Tiểu luận Lịch sử tư tưởng Việt Nam một số vấn đề về tư tưởng đạo đức của nguyễn bỉnh khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491 mất năm 1585, tự Hạnh Phủ, hiệu Bạch Vân cư sĩ, còn có tên khác là Nguyễn Văn Đạt, người làng Trung An, huyện Vĩnh Lạc (nay là xã Lý học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng). Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc có học vấn, cả hai thân mẫu đều là những người có văn tài học hạnh nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã hấp thu truyền thống gia giáo kỷ cương. Nhất là phụ mẫu của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tương truyền bà là người giỏi giang văn tài và tinh thông địa lý, tướng số. Ngay khi Nguyễn Bỉnh Khiêm cất tiếng khóc chào đời, thấy con mình có tương mạc khác thường, bà đã dốc lòng đào tạo con trai thành một tài năng giúp nước, cứu đời. Niềm thôi thúc đó khiến Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm tìm thấy thầy học có đạo cao đức cả là cụ bảng nhãn Dương Bắc Bằng. Với trí tuệ mẫn tiệp, thông minh từ nhỏ, lại gặp thầy giỏi khác nào như rồng gặp mây. Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm thành tài năng kiệt suất nổi tiếng. Nguyễn Bỉnh Khiêm lớn lên trong một giai đoạn lịch sử nhà Lê suy thoái, các phe phái trong triều đó kỵ, chém giết lẫn nhau. Năm 1572 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra một triều đại mới. Thế là suốt cuộc đời thanh niên trai trẻ Nguyễn Bỉnh Khiêm phải sống trong ẩn dật, không thi thố được tài năng. Mãi tới năm 1535, lúc này đã 45 tuổi, ông mới đi thi. Ba lần thi hương, thi hội, thi Đình ông đều đỗ đầu và đỗ trạng Nguyên. Từ đấy, ông làm quan với tân triều nhà Mạc phong chức Tả Thị Lang (chức đứng hàng thứ ba trong Bộ Hình). Triều đình nhà Mạc rất trân trọng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Bỉnh Khiêm là con người quang minh lỗi lạc: khi gặp minh quân thì ra cứu nước dân dan, khi hoàn cảnh không cho phép thì lui về ẩn dật giúp đời (Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ ở triều 8 nặ, ông đã xin về trí sĩ ở quê rồi dựng am Bạch Vân và mở đường dạy học). Ở triều đình can đảm nói lời trung thực, không kể an nguy bản thân, về quê dạy dỗ dân lành, nêu gương đạo đức, làm quan hay dân, giàu hay nghèo vẫn một lòng thanh thản, an bình. Sở dĩ được như vậy, là vì Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thấm nhuần tư tưởng Nho giáo, đã nghiền ngẫm và hòa nhập tư tưởng đối với truyền thống Việt, một truyền thống yêu chuộng hòa bình, yêu lễ nghĩ, trọngu điều phải, thương đồng bào. Nhờ đó ông có thể đứng vững trước sóng gió thời cuộc, được dân chúng và vua chúa quan quyền kính trọng yêu thương. Đến nỗi khi ông mất (năm 1585, thọ 94 tuổi, vủa nhà Mạc đã cho lập từ đường để thờ và đích tay viết haonhf phi trước cổng: “Mạc Triều Trạng Nguyên Tể Tướng Từ” dù trong cuộc đời, ông chưa bao giờ làm tể tướng.

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2494 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Lịch sử tư tưởng Việt Nam một số vấn đề về tư tưởng đạo đức của nguyễn bỉnh khiêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TRIẾT HỌC --------------- TIỂU LUẬN MÔN: LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491 mất năm 1585, tự Hạnh Phủ, hiệu Bạch Vân cư sĩ, còn có tên khác là Nguyễn Văn Đạt, người làng Trung An, huyện Vĩnh Lạc (nay là xã Lý học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng). Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc có học vấn, cả hai thân mẫu đều là những người có văn tài học hạnh nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã hấp thu truyền thống gia giáo kỷ cương. Nhất là phụ mẫu của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tương truyền bà là người giỏi giang văn tài và tinh thông địa lý, tướng số. Ngay khi Nguyễn Bỉnh Khiêm cất tiếng khóc chào đời, thấy con mình có tương mạc khác thường, bà đã dốc lòng đào tạo con trai thành một tài năng giúp nước, cứu đời. Niềm thôi thúc đó khiến Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm tìm thấy thầy học có đạo cao đức cả là cụ bảng nhãn Dương Bắc Bằng. Với trí tuệ mẫn tiệp, thông minh từ nhỏ, lại gặp thầy giỏi khác nào như rồng gặp mây. Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm thành tài năng kiệt suất nổi tiếng. Nguyễn Bỉnh Khiêm lớn lên trong một giai đoạn lịch sử nhà Lê suy thoái, các phe phái trong triều đó kỵ, chém giết lẫn nhau. Năm 1572 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra một triều đại mới. Thế là suốt cuộc đời thanh niên trai trẻ Nguyễn Bỉnh Khiêm phải sống trong ẩn dật, không thi thố được tài năng. Mãi tới năm 1535, lúc này đã 45 tuổi, ông mới đi thi. Ba lần thi hương, thi hội, thi Đình ông đều đỗ đầu và đỗ trạng Nguyên. Từ đấy, ông làm quan với tân triều nhà Mạc phong chức Tả Thị Lang (chức đứng hàng thứ ba trong Bộ Hình). Triều đình nhà Mạc rất trân trọng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Bỉnh Khiêm là con người quang minh lỗi lạc: khi gặp minh quân thì ra cứu nước dân dan, khi hoàn cảnh không cho phép thì lui về ẩn dật giúp đời (Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ ở triều 8 nặ, ông đã xin về trí sĩ ở quê rồi dựng am Bạch Vân và mở đường dạy học). Ở triều đình can đảm nói lời trung thực, không kể an nguy bản thân, về quê dạy dỗ dân lành, nêu gương đạo đức, làm quan hay dân, giàu hay nghèo vẫn một lòng thanh thản, an bình. Sở dĩ được như vậy, là vì Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thấm nhuần tư tưởng Nho giáo, đã nghiền ngẫm và hòa nhập tư tưởng đối với truyền thống Việt, một truyền thống yêu chuộng hòa bình, yêu lễ nghĩ, trọngu điều phải, thương đồng bào. Nhờ đó ông có thể đứng vững trước sóng gió thời cuộc, được dân chúng và vua chúa quan quyền kính trọng yêu thương. Đến nỗi khi ông mất (năm 1585, thọ 94 tuổi, vủa nhà Mạc đã cho lập từ đường để thờ và đích tay viết haonhf phi trước cổng: “Mạc Triều Trạng Nguyên Tể Tướng Từ” dù trong cuộc đời, ông chưa bao giờ làm tể tướng. Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nàh tư tưởng tiêu biểu của thế kỷ XVI. Tư tưởng đạo đức của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng là một khía cạnh quan trọng trong toàn bộ hệ tư tưởng của ông. Trong đó ta đi tìm hiểu quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm với chữ Trung và Nhân nghĩa. Thế kỷ XVI là thời kỳ đầy biến động của xã hội Việt Nam. Đất nước phân chia bởi ba tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn - Mạc, chiến tranh liên miên, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Nguyễn Bỉnh Khiêm là một đại danh nho, sinh ra trong thời bình nhưng lớn lên trong cảnh loạn ly, trước thực trạng như vậy, ông đã có những ứng xử và lý giải của mình. Thứ nhất: Nguyễn Bỉnh Khiêm với chữ trung. Nguyễn Bỉnh Khiêm sống trọn đời trong thế kỷ XVI - một thế kỷ đầy biến động của một xã hội Việt Nam, nhà Lê suy vong, các phe phái trong triều đố kỵ, chém giết lẫn nhau. Mạc Đăng Dung - một con người người có rất nhiều công trạng lúc bấy giờ đã làm cuộc đảo chính lên ngôi vua. Xem xét thời cuộc, suy ngẫm hoàn cảnh đến tận tám năm kể từ khi nhà Mạc lên ngôi. Ông nói đi thi và làm quan cho họ. Quan niệm về trung xuất phát từ thời Xuân Thu. Dân trung với vua, vua nghĩ cách làm lợi cho dân cũng là trung. Trung có nghĩa là tận tâm, thành thật giúp người chứ không phải nhất định chết theo vua mới là trung. Trong tư tưởng, trong quan niệm thời Tần Hán mang dấu ấn đậm nét trong tư tưởng các nhà Nho: Trung được hiểu là trách nhiệm tuyệt đối của bề dưới đối với bề trên của bề tôi đối với vua. Nguyễn Bỉnh Khiêm ra làm quan nhà Mạc với mong muốn mang sự học của mình, đem tài trí của mình để giúp ích cho đời. ÔNg thật có lý lúc ra giúp nước khi gặp vua hiền hơn là vào Nam theo mấy ông tướng như Trịnh Duy Sản, Nguyễn Hoàng Dụ để phò Vua Lê trên hư vị, song đó là tranh chấp quyền hành. Khổng Tử, người sáng lập ra nho giáo cũng sống trong xã hội đại loạn nhưng song học thuyết của mình ông lại phản đối đấu tranh dưới bất kỳ hình thức nào dù là quần chúng nghèo khổ vùng lên hay giữa giai cấp thống trị với nhau. Còn Mạnh tử cho rằng “Vua và chư hầu làm hại cho xã tắc thì thay đổi ông vua ấy mà đặt ông vua khác”. Như vậy tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm vượt ra tư tưởng của Khổng Tử rất nhiều và tiến bộ hơn cả so với Mạnh Tử. Ông cho rằng không chỉ có hạng người “thiên lại” mới có quyền làm cách mạng mà bất kỳ tầng lớp nhân dân nào cũng có quyền làm như vậy. Sự loạn lạc binh đao đã làm cho dân chúng khổ sở lầm than, nhà tan cửa nát đã tác động rất lớn đến Nguyễn Bỉnh Khiêm. Từ đó phát sinh một quan niệm quốc gia chân chính: đất nước không phải là của riêng ai, hay của một dòng họ nào, mà là của toàn dân. Tại sao cứ phải hẹp hòi với những chư “trung quân”, “chính thống” để gây cảnh “binh đao đầy mắt khổ chưa thôi” cho dân chúng. Chữ trung của Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ bó hẹp trong triều quan hệ của vua - tôi, mà còn gắn liền với các mối quan hệ khác. Với ông, khái niệm trung đã được mở rộng ra rất nhiều so với khỏi niệm trang của Nho giáo truyền thống Trung Quốc. Ông nói: “Hiếu với cha, thuận giữa anh em, hòa giữa vợ chồng, tín giữa bạn bè thì là trung vậy”. Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm chữ trung không chỉ gắn với an “hiếu, tín” mà còn gắn với việc giải quyết tư lợi. “Thấy của mà không tham, thấy lợi mà không tranh, vui điều nghĩa mà rộng lượng với người, đem lòng thành mà đối đãi với người, đó là trung” Bên cạnh đó, chữ trung còn gắn liền với chữ thiện. Như vậy, chữ “Trung” trong quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ bó hẹp trong quan niệm nho giáo truyền thống, mà còn được mở rộng, đào sâu bởi các chuẩn mực giá trị đạo đức khác như hiếu, tín, lợi. thiện… Trong cuộc đời gần một thế kỷ của mình khi ra triều chính hay về ở ẩn. Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn trung thành với cách nhìn trên của ông. Mọi suy nghĩ và hành động mà ông đưa ra có thể thâu tóm vào hai chữ trung - chính. Trung chính cũng là trung, nghĩa là để có được trung đúng thì phải chính - chính đáng, ngay thẳng phù hợp với sự biến động của thời thế. Ở ông trung và chính hỗ trợ cho nhau, tạo cho ông một phong cách sống và cao hơn đó là một triết lý, một đạo xử thế. Có thể nói, triết lý của ông với chữ trung là nền tảng đã dần vươn tới sự minh triết của tư tưởng Việt Nam. Thứ hai, Nguyễn Bỉnh Khiêm với quan niệm về nhân nghĩa. Quan niệm về nhần nghĩa của Nho giáo là một trong là một trong những quan niệm đạo đức chung chung. “Nhân” là yêu người (“ái nhân”), “nghĩa” là điều nên làm. Nho giáo chủ trương cùng nhân nghĩa để trị nhân. Chủ trương đó gọi là nhân trị. Trong quan niệm về nhân trị “tu - thân” là khởi điểm. Theo đó con người không sửa mình thành nhân thì càng làm việc (chính) càng vô ích, không có kết quả gì. Các nhà sáng lập Nho giáo đã thấy được mối quan hệ giữa đạo đức của người cầm quyền với chính trị. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng nhận ra mối quan hệ đó: “Nhà dột ở đâu nhà dột nóc. Khi nào dột nóc có thể chon von”. Và ông đưa quan niệm của mình về đạo đức của người bề tren: “Quan trọng nhất là bậc đế vương phải nêu cao nhân nghĩa. Trong chiến tranh, nhân nghĩa được ông đề cập ở khía cạnh “đánh dẹp quân bạo tàn, nhân ái bầy ra ở ngoài sự khống chế. Theo ông, không chỉ vua mới có nhân nghĩa mà những người giúp việc vua cũng cần phải “nhân nghĩa như son khi dâng tờ sớ căn ngăn vua. Chẳng vậy mà sau tám năm làm quan, nhận thấy vua tôi nhà Mạc đã đi theo vết xe đỏ của lịch sử, không lo chính sự, quyền thần tham nhũng, ông đã làm đơn chém các lộng thần. Không được ông về ở ẩn. Như vậy theo quan điểm của Nguyễn Bỉnh Khiêm khác xa với đường lối nhân nghĩa của các nhà Nho cũ. Quan niệm của các nhà Nho cũ là ràng buộc con người. Mục đích của nó là thông qua giáo hóa để củn cố và tăng cường địa vị thống trị của một ông vua một dòng họ. Còn đường lối nhân nghĩa của Nguyễn Bỉnh Khiêm là đường lối của một nhà Nho gắn bó với dân. Do Nguyễn Bỉnh Khiêm họ sống gần dân, hòa tâm tư và tình cảm với nhân dân, ông đã nói lên được mong ước làm người của nhân dân, đã thể hiện thái độ ứng xử của nhân dân thành những nguyên tắc sống động, có lợi cho sự rèn luyện của con người. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng lấy đức trị người nhưng với mục đích giáo hóa con người, chứ không phải lấy hệ thống tam cương để bó buộc con người. Đường lối nhân nghĩa của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện bằng chính sách chăm lo đời sống của dân, nhất là đối với người dân nghèo … Cụ thể là đất nước phải hòa bình, triều đinh phải cứu vớt những người nghèo khổ, nhà vua phải soi xét đến đời sống dân nghèo, “Quân vương như hữu quang minh chúc, ủng chiếu cùng lư bộ ốc dân” (Nếu nhà vùa có bó đuốc sáng thì nên soi đến dân ở nơi nhà nát xóm nghèo - cảm hứng). Đó rõ ràng là một đường lối chính trị yêu nước thương dân, đường lối mang tên vương đạo ở bên ngoài, nhưng có thực chất nhân dân ở bên trong. Đường lối đó là kế tục nhân nghĩa của Nguyễn Trãi thế kỷ XV. Lịch sử Việt Nam là lịch sử của các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Các nhà nghiên cứu cho rằng truyền thống cơ bản của dân tộc Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo. Hai yếu tố đó luôn gắn bó chặt chẽ với nhau - thương nước tức là thương dân, thương dân tức là thương người - mà theo quan niệm của Nho giáo, đó chính là nhân nghĩa. Điều đó chứng tỏ răng quan niệm về nhân nghĩa của Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự kết tinh những yếu tố tích cực của tư tưởng nhân nghĩa truyền thống đã có từ lâu đời ở Việt Nam. Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm , mỗi số phận con người đều được ông chú ý. Trong tư tưởng của ông đã xuất hiện những từ “vợ góa”, “con côi”… mà trong Nho giáo và ngay cả trong quan niệm của Nguyễn Trãi đều gọi chung là dân đen. Tư tưởng đạo đức của Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa xuất phát từ những giáo lý của Nho giáo, vừa xuất phát từ chính yếu của cuộc sống. Do vậy bên cạnh những đặc điểm khác với Nho giáo truyền thống, trong tư tưởng của ông vẫn còn những bế tắc nhất định. Chúng ta không thể đòi hỏi ông vượt khỏi quy định nghiêm ngặt của lịch sử. Mặc dù vậy, những tư tưởng của ông đã góp một phần không nhỏ trong tư tưởng đạo đức truyền thống dân tộc. Nguyễn Bỉnh Khiêm là một kẻ sĩ với lòng yêu nước thương dân, cả đời bận tâm đến sự an nguy hạnh phúc của dân hơn cả chính bản thân mình. Nguyễn Bỉnh Khiêm mãi mãi thanh khiết như “vầng mây trắng”, nhưng lại không ở trên cao xa xôi, mà lại luôn gần gũi bao bọc dân chúng, yêu mến quê hương. Dù ngay trong thời gian ở ẩn, “sống chung dung ưu nhàn trên 40 năm, mà tâm địa chưa từng ngày nào quên đời, lòng lo đời và thương người thế tục thể hiện ra văn thơ”. Ông vẫn lo dùy trì đạo đức cho dân, và đòa tạo cho đất nước một thế hệ tương lai ưu trú. Quả thật ông là một người “công tuy không trùn thiên hạ nhưng đức có thể sánh với trăng sao”. Chúng ta có thể dùng chính câu thơ của ông để nói về ông rằng: Nguyễn Bỉnh Khiêm “Vầng Mây Trắng” thanh cao.