bởi các kiến thức về mặt lí luận và thực tiễn được trang bị từ trường sư phạm chưa đủ để giúp GV trẻ đạt tới trình độ chuyên sâu trong lĩnh vực dạy học và giáo dục. Vì thế, họ cần được tiếp tục rèn luyện về nhiều mặt, nhất là năng lực chuyên môn và kĩ năng nghề nghiệp. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung vào 3 nội dung sau: (1) Những điểm mạnh và hạn chế của GV trẻ mới vào nghề; (2) Thực trạng hỗ trợ nghề nghiệp cho GV trẻ ở trường THPT hiện nay; (3) Một số kiến nghị về bồi dưỡng, hỗ trợ nghề nghiệp GV trẻ ở trường THPT. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Những điểm mạnh và hạn chế của giáo viên trẻ mới vào nghề Để thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những khó khăn của GV trẻ khi mới bước vào nghề, chúng tôi đã tiến hành khảo sát kết hợp với phỏng vấn sâu 65 GV trẻ và 170 GV là những cán bộ quản lí và những GV có kinh nghiệm ở 10 trường THPT tại 7 tỉnh: Hà Nội, Ninh Bình, Thái Bình, Nghệ An, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên. Kết quả khảo sát cho thấy, bên cạnh những điểm mạnh, GV trẻ còn khá nhiều những điểm yếu và hạn chế. Ngày nhận bài: 7/2/2018. Ngày sửa bài: 2/3/2018. Ngày nhận đăng: 9/3/2018. Liên hệ: Phạm Thị Kim Anh, e-mail: phamkimanh279@yahoo.com.vn 270 Năng lực giáo viên trẻ mới vào nghề và việc hỗ trợ nghề nghiệp cho giáo viên... 2.1.1. Về những điểm mạnh của giáo viên trẻ - Về kiến thức chuyên môn: Nhìn chung, GV trẻ có chuyên môn khá tốt, kiến thức mới mẻ, cập nhật, có ý thức ham học hỏi và cầu tiến. Đặc biệt, có kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin rất thành thạo và dễ tiếp cận với cái mới một cách nhanh nhạy [2]. Nhận xét về điều này, một GV có kinh nghiệm giảng dạy trên 20 năm đã chia sẻ: “Xét về kiến thức của thời đại, GV trẻ cập nhật nhanh hơn, nhưng có những việc phải cần độ chín trong nghề mới có thể làm được”. - Về tinh thần thái độ: yêu nghề, tâm huyết, năng động, nhiệt tình và hăng say với công việc giảng dạy. Có trách nhiệm và tích cực tham gia các hoạt động phong trào của nhà trường, nhất là công tác đoàn đội. - Trong công tác chủ nhiệm: Nhiệt tình, tận tụy, dễ gần gũi và hòa đồng với HS, được HS yêu mến và dễ chia sẻ, có sức trẻ và nhiều ý tưởng sáng tạo. Do mới vào nghề nên GV trẻ thường dành nhiều thời gian, tâm sức cho công tác giảng dạy và chủ nhiệm. Bên cạnh đó, GV trẻ luôn đi đầu trong các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao và rất tự tin về khả năng thành công trong dạy học - giáo dục, thực hiện quy chế chuyên môn khá nghiêm túc, có trách nhiệm và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. 2.1.2. Về những hạn chế của giáo viên trẻ Trong quá trình khảo sát và phỏng vấn trực tiếp, phần lớn các GV đều cho rằng, điểm yếu và cũng là hạn chế cơ bản của GV trẻ là: * Về năng lực dạy học - Chưa nắm vững nội dung chương trình và sách giáo khoa, nên không hiểu được toàn bộ bức tranh tổng thể và ý đồ về kiến thức trọng tâm trong chương trình. Vì thế, họ thường chỉ chú ý bài học sẽ dạy tiếp theo và chuẩn bị các bài giảng một cách rời rạc. - Chưa biết lựa chọn kiến thức cơ bản, trọng tâm trong SGK và tài liệu chuẩn để thiết kế bài dạy. Phần lớn GV mới ra trường có xu hướng “tham”, cái gì cũng muốn “bê” vào bài giảng. Vì thế luôn thiếu thời gian khi giảng dạy trên lớp học. - Chưa phân định rạch ròi giữa ý chính và ý phụ, cái cần giảng và cái cần cho học sinh ghi. Chưa biết xoáy sâu vào trọng tâm của bài. Còn phụ thuộc chặt chẽ vào SGK. - Rất lúng túng khi cần đưa ra ví dụ và liên hệ thực tế do kinh nghiệm giảng dạy và vốn sống còn nghèo. - Việc phân phối và làm chủ thời gian giữa các phần trong một bài dạy chưa tốt, dẫn đến tình trạng “đầu voi, đuôi chuột”, “chạy xô” khi dạy. - Chưa tin tưởng vào khả năng thuyết trình, diễn giảng và không biết được mức độ hiểu và nắm vững kiến thức của HS đến đâu. Thậm chí, không biết làm thế nào để dẫn dắt HS vào bài học một cách lí thú hoặc đỡ nhàm chán. - Thường bị cháy giáo án hoặc khó quản lí HS khi vận dụng các PPDH tích cực để đổi mới phương pháp DH. - Việc kết hợp giữa giảng giải, phân tích với ghi bảng chưa tốt, dài dòng, thiếu khoa học. - Chưa bao quát và kiểm soát được lớp học, do HS đông và chỉ mải tập trung vào truyền giảng nội dung của bài học. 271 Phạm Thị Kim Anh, Tào Thị Hồng Vân, Trần Thị Yến và Trần Ngọc Điệp - Những vấn đề mới như: phát triển chương trình môn học, dạy học bằng phương thức trải nghiệm, DH tích hợp, phân hóa, dạy học theo định hướng phát triển năng lực GV trẻ còn rất lúng túng và khó khăn. - Thiếu kinh nghiệm và rất khó khăn trong tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục ngoài lớp học (Bảo tàng, di tích lịch sử, vườn sinh thái, thực địa, cơ sở sản xuất). - Nhiều GV trẻ không thể tổ chức được cho HS lớp mình một buổi sinh hoạt tập thể sống động, hấp dẫn và hào hứng. Tóm lại, kiến thức có nhưng kĩ năng dạy học còn hạn chế là tình trạng chung của những GV trẻ mới ra trường [2]. Nhận định về điều này, cô N.T.H (GV môn Lịch sử,Trường THPT Thái Ninh, Thái Bình) cho biết: “ Nhiều GV trẻ giảng rất truyền cảm, say sưa. Bài giảng của cô "rất trôi chảy" nhưng cái chất trí tuệ, tính chọn lọc và hiệu quả không nhiều. Họ yếu nhất về phương pháp giảng dạy và kĩ năng tổ chức lớp học. Bên cạnh đó, kĩ năng và kinh nghiệm giao tiếp, ứng xử với phụ huynh HS gần như là con số 0”. * Về quản lí lớp học và giáo dục học sinh - Việc xử lí và giáo dục các trường hợp HS cá biệt quá cứng nhắc, nôn nóng hoặc quá mềm yếu, thậm chí bất lực trước HS hư. Từ đó, dẫn đến việc hay sử dụng hình phạt để giữ kỉ cương, nề nếp lớp học. - Do khả năng kiềm chế cảm xúc kém nên GV trẻ thường có những hành động thiếu tính chuẩn mực. Nói về điều này, thầy N.Q.T trường THPT Hà Thành, Hà Nội chia sẻ: “Với GV trẻ, khả năng kiềm chế cảm xúc bản thân rất yếu. Rất nhiều GV trẻ đã có những hành động, những cử chỉ thể hiện sự thiếu tôn trọng, thậm chí vô tình sỉ nhục HS của mình hoặc tỏ thái độ bất lực, cáu giận trước học trò”. Ngoài những hạn chế vừa nêu trên, về mặt tâm lí, GV trẻ thường dễ bị sốc, căng thẳng trước những thất bại trong công việc và cũng rất dễ bị tổn thương, khiến cho một số GV trẻ mới vào nghề có tâm lí chán nản, muốn bỏ nghề. Các nghiên cứu của nước ngoài cũng cho biết “có khoảng 1/3 GV trẻ đã bỏ nghề trong những năm đầu tiên đi dạy” [5] do không vượt qua được những áp lực và thách thức. Nhận định chung về GV trẻ mới vào nghề, thầy B.N.N - Hiệu trưởng trường THPT Kim Bôi, Hòa Bình thẳng thắn chỉ ra rằng: “Dù cầm trong tay tấm bằng tốt nghiệp loại xuất sắc, loại giỏi của các trường đại học sư phạm hàng đầu, nhưng hầu hết các SV sư phạm đều cần phải đào tạo lại từ kĩ năng sư phạm, cho đến kĩ năng ứng xử, giao tiếp trong môi trường giáo dục học đường”. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém kể trên xuất phát từ nhiều phía, song trước hết phải kể đến việc đào tạo GV trong các trường sư phạm hiện nay. Có thể nói, “ Việc đào tạo GV ở các trường sư phạm còn nặng về “lí thuyết”, nhẹ về “rèn kỹ năng, nghiệp vụ”, trong đó năng lực dạy học và giáo dục chưa trở thành vấn đề cốt lõi trong đào tạo nghề. Điều này dẫn đến kết quả là SV khi ra trường “giàu kiến thức” nhưng “ nghèo kĩ năng”[1] và chưa đủ để giúp GV trẻ có thể bắt tay ngay vào công việc thực sự của một nhà giáo ngay sau khi tốt nghiệp cũng như vượt qua các thách thức mà họ phải đối mặt trong thực tiễn. Thêm nữa, tuy được đào tạo 4 năm trên giảng đường, nhưng SV sư phạm có quá ít thời gian thực hành, thực tế. Kết quả là kiến thức chuyên môn không thiếu nhưng kiến thức để "làm nghề" thì rất mỏng. Nhiều ý kiến còn cho rằng, kiến thức được trang bị trong trường sư phạm còn rất hàn 272 Năng lực giáo viên trẻ mới vào nghề và việc hỗ trợ nghề nghiệp cho giáo viên... lâm, thiếu thực tế nên khó vận dụng vào thực tiễn. Bên cạnh đó phải kể đến chất lượng đầu vào quá thấp (HS có học lực trung bình cũng vào ngành sư phạm) đã khiến cho sản phẩm đầu ra méo mó, không đạt chuẩn chất lượng. Những điểm yếu và hạn chế của GV trẻ hiện nay chính là hệ quả tất yếu của quá trình đào tạo sư phạm trong thời gian qua. Nhận rõ những nguyên nhân này sẽ giúp cho các cơ sở đào tạo GV nhìn nhận lại chất lượng đào tạo. Từ đó, điều chỉnh chương trình và phương pháp đào tạo phù hợp hơn. Đồng thời, những trường phổ thông- nơi GV công tác cũng nhận thức được vai trò của mình trong việc hỗ trợ các GV mới vào nghề được hoà nhập nhanh chóng và hiệu quả. 2.2. Thực trạng hỗ trợ nghề nghiệp cho giáo viên trẻ ở trường THPT hiện nay Các nghiên cứu gần đây của Nguyễn Văn Lộc [3; tr.45] và Đào Thị Oanh [4; tr. 81-87] đã cho biết: có 99,7% GV trẻ (GV tập sự) của 17 trường THPT thuộc 8 tỉnh phía bắc và 100% GV trẻ có trình độ đại học hiện công tác tại một số trường tiểu học và THPT thuộc 7 tỉnh thành được khảo sát (Vĩnh Phúc, Hải Dương, Thanh Hóa, Hà Nội, Nam Định, Hòa Bình, Đà Nẵng) có nhu cầu được bồi dưỡng, hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ trong thời gian mới bước vào nghề. Cuộc khảo sát vào năm 2017 của chúng tôi cũng cho thấy: có 95,4% GV trẻ có nhu cầu cần được hỗ trợ nghề nghiệp, chỉ có 4,6% GV không có nhu cầu hoặc lưỡng lự trong xác định nhu cầu. Như vậy, nhu cầu cần được hỗ trợ nghề nghiệp của GV trẻ là rất cao. Nhưng trong thực tế GV trẻ lại ít nhận được sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, nhà trường cũng như từ nơi trực tiếp đào tạo họ. Các cơ sở đào tạo GV cũng như các trường ĐHSP lâu nay chỉ làm nhiệm vụ đào tạo một lần là xong. Nghĩa là trang bị cho SV có được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, cần thiết ban đầu để làm nghề dạy học mà không quan tâm đến việc hỗ trợ nghề nghiệp cho đội ngũ GV trẻ sau khi ra trường và cũng chưa chú ý đến các giai đoạn đào tạo như: đào tạo tập sự, đào tạo tiếp tục và bồi dưỡng thường xuyên để phát triển GV. Hầu hết GV trẻ muốn lập nghiệp và khẳng định vị thế của mình đều phải tự bơi trong hoạt động thực tiễn ở trường phổ thông để trưởng thành. Qua khảo sát bằng phiếu và phỏng vấn trực tiếp, hầu hết GV đều khẳng định rẳng, không có bất cứ chương trình chính thống nào từ phía trường sư phạm cũng như từ các Sở GD&ĐT trợ giúp cho GV trẻ trong những năm đầu mới bước vào nghề. Các chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì hoặc bồi dưỡng chuyên đề do Sở GD&ĐT tổ chức thường là bồi dưỡng chung cho tất cả mọi đối tượng GV. Và phần lớn là dành cho đội ngũ GV cốt cán hoặc tổ trưởng các bộ môn. GV trẻ cũng rất ít được tham gia các đợt bồi dưỡng. Một số GV trẻ nhận được sự hỗ trợ từ phía giảng viên sư phạm hay các GV có kinh nghiệm ở trường phổ thông thường thông qua mối quan hệ cá nhân riêng lẻ (qua trao đổi email hoặc qua chia sẻ tài liệu). Những năm gần đây, nhiều trường phổ thông hoặc sở GD&ĐT đã liên kết và mời một số giảng viên sư phạm có uy tín về trực tiếp bồi dưỡng, hỗ trợ cho GV về phương pháp dạy học, về các chuyên đề đổi mới với tư cách cá nhân. Không ít giảng viên sư phạm đã lập trang web, tổ chức các khóa bồi dưỡng GV (có trả phí) dành cho những GV trẻ có nhu cầu được hỗ trợ cá nhân. Để hiểu rõ hơn điều này, chúng tôi đã tìm hiểu các chương trình, hoạt động bồi dưỡng GV của một số trường ĐHSP (ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Thái Nguyên, ĐHSP Đà Nẵng, ĐHSP TP Hồ Chí Minh, Khoa sư phạm ĐH Cần Thơ). Kết quả cho biết, nhiều trường ĐHSP đã xây dựng được các chương trình và mở được nhiều đợt, nhiều khóa bồi dưỡng cho GV các tỉnh, nhưng không có bất 273 Phạm Thị Kim Anh, Tào Thị Hồng Vân, Trần Thị Yến và Trần Ngọc Điệp cứ một chương trình nào dành riêng cho việc bồi dưỡng, hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV trẻ. Ngay như trường ĐHSP Hà Nội, Báo cáo Tổng kết năm học 2016-2017 đã đưa ra những con số rất đáng khâm phục: xây dựng được gần 500 chuyên đề và tiến hành bồi dưỡng GV, cán bộ quản lí giáo dục cho cả nước. Nhưng nội dung bồi dưỡng GV chủ yếu là để cấp chứng chỉ, chứng nhận nghề cho GV và phục vụ cho vấn đề thi nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp các cấp. Như vậy, đối tượng GV trẻ chưa được các trường sư phạm quan tâm trong công tác bồi dưỡng, hỗ trợ chuyên môn. Ngay từ phía nhà trường phổ thông, nơi trực tiếp sử dụng GV, việc giúp đỡ các GV trẻ mới vào nghề cũng chưa được các trường quan tâm đúng mức. Vai trò của nhóm, tổ chuyên môn trong vấn đề trợ giúp GV trẻ chưa được phát huy tối đa và có hiệu quả. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, một số GV trẻ ngại trao đổi, chia sẻ, vì sợ bị đánh giá là yếu kém. Nói về điều này, cô N.T.H, Tổ trưởng Tổ Khoa học Xã hội -Trường THPT huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) chia sẻ: “Đôi khi thấy GV trẻ còn nhiều lúng túng trong các hoạt động chuyên môn, từ lập kế hoạch dạy học cho đến việc dạy học trên lớp và quản lí HS, nhưng các em rất ngại trao đổi và xin được chỉ dẫn. Một phần do sự e ngại, tự ti, nhưng phần nhiều là không muốn bộc lộ điểm yếu của mình trước đồng nghiệp” 2.3. Một số kiến nghị về bồi dưỡng, hỗ trợ giáo viên trẻ ở trường THPT Để giúp GV trẻ ngay từ khi bước vào nghề sớm hòa nhập, thích ứng và làm tốt công việc giảng dạy, giáo dục ở nhà trường phổ thông, chúng tôi có một số kiến nghị sau: 2.3.1. Về phía trường phổ thông, nơi trực tiếp sử dụng GV - Phát huy vai trò nòng cốt của tổ, nhóm chuyên môn trong nhà trường để dẫn dắt, tư vấn, hỗ trợ cho GV trẻ từ khâu thiết kế bài dạy cho đến tổ chức quá trình dạy học trên lớp và kiểm tra, đánh giá kết quả của HS. Từ đó phát hiện những sai sót, hạn chế để chỉ dẫn kịp thời. Bên cạnh đó tổ, nhóm chuyên môn cần phải chia sẻ cả những việc hàng ngày ở trường để những GV trẻ nắm những thông tin cần thiết. - Lựa chọn và phân công GV cốt cán (GV giỏi, giàu kinh nghiệm) trực tiếp hướng dẫn, trợ giúp GV trẻ trong một thời gian nhất định (được gọi là ghép cặp GV mới với GV giàu kinh nghiệm trong mô hình đồng giảng). Nhiệm vụ của họ không chỉ là giải đáp những câu hỏi, tháo gỡ những khó khăn mà cần phải chỉ rõ cho GV trẻ cần phải làm gì và phải làm như thế nào để đạt hiệu quả trong dạy học - giáo dục HS. - Tăng cường và tạo cơ hội cho GV trẻ dự giờ các đồng nghiệp (những tiết dạy mẫu) để học hỏi thêm cách thức và kinh nghiệm giảng dạy. Ngược lại GV cốt cán cũng thường xuyên dự giờ GV trẻ để góp ý, rút kinh nghiệm. - Trong những năm đầu, GV trẻ cảm thấy quá sức trong việc quản lí lớp học (làm công tác chủ nhiệm), vì họ vẫn chưa đủ kinh nghiệm thực tế để vừa giảng dạy vừa quản lí HS cùng một lúc. Do đó trường phổ thông cần phân công khối lượng công việc hợp lí và chỉ nên giao cho GV trẻ làm công tác trợ lí GV chủ nhiệm để học hỏi thêm kinh nghiệm và có thời gian cọ sát với thực tế lớp học. - Kinh nghiệm của nước ngoài cho thấy, việc xây dựng các Hiệp hội GV hoặc cộng đồng học tập của GV trong các nhà trường phổ thông đã có tác dụng rất lớn trong việc bồi dưỡng, hỗ trợ 274 Năng lực giáo viên trẻ mới vào nghề và việc hỗ trợ nghề nghiệp cho giáo viên... các GV trẻ nâng cao kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp. Nên chăng, các trường phổ thông ở Việt Nam cần vận dụng mô hình này để tăng cường năng lực cho GV. Trước mắt, đẩy mạnh sinh hoạt chuyên môn theo hình thức liên trường, cụm trường để tạo mạng lưới liên kết rộng rãi trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm giữa các GV có kinh nghiệm với GV trẻ. 2.3.2. Về phía các trường sư phạm, nơi tạo ra sản phẩm GV Cần sớm thay đổi triết lí trong đào tạo GV. Phải gắn chặt 3 công đoạn trong một quá trình đào tạo GV (tạo ra sản phẩm, sử dụng và bảo dưỡng sản phẩm. Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm cả 3 khâu: đào tạo, hỗ trợ cho địa phương (nơi sử dụng GV) sản phẩm được sử dụng có hiệu quả và bồi dưỡng thường xuyên, đào tạo lại. Nhiệm vụ hỗ trợ, bồi dưỡng phát triển GV là trách nhiệm của nhà trường sư phạm. Do đó, các trường sư phạm cần sớm phải tiến hành những việc sau đây: - Tư vấn và tham mưu cho Bộ GD&ĐT xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách về hỗ trợ GV trẻ ở trường phổ thông để trường ĐHSP chịu trách nhiệm về sản phẩm đầu ra trong suốt quá trình hành nghề của GV. - Xây dựng mối quan hệ đối tác gắn bó giữa các trường sư phạm với các trường phổ thông để bảo đảm GV sau khi tốt nghiệp đại học được tiếp cận các chương trình hỗ trợ nghề nghiệp hiệu quả ngay từ khi vào nghề, được huấn luyện một cách phù hợp suốt quá trình phát triển nghề, được khuyến khích trau dồi kiến thức, kĩ năng và năng lực mới thông qua học tập chính quy, không chính quy và phi chính quy. - Khảo sát nhu cầu, thiết kế, xây dựng nội dung chương trình và biên soạn tài liệu để hỗ trợ của GV trẻ. - Chuẩn bị các điều kiện cơ bản và cần thiết (đội ngũ giảng viên, tài chính, cơ sở vật chất, chế độ, chính sách..) để thực hiện công tác hỗ trợ. 3. Kết luận Năng lực của GV trẻ mới vào nghề là một trong những chủ đề được nhiều nước quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt ở Mỹ và Châu Âu, các nhà nghiên cứu giáo dục đã chú ý về chủ đề này từ nhiều thập kỉ trước nhằm đưa ra các chính sách để hỗ trợ nghề nghiệp cho GV trẻ. Ở Việt Nam, vấn đề này chưa được quan tâm và chưa có một chương trình chính thức nào từ các cấp quản lí cho đến các trường sư phạm để giúp GV trẻ vượt qua những khó khăn, thách thức khi mới bước vào nghề. Do đó, bài viết này muốn đóng góp những kiến giải khoa học cho sự cần thiết phải có sự hỗ trợ nghề nghiệp cho GV trẻ ở trường phổ thông. Đây là một vấn đề mới mẻ, cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu để sản phẩm của việc đào tạo GV ngày càng đáp ứng với GDPT. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phạm Thị Kim Anh, 2017. Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên Lịch sử ở THCS hiện nay trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP Hà Nội, Volume 62, Issue 1A , 2017, tr. 134. [2] Nguyễn Thị Kim Dung, 2011. Thực trạng đào tạo giáo viên-nhìn từ khả năng đáp ứng yêu cầu thực tiễn GD phổ thông của SV năm cuối và GV trẻ. Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số 10 275 Phạm Thị Kim Anh, Tào Thị Hồng Vân, Trần Thị Yến và Trần Ngọc Điệp (68), tr. 13-15. [3] Nguyễn Văn Lộc, 2009. Biên soạn chương trình hỗ trợ giáo viên tập sự. Đề tài NCKH thuộc chương trình Dự án phát triển GV THPT & THCN, tr. 45. [4] Đào Thị Oanh, 2010. Nhu cầu của giáo viên trẻ đối với nội dung rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các trường đại học sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tháng 1/2010, tr. 81-87. [5] Britton, E., et al., eds., 2000. More swimming, less sinking: Perspectives from abroad onU.S. teacher induction. Paper prepared for the National Commission on Mathematics and Science Teaching in the 21st Century, San Francisco, CA 2000. ABSTRACT Novice teachers and professional development support for them in current upper secondary schools Pham Thi Kim Anh, Tao Thi Hong Van, Tran Thi Yen, Tran Thi Ngoc Diep Institutes of Educational Research, Hanoi National University of Education Novice teachers entering the profession often face many difficulties, challenges in both teaching, education and student management because of their poor pedagogical competencies and lacking practical experience. In this article, we focus on the following three dimensions: (1) Strengths and limitations of novice teachers; (2) Current status of career support for no
Tài liệu liên quan