Tiếp cận không gian và ứng dụng của GIS trong quản lí tài nguyên ven biển Việt Nam

Tóm tắt. Quản lí tài nguyên ven biển Việt Nam hiện nay gặp phải nhiều thách thức về tính hiệu quả, tổng hợp và bền vững. Bài viết này phân tích và thảo luận về việc tiếp cận không gian trong quản lí tài nguyên ven biển ở cấp địa phương thông qua trường hợp nghiên cứu của xã đảo Ngọc Vừng và huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Bài viết cũng thảo luận về việc sử dụng GIS (Hệ thống Thông tin Địa lí) như một công cụ hỗ trợ quản lí. Bài viết nhấn mạnh rằng quản lí dựa vào cộng đồng kết hợp với việc sử dụng GIS như một công cụ hỗ trợ có thể góp phần nâng cao hiệu quả quản lí tài nguyên ven biển ở cấp địa phương.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiếp cận không gian và ứng dụng của GIS trong quản lí tài nguyên ven biển Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2013, Vol. 58, No. 6B, pp. 102-110 This paper is available online at TIẾP CẬN KHÔNG GIAN VÀ ỨNG DỤNG CỦA GIS TRONG QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN VEN BIỂN VIỆT NAM Nguyễn Thị Hà Nhung1 và Trần Xuân Duy2 1Phòng Quan hệ Quốc tế, 2Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Quản lí tài nguyên ven biển Việt Nam hiện nay gặp phải nhiều thách thức về tính hiệu quả, tổng hợp và bền vững. Bài viết này phân tích và thảo luận về việc tiếp cận không gian trong quản lí tài nguyên ven biển ở cấp địa phương thông qua trường hợp nghiên cứu của xã đảo Ngọc Vừng và huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Bài viết cũng thảo luận về việc sử dụng GIS (Hệ thống Thông tin Địa lí) như một công cụ hỗ trợ quản lí. Bài viết nhấn mạnh rằng quản lí dựa vào cộng đồng kết hợp với việc sử dụng GIS như một công cụ hỗ trợ có thể góp phần nâng cao hiệu quả quản lí tài nguyên ven biển ở cấp địa phương. Từ khóa: Quản lí, tài nguyên ven biển, không gian, GIS. 1. Mở đầu Vùng ven biển Việt Nam có đặc trưng nổi bật là mức độ tập trung cao và phức hợp của dân cư và các hoạt động kinh tế xã hội, cũng như tính đa dạng và phong phú của các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong khi đó, quản lí tài nguyên ven biển ở Việt Nam hiện nay đang bộc lộ nhiều bất cập. Trước hết, việc quản lí tồn tại sự chồng chéo giữa các cấp chính quyền và giữa các địa phương. Ranh giới không gian của các khu vực tự nhiên không phải lúc nào cũng tương thích với ranh giới phân chia hành chính. Điều này dẫn đến những khó khăn trong việc quy định rõ ràng mức độ trách nhiệm và thẩm quyền quản lí tài nguyên cũng như sự ứng phó của chính quyền địa phương khi có vấn đề cần xử lí và giải quyết. Việc xây dựng sự đồng thuận giữa chính quyền và cộng đồng, doanh nghiệp và sự tham gia của người dân vào quá trình ra quyết định vẫn còn yếu và thiếu trong quản lí và quy hoạch tài nguyên thiên nhiên. Hơn nữa, ở Việt Nam, công tác quy hoạch còn thiếu một chiến lược dài hạn và khó có thể đón trước những xu hướng phát triển và thay đổi về kinh tế xã hội và sử dụng tài nguyên trong tương lai. Những quy hoạch về tài nguyên thiên nhiên đôi khi không phù hợp với tình huống và điều kiện thực tế, dẫn đến nhiều hệ Ngày nhận bài 01/09/2013. Ngày nhận đăng 29/10/2013. Liên lạc Nguyễn Thị Hà Nhung, e-mail: nguyenhanhung85@gmail.com 102 Tiếp cận không gian và ứng dụng của GIS trong quản lí tài nguyên ven biển Việt Nam lụy: việc sử dụng không hợp lí tài nguyên thiên nhiên; xung đột trong mục đích sử dụng; tiềm ẩn và nảy sinh những xung đột trong quyền tiếp cận, sử dụng và sở hữu tài nguyên. Trên thực tế, việc thiếu tiếp cận không gian trong quản lí làm cho công tác này khó đảm bảo được tính tổng thể và bao quát, trong khi lại khó xác định các vấn đề cụ thể của địa phương và chậm trong việc cập nhật thông tin thực tế. Bài viết này đề cập đến vấn đề tiếp cận không gian trong quản lí tài nguyên ven biển Việt Nam, thực tế của vấn đề này trong quản lí tài nguyên ở cấp địa phương (cấp xã, huyện) với trường hợp của xã đảo Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Bài viết cũng thảo luận về việc sử dụng GIS (Hệ thống Thông tin Địa lí) như một công cụ hỗ trợ quản lí. Bài viết cũng nhấn mạnh rằng quản lí dựa vào cộng đồng kết hợp với việc sử dụng GIS như một công cụ hỗ trợ có thể góp phần nâng cao hiệu quả quản lí tài nguyên ven biển ở cấp địa phương. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tiếp cận không gian trong quản lí tài nguyên ven biển ở Việt Nam Cho đến nay, biển, đảo và vùng ven biển nước ta vẫn chủ yếu được quản lí theo kiểu “điền tư, ngư chung”, tức là những tài nguyên này được xem như tài sản chung của cộng đồng và tiếp cận mở đối với tất cả mọi người, và chủ yếu quản lí theo ngành. Trong những năm gần đây, các mô hình và cách tiếp cận tiến bộ trong quản lí tài nguyên ven biển như quản lí tổng hợp tài nguyên vùng bờ (QLTHVB) đã được giới thiệu và thực hành ở nhiều địa phương ở Việt Nam [3;6]. Các báo cáo này đã nhấn mạnh rằng mục đích chung của QLTHVB là khắc phục những hạn chế của hình thức quản lí theo ngành (cách quản lí truyền thống), giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích trong việc khai thác, sử dụng đa ngành ở vùng bờ biển; cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng - những người luôn phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên ở vùng bờ biển, trong khi vẫn duy trì được đa dạng sinh học và các giá trị dịch vụ của các hệ sinh thái vùng này. QLTHVB không thay thế quản lí của các ngành, mà chỉ đóng vai trò kết nối và điều chỉnh hành vi phát triển của các ngành và giải quyết những vấn đề nảy sinh giữa các ngành ở vùng bờ biển. Bên cạnh QLTHVB, quy hoạch không gian biển nổi lên như một tiếp cận quản lí mới trong việc phân vùng sử dụng không gian vùng bờ. Ở Việt Nam, cách tiếp cận này được sử dụng trong việc phân vùng quản lí một số khu vực bảo tồn biển (BTB). Quy hoạch không gian biển (QHKGB) theo định nghĩa của IOC – UNESCO (2009) là “một quá trình phân tích và phân bổ (do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện) không gian cho các hoạt động khai thác, sử dụng theo thời gian trong một vùng biển nhất định để đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội và sinh thái, và thường được cụ thể hóa dưới dạng các quy định chính sách” [6;5]. QHKGB sẽ xác định các khu vực thích hợp nhất đối với các dạng hoạt động sử dụng không gian biển khác nhau nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường, tạo thuận lợi cho việc sử dụng hợp lí tài nguyên biển, tăng tính hiệu quả về kinh tế, xã hội và an ninh (NOAA 2009, dẫn theo [6]). QHKGB là một quá trình quy hoạch không gian toàn diện, tích hợp, có tính minh bạch, có tính thích nghi, tiếp cận dựa vào hệ sinh thái và dựa trên cơ sở khoa học nhằm phân tích hiện trạng và dự báo tương lai đối với việc khai thác, sử dụng không gian vùng ven biển, biển và đại dương. Như vậy có thể 103 Nguyễn Thị Hà Nhung và Trần Xuân Duy thấy những cách tiếp cận này đã thể hiện sự quan tâm đến tích hợp không gian trong vấn đề quản lí, đặc biệt trong việc quản lí vùng bờ, tài nguyên biển ở cấp vĩ mô và giữa các địa phương. 2.2. Tiếp cận không gian trong quản lí tài nguyên ven biển ở cấp địa phương Có thể dễ dàng nhận thấy rằng quy hoạch không gian biển và quản lí tổng hợp vùng bờ đòi hỏi thời gian và chi phí cho công tác điều tra, lập kế hoạch và thực hiện ở tầm vĩ mô. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao hiệu quả của việc quản lí tài nguyên ở cấp địa phương với quy mô nhỏ như cấp xã, cấp huyện mà không chờ những quy hoạch trên. Trong bài viết này, tiếp cận và phân tích không gian trong việc hoạch định chính sách và ra quyết định là một trong những giải pháp cho quản lí hiệu quả tài nguyên ở địa phương. Tiếp cận không gian cho phép xem xét đặc điểm cụ thể của khu vực, sự kết nối không gian và phân bố các yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường tự nhiên từ đó giúp quản lí hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Quản lí không gian ở cấp địa phương cần gắn với sự tham gia của người dân trong việc điều tra, khảo sát nguồn lực đầu vào, thảo luận ra quyết định và lựa chọn của cộng đồng trong quy hoạch và phân bổ quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên, đồng quản lí giữa cộng đồng và chính quyền địa phương thông qua các công cụ và phương pháp hỗ trợ tiên tiến như GIS. 2.2.1. Quản lí mặt nước nuôi trồng thủy sản ở huyện Vân Đồn, Quảng Ninh Ví dụ về trường hợp của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong quản lí mặt nước và đất bãi triều để nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện cho ta thấy sự cần thiết gắn kết quản lí ngành ở cấp địa phương với không gian. Từ năm 2002, với sự hỗ trợ của Hợp phần Hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và nước lợ (SUMA), huyện Vân Đồn đã được xây dựng quy hoạch tổng thể nuôi trồng thủy sản cho toàn huyện và chi tiết cho từng xã trong huyện. Quy hoạch đã tính đến các yếu tố về kinh tế, xã hội, môi trường, sinh thái trong việc xác định tiềm năng về diện tích, sản lượng và loại hình nuôi trồng thủy sản. Bản đồ quy hoạch nuôi trồng của huyện và từng xã thể hiện các khu vực nuôi cho từng loài nuôi, loại hình nuôi; khoanh vùng các khu vực cần bảo tồn, bảo vệ; khu vực dành cho giao thông vận tải, du lịch. Quy hoạch này đã xây dựng các bản đồ quy hoạch nuôi chi tiết cho cả huyện và từng xã, là cơ sở để các địa phương dựa vào đó có chiến lược phát triển và quản lí. Nuôi trồng thủy sản ở huyện Vân Đồn phát triển mạnh từ năm 2003, đặc biệt là sự mở rộng của mô hình nuôi nhuyễn thể như tu hài, hàu, ngọc trai, ốc... Mặt nước trong các vụng, vịnh và các vùng bãi triều quanh các đảo được giao cho các công ty, các hộ gia đình và cá nhân đưa vào nuôi trồng thủy sản tạo ra hướng đi mới cho kinh tế Vân Đồn, góp phần vào sự phát triển chung của huyện đảo. Vấn đề đặt ra ở đây đối với việc quản lí nuôi trồng thủy sản ở Vân Đồn hiện nay là làm thế nào để nắm bắt được thực tế nuôi trồng thủy sản có phù hợp với quy hoạch hay không: về diện tích, loại hình nuôi; sự trùng lấp và xung đột không gian của nuôi trồng thủy sản với các mục đích sử dụng khác như du lịch, giao thông, đánh bắt; các giới hạn và tiềm năng cho việc mở rộng diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản. Huyện cũng đã tiến hành cấp sổ sử dụng mặt nước cho 104 Tiếp cận không gian và ứng dụng của GIS trong quản lí tài nguyên ven biển Việt Nam một số hộ dân và đơn vị tham gia nuôi trồng thủy sản, trong đó có bản vẽ thể hiện diện tích và địa điểm được giao hoặc cho thuê. Tuy nhiên việc tiến hành đo đạc, lập bản vẽ và cấp giấy còn tiến hành khá rời rạc và chưa phổ biến cho toàn huyện. Việc quản lí về địa điểm nuôi (khu vực nuôi tu hài, nuôi hàu, ngọc trai, nuôi ốc. . . ) và nắm bắt các vấn đề nuôi trồng thủy sản hiện nay hoàn toàn dựa vào sự hiểu biết địa phương, kinh nghiệm và sự năng nổ của cán bộ thủy sản và kinh tế ở đây. Việc quản lí một cách tổng thể về không gian là thực sự cần thiết để nắm bắt các vấn đề về sở hữu và sử dụng mặt nước, nắm bắt sự thay đổi và ứng phó với những rủi ro xảy ra đối với ngành nuôi trồng thủy sản. 2.2.2. Quản lí đất bãi triều ở xã đảo Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn Xã đảo Ngọc Vừng thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, bao gồm 42 hòn đảo lớn nhỏ trong đó có 3 đảo chính có dân cư sinh sống. Đặc điểm nổi bật của các đảo ở Ngọc Vừng là xung quanh các đảo có các ghềnh đá nhỏ (gành đá theo tiếng địa phương) là nơi có nhiều loại hải sản, đặc biệt là ốc màu hoặc ốc đá (tên gọi khác là ốc đắng). Những loài ốc này thường được tìm thấy trên các bãi triều có nền là cát và đá, sống dựa vào thức ăn là tảo và rêu trong nước biển. Từ khoảng năm 2003, nuôi thả ốc được các hộ dân mở rộng quanh các đảo trong xã, cả xã có 250 hộ thì khoảng 100 hộ nuôi thả ốc trên các bãi triều, ghềnh đá. Do nhu cầu của các hộ dân trên đảo, các bãi triều ghềnh đá quanh đảo được phân chia và giao cho các hộ để phục vụ việc nuôi thả ốc. Việc tiếp cận và sở hữu các bãi nuôi có sự khác nhau giữa các hộ dân trên đảo, thể hiện ở một số điểm chính như sau: (1) thời gian tiếp cận với bãi nuôi, (2) khoảng cách từ nơi ở đến bãi nuôi, và (3) chất lượng bãi nuôi. Thứ nhất, thời gian hay lịch sử tiếp cận với bãi nuôi có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng sở hữu bãi nuôi của các hộ đi kèm với các yếu tố khác của bãi nuôi như chiều dài, chất lượng bãi, khoảng cách gần nhà đến bãi nuôi mà các hộ có thể có được. Một số hộ nhận được bãi nuôi do trước đây từng có lịch sử khai thác tại địa điểm đó hoặc có đề xuất nhận bãi nuôi sớm so với các hộ khác. Một số hộ tiếp cận và sở hữu được bãi nuôi do có quan hệ gần gũi với các hộ khác là gia đình, bạn bè đã có sở hữu bãi nuôi. Những hộ này thường có các bãi nuôi liền kề nhau hoặc cùng quản lí một khu vực nuôi. Thứ hai, khoảng cách từ nơi ở đến bãi nuôi là một tiêu chí quan trọng trong việc tiếp cận và sở hữu bãi nuôi. Một số hộ thường chọn các bãi nuôi gần nhà để tiện trông nom mặc dù những khu vực này cho năng suất không cao như những khu vực khác. Thứ ba, chất lượng bãi là một tiêu chí quan trọng để lựa chọn sở hữu bãi nuôi. Một số hộ nhận các bãi ở vị trí xa nơi ở nhưng lại có chất lượng môi trường bãi tốt cho năng suất nuôi cao hơn. Các bãi nuôi ở các đảo xa khu vực dân cư, địa hình gập ghềnh, sóng lớn thường cho chất lượng con giống và năng suất cao hơn. Các hộ nhận những bãi nuôi này thường là các hộ có thời gian tiếp cận muộn hơn so với các hộ khác, các hộ này sẽ phải đầu tư lao động và chi phí đi lại cao hơn nhiều hơn, nhưng bù lại đầu tư chuyên sâu hơn và cho lợi nhuận lớn hơn [7]. Trên thực tế, không gian bãi triều được quản lí bởi các nhóm nhỏ là các hộ cùng thôn, hàng xóm hoặc là họ hàng, bạn bè thân quen cùng làm ăn chung. Vị trí là các cột mốc và lưới ngăn chia bãi ghềnh được người dân lấy theo các mốc tự nhiên, thường là ngăn cách tự nhiên giữa các bãi ghềnh, mốc về rừng, đất đai, nhà cửa liền kề với bãi ghềnh đó. Việc quản lí các bãi nuôi ở xã đảo Ngọc Vừng dựa trên cơ cở hợp tác giữa chính quyền xã và 105 Nguyễn Thị Hà Nhung và Trần Xuân Duy người dân địa phương [7]. Việc nắm bắt về không gian dựa vào cộng đồng địa phương có thể thấy ở khía cạnh của sự tham gia của người dân và việc sử dụng tri thức bản địa trong việc xác định đặc tính không gian và quản lí không gian. Thứ nhất, người dân tham gia vào việc xây dựng bản đồ khoanh vùng các điểm nuôi của các hộ trong xã. Việc quản lí dựa vào cộng đồng thể hiện ở việc hiểu biết và sự nắm bắt chính xác về địa điểm không gian của người dân địa phương về các vấn đề như sở hữu, ranh giới tiếp giáp, các vấn đề xảy ra trên thực tế. Thứ hai, tri thức bản địa thể hiện ở sự lựa chọn về không gian dựa trên hiểu biết thực tế của cộng đồng, mà trong ví dụ của xã Ngọc Vừng là sự lựa chọn về khoảng cách để tiết kiệm chi phí trông nom và đi lại hay sự lựa chọn khu vực phù hợp cho nuôi ốc với năng suất cao. Quản lí tài nguyên của Ngọc Vừng có lợi thế bởi xã đảo có quy mô dân số nhỏ, các cộng đồng dân cư co cụm lại thành các thôn có tính đồng nhất cao về nghề nghiệp, lịch sử định cư, các hoạt động kinh tế ở mức đơn giản, tài nguyên thiên nhiên và môi trường chưa bị tác động mạnh, tính tách biệt của đảo nhỏ ven bờ. Tuy nhiên, ngay với một cộng đồng nhỏ, quản lí tài nguyên ven biển vẫn tồn tại những thách thức, đặc biệt trong việc ngăn ngừa và xử lí những tranh chấp và xung đột có thể tiềm ẩn do những vấn đề sau đây: (1) Ở Ngọc Vừng, có một số rất ít hộ dân được cấp chứng nhận sử dụng đất gắn với bản đồ có tọa độ, bản vẽ như trên đất liền, tức là công nhận quyền sử dụng một cách chính thức, gắn quyền lợi và nghĩa vụ với một không gian cụ thể. Các hộ còn lại đều chỉ dựa vào thỏa thuận cộng đồng và chính quyền xã một cách tạm thời và không chính thức; (2) Đặc điểm sinh thái của vùng bãi triều có ranh giới thay đổi theo mực nước triều, những ranh giới giữa các bãi có thể không rõ ràng dễ gây ra tranh chấp (ví dụ này có thể được thể hiện rõ hơn với những vùng nuôi ngao trên bãi triều cửa sông ở các tỉnh như Thái Bình, Nam Đinh,. . . ); (3) Các nguy cơ tiềm ẩn tranh chấp và xung đột có thể xảy ra khi dân số tăng lên với các nhóm dân cư từ bên ngoài vào, hoạt động kinh tế đa dạng hơn với các hoạt động du lich, dịch vụ, giao thông vận tải, chế biến thủy sản. Những thách thức này đỏi hỏi một phương pháp tiếp cận quản lí tổng hợp và hiện đại 2.3. GIS như là công cụ hỗ trợ quản lí Quản lí tài nguyên vùng ven biển về thực chất là quá trình quản lí về mặt không gian, nhằm xác định khả năng khai thác, sử dụng và phân bổ của tài nguyên vùng, trước hết là đất đai (cả phần đất liền và đất ngập nước). Quản lí tài nguyên vùng ven biển gặp khó khăn do công tác này đòi hỏi sự kết hợp của nhiều loại thông tin, dữ liệu khác nhau nhằm mục đích quy hoạch, đánh giá và ra quyết định. Việc phân tích, tổng hợp, đánh giá các loại thông tin vốn rất đa dạng và đến từ các nguồn khác nhau đòi hỏi cần có một mô hình quản lí và khai thác thông tin hiệu quả bao gồm các công cụ hỗ trợ cần thiết. Sự ra đời và phát triển không ngừng của Hệ thống Thông tin Địa lí (Geographic Information Systems - GIS) đã đáp ứng nhu cầu trên. Trong những năm gần đây, GIS được ứng dụng ngày càng nhiều trong xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lí tài nguyên vùng ven biển nói chung và quản lí tài nguyên các đảo nhỏ nói riêng. Chính quyền quần đảo Bermuda ứng dụng GIS trong quan trắc sự thay đổi môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững [5], ứng dụng 106 Tiếp cận không gian và ứng dụng của GIS trong quản lí tài nguyên ven biển Việt Nam GIS và Viễn thám trong xây dựng quản lí dữ liệu và các công cụ phân tích dữ liệu ven biển đông nam nước Anh [2]. Quản lí tổng hợp đới bờ (Integrated coastal zone management - ICZM) được ứng dụng ở Akcakoca (dọc bờ Biển Đen, Thổ Nhĩ Kỳ) nhằm mục đích hỗ trợ ra quyết định trong công tác quản lí dựa trên các bản đồ xung đột ngành [1]. Điều này xuất phát từ thế mạnh của GIS trong việc phân tích, xử lí các đối tượng, các vấn đề liên quan đến không gian. Khái niệm GIS được hiểu như sau: “GIS là tổ hợp của các hợp phần có quan hệ thống nhất, liên quan chặt chẽ với nhau là: phần cứng gồm máy tính và các thiết bị liên quan; phần mềm và tổ chức con người được hoạt động đồng bộ nhằm thu thập, lưu trữ, quản lí, thao tác, phân tích và mô hình hoá, hiển thị các dữ liệu không gian có định vị theo toạ độ dùng cho Trái đất và các dữ liệu thuộc tính nhằm thoả mãn các yêu cầu thực tế”. Sơ đồ dưới đây minh hoạ tổng quát cho một hệ thông tin địa lí: Hình 1. Sơ đồ khái quát Hệ thống thông tin địa lí Sức mạnh của GIS xuất phát từ khả năng kết hợp nhiều loại dữ liệu/thông tin khác nhau để thực hiện các phân tích không gian mang tính tổng hợp và hiển thị kết quả một cách trực quan và khoa học dưới dạng các bản đồ chuyên đề. Sự kết hợp thông tin này giúp cho GIS có thể trả lời nhiều câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp. Những câu hỏi mà GIS có thể trả lời có thể giải quyết các vấn đề đặt ra cho quản lí tài nguyên ven biển ở Việt Nam nói chung và trong trường hợp cụ thể ở xã đảo Ngọc Vừng nói riêng. - Spatial identification/ Xác định vị trí: xác định đối tượng tồn tại ở vị trí cụ thể. - Trends/ Xu hướng: tìm ra sự khác biệt theo thời gian hoặc không gian như sự thay đổi diện tích nuôi trồng thủy sản, xu hướng biến động của khu vực đất bãi triều/ ngập nước. - Patterns/ Mẫu hình: Tìm ra nơi nào không phù hợp mẫu (liệu chế biến sứa, nuôi cá lồng bè, hay giao thông vận tải có phải là nguyên nhân chính gây suy giảm năng suất nuôi tu hài hoặc nuôi ốc của các hộ dân lân cận?) - Condition/ Điều kiện: tìm ra vị trí thỏa mãn một số điều kiện (vùng có nhiều đá, độ dốc không quá 50, cách xa đường giao thông không quá 1km). 107 Nguyễn Thị Hà Nhung và Trần Xuân Duy - Modeling/ Mô hình hóa: trả lời câu hỏi điều gì xảy ra nếu - "what if" (đánh giá những tác động của phát triển du lịch đến nuôi trồng thủy sản; hay diện tích và tiềm năng của vùng đất ngập nước sẽ thay đổi như thế nào nếu mực nước biển dâng thêm 0.5m). Dưới đây trình bày một số ứng dụng cơ bản của GIS trong quản lí tài nguyên, quản lí vùng ven biển nói chung và đặc trưng cho trường hợp nghiên cứu ở xã đảo Ngọc Vừng gồm: GIS trong điều tra, khảo sát và xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên vùng ven biển, GIS trong công tác quy hoạch và quản lí bền vững tài nguyên vùng ven biển và tích hơp các ứng dụng của GIS trong mô hình quản lí tài nguyên dựa vào cộng đồng. - Ứng dụng GIS trong điều tra, khảo sát và xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên vùng ven biển Khả năng của GIS trong việc thu thập, lưu trữ, phân tích, hiển thị và kết hợp các loại dữ liệu bao gồm cả dữ liệu định lượng và định tính, dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính khiến GIS trở thành công cụ hữu ích trong điều tra, khảo sát và xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên vùng ven biển. Cơ sở dữ liệu này có thể bao gồm thông tin về các loại tài nguyên, sự phân bố, hiện trạng khai thác, sử dụng. Có thể nói đây là cơ sở quan trọng phục vụ công tác quy hoạch, quản lí, giám sát tài nguyên. Đối với trường hợp xã đảo Ngọc Vừng, cơ sở dữ liệu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của xã cũng như cơ sở dữ liệu về tài nguyên ven biển còn thiếu và chưa đồng bộ. Do đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ, chi tiết và cập nhật về hiện trạng tài nguyên của xã là nhiệ