1. Đặt vấn đề
1.1. Năm 1989, phong trào Perestroika ở nước Nga phát triển tới đỉnh cao và lan
rộng khắp mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Văn học Nga, vốn phân hoá thành nhiều
thành phần, khuynh hướng, bước vào giai đoạn này đã bộc lộ sự khủng hoảng sâu sắc.
Một nền văn học vang động trong lịch sử, nay đứng trước nguy cơ đánh mất độc giả vì
không còn theo kịp bước chân thời đại và trình độ nghệ thuật nhân loại. Thời điểm đó
nhà văn V. Erofiev đã viết bài Lời ai điếu cho văn học Xô viết1, như một tuyên bố sự
cáo chung của một thời kì văn học từng lừng lẫy. Tuy nhiên thời gian đã khẳng định
những giá trị nghệ thuật đích thực, sau gần hai mươi năm, nhiều sáng tác văn học Xô
viết đang dần khởi sinh và tìm lại chỗ đứng trong lòng bạn đọc. Như một quy luật, văn
học Nga – Xô viết lại tiếp tục được nâng niu trên tay của những thế hệ độc giả mới Việt
Nam. Xu hướng toàn cầu hóa cùng những tương đồng tương hợp trong văn hóa, tình
hình đất nước đã tạo cơ hội để các tác phẩm “vang bóng một thời” quay trở lại ngự trị
trong lòng độc giả. Nhận thấy được bước ngoặt này trong tình hình tiếp nhận văn học,
chúng tôi quyết định tìm đến tác phẩm Người thứ 41 làm đối tượng khảo sát, với mong
muốn góp phần tái hiện một quá trình tiếp nhận, sự giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia
trong bối cảnh mới, đồng thời khẳng định lại một lần nữa giá trị của nền nghệ thuật
Nga.
12 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiếp nhận trường hợp Người thứ 41 của Boris Lavrenjov tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
124
TIẾP NHẬN TRƯỜNG HỢP NGƯỜI THỨ 41
CỦA BORIS LAVRENJOV TẠI VIỆT NAM
Hà Thị Hồng Sang,
Lê Minh Tú
(Sinh viên năm 3, Khoa Ngữ văn)
GVHD: PGS TS Phạm Thị Phương
1. Đặt vấn đề
1.1. Năm 1989, phong trào Perestroika ở nước Nga phát triển tới đỉnh cao và lan
rộng khắp mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Văn học Nga, vốn phân hoá thành nhiều
thành phần, khuynh hướng, bước vào giai đoạn này đã bộc lộ sự khủng hoảng sâu sắc.
Một nền văn học vang động trong lịch sử, nay đứng trước nguy cơ đánh mất độc giả vì
không còn theo kịp bước chân thời đại và trình độ nghệ thuật nhân loại. Thời điểm đó
nhà văn V. Erofiev đã viết bài Lời ai điếu cho văn học Xô viết1, như một tuyên bố sự
cáo chung của một thời kì văn học từng lừng lẫy. Tuy nhiên thời gian đã khẳng định
những giá trị nghệ thuật đích thực, sau gần hai mươi năm, nhiều sáng tác văn học Xô
viết đang dần khởi sinh và tìm lại chỗ đứng trong lòng bạn đọc. Như một quy luật, văn
học Nga – Xô viết lại tiếp tục được nâng niu trên tay của những thế hệ độc giả mới Việt
Nam. Xu hướng toàn cầu hóa cùng những tương đồng tương hợp trong văn hóa, tình
hình đất nước đã tạo cơ hội để các tác phẩm “vang bóng một thời” quay trở lại ngự trị
trong lòng độc giả. Nhận thấy được bước ngoặt này trong tình hình tiếp nhận văn học,
chúng tôi quyết định tìm đến tác phẩm Người thứ 41 làm đối tượng khảo sát, với mong
muốn góp phần tái hiện một quá trình tiếp nhận, sự giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia
trong bối cảnh mới, đồng thời khẳng định lại một lần nữa giá trị của nền nghệ thuật
Nga.
1.2. Xã hội ngày càng phát triển, cùng với sự lên ngôi của khoa học công nghệ,
những tiếp xúc giao lưu bên ngoài biên giới không còn là một rào cản quá khó khăn.
Điều này cho phép du nhập nhiều lí thuyết tiếp nhận văn học mới, trong đó có nhánh
Xã hội học văn học và nhánh Phê bình hồi ứng-độc giả. Ở Việt Nam, nghiên cứu và
thực nghiệm theo các nhánh này còn hạn chế: tài liệu lí thuyết chưa nhiều, chủ yếu là
các bài dịch thuật, cung cấp những kiến thức cơ bản; nghiên cứu chuyên sâu, đặc biệt
về mặt ứng dụng còn hiếm hoi. Riêng trường hợp Người thứ 41 chưa từng được chọn
làm đối tượng khảo sát. Việc lựa chọn phương thức và đối tượng nghiên cứu này giúp
chúng tôi hiểu biết hơn về tiến trình văn học Việt Nam hiện đại, trong mối giao lưu văn
hóa với bên ngoài.
1 V. Erofiev – Lời ai điếu cho văn học Xô viết, xem tại :
(truy cập 1/4/2017)
Năm học 2016 - 2017
125
1.3. Trong những năm gần đây, cùng với việc đổi mới nội dung chương trình sách
giáo khoa, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn luôn là một vấn đề sôi nổi,
tâm điểm chú ý của dư luận xã hội. Các nhà giáo dục nỗ lực xác lập một hệ thống lí
thuyết cụ thể để thực thi tư tưởng lấy người học làm trung tâm, hướng tới phát triển
năng lực học sinh. Mặt khác, thực tế giảng dạy văn học ở nhà trường phổ thông hiện
nay còn nhiều bất cập, còn sự rập khuôn, máy móc trong việc tiếp nhận văn bản. Do
vậy, xét từ yêu cầu thực tiễn, cần sửa chửa bổ sung những phương pháp mới, chúng tôi
muốn mở rộng đề xuất thực nghiệm hai lí thuyết này trong giảng dạy và tiếp nhận văn
học.
Những nguyên cớ trên đây đã thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài này, với hi vọng
sẽ đóng góp một phần khiêm tốn vào ứng dụng lí luận tiếp nhận văn học, nghiên cứu
văn học Nga và thực tiễn giảng dạy văn học.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Vài nét về Người thứ 41 của Boris Lavrenjov
Tác phẩm Người thứ 41 được nhà văn Boris Lavrenjov - một cựu chiến binh Vệ
Quốc, viết và hoàn thành vào tháng 3/1924. Tác phẩm lấy bối cảnh là cuộc Nội chiến
gay gắt ở Nga. Vì vậy, người đọc có thể dễ dàng cảm nhận được một không khí gay
gắt, căng thẳng được tạo nên bởi những mâu thuẫn giai cấp trong tác phẩm. Và ở đó,
con người đối xử với nhau bằng bạo lực, một mất một còn. Trong một cuộc đối đầu với
quân Bạch vệ, Chính ủy đỏ đã bắt được chàng vệ sĩ Vadim. Chàng cũng là người duy
nhất đã thoát khỏi nòng súng của nữ Hồng quân Marjutka. Nhận thấy đây là một tên tù
nhân “quan trọng” nên Chính ủy quyết định giữ mạng kẻ tù nhân và giao cho Marrutka
giám sát. Hoàn cảnh trớ trêu đã khiến cho hai con người tưởng chừng rất đối nghịch
này với nhau đem lòng thấu hiểu, yêu thương và quyến luyến lẫn nhau. Tuy nhiên câu
chuyện có một kết thúc rất bi thảm. Sau nhiều ngày lạc trên hoang đảo, hai người phát
hiện ra chiếc thuyền của Bạch vệ. Ngay lập tức, Marjutka đã bắn chết Vadim. Và bây
giờ anh ta cũng chính là nạn nhân thứ 41 của Marjutka.
Người thứ 41 là một tác phẩm đặc biệt khi có cả những điểm đáp ứng, nằm
trong khuôn khổ lẫn vượt khung của dòng văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Chính những điểm đáp ứng cũng như vượt khung này mà Người thứ 41 có sự thăng
trầm trong các nền văn học thuộc phe xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam.
Về những điểm đáp ứng, nhân vật trung tâm là những nhân vật chính diện tích
cực, giác ngộ lí tưởng cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tác phẩm mang cốt truyện phiêu
lưu của những người anh hùng, khẳng định cá tính anh hùng vì lợi ích chung của tập
thể, kết thúc là chiến thắng của phe xã hội chủ nghĩa, bên cạnh đó, sử dụng phương
thức điển hình và tượng trưng quen thuộc của dòng văn học sử thi lãng mạn.
Về những điểm vượt khung, tác phẩm có thêm đặc tính bi kịch chua chát của
đời sống. Nhà văn khá khéo léo khi bố trí sắp xếp nhân vật ban đầu dường như đáp ứng
hoàn toàn khuôn mẫu chính trị giai cấp trong các tác phẩm anh hùng ca lúc đó, nhưng
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
126
càng về sau càng thấy tác giả đã phá hủy khuôn mẫu. Vadim là tuyến kẻ thù, nhưng
được xây dựng có những vẻ đẹp đạo đức. Thêm nữa, giữa hai nhân vật có sự đối kháng
giai cấp, là Vadim và Marjutca lại có thể hiểu và yêu nhau. Mặt khác, tác phẩm có
giọng điệu hài hước, nhẹ nhàng, đôi khi giễu nhại, một khuynh hướng ít gặp trong văn
học những năm 20.
2.2. Tiếp nhận trường hợp Người thứ 41 tại Việt Nam dưới góc độ xã hội học
văn học
2.2.1. Giới thuyết về Lí thuyết trường của Pierre Boudieu
Lí thuyết trường là một thuật ngữ dùng để chỉ hướng nghiên cứu các vấn đề xã
hội trong mối liên quan đến văn học, được xây dựng bởi nhà xã hội học người Pháp
Pierre Bourdieu (1930 - 2003) vào những năm 80 - 90 (tk XX). Theo hướng nghiên cứu
này, Bourdieu đề xuất nghiên cứu tác phẩm nghệ thuật và người nghệ sĩ “như những
sản phẩm xã hội trong hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thể, vừa có những đặc tính nội tại
riêng, vừa có liên hệ mật thiết với các tác phẩm và nghệ sĩ khác, cũng như các lĩnh vực
xã hội khác”2. Theo cách thức này, nhà nghiên cứu lấy tác phẩm/ hiện tượng văn học
làm đối tượng nghiên cứu, coi nó là một thành quả của điều kiện xã hội, được hình
thành trong một tổng thể các điều kiện có liên quan đến nhau, như điều kiện chính trị,
kinh tế, văn hóa, triết học
Dưới sự định hình cơ sở lí thuyết từ lí thuyết trường của Pierre Bourdieu, chúng
tôi xác định, việc nghiên cứu trường văn học Việt Nam giai đoạn tiếp nhận Người thứ
41, là:
Một, khảo sát vị thế và sự vận động của hiện tượng trong trường, từ vị thế trường
nghệ thuật tương đối độc lập sang phụ thuộc và lí do cho phép sự vận động đó;
Hai, xác định trường văn học và sự chi phối của các trường chính trị, tư
tưởng/triết học đối với nó (thông qua tiêu chí chọn dịch tác phẩm văn học nước ngoài,
cách chọn tác phẩm/vấn đề nghiên cứu, các giải thưởng, các ý kiến phê bình sách báo,
phê duyệt, kiểm duyệt phim ảnh, sân khấu, sách báo và các chiến lược khác);
Ba, tìm hiểu các hình thức tồn tại ngầm của trường văn học phi chính thống
(thông qua cảm thụ văn chương “tự phát”, “vốn xã hội” (capital social), tập tính
(habitus) mà có thể được lưu giữ trong kí ức).
2.2.2. Trường hợp Người thứ 41 nhìn từ lí thuyết trường
a. Người thứ 41 và trường văn hóa - xã hội trước 1986
* Giai đoạn 1955 - 1960: Trường nghệ thuật và trường chính trị còn tương đối
độc lập
2 Lộc Phương Thủy, Nguyễn Phương Ngọc, Phùng Ngọc Kiên (2014), sđd, tr.108
Năm học 2016 - 2017
127
Tình hình chính trị - xã hội thế giới và trong nước giai đoạn từ giữa những năm
50 đến đầu những năm 60 đã tạo điều kiện cho trường văn học Việt Nam có được tầm
kiểm soát, tự chủ và Người thứ 41 được tiếp nhận như một tác phẩm hợp pháp, dòng
chính thống.
Tại Nga, Stalin qua đời (3/1953), gây một sự thay đổi lớn trong đường lối lãnh
đạo không chỉ đối với nước Nga cùng các quốc gia cùng khối xã hội chủ nghĩa. Ngày
25/2/1956, tại Đại hội đại biểu lần thứ XX Đảng Cộng sản Liên Xô, thông qua báo cáo
Về tệ sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó, BCH Trung ương đã hạ bệ tư tưởng
Stalin. Báo cáo này cùng những Quyết định tại Đại hội đã đưa nước Nga bước vào thời
kì “băng rã”. Nhiều biện pháp nới lỏng tự do được đề ra và thi hành trên nhiều lĩnh vực,
trong đó có văn học. Các sáng tác trước đây bị coi là “không hợp pháp”, cấm lưu hành
như Đàn sếu bay qua, Hai người lính, Người thứ 41, Không thể sống bằng bánh mì,
Một ngày trong đời của Ivan Denisovich có cơ hội được “phục sinh” đời sống thật
của mình.
Tại Trung Quốc, tháng 5/1956, phong trào “Trăm hoa đua nở” được Chính phủ
phát động nhằm kêu gọi, ủng hộ tự do sáng tác, thúc đẩy phong trào văn nghệ nước nhà
phát triển. Sự kiện này đã tạo nên một tâm trạng hồ hởi cho các nhà văn Trung Quốc
bắt tay vào công việc văn chương một cách tích cực hơn, thoải mái hơn. Nhìn chung
hoạt động văn học đã được cho phép đề cập những vấn đề tự do, dân chủ mà giai đoạn
trước ở các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa vốn không có. Hay nói cách khác văn
học có cơ hội phát triển một cách tương đối độc lập đối với chính trị.
Tại Việt Nam, tháng 7/1956 công cuộc cải cách ruộng với nhiều sai lầm kết thúc,
xuất hiện nhiều ý kiến đệ trình phản hồi, phê bình sai lầm của cuộc cải cách. Trước tình
hình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam có những động thái thay đổi trong đường lối quản lí
nhằm làm nguôi lòng dân, nới lỏng tự do.
Phong trào Nhân văn - Giai phẩm phát triển mạnh mẽ qua việc hàng loạt các tờ
báo, tạp chí được xuất bản hàng tuần, hàng ngày với nội dung chủ yếu nói về các sáng
tác văn chương của giới văn nghệ sĩ, bài phỏng vấn đối với những người ủng hộ tinh
thần Nhân văn Giai phẩm, ủng hộ cho sự tự do sáng tác. Một trường văn học được xác
lập với những hệ giá trị của riêng mình, độc lập với các trường khác.
Từ những biến động của tình hình thế giới và sự phát triển phong trào Nhân văn -
Giai phẩm của nước nhà, Cục Điện ảnh Việt Nam đã có những thay đổi trong quan
điểm quản lí, kiểm soát các sản phẩm phim ảnh. Các nhà quản lí truyền thông bắt đầu
có sự quan tâm nhiều hơn cho tính sáng tạo, tính nghệ thuật của một bộ phim sao cho
gây hứng thú với khán giả.
Trong bầu không khí ấy, Người thứ 41 xuất hiện trong chương trình Tuần lễ phim
Liên Xô tại Hà Nội, gây một cơn dư chấn bởi những yếu tố mới mẻ chưa từng thấy ở
một bộ phim nào của điện ảnh Xô viết: tính phi giai cấp tạo cho bộ phim một không khí
thoải mái, không còn áp lực dù bối cảnh là cuộc nội chiến vô cùng gay gắt; cách xây
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
128
dựng nhân vật hấp dẫn mới mẻ; những phân cảnh đẹp mắt, nóng bỏng, tất cả đã cho
khán giả có cơ hội thoát khỏi những khung hình cứng nhắc của những bộ phim trước
kia với đề tài chiến tranh lặp đi lặp lại mà khán giả Việt Nam đang hồi “bội thực”
* Giai đoạn 1958 – những năm 60: Trường nghệ thuật và trường chính trị sáp
nhập làm một
Tại Nga, vào giữa những năm 60, nhà cầm quyền do quan ngại trước những biểu
hiện “lệch lạc”, “những chệch hướng trong văn chương, nghệ thuật” siết chặt trở lại
văn nghệ ở Liên Xô.
Tại Trung Quốc, Mao Trạch Đông đã đề ra những chính sách, sử dụng văn nghệ
là một công cụ phục vụ chính trị.
Tại Việt Nam, chính sách trên có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính trị Việt
Nam. Trường Chinh đã học tập đường lối chính sách của Trung Quốc và đưa ra đường
lối quản lí văn nghệ nước nhà. Ông đưa chính trị lên làm mục tiêu hàng đầu cho văn
nghệ, là kim chỉ nam định hướng cho sự phát triển của văn học.
Như vậy, thông qua những sự kiện trên, chúng ta có thể nhìn nhận sự lên ngôi của
trường chính trị. Trường chính trị đã ra sức nắm “luật chơi” trong cuộc đấu tranh giành
vị thế, ra sức “lật đổ thế cờ” trong bàn cờ văn hóa xã hội Việt Nam.
Trong cấu trúc trường văn hóa - xã hội Việt Nam giai đoạn 1958 - 1986, nếu như
coi Nhân văn – Giai phẩm là phe đại diện cho trường văn học, với phương châm “nghệ
thuật thuần túy”, thì giai đoạn này, những phản ứng của phe này bị phe “văn học chính
trị” lần lượt dập tắt, cho thấy yếu tố trường chính trị đang tái thiết lập cấu trúc, hạ thấp
trường văn học xuống một bậc thấp hơn biểu hiện qua 2 sự kiện: Đợt tập huấn văn
nghệ ở Thái Hà (2-4/1958) và tổng kết phong trào chống Nhân văn Giai phẩm
(6/1958). Tuy nhiên, để nói một cách bao quát nhất, thì trước đó, các cuộc tranh luận về
hai tập thơ Không vần (của Nguyễn Đình Thi) và thơ Việt Bắc (của Tố Hữu) cũng đã
cho thấy sự vận động vươn lên tái thiết lập cấu trúc trường văn hóa - xã hội Việt Nam
của các thành tố thuộc trường chính trị.
Bên cạnh đó, để bảo vệ cấu trúc trường lực, trường chính trị đã xây dựng cho
mình một thiết chế quản lí “cuộc chơi” vô cùng vững chắc. Thiết chế đó là sự quản lí
gay gắt của nhà cầm quyền đối với 4 nội phương diện: chế độ kiểm duyệt, độc giả,
hoạt động quản bá và hoạt động xuất bản.
Trong tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của chính trị như thế thì số phận Người thứ 41 ra
sao? Đối với bộ phim, ngay sau khi các chính sách chấn chỉnh được đưa ra, bộ phim bị
giới hạn phạm vi chiếu (với nhãn 18+) và sau đó là bị ngưng chiếu hoàn toàn. Nếu như
giai đoạn trước các “yếu tố vượt khung” được đón nhận như một sự cách tân nghệ thuật
thì đến giai đoạn này, chính chúng là nguyên cớ khiến bộ phim bị cấm chiếu. Nhưng
ngược lại ở bản dịch của Vũ Lê, bản dịch này được cho phép xuất bản với số lượng
12.070. Có thể lí giải bởi hai lí do: bởi bản dịch đầu tiên của tác phẩm Người thứ 41 là
Năm học 2016 - 2017
129
một bản dịch từ bản trung gian tiếng Pháp làm cho giữa nguyên tác và bản dịch có một
độ chênh nhất định. Điều này kéo theo những thông điệp cốt lõi của tác phẩm có thể bị
lược bớt hoặc hiểu sai. Đồng thời, lời giới thiệu của dịch giả Vũ Lê đã cho thấy cách
hiểu của người đọc, của Nhà xuất bản và hơn hết là Cục kiểm duyệt lúc bấy giờ đối với
Người thứ 41 hoàn toàn là một sản phảm của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tư tưởng
trong tác phẩm vẫn là tư tưởng hướng về tập thể quần chúng. Người dịch chỉ tập trung
giới thiệu những yếu tố liên quan đến Cách mạng: như nhân vật Ma-ri-út-ka, cách xây
dựng nhân vật, với sự khen ngợi. Nhân vật Va-đim bị coi là nhân vật phản diện và bị
lên án kịch liệt.
b. Người thứ 41 và trường văn hóa - xã hội những năm sau 1986
* Giai đoạn 1986 - 1988: Thời kì mở cửa
Trước thời kì mở cửa, năm 1979, Hoàng Ngọc Hiến trong báo Văn nghệ số 23 đã
mạnh dạn phê bình về giai đoạn văn học minh họa. Ông gọi đó là “văn học hiện thực
phải đạo”. Từ sau Đại hội Đảng lần VI, giới báo chí đã được Nhà nước “bật đèn xanh”,
cho phép nhìn nhận và viết về những sự thật lịch sử, về những mặt trái của cuộc sống.
Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã từng có một bài viết mang tên “Những việc cần làm
ngay” nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm xã hội của các nhà báo. Năm 1987 xảy ra hai sự
kiện đáng nói: các nhà văn phong trào Nhân văn - Giai phẩm được phục hồi hội tịch
dường như báo hiệu tự do sáng tạo đang hé mở. Một số sáng tác bị cấm đoán được
công bố. Cũng trong năm đó, Nguyễn Minh Châu viết“Hãy đọc lời ai điếu cho một giai
đoạn văn nghệ minh họa”, cho thấy sự cấp bách một cuộc đổi mới văn học, quản lí văn
học, khả năng tiếp cận với các lí thuyết mĩ học hiện đại, từ đó rút ngắn khoảng cách tụt
hậu của nền văn học nước nhà so với văn chương nhân loại.
Mối quan hệ giữa trường chính trị và trường văn học, sau một khoảng thời gian
đạt cực điểm của trạng thái hợp nhất, đến thời điểm này (từ sau 1986) đã bắt đầu giãn
dần. Chính bước ngoặt này đã tạo cơ hội cho những tác phẩm “sống trong bóng tối”
như Người thứ 41 có cơ hội quay trở lại với độc giả Việt Nam. Năm 1986, một phiên
bản dịch thuật thứ hai Người thứ 41 được ra đời. Đặc biệt, đây là bản được dịch lại từ
nguyên tác tiếng Nga. Bản dịch của Phạm Hồng Chi được đón nhận trên tinh thần đổi
mới và đến tay một lớp độc giả mới, có tầm đón đợi cao hơn, có cái nhìn cởi mở hơn.
Người thứ 41 được Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản 50.300
bản.
* Giai đoạn sau 1989: Thời kì thắt chặt trở lại
Những biến cố lịch sử hai thập niên cuối thế kỉ XX đã khiến cho quá trình cởi
trói, phát triển tự do của văn nghệ Việt Nam trở nên thập thõm. Khoảng cuối những
năm 80, xảy ra nhiều cuộc cách mạng, khối cộng sản Đông Âu sụp đổ. Tiếp theo là
cuộc biểu tình Thiên An Môn ở Trung Quốc đã làm chấn động tình hình chính trị thế
giới nói chung và các nhà nước cộng sản nói riêng. Các Đảng Cộng sản phải nhìn nhận
lại tình hình xã hội, có những biện pháp phòng chống nguy cơ suy sụp. Tháng 3/1989,
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
130
tại cuộc họp lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Văn
Linh đã đề nghị và thông qua quyết định tạm dừng quá trình “cởi mở” đã thực hiện
trong thời gian qua.
Di chứng cụ thể cho việc siết chặt kiểm soát hoạt động văn nghệ sau quyết định
dừng quá trình mở cửa đất nước là việc hàng loạt các tác phẩm văn nghệ bị đình chỉ lưu
hành, cấm xuất bản hoặc yêu cầu thay đổi để đảm yêu cầu chính trị, ví dụ trường hợp
Nỗi buốn chiến tranh của Bảo Ninh, Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần,
Trong không khí đó, Người thứ 41 cũng chịu sự theo dõi sát sao, việc tái kiểm
duyệt liên tục được thực hiện đối với những văn bản có tiền án “bị cấm” ở giai đoạn
trước. Để có thể vượt qua vòng kiểm duyết, vấn đề “Lời giới thiệu” được đặc biệt lưu
tâm. Quan sát, chúng tôi cho rằng Người thứ 41 là một trong những trường hợp như
thế, vì có sự bất nhất giữa lời giới thiệu và văn bản dịch. Nếu như văn bản dịch được
tác giả tiến hành dịch thuật trên tinh thần giữ đúng nguyên tác thì ở lời giới thiệu tác
giả thường né tránh những vấn đề “phạm quy” của giai đoạn. Thậm chí, Lời giới thiệu
còn cố tình có sai lệch với thông điệp của tác phẩm để làm “hài lòng” những nhà quản
lí. Trong Lời giới thiệu, dịch giả Phạm Hồng Chi, ngoại trừ những thông tin về tác giả,
nhân vật trong tác phẩm, kết cấu truyện chỉ ca ngợi “qua loa” về chủ nghĩa anh hùng
mà văn bản dịch rõ ràng không hàm chứa.
Qua những diễn biến nêu trên, ta có thể thấy, trường văn hóa - xã hội Việt Nam
sau năm 1986 dù không còn bị ý thức hệ chi phối gay gắt như trước nhưng vẫn có
những thời đoạn cao trào biểu hiện qua mối quan hệ đối chọi trở lại giữa văn học và
chính trị. Chính điều đó đã sản sinh ra những thay đổi nội tại văn bản Người thứ 41 và
ở sự tiếp nhận không đồng nhất của xã hội đối với tác phẩm.
c. Dư âm của một hiện tượng
Qua dư âm của các lớp độc giả nhiều thế hệ, chúng tôi nhận thấy, mặc dù những
yếu tố về trường lực có thể quy định những điều kiện khách quan, chi phối ít nhiều
cách tiếp nhận văn bản của người đọc, nhưng không thể quyết định hoàn toàn. Người
đọc, với tầm đón đợi và khả năng khác nhau trong cảm thụ văn chương, sẽ hình thành
những cách đọc, cách cảm nhận khác nhau về giá trị của tác phẩm. Và cứ như thế,
những lớp nghĩa của văn bản sẽ lần lượt được người đọc lần giở. Những quan điểm hời
hợt, phiến diện có thể coi Người thứ 41 là câu chuyện phi lí, không hợp pháp khi nó ca
ngợi Bạch vệ - phe đối lập của cách mạng. Nhưng với những người tinh tế trong cảm
thụ văn học, thì đó, lại là một phương diện khác của cuộc sống đầy phức tạp mà chúng
ta phải tìm hiểu. Hẳn nhiên, với tư cách một người đọc, chúng tôi cho rằng, khi viết tác
phẩm này, Lavrenjov cũng muốn hướng đến điều này, đó là phơi bày hiện thực đa
chiều, từ đó khái quát lên những giá trị nhân văn nhất định. Như vậy, có thể nhận