1. Hình thái kinh tế - xã hội và quan niệm duy vật lịch sử
Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, cả những học trò của C.Mác - Ph.Ăngghen lẫn bất kỳ độc giả nào cũng đều không tìm thấy thuật ngữ hình thái kinh tế - xã hội theo nguyên dạng của nó. Thuật ngữ này, như ghi nhận của giới chuyên môn, xuất hiện muộn hơn khá nhiều. Lần đầu tiên, vào năm 1859, tức là sau Tuyên ngôn đến hơn 10 năm, nó được Mác sử dụng trong Lời tựa cho cuốn sách Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị, một trong những dạng thức “tiền thân” của bộ Tư bản.
Tuy nhiên, khi nắm bắt thực chất tinh thần câu chữ trong văn bản và phân tích đối chiếu với cấu trúc nội hàm khái niệm ở trình độ hoàn thiện, chín muồi của nó thì có thể khẳng định rằng, vấn đề hình thái kinh tế - xã hội nằm trong số những nội dung cơ bản quan trọng hàng đầu của Tuyên ngôn.
16 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2236 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận triết học Hình thái kinh tế xã hội và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIAÙO VIEÂN NHAÄN XEÙT VAØ CHAÁM ÑIEÅM:
......................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................
HÌNH THAÙI KINH TEÁ XAÕ HOÄI VAØ CON ÑÖÔØNG ÑI LEÂN CNXH ÔÛ VIEÄT NAM
GVHD: TS Nguyeãn Ngoïc Thu
HVTH: Leâ Sôn Laâm
STT: 58
LÔÙP: Ñeâm 4- Cao Hoïc Khoaù 16
PHAÀN 1
HÌNH THAÙI KINH TEÁ – XAÕ HOÄI VAØ QUAN NIEÄM DUY VAÄT LÒCH SÖÛ
1. Hình thái kinh tế - xã hội và quan niệm duy vật lịch sử
Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, cả những học trò của C.Mác - Ph.Ăngghen lẫn bất kỳ độc giả nào cũng đều không tìm thấy thuật ngữ hình thái kinh tế - xã hội theo nguyên dạng của nó. Thuật ngữ này, như ghi nhận của giới chuyên môn, xuất hiện muộn hơn khá nhiều. Lần đầu tiên, vào năm 1859, tức là sau Tuyên ngôn đến hơn 10 năm, nó được Mác sử dụng trong Lời tựa cho cuốn sách Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị, một trong những dạng thức “tiền thân” của bộ Tư bản.
Tuy nhiên, khi nắm bắt thực chất tinh thần câu chữ trong văn bản và phân tích đối chiếu với cấu trúc nội hàm khái niệm ở trình độ hoàn thiện, chín muồi của nó thì có thể khẳng định rằng, vấn đề hình thái kinh tế - xã hội nằm trong số những nội dung cơ bản quan trọng hàng đầu của Tuyên ngôn.
Thật thế, ngay ở phần đầu tác phẩm, Mác - Ăngghen đã khái quát, phân định toàn bộ lịch sử phát triển xã hội loài người theo các cặp giai cấp tiêu biểu đặc thù, đối kháng nhau về cơ sở kinh tế - xã hội và đấu tranh quyết liệt với nhau trên bình diện chính trị - xã hội, từ đó rút ra các chế độ xã hội, loại hình xã hội tương ứng. Theo trình tự thời gian lịch sử, lần lượt đó là: 1- xã hội thời kỳ tiền sử, chưa “thành văn”, tức công xã nguyên thuỷ; và các xã hội thời kỳ “thành văn”, bao gồm: 2- xã hội cổ đại, chiếm hữu nô lệ, với các giai cấp đối kháng cơ bản là người tự do và nô lệ, quý tộc và bình dân; 3- xã hội trung cổ phong kiến với chúa đất và nông nô, thợ cả và thợ bạn; 4- xã hội tư bản hiện đại với tư sản và vô sản; 5- xã hội cộng sản văn minh tương lai sẽ ra đời từ sự diệt vong của xã hội tư bản.
Trong những phần sau, Mác - Ăngghen tập trung tiến hành việc nghiên cứu, “giải phẫu” sâu sắc xã hội tư bản trước hết ở nền tảng kinh tế - xã hội và phương thức sản xuất của nó. Từ đây các ông đã vạch ra được quy luật phát sinh, phát triển và diệt vong của xã hội này nói riêng, quy luật vận động phổ biến, chung nhất của tất cả các loại hình xã hội trong lịch sử nói chung. Đó là quy luật về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, xác định rằng, sự phát triển tới hạn của lực lượng sản xuất sẽ dẫn đến chỗ phá vỡ quan hệ sản xuất cũ, thúc đẩy phương thức sản xuất phát triển lên một trình độ mới cao hơn, cách mạng hoá toàn bộ đời sống xã hội…
Như vậy, cấu trúc nội dung chung của quan niệm duy vật lịch sử đã được xác lập hoàn chỉnh ở Tuyên ngôn bao gồm hai bộ phận hợp thành chính: Một là, hệ thống lô gíc lý luận có tính khái quát, tổng hợp và trừu tượng cao gồm các nguyên lý, quy luật, phạm trù, khái niệm triết học duy vật lịch sử phản ánh toàn bộ kết cấu “cơ thể” xã hội nói chung; Hai là, những khảo sát, phân tích cụ thể sinh động từ góc độ tiếp cận của các khoa học chuyên ngành lịch sử, xã hội, kinh tế…
Hai hợp phần nội dung này là kết quả của hai tuyến nghiên cứu độc lập tương đối với nhau, nhưng vẫn thống nhất với nhau trong một tiến trình chung, vừa làm tiền đề cho nhau, vừa là hệ quả của nhau để đạt tới nhận thức khoa học sâu sắc, đúng đắn và chính xác về hệ thống quy luật phổ biến, chung nhất của lịch sử, xã hội. Ở đây thể hiện rõ phương pháp biện chứng khoa học đặc sắc “đi từ cái cụ thể (trong hiện thực) - đến cái trừu tượng - trở về cái cụ thể (trong tư duy)”. Phương pháp đó được Mác cắt nghĩa và trình bày trực tiếp sáng tỏ về sau, trong tiểu mục Phương pháp của khoa kinh tế chính trị, ở Lời nói đầu (1857) cuốn Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị.
Tư tưởng về hình thái kinh tế - xã hội của Mác - Ăngghen trong Tuyên ngôn, được rút ra từ quá trình nghiên cứu theo phương pháp đầy hiệu lực và duy nhất đúng đắn ấy (xét ở cấp độ tiếp cận khái quát triết học), chính là “cái cụ thể” xét trên cả hai phương diện trong cấu trúc chung của quan niệm duy vật lịch sử:
Thứ nhất, với tính cách là “cái cụ thể trong hiện thực”, hình thái kinh tế - xã hội phản ánh lịch sử xã hội loài người bao gồm các thời kỳ, giai đoạn với các loại hình, chế độ cơ bản khác nhau, kế tiếp và tương đối tách biệt nhau. Trong đó, mỗi thời kỳ, giai đoạn lịch sử, mỗi loại hình, chế độ này lại có những nội dung, tính chất, đặc điểm riêng biệt khác nhau nhất định về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, về cơ cấu và mâu thuẫn giai cấp xã hội, về hệ thống chính trị và đời sống tinh thần.
Thứ hai, với tính cách là “cái cụ thể trong tư duy”, hình thái kinh tế - xã hội thống nhất, kết hợp, tổng hợp với hệ thống các nguyên lý, quy luật, phạm trù, khái niệm triết học duy vật lịch sử để tạo thành một quan niệm duy vật lịch sử có nội dung chung vừa khái quát vừa sinh động, vừa mang tính lô gíc vừa mang tính lịch sử, vừa bao hàm cái chung vừa thể hiện cái riêng, vừa khẳng định cái phổ biến vừa phản ánh cái đặc thù…
Với nội hàm ý nghĩa như thế, quan niệm duy vật lịch sử này trở thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học thực sự để nhận thức và định hướng đúng đắn cho hoạt động cải tạo thế giới. Nó khác biệt về chất so với những triết học - lịch sử mang “đức tính cao cả nhất là ở tính siêu lịch sử”, tách rời khỏi mọi hoàn cảnh thực tiễn cụ thể, có cao vọng trở thành chìa khoá vạn năng để hiểu biết toàn bộ đời sống lịch sử, xã hội.
Hình thái kinh tế - xã hội với tính cách là một đối tượng nghiên cứu chỉnh thể cũng được Mác - Ăngghen đi sâu phân tích kỹ lưỡng hơn cũng theo phương pháp “cụ thể - trừu tượng - cụ thể”, giống như đối với quá trình nghiên cứu toàn bộ cấu trúc “cơ thể” đời sống xã hội, toàn bộ lịch sử nhân loại nói chung. Nhờ vậy các ông đã phác hoạ, khái quát toàn bộ lịch trình tiến triển xã hội loài người thành “mô hình”, “sơ đồ” mang tính “chuẩn hóa” gồm 5 hình thái kinh tế - xã hội. Trong đó, sự vận động, phát triển của mỗi hình thái kinh tế - xã hội cũng như bước chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác đều tuân theo các quy luật duy vật lịch sử chung nhất, phổ biến, tất yếu.
Đồng thời, Mác - Ăngghen cũng luôn xem xét, khảo sát một cách cụ thể chi tiết và sâu sắc diễn biến, nội dung đời sống lịch sử hiện thực trực tiếp của nhiều loại hình xã hội đã từng tồn tại ở Tây Âu và các nước, khu vực khác trên thế giới. Từ đó hai ông đã đạt tới nhận thức toàn diện về cả cái lịch sử lẫn cái lô gíc, cái đặc thù lẫn cái phổ biến, cả cái riêng lẫn cái chung, cả cái bộ phận lẫn cái toàn thể…, tức là cả “cái cụ thể trong hiện thực” lẫn “cái trừu tượng”. Kết quả cuối cùng của sự nghiên cứu theo phương pháp này là sự thống nhất, hợp nhất, tổng hợp của chúng thành “cái cụ thể trong tư duy” vừa sinh động phong phú hơn, vừa sâu sắc đầy đủ và hoàn chỉnh hơn. Đáng chủ ý rằng, đây là điều không phải tất cả đều thấy. Trong khi đó, các nhà “phê phán Mác - Ăngghen” cả trước lẫn nay thì thường bỏ qua để rồi quay lại quy kết các ông là “giáo điều”, coi học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là một loại quyết định luận mang tính “kinh viện”, “định mệnh”, “khuôn mẫu”, “cứng nhắc” và chỉ có ý nghĩa “hạn hẹp”, “cục bộ”…(!).
2. Hình thái kinh tế - xã hội và phát triển vượt cấp
Sự quan tâm nghiên cứu toàn diện như thế của Mác - Ăngghen đối với cái lịch sử, cái đặc thù, cái riêng, cái bộ phận (“cái cụ thể trong hiện thực”), đã đem lại những số kết quả quan trọng vừa mang tính khoa học lý luận đặc sắc độc đáo, vừa mang tính thời sự trực tiếp cấp thiết đối với tiến trình chủ nghĩa xã hội thế giới cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI nói chung, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và sự nghiệp Đổi mới ở Việt Nam hiện nay nói riêng. Đáng chú ý trong số đó là tư tưởng về việc cần phải “hạn chế tính tất yếu lịch sử” của sự phát triển chủ nghĩa tư bản mà chính các ông đã vạch ra, chỉ trong phạm vi những nước Tây Âu và tư tưởng về phát triển vượt cấp đặc thù, “phi chuẩn hóa” của các hình thái kinh tế - xã hội bên cạnh tiến trình phát triển chung nhất, phổ biến của chúng. Phép biện chứng của đời sống thực tiễn ở đây là: cái chung, cái phổ biến, cái trừu tượng không phải luôn luôn đồng nhất với cái riêng, cái đặc thù, cái cụ thể cũng như không phải đồng nhất với tất cả cái riêng, cái cụ thể. Trái lại, trong sự vận động phát triển của hiện thực lịch sử xã hội, cái đặc thù, cái riêng, cái cụ thể và cái chung, cái phổ biến, cái trừu tượng có thể không đồng nhất với nhau nhưng vẫn hoàn toàn thống nhất với nhau.
Ngay trong Tuyên ngôn, tư tưởng về hình thái kinh tế - xã hội đã gắn liền với tư tưởng về phát triển vượt cấp. Bởi vì thực ra những tư tưởng đó cùng với nhiều tư tưởng cơ bản quan trọng khác trong tổng thể nội dung chung của quan niệm duy vật lịch sử, đều đã được Mác - Ăngghen nêu lên và tiếp tục đề cập đến trong suốt những năm 40 thế kỷ XIX, tức là trong giai đoạn các ông mới hình thành thế giới quan duy vật biện chứng - duy vật lịch sử, lập trường cộng sản chủ nghĩa của mình. Ngoài ra, phát triển vượt cấp cũng cần được xem là vấn đề thuộc về chính nội dung của Tuyên ngôn nếu chú ý rằng, nó đã được Mác - Ăngghen trực tiếp nhắc tới trong Lời tựa cuối cùng mà hai ông cùng soạn thảo, viết cho Tuyên ngôn xuất bản bằng tiếng Nga lần thứ hai vào năm 1882.
Tư tưởng của Mác - Ăngghen về phát triển vượt cấp bao gồm một số nội dung chính như sau:
- Trong một số điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, hình thái kinh tế - xã hội thấp (thứ nhất) có thể phát triển vượt cấp lên một trình độ cao hơn hẳn (thứ ba), bỏ qua giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế - xã hội kế tiếp liền kề (thứ hai). Hiện tượng “lệch chuẩn” so với “sơ đồ mẫu 5 hình thái” này thực ra vẫn không mâu thuẫn mà còn thống nhất với sự phát triển tuần tự qua “sơ đồ” chung đó của lịch sử toàn thế giới. Còn bản thân “sơ đồ mẫu” cũng không loại trừ mà lại bao hàm chính những bước nhảy vượt cấp, bỏ qua. Đây chính là phép biện chứng sinh động giữa cái chung và cái riêng, cái trừu tượng và cái cụ thể, cái phổ biến và cái đặc thù, cái tổng thể và cái bộ phận trong sự vận động, phát triển của lịch sử hiện thực của xã hội loài người.
- Những điều kiện cơ bản cho sự phát triển vượt cấp bao gồm: Một là, xã hội thứ nhất phải vừa có mối liên hệ trực tiếp ít nhiều sâu rộng chặt chẽ, đồng thời vừa có vị thế độc lập tương đối nhất định đối với xã hội thứ hai. Hai là, xã hội thứ hai không chỉ là phải đang tồn tại, mà còn phải phát triển đến một mức độ chín muồi nhất định của chính nó. Ba là, tuy xã hội thứ nhất có trình độ kinh tế - xã hội thấp hơn, phương thức sản xuất kém phát triển hơn, nhưng vẫn phải có được những nhân tố vật chất - xã hội nội tại nhất định có sức sống mạnh mẽ và mang tính tích cực bền vững, để có thể tham gia được vào quá trình kết hợp tổng hợp hình thành nên kết cấu kinh tế - xã hội mới của xã hội thứ ba.
Theo sự khảo sát, phân tích lịch sử của Mác - Ănghen, thì phát triển vượt cấp đã từng diễn ra với một số trường hợp. Chẳng hạn xã hội công xã nguyên thuỷ của người Giéc - manh và xã hội chiếm hữu nô lệ của người người La Mã thời kỳ cuối cổ đại chuyển sang đầu trung đại. Lúc đó người Giéc - manh có trình độ phát triển thấp hơn, nhưng lại chinh phục được đế quốc La Mã phát triển cao hơn. Kết quả là các xã hội này đã thống nhất, hợp nhất với nhau và cùng đi lên xã hội phong kiến. Ở đây, phương thức sản xuất mới hình thành chính là kết quả của việc kế thừa, kết hợp, tổng hợp, cải biến hai yếu tố chính: lực lượng sản xuất của người La Mã và tổ chức quân sự của người Giéc - manh.
Hoặc ngay trong thời hiện đại, có liên quan đến chủ đề này là nước Nga phong kiến chuyên chế nửa cuối thế kỷ XIX. Trong cuộc đời và hoạt động của mình, Mác - Ăngghen đã sớm quan tâm đến nước Nga. Đây là một cường quốc Âu - Á có kiến trúc thượng tầng phong kiến chuyên chế và cơ sở hạ tầng tư bản chủ nghĩa phát triển không cao, được hai ông đề cập riêng đến khá nhiều trong khoảng vài ba thập niên cuối đời. Mác - Ăngghen không chỉ chú ý đến tình thế cách mạng đang ngày càng gay gắt tại Nga nói chung, mà còn nhìn thấy ở nước này những khả năng nhất định cho sự phát triển bỏ qua xã hội tư bản vượt cấp lên xã hội cộng sản. Theo Mác – Ăngghen, từ những tiền đề cơ bản như: ở đây có kết cấu công xã nông thôn tồn tại khắp cả nước, cộng thêm vị thế độc lập thuận lợi của một nước lớn trong cục diện quốc tế đương thời, đặt trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản đã phát triển mạnh ở châu Âu, thì nước này có thể thực hiện bước chuyển vượt cấp lên xã hội cộng sản, bỏ qua “khe sâu Cáp-đi-a” là những nỗi tai ương, đau khổ của chủ nghĩa tư bản. Trên cơ sở các tài liệu cụ thể, sinh động đó, hai ông cũng củng cố, khẳng định và khái quát vững chắc thêm nội dung lô gíc lý luận chung trong tư tưởng về phát triển vượt cấp vốn sớm hình thành từ thời kỳ mới viết “những tác phẩm đầu tay” cho đến Tuyên ngôn.
Trong giai đoạn từ Tuyên ngôn trở đi, với thực tiễn của chủ nghĩa tư bản nửa cuối thế kỷ XIX, trong đó có tình hình nước Nga phong kiến chuyên chế đã bước vào con đường tư bản hóa từ năm 1861, hai ông lại tiếp tục tiến hành việc nghiên cứu khoa học chuyên biệt về vấn đề phát triển vượt cấp với sự vận dụng phương pháp biện chứng “cụ thể - trừu tượng - cụ thể”. Theo đó, Mác - Ăngghen đã bổ sung thêm vào các tài liệu lịch sử cụ thể đã có từ thời cổ - trung đại và cận đại về phát triển vượt cấp bằng những tài liệu mới của nước Nga đương thời. Qua đấy “cái cụ thể trong hiện thực” về hiện tượng lịch sử đặc biệt này được làm phong phú thêm, đồng thời “cái trừu tượng” (lô gíc lý luận chung về hiện tượng đó) cũng được củng cố, khẳng định thêm. Cuối cùng quá trình nhận thức đạt đến “cái cụ thể trong tư duy” vừa khái quát hơn vừa sinh động hơn. “Cái cụ thể trong tư duy” này chính là tiền đề nhận thức, lý luận dẫn đến tư tưởng về sự phát triển vượt cấp trong thời hiện đại với nội dung bỏ qua xã hội tư bản quá độ lên xã hội cộng sản như một khả năng mới mẻ có tính hiện thực trực tiếp cao. Khả năng này có thể còn không phải là ngoại lệ cá biệt, xét trong bối cảnh mới của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỷ XIX đã công nghiệp hóa và quốc tế hóa mạnh mẽ, bắt đầu vượt ra khỏi phạm vi Tây Âu để vươn sang địa bàn Đông Âu, châu Á, Bắc Mỹ và toàn thế giới.
Như vậy, tư tưởng của Mác - Ăngghen trong Tuyên ngôn và từ Tuyên ngôn về hình thái kinh tế - xã hội, gồm cả nội dung đặc sắc về phát triển vượt cấp, đã bao quát toàn diện hiện thực xã hội tư bản kể từ nửa cuối thế kỷ XIX trở đi ở cả vùng trung tâm vốn vẫn tiến triển tuần tự theo “khuôn mẫu” điển hình lẫn vùng ngoại vi diễn biến “bất thường” theo mô hình phát triển vượt cấp. Những tư tưởng cách mạng khoa học thiên tài ấy của các ông đã dự báo, dự kiến chính xác cả hai tuyến vận động chuyển hoá phổ biến và đặc thù diễn ra đồng thời, thống nhất biện chứng với nhau trong sự vận động, phát triển chung của hệ thống tư bản thế giới từ khi bước vào thời hiện đại. Đó là quá trình chuyển biến lên xã hội cộng sản từ các xã hội tư bản phát triển cao, điển hình; và quá trình chuyển biến lên xã hội cộng sản từ các xã hội tư bản phát triển không cao, không điển hình, kể cả các xã hội tiền tư bản như sẽ diễn ra về sau trong thế kỷ XX.
3. Tuyên ngôn và thời đại ngày nay
Vấn đề