Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Sinh Cung sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 mất ngày 2 tháng 9 năm 1945, quê nội ở Kim Liên – Nam Đàn - Nghệ An . Ông được sinh ra ở quê ngoại là Làng Hoàng Trù và sống ở đấy cho đến năm 1895 . Thân phụ ông là một nhà nho tên là Nguyễn Sinh Sắc , từng đỗ phó bảng. Thân mẫu là bà Hoàng Thị Loan. Ông có một người chị là Nguyễn Thị Thanh, một người anh là Nguyễn Sinh Khiêm (tự Tất Đạt, còn gọi là Cả Khiêm) và một người em trai mất sớm là Nguyễn Sinh Nhuận (1900-1901, tên khi mới lọt lòng là Xin) .
Năm 1895 Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên, sau khi mẹ mất năm (1901) ông về Nghệ An ở với bà ngoại một thời gian ngắn rồi theo cha về quê nội, từ đây ông bắt đầu dùng tên Nguyễn Tất Thành.
Năm 1906 Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế lần thứ hai và học tiểu học ở trường Pháp – Việt Đông Ba. Tháng 9 năm 1907 ông vào học tại trường Quốc Học Huế nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuề ở Trung Kỳ. Cha ông bị triều đình khiển trách vì hành vi của hai con trai. Hai anh em Tất Đạt và Tất Thành bị giám sát chặt chẽ. Ông quyết định vào miền nam để tránh sử kiểm soát của triều đình .
Đầu năm 1910 Nguyễn Tất Thành vào đến Phan Thiết ông dạy chữ Hán và chứ Quốc ngữ cho học sinh lớp 3 và 4 tại trường Dục Thanh của hội liên thành. Khoảng trước tháng 2 năm 1911, ông nghỉ dạy và vào Sài Gòn. Tại đây ông theo học trường Ba Nghệ là trường đạo tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho xưởng Ba Son. Ở đây ông được nuôi ăn học nhưng chỉ học 3 tháng thì bỏ khi nhận ra rằng phải học 3 năm mới thành nghề. ông quyết định sẽ đi tim việc trên một con tàu viễn dương để được ra nước ngoài .
22 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 5236 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Bút ký tác phẩm Bản án chế độ thực dân pháp của Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phụ lục
Chủ đề: Bút ký tác phẩm: ‘‘Bản án chế độ thực dân pháp’’của
Hồ Chí Minh.
I. Tiểu sử về tác giả
II . Giới thiệu tác phẩm
III. Tóm tắt tác phẩm ‘‘Bản án chế độ thực dân pháp’’ của Hồ Chí Minh.
IV. Phân tích giá trị tác phẩm
I . Tiểu sử về tác giả
Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Sinh Cung sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 mất ngày 2 tháng 9 năm 1945, quê nội ở Kim Liên – Nam Đàn - Nghệ An . Ông được sinh ra ở quê ngoại là Làng Hoàng Trù và sống ở đấy cho đến năm 1895 . Thân phụ ông là một nhà nho tên là Nguyễn Sinh Sắc , từng đỗ phó bảng. Thân mẫu là bà Hoàng Thị Loan. Ông có một người chị là Nguyễn Thị Thanh, một người anh là Nguyễn Sinh Khiêm (tự Tất Đạt, còn gọi là Cả Khiêm) và một người em trai mất sớm là Nguyễn Sinh Nhuận (1900-1901, tên khi mới lọt lòng là Xin) .
Năm 1895 Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên, sau khi mẹ mất năm (1901) ông về Nghệ An ở với bà ngoại một thời gian ngắn rồi theo cha về quê nội, từ đây ông bắt đầu dùng tên Nguyễn Tất Thành.
Năm 1906 Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế lần thứ hai và học tiểu học ở trường Pháp – Việt Đông Ba. Tháng 9 năm 1907 ông vào học tại trường Quốc Học Huế nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuề ở Trung Kỳ. Cha ông bị triều đình khiển trách vì hành vi của hai con trai. Hai anh em Tất Đạt và Tất Thành bị giám sát chặt chẽ. Ông quyết định vào miền nam để tránh sử kiểm soát của triều đình .
Đầu năm 1910 Nguyễn Tất Thành vào đến Phan Thiết ông dạy chữ Hán và chứ Quốc ngữ cho học sinh lớp 3 và 4 tại trường Dục Thanh của hội liên thành. Khoảng trước tháng 2 năm 1911, ông nghỉ dạy và vào Sài Gòn. Tại đây ông theo học trường Ba Nghệ là trường đạo tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho xưởng Ba Son. Ở đây ông được nuôi ăn học nhưng chỉ học 3 tháng thì bỏ khi nhận ra rằng phải học 3 năm mới thành nghề. ông quyết định sẽ đi tim việc trên một con tàu viễn dương để được ra nước ngoài .
Ngày 5 tháng 6 năm 1911 từ bến nhà Rồng ông lấy tên Văn Ba, lên đương sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn đô đốc Latouche-treville. Với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước Phương Tây. Sau khi ở Hoa Kỳ một năm (cuối 1912 đến cuối 1913) ông quay trở về nước Anh làm nghề cào tuyết, đốt lò rồi phụ bếp cho Khách Sản. Cuối 1917 ông trở về nước Pháp sống và hoạt động ở đấy cho đến năm 1923 .
Ngày 19 tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội những người An Nam yêu nước, Nguyễn Tất Thành đã mang tới hội nghị hòa bình Versailles bản yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm để kêu gọi lãnh đạo các nước đồng minh áp dụng các lý tưởng của tổng thống Wilson cho các lãnh thổ thuộc địa của pháp ở Đông Nam Á trao tận tay tổng thống Pháp và các đoàn đại biểu đến dự hội nghị bản yêu sách này do một nhóm các nhà ái quốc Việt Nam sống ở Pháp trong đó có Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Tất Thành cùng viết và được ký tên là Nguyễn Ái Quốc. Từ đây Nguyễn Tất Thành công khai nhận mình là Nguyễn Ái Quốc và dùng tên này đến suốt 30 năm sau đó .
Năm 1920 Ngguyễn Ái Quốc đọc luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, từ đó ông đi theo chủ nghĩa cộng sản và ông tham dự đại hội lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp tại Tuors (từ 25 đến 30 tháng 12 năm 1920) với tư cách là đại biểu Đông Dương của Đảng xã hội Pháp, ông trở thành một trong những sáng lập viên của Đảng cộng sản Pháp và tách khỏi Đảng xã hội. Năm 1921 ông cùng một số nhà yêu nước của các thuộc địa Pháp lập ra ‘‘Hội Liên Hiệp Thuộc Địa’’ nhằm tập hợp các dân tộc bị áp bức đứng lên chống chủ nghĩa đế quốc. Năm 1922 ông cùng một số nhà cách mạng lập ra báo Leparia (người cùng khổ) làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút nhằm tố cáo các chính sách đàn áp bóc lột của chủ nghĩa đế quốc nói chung và thực dân Pháp nói riêng .
II.Giới thiệu tác phẩm
Tác phẩm ‘‘Bản án chế độ thực dân Pháp’’ được Nguyễn Ái Quốc viết vào khoảng những năm 1921-1925 và được xuất bản đầu tiên bằng tiếng Pháp năm 1925 tại Pari trên báo Imper’kor của quốc tế cộng sản tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục với cách hành văn ngắn gọn đã tố cáo chính sách thực dân tàn bạo của Pháp và đề cập đến phòng trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa .
Năm 1946 đã được xuất bản ở Việt Nam bằng tiếng Pháp ở Hà Nội .
Năm 1960, nhà xuất bản Sự Thật xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Việt .
Nội dung tác phẩm :
Nội dung tác phẩm tố cáo thực dân Pháp dùng mọi thủ đoạn khốc liệt bắt "dân bản xứ" phải đóng "thuế máu" cho chính quốc... để "phơi thây trên chiến trường Châu Âu"; đày đoạ phụ nữ, trẻ em "thuộc địa"; các thống sứ, quan lại thực dân độc ác như một bày thú dữ, v.v. Tác phẩm hướng các dân tộc bị áp bức đi theo con đường Cách mạng tháng Mười Nga, tiêu diệt hai cái vòi của con đỉa đế quốc – một vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc, một vòi bám vào nhân dân thuộc địa. Tác phẩm đề ra cho nhân dân Việt Nam con đường đấu tranh giải phóng dân tộc theo chủ nghĩa Marx-Lenin.
III. Tóm tắt tác phẩm ‘‘ Bản án chế độ thực dân pháp’’của Hồ Chí Minh
Mở đầu tác phẩm Hồ Chi Minh đã nêu ra điều kiện thực tế để thấy được động lực phát sinh cuộc đấu tranh chống thế lực cường quyền.
Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen, những tên ‘‘Annamit’’ bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của quan cai trị.
Đùng 1 cái, cuộc chiến tranh vui tươi nổ ra, họ ‘‘những người bản xứ’’ được phong cái danh hiệu tối cao ‘‘chiến sỹ bảo vệ công lý và tự do’’. Nhưng họ đã phải trả 1 cái giá quá đắt để bảo vệ cho cái công lý tự do ấy mà chính họ không được hưởng tý nào, họ phải đột ngột xa gia đình, vợ con, thậm chí có nhiều người bản xứ đã phải bỏ xác ở những miền hoang vu thơ mộng, vùng Bancang.
Tổng cộng có 700 nghìn người ‘‘bản xứ’’ đã đặt chân lên đất Pháp và trong số ấy 80 nghìn người không bao giờ thấy mặt trời nữa.
Khai thác sức người đến cạn kiệt, biến con người thành công cụ chuyên dụng, dân lao khổ bản xứ ở Đông Dương tự bao đời nay bị bóp nặn bằng đủ mọi thứ thuế khóa, sưu sai, tạo dịch, bằng cưỡng bức phải mua rượu và thuốc phiện theo lệnh, từ 1915-1916 tới nay còn phải chịu vạ mộ lính nữa. Có rất nhiều loại lính : lính khố đỏ, lính thợ chuyên nghiệp, lính thợ không chuyên nghiệp.
‘‘Chế độ lính tình nguyện’’ này còn được gọi bằng cái tên ‘‘vật liệu biết nói’’. Chúng tóm mọi loại người khỏe mạnh, nghèo khổ, sau đó mới tới con cái nhà giàu bằng rất nhiều thủ đoạn độc ác.Trong đó có thủ đoạn lấy dây chăng ngang 2 đầu con đường chính trong làng lại thế là tất cả những người da đen ở vào giữa đầu, coi như chính thức phải tòng quân.
Chúng không những bắt người làm lính mà còn cướp phá đốt sạch làng mạc, nơi ở...
Kết quả của sự hy sinh : khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi thì những lời tuyên bố tình tứ cả các ngài cầm quyền nhà ta bỗng như im bặt lại như có phép lạ và cả người Nêgrô lấn người Annamit mặc nhiên trả lại giống người bẩn thỉu.
Họ bắt lính tình nguyện chiến đấu cho cái được xem là chính nghĩa công lý và về đến xứ sở họ được chào đón bằng 1 bài diễn văn yêu nước ‘‘các anh đã bảo vệ tổ quốc thế là tốt : bây giờ chúng tôi không cần các anh nữa, cút đi’’
Chỉ biết khai thác làm lợi, không nghĩ đến cuộc sống bình thường của con người, chúng đã dùng rất nhiều thủ đoạn để dày xéo lên cuộc sống của người bản xứ, trả lương thấp, giáo dục người bản xứ bằng vũ lực hoặc roi vọt. Thậm chí có những người ốm, vào bệnh viện được các bác sỹ nhiệt tình mang cho 1 loại thuốc uống để nhanh lìa khỏi cuộc sống sớm nhất, đau xót đến nỗi người cha muốn nhìn thấy xác đứa con mình cũng không được. Mà chỉ bảo rằng ‘‘con ông bị ngộ độc’’.
Không những dùng lời hoa mỹ bao biện cho bản chất ác độc của mình : theo lời ngài Xarô quý mến, đảng viên, đảng cấp trên, nguyên bộ trưởng bộ thuộc địa, thì ngài là người cha hiền của dân bản xứ, ngài rất quý mến người An Nam, ngài nhồi nhét văn minh ‘‘Đại pháp’’ cho người An Nam không trừ 1 thủ đoạn nào, kể cả những thủ đoạn bỉ ổi nhất và những tội ác vơ vét đầy túi tham của bọn kẻ cướp của bọn thực dân cũng như lòng tham của người Xarô.
Cứ 1000 làng thì có 1500 đại lý bán lẻ rượu và thuốc phiện nhưng chỉ có 10 trường học.
Bọn chúng đã lập ra những nghành tư pháp, quân đội, hành chính, chuyên để giải quyết những vụ lôi thôi, thi hành độc quyền béo bở, đảm bảo cho việc kinh doanh thành công.
Nhân dân An Nam đã phải chịu nhiều thủ đoạn độc ác, áp chế mua rượu, thuốc phiện để thỏa mãn mọi điều đặc quyền, đặc lợi của chúng.
Hồ Chí Minh đã đưa vào 1 số quan lại đủ để đại diện cho cả đế quốc thực dân Pháp hút máu người dân An Nam để có cuộc sống .
Ông Phuốc : thống đốc xứ Đahômây, mọi người dân bản xứ đều kêu ca về ông ta và để xoa dịu lòng căm phẫn người ta vờ phái sang đó 1 viên thanh tra, viên thanh tra này kiểm tra giỏi đến nỗi chưa thèm xét gì đến đơn khiếu nại của nhân dân đã cuốn gói chuồn thẳng .
Ông Phuốc đã dùng những tên thuộc hạ độc đoán để bắt ép người hồi giáo phải nhận Lavani Cốtxôcô là bạn thân, làm Imăng.
Thu dụng tên dân thuộc địa anh bất lương, lợi dụng địa vị để nắm giữ chìa khóa két rồi thủ tiêu luôn tiền.
Toàn dân vùng ấy ngày nay đều ghê tởm những hành vi lạm dụng, những tội ác về hắn và kêu ca về hắn.
Ông Lông là 1 thống đốc ăn vụng lợi dựa vào số hàng xuất khẩu ở Đông Dương.
Cách đây 10 năm tức 1912, ông Xarô có đưa thông qua chương trình kiến thiết bao gồm việc xây dựng con đường sắt từ Vinh đến Đông Hà và 4 hệ thống đại thủy nông, nhưng đến nay vẫn chưa được hoàn thành năm 1912. Ông Lông đã xin nghị viện cho phát hành 1 đợt công trái, nay lại muốn phát hành 1 đợt công trái thứ 2.
Ông Gacbi toàn quyền đảo Mađagatxca vừa về Pháp với những trò lừa bịp cũ rích, ông ta còn có thêm những thủ đoạn khác rất tinh vi để khai thác thuộc địa.Với những bàn tay chân độc ác, ngài toàn quyền đã dùng nhiều biện pháp để lừa bịp nô lệ dân chúng .
Ông Meclanh là người đã bỏ ra 36 năm của đời mình để nhồi nhét cái văn minh đầy ân huệ của nước Pháp vào người bản xứ. Một người không hiểu gì về Đông Dương
Ông Giêrêmi Lơme
Ông Utơrây là 1 nghị viên Nam Kì nên được cấp phí đều đặn có nhiều hecta đồn điền nhưng không bao giờ nộp tiền, ông đã dùng nhiều thủ đoạn để tăng thuế, thậm chí tăng 100%.
Các quan cai trị:
* Ông Xanh một con người có bản tính như 1 ông thánh bắt buộc người dân bản xứ không được nô đùa, reo cười, hò hét mà phải học chào lạy.
Ở Đông Dương cũng như ở các thuộc địa khác đối với người bản xứ, không kịp chào lạy các quan bảo hộ thì nhiều quan cũng chỉ khiêm tốn ‘‘giã cho 1 trận thôi’’ chứ chưa bao giờ lại huy động quân đội để bắt trẻ con phải lạy chào.
* Ông Đáclơ xuất thân từ 1 anh hàng cháo, không có 1 xu dính túi và mắc nợ như chúa chổm nhưng nhờ 1 chính khách có thế lực ông ta được bổ nhiệm làm quan cai trị ở Đông Dương là người nắm trong tay tất cả mọi quyền hành, tất cả mọi thứ đều đặt vào sự quyết định của ông ta và những trò, thủ đoạn độc ác như bắt bớ, giam cầm, xử tội người An Nam 1 cách độc đoán để bòn rút họ .
Hắn đã dùng nhiều cách để bóc lột người An Nam. Mọi người nếu làm không đúng lời hắn thì bị đánh đập thậm tệ, thậm chí có người còn bị đánh ngất, lòi mắt, gãy chân nhưng những hành động đấy lại được khen thưởng tinh thần cương quyết và đức độ cộng hòa, thẳng tay thăng quan tiến chức cho ông ta.
* Quý ngài Buđinô, Boodoanh và những ngài khác.
Ông Buđinô là 1 khai hóa điển hình, 1 vị quan cai trị chuyên ăn hối lộ.
Tất cả những tên này đều dùng mọi cách để vơ vét tiền của, sức lao động của người bản xứ.
Với danh nghĩa khai hóa con người An Nam nhưng thực chất là nhồi nhét nhiều điều tối tăm ngu muội ác độc nhất.
Đây chính là khai hóa thực sự với những thủ đoạn ác độc, tâm địa xấu xa, những tên khai hóa, đã bóc lột những người dân bản xứ, những người An Nam vô tội .
Như tên đội phó cạnh binh Pháp đánh đập làm bị thương người bản xứ trong hoàn cảnh say mềm. Hay ông GiănglơM…rinhy ở phố Cácnô, là 1 viên chức về nghỉ hưu và đã mang theo 1 người bồi lương tháng 35 quan, rồi bóc lột sức lao động từ sang đến trưa, ăn uống khổ sở, chỗ ở rất tồi tệ .
Sự đau khổ mà nhân dân ở Đông Dương phải chịu đựng càng lớn gấp nhiều lần so với những người dân thuộc địa ở Ấn Độ. Những viên chức khai hóa ở Đông Dương lớn hơn rất nhiều so với ở Ấn Độ .
Ở Ấn Độ thuộc Anh dân số 325 triệu người có 4 898 viên chức người Âu .
Ở Đông Dương thuộc Pháp dân số 15 triệu người, có 4300 viên chức người Âu .
Ngoài ra còn có những nhà khai hóa như ông Ghinôđô, ông Voonla, ông Vinhê Đốctông… đều rất mực đối xử rất tốt với người bản xứ, bằng những hành động cử chỉ hết sức thân thiện nhiều lúc tốt đến nỗi làm chết đi rất nhiều sinh mạng người bản xứ.
Tất cả mọi người An Nam từ thành thị đến nông thôn đều phải chịu cảnh ấy.
Công cuộc khai hóa cứ tiếp tục và ngày càng có nhiều tên viên chức khai hóa, kết quả là sau 10 năm đạt được chế độ bảo hộ 1 sứ Marốc đã bị người Châu Âu cướp mất 379 triệu hecta đất trồng trột trong đó 368 hecta đã lọt vào tay những người Pháp khai hóa. Trong lúc đó diện tích Marốc có 815 triệu km2 .
Bộ máy quan lại cửa quyền chưa đủ để lột ra bản chất mà phải nhắc tới hệ thống tệ nạn tham nhũng trong bộ máy cai trị.
Ngân sách Nam Kì năm 1911 là 5561680 đồng (12791000 phrăng) năm 1912 là 7321817 đồng (16840000 phrăng) năm 1922 ngân sách đó lên tới 12821325 (96169000 phrăng) chỉ cần 1 con tích đơn giản cho chúng ta thấy giữa 2 năm 1911 và 1922 trong ngân sách của thuộc địa có sự chênh lệch 83369000 phrăng.
Bọn chúng đã dùng rất nhiều hành vi điên rồ để phung phí đồng tiền mà người dân An Nam kham khổ đã làm ra, chúng đã bày ra nhiều cuộc triển lãm để tiêu tốn đồng tiền 1 cách hoang phí mà không hề mang lại 1 chút lợi ích nhỏ nhoi cho người dân bản xứ .
Và có 1 cựu nghị sỹ đi thăm thuộc địa về đã phải kêu lên: ‘‘so với bọn viên chức thuộc địa thì những tên cướp đường còn là những người lương thiện ’’.
Quá nửa số viên chức đấy, từ các quan tỉnh đến các quan chức khác đều không đủ tư cách cần thiết của những con người được giao phó những quyền hạn rộng rãi và ghê gớm như thế, tất cả bọn chúng chỉ có 1 cái tài là phung phí công quỹ, con người An Nam thì cứ nai lưng đóng góp mãi.
Trong lúc đó bọn chúng đều có người hầu kẻ hạ, cơm bưng nước rót tận miệng .
Họ tham ô cửa quyền đã đành, đằng này họ lại dung hình thức thuế khóa để bóc lột người bản xứ .
Sau khi cướp hết những ruộng đất màu mỡ, bòn cả những ruộng đất cằn cỗi, những thứ thuế vô lý, gấp trăm lần thuế đất thời phong kiến .
Tất cả mọi thứ thuế đều tăng, thuế điền thổ tăng lên theo tỉ lệ khác nhau tùy từng tỉnh, có nơi tăng 1/12, có nơi tăng tới 2/3. Thuế thân tăng từ 1 hào tư lên 2 đồng rưỡi, thanh niên dưới 18 tuổi trước không phải nộp gì cả nay phải nộp 3 hào 1 người .
Mỗi người An Nam đi đâu phải mang theo mình thẻ thuế thân, ai quên hoặc đánh mất sẽ bị bỏ tù .
Người dân An Nam phải làm đủ mọi việc vất vả nhất, cực khổ nhất để thỏa mãn được mọi thú vui của chúng, quyền lợi người nông dân thì bị tước đoạt .
Có rất nhiều thủ đoạn chúng đã dùng để bóc lột đến tận xương tủy những người dân An Nam trong tất cả mọi lĩnh vực. Nhiều người phạm nhân phải ăn uống kham khổ, ăn cơm mà không được uống diễn ra ở nhà lao Nha Trang (Trung Kì) .
Rất nhiều tội ác mà các nhà cầm quyền ở miền đất Đông Dương dành tặng cho dân An Nam. Nhiều đạo luật được đưa ra với những quy định hợp tình hợp lý đối với bọn chúng nhưng đây chính là biện pháp để các nhà cầm quyền xử lý người vô tội, cái được xem là công lý ở trên mảnh đất Đông Dương này .
Những vụ xử lý không thương tiếc nơi đây thậm chí có những vụ án không cần xét hỏi, chém là chém. Ví như chỉ trong có 2 tuần lễ 1 viên giám binh đã xử tử 75 lý hào vì tội không khai báo thông tin cho bọn cầm quyền .
Không những đầu độc nhân dân An Nam bằng rượu và thuốc phiện mà còn thi hành chính sách ngu dân triệt để .
Báo tiếng Việt không được phát hành nếu không được phép của quan toàn quyền. Ngoài ra còn có sự gian lận trong bầu cử, quan tổng đốc có thể cho đòi những người đứng đầu các tập đoàn cử tri đến văn phòng và truyền cho họ phải bỏ phiếu và cổ động bỏ phiếu cho danh sách được ngài có cảm tình nhất .
Không chỉ có vậy nhân dân Đông Dương đòi mở trường học vì trường học thiếu trầm trọng, nhưng không bao giờ được chú ý, xem xét chỉ trả lời một câu là ngân sách không đủ, làm cho ngu dân để dễ trị là chính sách mà các nhà cầm quyền ở các thuộc địa hay dùng nhất .
Chủ nghĩa giáo hội trong thời kì bình định các sứ giả của Chúa cũng hoạt động chẳng kém. Họ đóng vai trò là những kẻ dọn nhà vì lợi ích của Chúa. Tất cả bọn cha xứ đều có những hành động thái độ không tốt đối với nhân dân bản xứ. Không chỉ có vậy các cha xứ hết sức độc ác, ăn hối lộ, thậm chí bán đi một em gái An Nam cho người Âu để lấy tiền .
Các đoàn truyền giáo ngày càng nhiều và những đoàn này kết hợp với bọn cầm quyền, đoàn khai hóa dày xéo lên sức lực của người lao động dân bản xứ .
Nỗi khổ nhục của người phụ nữ bản xứ, bọn quan cai trị, sĩ quan, cảnh binh, nhân viên nhà đoan tất cả bọn chúng đều có những hành động lời lẽ bạo ngược đối với người phụ nữ bất cứ nơi nào, bất cứ nơi đâu .
Trên những mảnh đất thuộc địa bọn chúng đều hạ hiếp, cướp đoạt, đánh đập thân phận người phụ nữ, không cho họ ngẩng đầu lên . Chúng đối xử một cách hết sức bỉ ổi đối với người phụ nữ bằng xương, bằng thịt và xúc phạm tới phong hóa, trinh tiết và đời sống của họ một cách cực kỳ vô liêm sỉ .
Nô lệ thức tỉnh, ở Đông Dương :
Tháng 11 năm 1922 , 600 thợ nhuộm ở chợ Lớn (Nam Kỳ) vì bị bớt lương nên đã bãi công .
Công nhân đã giác ngộ về lực lượng và giá trị của mình. Họ đã biết kết hợp lại với nhau để bãi công, để tổ chức những cuộc biểu tình phản đối chính sách và những tội ác của bọn quan sai, cầm quyền mang lại .
Công nhân mọi nơi như ở Đahômây ở Xyri đều đã thức tỉnh và có những hành động sáng suốt hơn .
Cách mạng Nga với những dân tộc thuộc địa .
Cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi càng làm cho giai cấp công, nông dân, ở các nước thuộc địa vững tin hơn. Theo chủ nghĩa Mac_Lênin để đoàn kết các anh em vô sản lại để cùng nhau tiêu diệt hai cái vòi của con đỉa đế quốc một vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc một vòi bám vào nhân dân thuộc địa. Nhiều cuộc biểu tình hành động đã được thực hiện và đã thành công .
Hội liên hiệp thuộc địa đã được thành lập, đây là tổ chức của người dân bản xứ ở tất cả các thuộc địa có tiếng vang rất lớn .
Vô sản các nước đoàn kết lại,
Hội liên hiệp thuộc địa.
IV. Phân tích giá trị tác phẩm
Có thể nói rằng xuyên suốt toàn bộ tác phẩm Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo được bản chất bọn thực dân Pháp đã dùng mọi thủ đoạn khốc liệt bắt dân bản xứ phải đóng thuế máu cho chính quốc…để phơi thây trên chiến trường châu Âu, đày đọa phụ nữ, trẻ em thuộc địa; các thống sứ , quan lại độc ác như một bầy thú dữ…Tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn ngay từ khi ra đời, thức tỉnh lương tri của những con người yêu tự do, bình đẳng, bác á , hướng các dân tộc bị áp bức đi theo con đường cách mạng tháng 10 Nga và chủ nghĩa Mác_Lênin, thắp lên ngọn lửa đấu tranh cho độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội ở dân tộc Việt Nam bằng cách hành văn ngắn gọn, súc tích cùng với nhưng sự kiện hết sức thuyết phục .
ñoäng cuûa chuû nghóa tö baûn, chuû nghóa thöïc daân:
“Baûn aùn cheá ñoä thöïc daân Phaùp” coù taùc
ñoäng lôùn veà nhieàu maët nhö vaäy laø bôûi leõ: Thöù
nhaát, taùc phaåm naøy ra ñôøi giöõa luùc maâu thuaãn
cuûa chuû nghóa ñeá quoác, ñaëc bieät laø maâu thuaãn
giöõa caùc daân toäc bò aùp böùc vôùi chuû nghóa ñeá quoác,
giöõa daân toäc ta vaø boïn ñeá quoác Phaùp ñaõ ñaït tôùi
ñieåm buøng noå; tinh thaàn vaø yù chí choáng ñeá quoác
cuûa nhaân daân ta vaø nhaân daân bò aùp böùc ôû caùc
nöôùc khaùc leân cao, ñoøi hoûi moät ngoïn côø höôùng ñaïo
ñuùng ñaén ñeå ñi vaøo moät cuoäc chieán ñaáu quyeát
ñònh vaän meänh lòch söû cuûa daân toäc. Thöù hai, taùc
phaåm naøy ñeà caäp ñeán nhöõng ngöôøi thaät, vieäc
thaät, nhöõng chuyeän xaûy ra haèng ngaøy, “maét thaáy
tai nghe” ôû nhöõng hoaøn caûnh cuï theå nhöng coù
quan heä thieát thaân ñeán vaän meänh cuûa haøng chuïc
trieäu con ngöôøi trong caùi ñòa nguïc traàn gian goïi laø
“xöù thuoäc ñòa” vaø lyù giaûi noù moät caùch khoa hoïc
theo quan ñieåm Maùc – Leânin, quan ñieåm tieân tieán
nhaát cuûa thôøi ñaï