Tiếp cận năng lực thực hiện trong tổ chức tự học giáo dục học cho sinh viên đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ

1. Đặt vấn đề Trong xu thế toàn cầu hóa, đặc biệt là trong đổi mới đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì vấn đề tự học của sinh viên (SV) được đặt ra và trở thành một trong những vấn đề theo chốt cho hình thức đào tạo này. Chính tự học của SV là chìa khóa cho sự thành công không chỉ cho chính bản thân SV mà còn góp phần thực hiện thành công đổi mới phương thức đào tạo của nhà trường. Vì thế, tự học có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tự học nói chung và tự học GDH nói riêng. Tổ chức tự học GDH trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ để hiện thực hóa triết lí GD lấy người học làm trung tâm, phát huy cao độ tính chủ động, sáng tạo của SV thông qua vấn đề nhận thức, lập kế hoạch tự học GDH trong kế hoạch học tập chung, tiếp cận hệ thống lí luận GDH, rèn luyện các kĩ năng tự học, tự rèn luyện các kĩ năng dạy học (DH), GD, tự kiểm soát và đánh giá việc học của chính mình. Tổ chức tự học GDH tạo ra sự phù hợp cao nhất giữa năng lực học tập, tài chính cũng các điều kiện khác của SV với tiến độ và cường độ học tập sao cho việc học GDH diễn ra nhanh nhất, hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất. Cụ thể là thể hiện được năng lực sư phạm, chứng tỏ được bản lĩnh nghề nghiệp. Tổ chức tự học GDH trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ là cơ hội để SV tự mình nâng cao trình nghiệp vụ sư phạm theo khả năng của từng cá nhân để phục vụ trong môi trường GD thời kỳ đổi mới, đáp ứng xu thế hội nhập. Đặc điểm của đào tạo theo tín chỉ là sự lựa chọn “mở” nên tự học GDH theo đào tạo tín chỉ là điều kiện cho SV phát huy được khả năng trí tuệ năng lực cá nhân, để chiếm lĩnh tri thức GDH và rèn luyện “tay nghề” DH của mình một cách tự do, sáng tạo. Chính vì thế chắc chắn sẽ có sự phân tầng trong trình độ của SV. SV nào không có ý thức tự học GDH một cách có kế hoạch ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ dẫn đến việc xa rời lí luận GD, lí luận DH và sẽ rất lúng túng, thậm chí không thành công trong công tác giảng dạy sau này. Chính điều đó đặt ra yêu cầu cần thiết tổ chức tự học GDH cho SV trong các trường Đại học Sư phạm.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiếp cận năng lực thực hiện trong tổ chức tự học giáo dục học cho sinh viên đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2012, Vol. 57, No. 4, pp. 65-73 TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN TRONG TỔ CHỨC TỰ HỌC GIÁO DỤC HỌC CHO SINH VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Phan Thị Hồng Vinh∗, Đỗ Xuân Tiến Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ∗Email: nfmhang@yahoo.com Tóm tắt.Môn Giáo dục học (GDH) là môn khoa học nghiệp vụ. Chúng tôi nghiên cứu đề xuất cấu trúc mô hình năng lực tự học GDH và cách thức tổ chức hoạt động tự học theo tiếp cận năng lực thực hiện nhằm nâng cao năng lực tự học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ trong các trường Đại học sư phạm. Từ khóa: Năng lực thực hiện, tự học, giáo dục học. 1. Đặt vấn đề Trong xu thế toàn cầu hóa, đặc biệt là trong đổi mới đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì vấn đề tự học của sinh viên (SV) được đặt ra và trở thành một trong những vấn đề theo chốt cho hình thức đào tạo này. Chính tự học của SV là chìa khóa cho sự thành công không chỉ cho chính bản thân SV mà còn góp phần thực hiện thành công đổi mới phương thức đào tạo của nhà trường. Vì thế, tự học có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tự học nói chung và tự học GDH nói riêng. Tổ chức tự học GDH trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ để hiện thực hóa triết lí GD lấy người học làm trung tâm, phát huy cao độ tính chủ động, sáng tạo của SV thông qua vấn đề nhận thức, lập kế hoạch tự học GDH trong kế hoạch học tập chung, tiếp cận hệ thống lí luận GDH, rèn luyện các kĩ năng tự học, tự rèn luyện các kĩ năng dạy học (DH), GD, tự kiểm soát và đánh giá việc học của chính mình. Tổ chức tự học GDH tạo ra sự phù hợp cao nhất giữa năng lực học tập, tài chính cũng các điều kiện khác của SV với tiến độ và cường độ học tập sao cho việc học GDH diễn ra nhanh nhất, hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất. Cụ thể là thể hiện được năng lực sư phạm, chứng tỏ được bản lĩnh nghề nghiệp. Tổ chức tự học GDH trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ là cơ hội để SV tự mình nâng cao trình nghiệp vụ sư phạm theo khả năng của từng cá nhân để phục vụ trong môi trường GD thời kỳ đổi mới, đáp ứng xu thế hội nhập. Đặc điểm của đào tạo theo tín chỉ là sự lựa chọn “mở” nên tự học GDH theo đào tạo tín chỉ là điều kiện cho SV phát huy được khả năng trí tuệ năng lực cá nhân, để chiếm 65 Phan Thị Hồng Vinh và Đỗ Xuân Tiến lĩnh tri thức GDH và rèn luyện “tay nghề” DH của mình một cách tự do, sáng tạo. Chính vì thế chắc chắn sẽ có sự phân tầng trong trình độ của SV. SV nào không có ý thức tự học GDH một cách có kế hoạch ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ dẫn đến việc xa rời lí luận GD, lí luận DH và sẽ rất lúng túng, thậm chí không thành công trong công tác giảng dạy sau này. Chính điều đó đặt ra yêu cầu cần thiết tổ chức tự học GDH cho SV trong các trường Đại học Sư phạm. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Yêu cầu của đào tạo theo hệ thống tín chỉ với năng lực tự học GDH của SV Trong đào tạo theo học phần - niên chế, SV phải học theo tất cả những gì nhà trường sắp đặt, không phân biệt SV có điều kiện, năng lực tốt, hay SV có hoàn cảnh khó khăn, năng lực yếu. Ngược lại, đào tạo theo Hệ thống tín chỉ cho phép SV có thể chủ động học theo điều kiện và năng lực của mình. Những SV giỏi có thể học theo đúng hoặc học vượt kế hoạch học tập toàn khóa, kế hoạch học tập từng học kỳ theo gợi ý của nhà trường, để tốt nghiệp theo đúng thời gian chuẩn của chương trình hoặc sớm hơn. Những SV bình thường và yếu có thể kéo dài thời gian học tập trong trường và tốt nghiệp muộn hơn. Vì thế, SV phải biết cách tự học cho phù hợp với năng lực và điều kiện cụ thể của bản thân dưới sự giúp đỡ của GV chủ nhiệm hay cố vấn học tập. * Để tự học tự học GDH của sinh đạt hiệu quả, người GV phải tiến hành hoạt động dạy cách tự học GDH cho SV để SV có khả năng hình thành và hoàn thiện cả ba mặt: kiến thức, kĩ năng và thái độ. Về mặt kiến thức: SV phải nắm bắt kiến thức, hệ thống lí luận, các nguyên tắc, DH và GD, đồng thời vận dụng chúng vào thực tiễn học tập và nghề nghiệp. Về mặt kĩ năng: Việc thực hiện các biện pháp DH của GV sẽ hình thành và phát triển ở SV hệ thống kĩ năng học tập, DH và GD. Từ đó, SV phát huy toàn bộ các phẩm chất năng lực, trí tuệ để hình thành phương pháp tự học, tự rèn luyện kĩ năng tự học, kĩ năng nghiệp vụ sư phạm để có thể học tập chủ động, linh hoạt mọi lúc, mọi nơi, bảo đảm khả năng học tập suốt đời, thích ứng và phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Về mặt thái độ: Thông qua các biện pháp DH của GV, hình thành cho SV lí tưởng sống tốt đẹp, có phẩm chất đạo đức nhà giáo trong sáng, có tình yêu đối với nghề DH, phấn đấu hết mình vì sự nghiệp GD. 2.2. Cấu trúc mô hình năng lực tự học GDH của SV theo tiếp cận năng lực thực hiện DH GDH theo năng lực thực hiện cho SV ngành sư phạm là tổ chức hoạt động học tập cho SV hướng đến kết quả đầu ra để SV trở thành người GV tương lai thực sự có những 66 Tiếp cận năng lực thực hiện trong tổ chức tự học giáo dục học cho sinh viên đáp ứng... tiêu chuẩn sau: Thứ nhất, có phẩm chất chính trị vững vàng; có đạo đức nhà giáo trong sáng; ứng xử đúng mực, thương yêu, công bằng với mọi HS, quan hệ tốt với đồng nghiệp; có lối sống văn minh. Thứ hai, có năng lực tìm hiểu đối tượng GD và môi trường GD cũng như môi trường xung quanh có sự tác động đến GD. Thứ ba, có năng lực xây dựng được kế hoạch và kế hoạch GD. Thứ tư, có năng lực thực hiện kế hoạch DH theo đúng tiến độ; đảm bảo kiến thức môn học; nội dung môn học; chương trình môn học; sử dụng thành thạo các phương pháp và phương tiện DH một cách hiệu quả; xây dựng và kiểm soát được môi trường học tập cho HS. Thứ năm, có năng lực thực hiện kế hoạch GD theo trình tự tiến hành, bảo đảm GD qua môn học; qua các hình thức GD khác; vận dụng thành thạo các hình thức tổ chức GD có hiệu quả. Thứ sáu, có năng lực kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện. Thứ bảy, có năng lực phối hợp tốt với các gia đình, đoàn thể, cộng đồng và xã hội. Thứ tám, có năng lực phát triển nghề nghiệp đảm bảo có khả năng tự đánh giá, tự học, tự rèn luyện, tự phát hiện và giải quyết vấn đề. Đối với SV trường sư phạm, GDH là một môn khoa học nghiệp vụ - môn học “cốt lõi”, đặc trưng, mang tính chất ứng dụng, có vai trò rất quan trọng trong việc rèn luyện tay nghề cho người GV tương lai. GDH không chỉ cung cấp cho SV hệ thống lí luận chung về DH mà còn rèn tư duy và kĩ năng sư phạm, từ đó giúp SV hình thành, phát triển những tình cảm, đạo đức và lí tưởng nghề nghiệp. Tương ứng với các chuẩn của mô hình năng lực GV trung học, chúng tôi đề xuất cấu trúc mô hình năng lực tự học GDH của SV theo tiếp cận năng lực thực hiện như sau: - Nhận thức được được tầm quan trọng của tự học GDH; có thái độ nghiêm túc trong tự học GDH; có thói quen tự học GDH theo kế hoạch; có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, bạn bè và cộng đồng; - Có kĩ năng nhận định, đánh giá tình huống, vấn đề GDH; có kĩ năng tiếp cận, khai thác và xử lí thông tin phục vụ tự học GDH một cách hợp lí, khoa học; - Có kĩ năng lập kế hoạch tự học; - Xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học GDH một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt nội dung; có khả năng tư duy logic, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khả năng nhận biết các mối quan hệ hệ thống và quá trình GD; - Có khả năng liên hệ kiến thức với thực tiễn trong các tình huống giả định hay tình 67 Phan Thị Hồng Vinh và Đỗ Xuân Tiến huống thật; - Có khả năng đạt được mục đích môn học, bài học GDH trong những tình huống xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với các thành viên khác thông qua hình thức học tập nhóm hay hoạt động ngoại khóa; - Áp dụng có hiệu quả các kĩ năng tự học GDH; xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các ứng xử và hành vi trong quá trình tự học GDH; - Kiểm tra, đánh giá kết quả tự học GDH một cách khách quan và biết cách điều chỉnh kế hoạch tự học một cách hợp lí. 2.3. Tiếp cận năng lực thực hiện trong tổ chức hoạt động tự học GDH cho SV đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ Trong xác định mục tiêu tổ chức hoạt động tự học GDH cho SV: Xác định mục tiêu là khâu đầu tiên khi tiến hành một hoạt động nói chung và tổ chức tự học cho SV nói riêng. Việc xác định mục tiêu tổ chức hoạt động tự học GDH cho SV theo tiếp cận năng lực thực hiện được thực hiện theo quy trình sau: Bước 1: Phân tích chuẩn nghề nghiệp theo chuẩn GV trung học do Bộ GD - ĐT ban hành; Bước 2: Phân tích đặc điểm môn học GDH; Bước 3: Phân tích năng lực tự học của SV; Bước 4: Xác định năng lực tự học cần đạt sau bài học, chương học, học phần; Bước 5: Kiểm tra lại các bước trên. Trong lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức DH GDH: - Để phát triển năng lực tự học cần tăng cường sử dụng các phương pháp DH tích cực để SV nâng cao tính tự lực, độc lập làm việc. Các phương pháp cần áp dụng là phương pháp DH nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tình huống, phương pháp DH kiến tạo, phương pháp làm việc với sách, phương pháp DH theo nhóm,... với các hình thức tổ chức DH simenar, tự học, tự nghiên cứu bằng việc thực hiện các bài tập lớn, tiểu luận, khóa luận,. . . để SV tìm tòi, khám phá, thể hiện, nhận thức, hành vi và thái độ đối với môn học nghiệp vụ này. - GDH chính là môn nghiệp vụ sư phạm. Đặc thù của môn học này chính là rèn các kĩ năng DH và GD. Phương pháp dù có tích cực nhưng để khai thác hết tính ưu việt của nó đối với môn học này thì cần phải có sự hỗ trợ từ các phương tiện DH. Phương tiện chỉ là công cụ hỗ trợ nhằm làm sáng tỏ hơn những kiến thức, kĩ năng cần trình bày của GV và trực quan hóa nội dung giảng dạy giúp học viên tiếp thu dễ dàng và tham gia học tập một 68 Tiếp cận năng lực thực hiện trong tổ chức tự học giáo dục học cho sinh viên đáp ứng... cách chủ động tích cực. Mỗi loại phương tiện DH có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vấn đề là GV phải biết lựa chọn phương tiện nào cho phù hợp. GV kết hợp, sử dụng nhuần nhuyễn các phương tiện hiện đại như: máy tính, projecter, máy chiếu, ti vi, đầu video, . . . để truyền tải hệ thống lí luận GD cũng như những tính huống GD cần giải quyết. Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức tổ chức DH GDH. Ứng dụng những phương pháp DH theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp DH theo dự án, DH phát hiện và giải quyết vấn đề,... vào DH GDH sẽ có điều kiện hình thành năng lực tự học cho SV. Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm GD cũng đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần to lớn vào việc dạy và học tích cực. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, nội dung của bài giảng sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi SV. Thông qua giáo án điện tử, GV cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở, tạo ra những tình huống GD giả định, những tình huống GD có thật trong tổ chức dạy và học GDH để tạo điều kiện cho SV hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong DH GDH là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập GDH cho SV, tạo ra một môi trường DH mang tính tương tác cao, SV được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức GDH, sắp xếp hợp lí quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình và rèn luyện kĩ năng GD, DH. Bên cạnh đó, việc khai thác thông tin từ mạng Internet cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Trên cơ sở chọn lọc các thông tin, địa chỉ cần thiết để hướng dẫn SV biết cách khai thác thông tin một cách chính xác, hợp lí. Đồng thời tìm hiểu, cập nhật, tự học và ứng dụng các tri thức GD mới, hiện đại vào giảng dạy. - Hình thức tổ chức DH là toàn bộ những cách thức tổ chức hoạt động của giáo viên và HS trong quá trình DH ở thời gian và địa điểm nhất định, với việc sử dụng những phương pháp, phương tiện DH cụ thể nhằm thực hiện những nhiệm vụ DH [4;143]. Có các hình thức DH sau: Hình thức lớp - bài (hình thức lên lớp): là một hình thức tổ chức DH mà với hình thức đó, trong suốt một thời gian học tập được quy định một cách chính xác ở một địa điểm riêng biệt, GV chỉ đạo hoạt động nhận thức có tính chất tập thể ổn định, với thành phần HS không đổi, đồng thời chú ý đến đặc điểm của từng HS, sử dụng các phương pháp và phương tiện DH nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HS nắm vững tài liệu học tập một cách trực tiếp từ GV, cũng như làm phát triển năng lực nhận thức và GD họ. Qua hình thức học này, SV hình thành được kĩ năng tiếp cận và khai thác thông tin, kĩ năng đọc sách, kĩ năng nghe giảng, kĩ năng ghi chép, kĩ năng thảo luận nhóm, kĩ năng đánh giá,... Hình thức học tập theo nhóm tại lớp: là hình thức DH có sự kết hợp tính tập thể và tính cá nhân, mà trong đó HS trong nhóm dưới sự chỉ đạo của GV trao đổi những ý tưởng mới, nguồn kiến thức với nhau, giúp đỡ, hợp tác với nhau trong lĩnh vực tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Từng thành viên của nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc 69 Phan Thị Hồng Vinh và Đỗ Xuân Tiến học tập của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của các bạn khác trong nhóm. Qua hình thức học này, SV hình thành được kĩ năng khai thác thông tin, kĩ năng thảo luận nhóm, kĩ năng làm việc nhóm,... Hình thức tự học ở nhà: là sự tiếp tục một cách logic hình thức lên lớp. Tự học khác với hình thức lên lớp ở chỗ là nó đòi hỏi SV phải có tính tự lực học tập cao hơn và thiếu sự chỉ đạo trực tiếp của GV. Qua hình thức học này, SV hình thành kĩ năng làm việc độc lập, kĩ năng tự nghiên cứu, kĩ năng tiếp cận và xử lí thông tin, kĩ năng ghi chép, kĩ năng phối hợp hợp tác, kĩ năng xây dựng kế hoạch học tập, kĩ năng tự tổ chức hoạt động học tập của mình, kĩ năng tự kiểm tra - đánh giá,... Hình thức thảo luận: là hình thức tổ chức DH có tác dụng phát huy cao độ tính tích cực, tính độc lập của cá nhân kết hợp với sự giúp đỡ, sự hợp tác với nhau để giải quyết vấn đề đặt ra, giúp SV trình bày và bảo vệ ý kiến của mình trước một số đông người. Qua hình thức học này, SV hình thành kĩ năng tiếp cận và khai thác thông tin, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng phát biểu trước đám đông, ... Hình thức hoạt động ngoại khóa: tạo điều kiện cho SV có khả năng mở rộng và đào sâu tri thức đã tiếp thu được ở những chương trình bắt buộc. Đồng thời nó cũng tạo thêm hứng thú học tập và làm phát triển năng lực riêng của từng SV, qua đó góp phần hình thành tình cảm nghề nghiệp cho SV. Qua hình thức học này, SV hình thành kĩ năng khai thác thông tin, kĩ năng làm việc độc lập, kĩ năng tổ chức và phối hợp làm việc nhóm, kĩ năng trình bày,... Hình thức tham quan học tập: là tổ chức cho SV quan sát trực tiếp và tham gia vào công việc giảng dạy. Qua đó giúp họ tích lũy thêm nhiều tri thức, làm phong phú thêm nhiều kinh nghiệm, mở rộng, đào sâu nền học vấn, nâng cao hứng thú học tập, hình thành phương pháp quan sát, phân tích, tổng hợp từ những tài liệu, những tình huống tham quan. Qua hình thức học này, SV hình thành kĩ năng khai thác thông tin, kĩ năng ghi chép, kĩ năng nghe giảng, kĩ năng làm việc nhóm,... Trong kiểm tra, đánh giá năng lực tự học GDH: Kiểm tra, đánh giá của SV đóng một vai trò quan trọng vì nó thể hiện khả năng SV tự mình xem xét, kiểm tra lại toàn bộ quá trình học từ khâu chuẩn bị nghe giảng đến khâu xử lí kết quả, kiểm tra lại quá trình nhận thức, chính xác hóa các thông tin, điều chỉnh những sai sót, đánh giá được trình độ kiến thức, kĩ năng mà SV đạt được sau mỗi bài học, mỗi vấn đề, tổng kết và rút kinh nghiệm cho những lần học sau đạt kết quả tốt hơn. Với SV sư phạm, việc tự học GDH có ý nghĩa hết sức quan trọng vì GDH trang bị kiến thức, kĩ năng và thái độ tác nghiệp cho các em. Tự bản thân SV phải biết tự lực học tập và kiểm soát việc học, đồng thời phải đánh giá kịp thời các kiến thức, kĩ năng và thái độ đạt được so với mục tiêu đề ra. Đánh giá tự học GDH của SV theo tiếp cận năng lực trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ là đánh giá quá trình, tức đánh giá suốt quá trình. Đánh giá quá trình bao gồm đánh 70 Tiếp cận năng lực thực hiện trong tổ chức tự học giáo dục học cho sinh viên đáp ứng... giá của GV, đánh giá của bạn học trong lớp và bản thân SV tự đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ tự học GDH của SV trong suốt quá trình học. Việc đánh giá cả quá trình học cho phép SV kiểm soát việc tự học GDH diễn ra theo đúng tiến độ hoặc có sự điều chỉnh kế hoạch học tập và có nỗ lực tự thân trong học tập nhằm làm chủ tốt nhất việc học GDH. Mục tiêu của đánh giá: nhằm kiểm tra tiến độ, mức độ thực hiện việc tự học GDH và kiểm soát quá trình học có đi đúng mục tiêu ban đầu hay không từ đó giúp SV có được động cơ học tập đúng đắn. Hình thức đánh giá: đánh giá năng lực thông qua các sản phẩm của hoạt động và quá trình học tập của SV. Đánh giá năng lực được thực hiện thông qua các hình thức kiểm tra hằng ngày, kiểm tra định kì và kiểm tra tổng kết trong suốt quá trình học thông qua: - Kết quả thành tích học tập của SV; - Khả năng trình bày miệng; - Sản phẩm - tài liệu viết (bài luận) - các phiếu bài tập; - Hồ sơ học tập; - Các bài kiểm tra trên lớp; - Kết quả quan sát trong quá trình học. Phương pháp kiểm tra, đánh giá: là là hai công việc được tiến hành theo trình tự nhất định hoặc đan xen lẫn nhau nhằm khảo sát, xem xét cả về mặt định lượng và định tính kết quả học tập. Các phương pháp kiểm tra, đánh giá bao gồm: - Đánh giá qua quan sát: là thông qua quan sát mà đánh giá các thao tác, động cơ, các hành vi, kĩ năng thực hành và kĩ năng nhận thức, chẳng hạn như cách giải quyết vấn đề trong một tình huống cụ thể. - Đánh giá qua bài viết: phương pháp này được áp dụng cả trước và sau khi học một tiết học, một phần chương, một chương hay một số chương hoặc toàn bộ môn học. - Đánh giá qua trình bày miệng: có thể bằng lời, có thể kết hợp trình bày đồ dùng trực quan với lời nói, đòi hỏi SV tái hiện tri thức đã biết để giải thích một hiện tượng, sự kiện hoặc giải quyết một vấn đề trong hoàn cảnh đã biết hoặc trong hoàn cảnh mới đòi hỏi phải tư duy một cách sáng tạo. - Đánh giá sản phẩm hoạt động: phương pháp này được áp dụng sau khi học một tiết học, một phần chương, một chương hay một số chương hoặc toàn bộ môn học. - Đánh giá qua hồ sơ là tài liệu minh chứng cho sự tiến bộ của SV, trong đó SV tự đánh giá về bản thân mình, nêu những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích của mình, tự ghi lại kết quả học tập trong quá trình học tập, tự đánh giá đối chiếu với mục tiêu học tập đã đặt ra để nhận ra sự tiến bộ hoặc chưa tiến bộ, tìm nguyên nhân và cách khắc phục trong thời gian tới,... Để chứng minh cho sự tiến bộ hoặc chưa tiến bộ, SV tự lưu giữ những sản phẩm minh chứng cho kết quả đó cùng với những lời nhận xét của GV và bạn học. Hồ sơ 71 Phan Thị Hồng Vinh và Đỗ Xuân Tiến học tập như một bằng chứng về những điều mà các em đã tiếp thu được. - Tự đánh giá là cách đánh giá mà SV tự liên hệ phần nhiệm vụ đã được thực hiện với các mục tiêu của quá trình học. SV sẽ học cách đánh giá các nỗ lực và tiến bộ cá nhân, nhìn lại quá trình và phát hiện những điểm cần thay đổi để hoàn thiện bản thân. Những thay đổi có thể là một cách nhìn tổng quan mới về nội dung, yêu cầu giải thích thêm, thực hành các kĩ năng mới để đạt đến mức độ thuần thục. - Đánh giá đồng đẳng là cách đánh giá mà SV phải tự đánh giá công việc của nhau. Các em sẽ học cách áp dụng các tiêu chí đánh giá một cách khách quan. Đánh giá đồng đẳng đòi hỏi các kĩ năng giao tiếp tốt. Các em cũng cần đưa ra phản hồi cho các bạn khác bên cạnh những nhận định mang tính tích cực. Để kết quả đánh giá được khách quan, hiệu quả thì cần phải có sự phối hợp giữa các phương pháp trên. Công cụ đánh giá: là các thang điểm, các bộ tiêu chuẩn, các bộ tiêu chí dùng để đo kết quả học tập. Mức độ cao của đánh giá là tự đánh giá, đây là mức độ mà tổ chức tự học theo tiếp cận năng lực thực hiện cần hình thành. Tự đánh giá thực chất là việc nhận ra
Tài liệu liên quan