Tiếng Việt và phương pháp giảng dạy tiếng Việt ở tiểu học

Để phục vụ tốt cho việc ôn tập và thi tốt nghiệp môn Tiếng Việt và phương pháp giảng dạy tiếng Việt của các học viên ngành Giáo dục tiểu học, hệ Đại học từ xa, nhóm biên soạn xin giới thiệu tài liệu “Hướng dẫn ôn tập và thi tốt nghiệp môn Tiếng Việt và phương pháp giảng dạy tiếng Việt ở Tiểu học”. Để biên sọan tài liệu này, nhóm biên soạn đã dựa vào nội dung chương trình của các giáo trình “Tiếng Việt” và “Phương pháp giảng dạy tiếng Việt ở tiểu học” dành cho học viên hệ Đào tạo từ xa, Đại học Huế, cùng các giáo trình khác được lưu hành trong cả nước. Đặc biệt, trong lần tái bản này, nhóm biên soạn có bổ sung, chỉnh sửa một số nội dung trong tài liệu cho phù hợp với chương trình đào tạo mới và nội dung các giáo trình mới biên soạn. Nội dung cơ bản của tài liệu này gồm hai phần chính: a. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản trong từng phân môn. b. Hệ thống câu hỏi, bài tập và gợi ý trả lời các câu hỏi, bài tập thuộc phần kiến thức cơ bản của từng phân môn.

pdf145 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiếng Việt và phương pháp giảng dạy tiếng Việt ở tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐẠI HỌC HUẾ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA HOÀNG TẤT THẮNG (Chủ biên) NGUYỄN THỊ BẠCH NHẠN – NGUYỄN QUỐC DŨNG LÊ THỊ HOÀI NAM – TRẦN THỊ QUỲNH NGA TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ THI TỐT NGHIỆP Môn TIẾNG VIỆT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC HUẾ - 2013 2 LỜI GIỚI THIỆU Để phục vụ tốt cho việc ôn tập và thi tốt nghiệp môn Tiếng Việt và phương pháp giảng dạy tiếng Việt của các học viên ngành Giáo dục tiểu học, hệ Đại học từ xa, nhóm biên soạn xin giới thiệu tài liệu “Hướng dẫn ôn tập và thi tốt nghiệp môn Tiếng Việt và phương pháp giảng dạy tiếng Việt ở Tiểu học”. Để biên sọan tài liệu này, nhóm biên soạn đã dựa vào nội dung chương trình của các giáo trình “Tiếng Việt” và “Phương pháp giảng dạy tiếng Việt ở tiểu học” dành cho học viên hệ Đào tạo từ xa, Đại học Huế, cùng các giáo trình khác được lưu hành trong cả nước. Đặc biệt, trong lần tái bản này, nhóm biên soạn có bổ sung, chỉnh sửa một số nội dung trong tài liệu cho phù hợp với chương trình đào tạo mới và nội dung các giáo trình mới biên soạn. Nội dung cơ bản của tài liệu này gồm hai phần chính: a. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản trong từng phân môn. b. Hệ thống câu hỏi, bài tập và gợi ý trả lời các câu hỏi, bài tập thuộc phần kiến thức cơ bản của từng phân môn. Tài liệu này được phân công biên soạn như sau: Phần Cơ sở ngôn ngữ học PGS.TS Hoàng Tất Thắng Phần Ngữ âm tiếng Việt TS. Nguyễn Thị Bạch Nhạn Phần Từ vựng tiếng Việt TS. Nguyễn Thị Bạch Nhạn Phần Ngữ pháp tiếng Việt ThS. Nguyễn Quốc Dũng Phần Phương pháp giảng dạy tiếng Việt ThS Trần Thị Quỳnh Nga ở Tiểu học Ths. Nguyễn Thị Hoài Nam Chúng tôi hi vọng rằng tài liệu “Hướng dẫn ôn tập và thi tốt nghiệp môn Tiếng Việt và Phương pháp giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học” sẽ có tác dụng tốt đối với học viên ngành Giáo dục tiểu học, hệ đào tạo từ xa, và mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của đọc giả xa gần. Nhóm biên soạn 3 PHẦN I CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT 4 A. CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC I. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN HỌC VIÊN CẦN NẮM VỮNG 1. Những vấn đề chung - Trên cơ sở phân biệt giữa ngôn ngữ và lời nói, cần nắm vững khái niệm ngôn ngữ. - Nắm vững đối tượng, nhiệm vụ và ứng dụng của ngôn ngữ học, đặc biệt là những ứng dụng của ngôn ngữ học trong việc dạy và học tiếng mẹ đẻ. - Hiểu được ý nghĩa của việc nghiên cứu những vấn đề đại cương về ngôn ngữ học và ngôn ngữ học trong việc giảng dạy tiếng Việt nói chung và giảng dạy tiếng Việt ở trường tiểu học nói riêng. 2. Bản chất của ngôn ngữ - Nhận thức đúng và phân tích, lý giải bản chất xã hội của ngôn ngữ. Ngôn ngữ không phải là một hiện tượng tự nhiên. Ngôn ngữ cũng không phải là một hiện tượng tâm lý cá nhân. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội. Ngôn ngữ là sản phẩm của một cộng đồng người được hình thành một cách lịch sử từ lâu đời. - Mặc dù ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội nhưng nó không giống với các hiện tượng xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng như văn học, chính trị, đạo đức, pháp luật Ngôn ngữ không thuộc kiến trúc thượng tầng cũng không thuộc cơ sở hạ tầng. Ngôn ngữ không mang tính giai cấp. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chung của toàn xã hội, không phân biệt tầng lớp, giai cấp, địa vị xã hội. Vì vậy, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt. - Ngôn ngữ mang bản chất tín hiệu. Do có bản chất tín hiệu mà ngôn ngữ mới trở thành một phương tiện giao tiếp để truyền đạt thông tin. Muốn hiểu rõ bản chất tín hiệu của ngôn ngữ cần nắm vững khái niệm tín hiệu (là một hình thức vật chất có mang nội dung thông tin). Đồng thời, cần nắm vững các đặc điểm chung của tín hiệu (tính vật chất, tính hai mặt, tính quy ước, tính hệ thống và tính khái quát). - Khác với các hệ thống tín hiệu thông thường, ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Tính chất đặc biệt của tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở tính võ đoán, tính hình tuyến, tính phức tạp, nhiều tầng bậc, tính đa trị và tính năng sản. 3. Chức năng của ngôn ngữ - Nắm vững chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. Cần nhấn mạnh vai trò của ngôn ngữ trong giao tiếp, các chức năng của ngôn ngữ thể hiện trong giao tiếp và vì sao người ta coi ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. 5 - Nắm vững chức năng tư duy của ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ hình thành và biểu đạt sản phẩm của tư duy. Ngôn ngữ vừa là phương tiện ghi lại sản phẩm kết quả của quá trình tư duy, vừa tham gia vào quá trình tư duy, tạo điều kiện cho tư duy phát triển. 4. Hệ thống và kết cấu của ngôn ngữ - Nắm vững các khái niệm hệ thống và kết cấu. Ngôn ngữ cũng là một hệ thống – kết cấu. - Hệ thống – kết cấu của ngôn ngữ thể hiện trước hết ở sự tồn tại các đơn vị đồng loại và khác loại. Các đơn vị đồng loại là những đơn vị trong cùng một cấp độ, cùng một chức năng như các âm vị, các hình vị, các từ, các cấu trúc câu. Các đơn vị khác loại là những đơn vị khác nhau về cấp độ và chức năng như âm vị - hình vị - từ - câu. - Hệ thống – kết cấu của ngôn ngữ còn thể hiện ở các mối quan hệ tồn tại giữa các đơn vị trong cùng một cấp độ hoặc giữa các cấp độ, đặc biệt là những mối quan hệ chung nhất, bao trùm lên toàn bộ hệ thống – kết cấu của ngôn ngữ: quan hệ liên tưởng (quan hệ hệ hình, quan hệ dọc, quan hệ lựa chọn, quan hệ đối vị), quan hệ ngữ đoạn (quan hệ tuyến tính, quan hệ ngang, quan hệ kết hợp, quan hệ cú đoạn) và quan hệ tôn ti (quan hệ cấp bậc, quan hệ đơn vị). 5. Nguồn gốc và sự phát triển của ngôn ngữ - Cần phân biệt sự khác nhau giữa việc nghiên cứu nguồn gốc của ngôn ngữ loài người nói chung và nghiên cứu nguồn gốc của các ngôn ngữ cụ thể. - Nắm vững nội dung cơ bản của một số giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ: thuyết tượng thanh, thuyết cảm thán, thuyết tiếng kêu trong lao động, thuyết ngôn ngữ cử chỉ và thuyết khế ước xã hội. - Nắm vững quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc của ngôn ngữ. Quan điểm ấy đã phân tích và lý giải một cách khoa học về những tiền đề tự nhiên và tiền đề xã hội cho sự hình thành ngôn ngữ thành tiếng ở con người. 6. Về nguồn gốc và sự phát triển của tiếng Việt và chữ quốc ngữ - Về nguồn gốc tiếng Việt, cần nắm vững nội dung của việc phân loại các ngôn ngữ theo nguồn gốc và phương pháp so sánh – lịch sử, cần đặc biệt lưu ý đến ngữ hệ của tiếng Việt: ngữ hệ Môn – Khmer và các dấu tích thời kỳ việt – Mường trong tiếng Việt hiện nay. - Nắm vững quá trình phát triển của tiếng Việt qua các thời kỳ, đặc biệt là thời kỳ phong kiến, thời kỳ thuộc Pháp và từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay. - Nắm vững sự hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ? Đặc điểm của chữ quốc ngữ, những ưu điểm và hạn chế của nó? 6 - Nắm vững những nội dung cơ bản về chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề giữ gìn và phát triển tiếng Việt hiện nay (nhất là vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt). 7. Phân loại các ngôn ngữ Học viên cần nắm vững hai phương pháp phân loại các ngôn ngữ. - Phân loại theo nguồn gốc là cách phân loại sử dụng phương pháp so sánh – lịch sử, nghĩa là so sánh các ngôn ngữ trong quá trình phát triển lịch sử của nó dựa trên ngữ liệu hiện tại, các ngữ liệu trên các văn bia và các thư tịch cổ. người ta so sánh vốn từ vựng cơ bản để tìm ra sự tương đồng về ngữ âm, về ý nghĩa, từ đó xác định các họ, các dòng, các nhánh ngôn ngữ. - Phân loại theo loại hình là cách phân loại sử dụng phương pháp so sánh – loại hình, tức là so sánh ngôn ngữ trên diện đồng đại về cơ cấu của chúng. Người ta so sánh cấu tạo từ và các phương thức hiển thị ý nghĩa ngữ pháp của từ để tìm ra các phổ niệm, các đặc trưng loại hình, từ đó xác định các loại hình ngôn ngữ. 8. Một số vấn đề về ngữ dụng học - Nắm vững nội dung các khái niệm ý nghĩa tường minh, ý nghĩa hàm ẩn, hàm ngôn và tiền giả định. - Khi tìm hiểu ý nghĩa hàm ẩn, cần phải phân biệt sự giống nhay và khác nhau giữa hàm ngôn và tiền giả định. Hai loại ý nghĩa này đều không được bộc lộ trưc tiếp bằng câu chữ mà là kết quả của một quá trình suy luận. - Cách nói có hàm ngôn là cách nói khá phức tạp, bị chi phối bởi nhiều yếu tố, nhưng đặc biệt là các nhân tố như vi phạm quy tắc chiếu vật, dùng câu phân loại theo mục đích giao tiếp, vi phạm nguyên tắc lập luận, vi phạm quy tắc hội thoại. II. CÂU HỎI VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI Câu 01: Phân tích sự khác nhau giữa ngôn ngữ và lời nói. Gợi ý: - Về bản thể, ngôn ngữ là một hệ thống các đơn vị từ thấp đến cao (âm vị, hình vị, từ và câu) và một hệ thống các quy tắc ngữ pháp. - Lời nói là những phát ngôn cụ thể, do từng cá nhân cụ thể nói ra hoặc viết ra, mang một nội dung tư tưởng, tình cảm cụ thể và có thể biểu thị những đặc điểm tâm sinh lý của cá nhân người nói. - Sự khác nhau giữa ngôn ngữ và lời nói thể hiện ở chỗ: + Ngôn ngữ là một thực thể trừu tượng, khái quát. Trái lại, lời nói là những phát ngôn cụ thể, vật chất. 7 + Ngôn ngữ là một hiện tượng mang bản chất xã hội, vì nó là sản phẩm của tập thể, được tập thể người nói sáng tạo từ lâu đời. Trái lại lời nói là hiện tượng mang tính chất cá nhân, vì nó là sản phẩm của từng cá nhân. + Ngôn ngữ là một hiện tượng có tính ổn định, bất biến. Trái lại, lời nói là hiện tượng mang tính lâm thời. + Ngôn ngữ là một hệ thống các đơn vị hữu hạn, trái lại, lời nói là những phát ngôn vô hạn. Câu 02: Một số người đã nêu ra những bằng chứng để chứng minh rằng ngôn ngữ là một hiện tượng tự nhiên (như đồng nhất ngôn ngữ với cơ thể sinh vật, với bản năng sinh vật của con người, với những nét đặc trưng về chủng tộc và với tiếng kêu của loài vật) có đúng không? Gợi ý: - Nếu nhìn bề ngoài, dường như ngôn ngữ có liên quan với các hiện tượng nói trên, bởi vì, cũng như ngôn ngữ, các hiện tượng ấy đều gắn liền với con người (cơ thể sinh vật, đặc trưng bản năng, đặc trưng chủng tộc) hoặc liên quan đến ngôn ngữ âm thanh của con người (tiếng kêu của loài vật). Nhưng xét về bản chất thì ngôn ngữ không có mối liên hệ gì với chúng. - Cơ thể sinh vật (các loài thực vật, động vật) cũng có quá trình hình thành, tồn tại, phát triển, hưng thịnh và mất đi tương tự như ngôn ngữ. Nhưng các cơ thể sinh vật khi đã chết đi, là mất đi hoàn toàn, không để lại dấu vết gì trong các cơ thể mới. Trong khi đó, các ngôn ngữ cổ (các từ ngữ) cho dù ngày nay không được dùng nữa, nhưng nó còn để lại nhiều dấu vết trong các ngôn ngữ mới, nhất là về cơ cấu ngữ âm, từ vựng (như tiếng Latin, tiếng Phạn). - Các đặc trưng bản năng sinh vật của con người (như đi, đứng, ăn uống, khóc, cười) cũng có một quá trình hình thành đồng thời với sự hình thành và phát triển ngôn ngữ ở mỗi người. Nhưng các đặc trưng bản năng là những hiện tượng có thể nảy sinh và tồn tại ngay cả ở trạng thái đơn lập (bên ngoài xã hội loài người). Trong khi ngôn ngữ không nảy sinh và tồn tại ở trạng thái ấy. Ngôn ngữ hình thành trong mỗi cá nhân chỉ ở trong cộng đồng xã hội, do sự tác động của ngôn ngữ cộng đồng. - Những nét đặc trưng chủng tộc (như màu da, màu tóc, màu mắt, kích thước xương sọ,..) về hình thức dường như có liên quan với cộng đồng ngôn ngữ (dường như mỗi chủng tộc đều nói các thứ tiếng giống nhau). Nhưng, về bản chất, các đặc trưng chủng tộc luôn luôn mang tính di truyền. Trái lại, ngôn ngữ không mang tính di truyền. Mặt khác, có những ngôn ngữ được nhiều chủng tộc 8 khác nhau cùng sử dụng; lại có những chủng tộc sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau. - Tiếng kêu của loài vật hoàn toàn khác về chất so với tiếng nói của loài người. Tiếng kêu của các loài vật là những âm thanh có tính chất bản năng, vô nghĩa thuộc hệ thống tín hiệu thứ nhất; tiếng nói của loài người là một hệ thống âm thanh có nghĩa, được hình thành một cách có ý thức, là sản phẩm của tư duy và mang tính xã hội. Câu 03: Chứng minh rằng ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, nó tồn tại và phát triển theo quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý chí và nguyện vọng cá nhân. Gợi ý: - Như được biết, ngôn ngữ do chính con người sáng tạo ra, nó nảy sinh, tồn tại và phát triển luôn luôn phụ thuộc vào con người và xã hội loài người. Mọi biến động trong xã hội dù lớn hay nhỏ đều tác động trực tiếp đến ngôn ngữ và làm cho ngôn ngữ vận động, biến đổi (nhất là ở bộ phận từ vựng). Lấy tiếng Việt và thực tiễn xã hội Việt Nam để chứng minh. - Ngôn ngữ do con người sáng tạo ra là để làm phương tiện giao tiếp giữa các thành viên trong xã hội. Vì thế ngôn ngữ là tài sản chung của cộng đồng, là một hệ thống trừu tượng tồn tại tiềm tàng trong ký ức của các thành viên trong cộng đồng. - Ngôn ngữ không phải là hiện tượng tự nhiên. Ngôn ngữ khác về chất so với các hiện tượng tự nhiên gắn liền hoặc liên quan đến con người như cơ thể sinh vật, đặc trưng bản năng, đặc trưng chủng tộc, âm thanh của trẻ sơ sinh và âm thanh các loài vật, - Sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ ở mỗi cá nhân là hoàn toàn mang tính khách quan, chịu ảnh hưởng các quy luật của xã hội, và không phải là một hiện tượng có tính chất bẩm sinh, bản năng. Câu 04: Tại sao nói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt? Gợi ý: Khi so sánh ngôn ngữ với các hiện tượng xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng như pháp luật, văn học, chính trị, đạo đức, ta thấy: - Các hiện tượng xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng luôn luôn phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, do cơ sở hạ tầng sinh ra. Vì vậy các hiện tượng xã hội nói trên sẽ bị mất đi hoặc bị thay thế khi cơ sở hạ tầng tương ứng bị mất đi hoặc bị thay thế. Trái lại, ngôn ngữ không thuộc kiến trúc thượng tầng, cũng không thuộc cơ sở 9 hạ tầng, vì vậy, khi cơ sở hạ tầng sụp đổ, ngôn ngữ cũng không bị mất đi hoặc thay thế ngôn ngữ này bằng ngôn ngữ khác. Thực tiễn lịch sử xã hội Việt Nam và tiếng Việt là một minh chứng. - Các hiện tượng xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng luôn luôn mang tính giai cấp, luôn luôn phục vụ cho một giai cấp nhất định trong xã hội. Trái lại, ngôn ngữ không mang tính giai cấp. Ngôn ngữ là tài sản chung của cộng đồng, của mọi giai cấp trong xã hội. Ngôn ngữ là tiếng nói chung của mọi giai cấp, mọi tầng lớp, mọi thành viên trong một cộng đồng. - Cũng cần lưu ý rằng: + Mặc dù ngôn ngữ không mất đi hoặc không bị thay thế ngôn ngữ này bằng ngôn ngữ khác khi cơ sở hạ tầng bị thay thế, nhưng trong nội bộ ngôn ngữ (nhất là bộ phận từ vựng) vẫn luôn luôn diễn ra một quá trình vận động, biến đổi và phát triển nhằm đáp ứng với nhu cầu giao tiếp của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Lấy lịch sử tiếng Việt để chứng minh. + Mặc dù ngôn ngữ không mang tính giai cấp vì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chung của toàn xã hội, nhưng mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp trong xã hội khi sử dụng ngôn ngữ không tỏ ra “vô can” đối với nó, luôn luôn có ý thức thể hiện quan điểm, lập trường giai cấp của mình; luôn luôn “lợi dụng” ngôn ngữ để phục vụ cho mục đích cá nhân của mình. Lấy thực tiễn vận dụng tiếng Việt để chứng minh. Câu 05: Phân tích và chứng minh rằng ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp. Gợi ý: - Trước hết, ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu và chức năng cơ bản của các tín hiệu là chức năng giao tiếp. - Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ được thể hiện trước hết, ngôn ngữ là phương tiện để con người truyền đạt những tư tưởng, tình cảm, ý chí, nguyện vọng của mình đối với cộng đồng một cách nhanh nhất, chính xác nhất và trực tiếp nhất. - Ngôn ngữ còn là phương tiện để con người thiết lập và thể hiện một cách chính xác các mối quan hệ giữa con người với con người. - Ngôn ngữ còn là phương tiện để con người thực hiện chức năng quản lý xã hội, điều hành và phát triển xã hội. - Lấy thực tiễn vận dụng tiếng Việt để chứng minh. Câu 06: Vì sao nói ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng và ưu việt nhất của con người? 10 Gợi ý: - Lênin đã định nghĩa rằng ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trong yếu nhất của con người. Trước hết, ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp. Bởi vì, ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu được con người dùng để truyền đạt tư tưởng, tình cảm, ý chí, nguyện vọng của mình đến người khác. Ngôn ngữ còn là phương tiện để tạo lập và thể hiện các mối quan hệ. Đồng thời, ngôn ngữ là phương tiện để tổ chức, quản lý xã hội, phát triển xã hội. - Nếu so sánh ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp bổ sung khác như: động tác, cử chỉ, công thức, ký hiệu, biểu đồ, các môn nghệ thuật đơn lập (âm nhạc, hội họa, điêu khắc, múa) thì ta thấy ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp đặc biệt, vì: a. Nội dung biểu đạt của các phương tiện giao tiếp bổ sung nói chung là nghèo nàn, ít ỏi, đơn nghĩa. Trái lại, nội dung biểu đạt của phương tiện giao tiếp ngôn ngữ hết sức phong phú và sâu sắc. Bởi vì, mối quan hệ giữa hai mặt trong các phương tiện giao tiếp bổ sung là quan hệ 1/1. Trong khi đó, mối quan hệ giữa hai mặt trong phương tiện giao tiếp ngôn ngữ là quan hệ 1/n và n/1, vì vậy, ngôn ngữ luôn luôn tồn tại các hiện tượng đa nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm b. Nội dung của các phương tiện giao tiếp bổ sung nói chung là khó hiểu, không quen thuộc đối với tất cả mọi thành viên trong cộng đồng. trái lại, ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ rất quen thuộc và dễ hiểu đối với mọi người, đối với mọi lứa tuổi, thành phần, tầng lớp trong xã hội. c. Ngoại trừ các môn nghệ thuật đơn lập, các phương tiện giao tiếp bổ sung khác không có khả năng biểu thị cảm xúc. Trái lại, ngôn ngữ luôn luôn có khả năng biểu thị mọi cảm xúc, trạng thái tâm lý tinh tế và sâu kín nhất của con người. Có thể nói, ngôn ngữ không bao giờ chịu “bó tay” trước bất kì một nhu cầu biểu đạt nào của con người. Lấy các dẫn chứng để phân tích, minh họa cho các luận điểm “a,b,c”. Câu 07: Phân tích chức năng tư duy của ngôn ngữ. Gợi ý: a) Trước hết phải giải thích rõ khái niệm tư duy: - Tư duy biểu thị quá trình nhận thức (quá trình hình thành ý tưởng). - Tư duy còn thể hiện kết quả của nhận thức (biểu thị ý tưởng đã hình thành) b) Vai trò của ngôn ngữ đối với tư duy: 11 - Dù tư duy được hiểu theo nghĩa nào thì ngôn ngữ vẫn luôn luôn là “vỏ vật chất” để diễn đạt tư duy, để tham gia vào quá trình hình thành ý tưởng, đồng thời để định hình các ý tưởng. - Nhờ ngôn ngữ mà các ý tưởng của tư duy trở nên rõ ràng hơn. Nếu không có ngôn ngữ thì các ý tưởng cũng chỉ như là “những đám mây ngũ sắc”. Câu 08: Giải thích và chứng minh câu nói của Mác:“Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng”? Gợi ý: Câu nói này khẳng định vai trò và mối quan hệ của ngôn ngữ đối với tư duy. - Về vai trò của ngôn ngữ: ngôn ngữ như là mặt hình thức, là cái “vỏ vật chất” của tư duy. Nó vừa là phương tiện ghi lại sản phẩm, kết quả của quá trình tư duy, vừa tạo điều kiện cho tư duy phát triển. Nói cách khác, dù tư duy được theo nghĩa nào thì ngôn ngữ luôn luôn là phương tiện vừa tham gia vào quá trình hình thành ý tưởng, vừa định hình các ý tưởng đã hình thành. - Về quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy: Đó là mối quan hệ có tính biện chứng, thống nhất và hữu cơ. Quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy được ví như hai mặt của một tờ giấy, không thể cắt bỏ mặt này mà không đồng thời cắt bỏ cả mặt bên kia. Ở đâu có ngôn ngữ thì ở đó có tư duy, và ngược lại, ở đâu có tư duy thì ở đó phải có ngôn ngữ để diễn đạt. Ngôn ngữ và tư duy là hai đối tượng tồn tại khách quan, chúng thống nhất nhưng không đồng nhất và chúng khác nhau nhưng không tách rời. Các đơn vị của tư duy được diễn đạt bởi các đơn vị của ngôn ngữ (lấy ví dụ để phân tích và minh họa). Câu 09: Trình bày nội dung một số giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ. Gợi ý: - Các giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ (thuyết tượng thanh, thuyết cảm thán, thuyết tiếng kêu trong lao động, thuyết ngôn ngữ cử chỉ và thuyết khế ước xã hội) là những giả thuyết thể hiện quan điểm của các nhà duy vật siêu hình: lấy cái hiện tượng quy thành cái bản chất, lấy cái cá biệt quy thành cái phổ biến, phi lý và mâu thuẫn. - Thuyết tượng thanh cho rằng ngôn
Tài liệu liên quan