Tiểu luận Triết học Vận dụng những tư tưởng của triết học Mác - Lênin về giai cấp và đấu tranh để lý giải cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam

Chương 1 : Giai cấp và những vấn đềxung quanh giai cấp. 2 I.Khái niệm giai cấp . 2 II.Đặc điểm giai cấp . 3 III.Nguồn gốc giai cấp . 3 IV.Kết cấu giai cấp . 4 V.Vai trò lịch sửcủa giai cấp vô sản . 4

pdf18 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3573 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Triết học Vận dụng những tư tưởng của triết học Mác - Lênin về giai cấp và đấu tranh để lý giải cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học viên thực hiện : Nguyễn Phương Nam Tiểu Luận Triết Học P2 Trang 1/18 MỤC LỤC PHẦN 1 : ...................................................................................................................................2 CƠ SỞ LÝ LUẬN .....................................................................................................................2 Chương 1 : Giai cấp và những vấn đề xung quanh giai cấp.............................................2 I.Khái niệm giai cấp .........................................................................................................2 II.Đặc điểm giai cấp..........................................................................................................3 III.Nguồn gốc giai cấp ......................................................................................................3 IV.Kết cấu giai cấp ...........................................................................................................4 V.Vai trò lịch sử của giai cấp vô sản ...............................................................................4 Chương 2 : Đấu tranh giai cấp ............................................................................................5 I.Đấu tranh giai cấp là gì ? ..............................................................................................5 II.Tính tất yếu của đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp đối kháng .................6 IV.Đấu tranh giai cấp trong thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.......................................................................................................8 PHẦN 2 : .................................................................................................................................11 VẬN DỤNG NHỮNG TƯ TƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN VỀ GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI ĐỂ LÝ GIẢI CUỘC ĐẤU TRANH GIAI CẤP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ..............................................................................................................................11 PHẦN 3 : .................................................................................................................................18 KẾT LUẬN .............................................................................................................................18 Học viên thực hiện : Nguyễn Phương Nam Tiểu Luận Triết Học P2 Trang 2/18 PHẦN 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN Học thuyết về giai cấp và đấu tranh giai cấp, kết quả tất nhiên của quan niệm duy vật về lịch sử, là một trong những nội dung cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác - Lê Nin. Lý luận đó là sợi dây dẫn đường giúp ta tìm ra những quy luật chi phối tất cả các xã hội kể từ khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã cho đến nay. Điều căn bản hơn nữa là lý luận đó đã chỉ rõ vai trò lịch sử vĩ đại của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh giải phóng loài người khỏi ách thống trị của chủ nghĩa tư bản và trong việc xây dựng một xã hội không giai cấp, xã hội cộng sản. Nó là cơ sở lý luận của đường lối chiến lược, sách lược của tất cả các Đảng cộng sản và công nhân trên thế giới trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản khoa học. ----------&-&---------- Chương 1 : Giai cấp và những vấn đề xung quanh giai cấp I.Khái niệm giai cấp Học thuyết chủ nghĩa Mác – Lê Nin đã chỉ ra rằng: Sự phân chia xã hội thành giai cấp là kết quả tất nhiên của những chế độ kinh tế xã hội nhất định trong lịch sử. Quan hệ giai cấp chính là biểu hiện về mặt xã hội của những quan hệ sản xuất trong đó tập đoàn người này có thể bóc lột lao động của tập đoàn người khác.V.I. Lê Nin đã chỉ rõ bản chất của giai cấp trong định nghĩa kinh điển sau đây: Người ta gọi giai cấp là những tập đoàn người to lớn, khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản suất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ(thường thường thì những quan hệ này được pháp luật qui định và thừa nhận)đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định”. Định nghĩa về giai cấp nói trên của V.I Lê Nin vũ trang cho chúng ta lý luận và phương pháp khoa học để phân tích các giai cấp trong xã hội có giai cấp, giúp cho Học viên thực hiện : Nguyễn Phương Nam Tiểu Luận Triết Học P2 Trang 3/18 chúng ta biết được vị trí khác nhau của từng giai cấp trong một xã hội nhất định, qua đó có thể hiểu được tư tưởng, tình cảm và thái độ chính trị của từng giai cấp. II.Đặc điểm giai cấp Từ định nghĩa giai cấp của Lê Nin ta có thể rút ra những đặc trưng cơ bản của giai cấp là :  Đặc trưng thứ nhất: giai cấp là những tập đoàn người có địa vị khác nhau trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định.  Đặc trưng thứ hai: các giai cấp có mối quan hệ khác nhau về quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất.  Đặc trưng thứ ba : các giai cấp có vai trò khác nhau trong việc tổ chức lao động xã hội.  Đặc trưng thứ tư : các giai cấp có những phương thức và quy mô thu nhập về của cải xã hội. Bốn đặc trưng trên có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đặc trưng thứ hai là đặc trưng cơ bản nhất, chi phối các đặc trưng khác III.Nguồn gốc giai cấp Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định rằng: không phải bạo lực, cũng không phải một nguyên nhân tự nhiên nào đó, mà sự phân chia xã hội thành giai cấp là do nguyên nhân kinh tế. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, trình độ lực lượng sản xuất còn thấp kém buộc người ta muốn sống phải cố kết với nhau. Năng suất lao động rất thấp, xã hội chưa có sản phẩm thừa tương đối, do đó chưa có khả năng khách quan của việc phân chia giai cấp. Khi lực lượng sản xuất phát triển, việc sử dụng công cụ bằng kim loại làm cho năng suất lao động tăng lên đã dẫn tới sự phân công lại lao động trong xã hội. Với lực lượng sản xuất mới, sản xuất cá thể trở thành hình thức thích hợp hơn và có hiệu quả hơn. Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đã xuất hiện và dần thay thế sở hữu cộng đồng nguyên thủy. Chế độ tư hữu ra đời dẫn đến sự bất bình đẳng về tài sản trong công xã. Xã hội phân hóa thành những giai cấp khác nhau, giai cấp bóc lột, và giai cấp bị bóc lột. Học viên thực hiện : Nguyễn Phương Nam Tiểu Luận Triết Học P2 Trang 4/18 Như vậy, sự phân chia xã hội thành giai cấp là kết quả tất nhiên của chế độ kinh tế dựa trên sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Sự hình thành giai cấp diễn ra theo hai con đường: Thứ nhất, sự phân hóa từ nội bộ công xã thành kẻ bóc lột và người bị bóc lột. Thứ hai, những tù binh bị bắt trong chiến tranh cũng bị biến thành nô lệ. IV.Kết cấu giai cấp Trong các xã hội có giai cấp, mỗi hình thái kinh tế - xã hội có kết cấu giai cấp riêng. Ở mỗi hình thái kinh tế - xã hội dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất đều có hai giai cấp cơ bản. Hai giai cấp này có địa vị đối lập với nhau trong hệ thống sản xuất xã hội và do phương thức sản xuất chiếm địa vị thống trị trong xã hội ấy quyết định. VD: trong xã hội chiếm hữu nô lệ có chủ nô và nô lệ, trong xã hội phong kiến có địa chủ và nông dân, trong xã hội tư bản có tư sản và vô sản. Ngoài hai giai cấp cơ bản, trong kết cấu giai cấp của những xã hội đó còn có những giai cấp không cơ bản. Sở dĩ trong xã hội có những giai cấp không cơ bản vì bên cạnh phương thức sản xuất chiếm địa vị thống trị trong xã hội, còn có những tàn dư của phương thức sản xuất cũ, hoặc mầm mống của phương thức sản xuất mới. V.Vai trò lịch sử của giai cấp vô sản Giai cấp vô sản là giai cấp duy nhất có sứ mệnh lịch sử lật đổ chủ nghĩa tư bản và đưa xã hội loài người tiến lên chủ nghĩa cộng sản. C.Mác- P.Enghen viết: “ giai cấp tư sản không những đã rèn vũ khí giết mình; nó còn sinh ra những sử dụng vũ khí ấy – những công nhân hiện đại, những người vô sản”. Trong các giai cấp đối lập với giai cấp tư sản chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp triệt để cách mạng. điều đó không phải chỉ vì nó là giai cấp có “ mức sống” thấp nhất trong xã hội. Bần nông là những người nghèo khổ không khác gì người vô sản, song họ không thể tự mình lật đổ được chủ nghĩa tư bản và xây dựng được chủ nghĩa xã hội, chính vì họ là những người sản xuất nhỏ, những người tiểu tư sản. Vai trò lịch sử của giai cấp vô sản là do địa vị của nó trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa quyết định. Là giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất mới, phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa, giai cấp vô sản có sứ mệnh lịch sử tiêu diệt phương thức sản xuất tư bản Học viên thực hiện : Nguyễn Phương Nam Tiểu Luận Triết Học P2 Trang 5/18 chủ nghĩa đã lỗi thời. Giai cấp vô sản là giai cấp bị áp bức bóc lột cuối cùng trong lịch sử; nó chỉ có thể được giải phóng khi mọi hình thức áp bức, bóc lột cũng như cơ sở của chế độ người bóc lột người là chế độ tư hữu đã bị xóa bỏ. Chỉ có giai cấp vô sản, giai cấp hoàn toàn không tư hữu, bản thân nó là sản phẩm của nền sản xuất hiện đại và gắn liền với nền sản xuất đó, được nền sản xuất đó rèn luyện, mới đủ khả năng lãnh đạo quần chúng lao động bị áp bức, bóc lột đứng lên lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa tư bản và xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Đồng chí Lê Duẩn đã nói : “ là con đẻ của xã hội tư bản chủ nghĩa, gắn liền với nền sản xuất đại công nghiệp, và là sản phẩm của bản thân đại công nghiệp, giai cấp công nhân tiêu biểu cho lực lượng sản xuất mới xã hội hóa, và do đó nó là giai cấp tiên tiến nhất có khả năng cải tạo cả thế giới, tổ chức nên chế độ xã hội mới, xã hội tương lai của loài người, là xã hội cộng sản chủ nghĩa” Ngày nay vai trò của giai cấp vô sản, giai cấp trung tâm của thời đại, không giảm đi mà trái lại không ngừng tăng lên. Giai cấp vô sản là giai cấp tiên phong trong ba dòng thác cách mạng của thời đại, đang tấn công vào chủ nghĩa đế quốc và đưa loài người từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Chương 2 : Đấu tranh giai cấp I.Đấu tranh giai cấp là gì ? Mác và Enghen không đưa ra một định nghĩa thế nào là đấu tranh giai cấp, nhưng quan niệm của hai ông về đấu tranh giai cấp là rất rõ ràng và nhất quán. Trong tác phẩm nổi tiếng tuyên ngôn của Đảng cộng sản, hai ông đã khẳng định: “lịch sử tất cả các xã hội cho đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp. Người tự do và người nô lệ, quí tộc và bình dân, chúa đất và nông nô, trùm phường và thợ bạn, nói tóm lại, những kẻ bị áp bức và những người bị áp bức luôn luôn đối lập với nhau đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai, lúc ngấm ngầm, một cuộc đấu tranh bao giờ cũng kết thúc hoặc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của cả hai giai cấp đấu tranh với nhau”. Như vậy, theo Mác và Enghen đấu tranh giai cấp là đấu tranh giữa những giai cấp mà quyền lợi căn bản đối lập nhau, và kết cục của đấu tranh giai cấp là phải dẫn đến cách mạng xã hội. Học viên thực hiện : Nguyễn Phương Nam Tiểu Luận Triết Học P2 Trang 6/18 Trong định nghĩa giai cấp, Lê Nin đã chỉ rõ thực chất của quan hệ giai cấp là quan hệ giữa bóc lột và bị bóc lột, giữa áp bức và bị áp bức, tức là quan hệ giữa các tập đoàn người, do địa vị khác nhau trong chế độ kinh tế, nên có những lợi ích đối kháng nhau. Ap bức giai cấp tất nhiên dẫn đến đấu tranh giai cấp. V.I. Lê Nin: “đấu tranh giai cấp là đấu tranh của một bộ phận nhân dân này chống một bộ phận khác, đấu tranh của quần chúng cùng khổ bị áp bức và lao động chống bọn có đặc quyền đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản:” Mác cũng đã chỉ ra các hình thức của đấu tranh giai cấp là đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị, đấu tranh tư tưởng và văn hóa, trong đó đấu tranh giai cấp chính trị là hình thức cao nhất nhằm lật đổ nhà nước tư sản, thiết lập chuyên chính vô sản, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc đấu tranh giai cấp một mất một còn đó, giai cấp bóc lột tổ chức bộ máy nhà nước của mình và dùng bộ máy bạo lực đó để đàn áp sự phản kháng của giai cấp bị áp bức nhằm duy trì chế độ kinh tế - xã hội lỗi thời, bảo vệ những quyền lợi ích kỉ của chúng. Các giai cấp bị áp bức vì lợi ích sống còn của mình cũng phải tổ chức lại thành một lực lượng để tiến hành đấu tranh bằng mọi hình thức, trong đó bạo lực là hình thức chủ yếu nhằm lật đổ nền thống trị của giai cấp bóc lột, và dẫn tới một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội. II.Tính tất yếu của đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp đối kháng Những lợi ích giai cấp đối kháng nhau không thể dung hòa được, chúng chỉ có thể dẫn đến xung đột ngày càng gay gắt, chỉ có thể giải quyết sự đối kháng đó bằng đấu tranh. Đấu tranh giai cấp là quy luật của tất cả các xã hội có giai cấp. Khi xã hội còn phân chia thành giai cấp thì đấu tranh giai cấp là không thể tránh khỏi. Các cuộc đấu tranh giai cấp không phải do tư tưởng của người ta tạo ra mà do sự đối lập về lợi ích căn bản không thể dung hòa được. Mỗi cuộc đấu tranh đó chỉ có thể kết thúc bằng việc thay thế hình thái kinh tế – xã hội này bằng hình thái kinh tế –xã hội khác cao hơn. Cống hiến vĩ đại của Mác là đã chỉ ra: đấu tranh giai cấp là một động lực phát triển của xã hội loài người. Và quan điểm giai cấp trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt Học viên thực hiện : Nguyễn Phương Nam Tiểu Luận Triết Học P2 Trang 7/18 trong việc xem xét các vấn đề của cách mạng, của đời sống xã hội có giai cấp. Xa rời quan điểm đó sẽ không thể nhận thức được bản chất của các hiện tượng, các sự kiện chính trị- xã hội diễn ra hàng ngày ở trong nước và thế giới. Đấu tranh giai cấp không phải là hiện tượng vĩnh viễn trong lịch sử loài người. Cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp bị bóc lột và giai cấp bóc lột tất yếu phải phát triển đến một giai đoạn mà một giai cấp bị áp bức, do địa vị lịch sử của nó, đứng lên dành lấy chính quyền, thiết lập nền chuyên chính của mình, thông qua nền chuyên chính đó tiến hành cải tạo triệt để xã hội, tiến tới xóa bỏ mọi đối kháng giai cấp, xây dựng xã hội không giai cấp . Giai cấp có vai trò lịch sử đó là giai cấp vô sản. III.Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của các xã hội có giai cấp. Nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người là hoạt động sản xuất ra của cải vật chất. Sự phát triển xã hội là kết quả của sự tác động biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong đó những lực lượng sản xuất mới gạt bỏ những quan hệ sản xuất lỗi thời đang kiểm hãm nó. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện về mặt xã hội thành mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị phản động với giai cấp bị trị, cách mạng. Mâu thuẫn nói trên chỉ có thể giải quyết bằng cách mạng xã hội, đỉnh cao của đấu tranh giai cấp. Trong xã hội có giai cấp chỉ có thể thông qua đấu tranh giai cấp mới có thể giải quyết được sự xung đột giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vì các giai cấp thống trị phản động có những lợi ích gắn liền với những quan hệ sản xuất lỗi thời đã trở thành xiềng xích của lực lượng sản xuất. Những quan hệ sản xuất đó không tự động mất đi vì nó được các giai cấp thống trị phản động ra sức bảo vệ bằng bạo lực, bằng kiến trúc thượng tầng chính trị, pháp lý và tư tưởng. Phải dùng bạo lực cách mạng để lật đổ giai cấp thống trị, xóa bỏ các quan hệ sản xuất lỗi thời, xây dựng quan hệ sản xuất mới mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. vì vậy, trong các xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp của lịch sử. C. Mác và P. Enghen: “ trong gần bốn mươi năm, chúng tôi đã nhấn mạnh vào đấu tranh giai cấp, coi đó là động lực trực tiếp của lịch sử, đặt biệt là nhấn mạnh cuộc đấu tranh giai cấp giữa các giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, coi đó là đòn bẩy vĩ đại Học viên thực hiện : Nguyễn Phương Nam Tiểu Luận Triết Học P2 Trang 8/18 của cuộc cách mạng xã hội hiện đại; vì vậy chúng tôi không thể cộng tác với những người muốn loại cuộc đấu tranh giai cấp đó ra khỏi phong trào”. Đấu tranh giai cấp chẳng những có tác dụng cải tạo xã hội, xóa bỏ được các lượng xã hội phản động kiềm hãm xã hội phát triển mà nó còn có tác dụng cải tạo bản thân các giai cấp cách mạng. Trong các xã hội có giai cấp, sự phát triển của các mặt: văn hóa, khoa học, nghệ thuật... và các mặt khác của đời sống xã hội không thể không mang dấu ấn của cuộc đấu tranh giai cấp. Đấu tranh giai cấp thúc đẩy sự phát triển của xã hôi về mọi mặt. Đặc biệt khi cuộc đấu tranh giai cấp phát triển thành cách mạng xã hội, thì xã hội sẽ phát triển nhanh chóng “một ngày bằng hai mươi năm” như C.Mác đã nói. Sự phát triển của lịch sử thế giới đã chứng minh nguyên lý nói trên của chủ nghĩa Mác Lê Nin đã hòan toàn đúng. Cuộc đấu tranh giai cấp của những người nô lệ chống bọn chủ nô đã dẫn tới dự sụp đổ của chế độ chiếm hữu nô lệ; những cuộc đấu tranh chống phong kiến của nông dân, thợ thủ công, và giai cấp tư sản đã dẫn tới cách mạng tư sản, chấm dứt thời trung cổ kéo dài hàng ngàn năm. Đăc biệt ngày nay, cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản liên minh với quần chúng lao động bị áp bức bóc lột chống giai cấp tư sản thật sự là “đòn bẩy vĩ đại của cuộc cách mạng xã hội hiện đại”. Thành quả chủ yếu mà cuộc đấu tranh đó đã đạt được là sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, chế độ xã hội tiên tiến nhất, xã hội tốt đẹp của những người lao động, đang trở thành nhân tố quyết định sự phát tiển của xã hội loài người. Ba dòng thác cách mạng của thời đại ngày nay là biểu hiện của cuộc đấu tranh giai cấp gay go phức tạp trên phạm vi toàn thế giới, nó đang làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc và sẽ giải phóng loài người khỏi ách thống trị của chủ nghĩa tư bản thối nát. Đấu tranh giai cấp là quy luật chung cho mọi xã hội có giai cấp. Nhưng quy luật ấy có những biểu hiện đặc thù trong từng xã hội cụ thể. Điều đó do kết cấu giai cấp của mỗi xã hội và do địa vị lịch sử của mỗi giai cấp cách mạng trong từng phương thức sản xuất quy định. IV.Đấu tranh giai cấp trong thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. 1)Tính tất yếu của đấu tranh giai cấp trong thời kì quá độ Học viên thực hiện : Nguyễn Phương Nam Tiểu Luận Triết Học P2 Trang 9/18 Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản, tất nhiên dẫn đến cách mạng xã hội chủ nghĩa và thiết lập chuyên chính vô sản. Đó là quy luật của đấu tranh giai cấp do Mác đặt ra. Giành được chính quyền, cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản chưa phải đã chấm dứt, trái lại chuyên chính vô sản là tiếp tục đấu tranh giai cấp trong những điều kiện mới với nội dung mới và dưới những hình thức mới. Đối với giai cấp vô sản giành được chính quyền, thiết lập nền chuyên chính vô sản mới chỉ là bước đầu trên con đường muôn dặm của sự nghiệp cách mạng. Sau khi đã trở thành giai cấp lãnh đạo, giai cấp vô sản đứng trước những nhiệm vụ vô cùng trọng đại, khó khăn, phức tạp và lâu dài: Tiến hành cải tạo triệt để toàn bộ xã hội cũ, xây dựng một xã hội hòan toàn mới, xã hội không có giai cấp, xã hội cộng sản. Đó là nội dung và nhiệm vụ mới của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản. V.I.Lê Nin đã chỉ rõ: “về lý luận không thể nghi ngờ gì được rằng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản có một thời kì quá độ nhất định... thời kì quá độ ấy không thể nào lại không phải là một thời kì đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đang rãy chết và chủ nghĩa cộng sản đang phát sinh, hay nói một cách khác, giữa chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn, và chủ nghĩa cộng sản đã phát sinh nhưng vẫn còn rất non yếu”. Thật vậy, trong suốt thời kì quá độ, đấu tranh giai cấp