Tiểu luận Trục lợi bảo hiểm trong vận tải đường biển

Có nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm nhưng định nghĩa sau được thừa nhận một cách rộng rãi: Bảo hiểm là sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những tổn thất của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro đã được thỏa thuận gây ra với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm. Như vậy, bản chất của bảo hiểm là sự phân chia rủi ro, tổn thất của một hay của một số người cho cả cộng đồng tham gia bảo hiểm cùng gánh chịu.

doc22 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2056 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Trục lợi bảo hiểm trong vận tải đường biển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA KINH TẾ - LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -----OOO----- TRỤC LỢI BẢO HIỂM TRONG VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Thạc sỹ Hoàng Lâm Cường Nhóm thực hiện: Nhóm Hamburg Đinh Ngọc Hiếu K07 402 0304 Trần Khương Khánh K07 402 0309 Dương Thị Bích Ngọc K07 402 0335 Nguyễn Hoàng Mỹ Nguyên K07 402 0339 Bùi Thị Hải Nhạn K07 402 0340 Đỗ Thị Ngọc Thịnh K07 402 0367 Nguyễn Bình Phương Uyên K07 402 0384 Nguyễn Xuân K07 402 0388 TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5 NĂM 2010 Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM VÀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG BẢO HIỂM Bảo hiểm (Insurance) Có nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm nhưng định nghĩa sau được thừa nhận một cách rộng rãi: Bảo hiểm là sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những tổn thất của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro đã được thỏa thuận gây ra với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm. Như vậy, bản chất của bảo hiểm là sự phân chia rủi ro, tổn thất của một hay của một số người cho cả cộng đồng tham gia bảo hiểm cùng gánh chịu. Người bảo hiểm (Insurer) Là người ký kết hợp đồng với người được bảo hiểm, nhận rủi ro tổn thất về phía mình và được hưởng một khoản phí bảo hiểm. Người được bảo hiểm (Insured) Là người có quyền lợi bảo hiểm được một công ty bảo hiểm đảm bảo. Người có quyền lợi bảo hiểm là người mà khi có sự cố bảo hiểm xảy ra thì dẫn họ đến một tổn thất, một trách nhiệm pháp lý hay làm mất đi của họ những quyền lợi được pháp luật thừa nhận. Đối tượng bảo hiểm (Subject matter insured) Là đối tượng mà vì nó người ta phải ký kết hợp đồng bảo hiểm. Đối tượng bảo hiểm gồm ba nhóm chính: tài sản, con người và trách nhiệm dân sự. Trong đề tài này, chúng ta chỉ nghiên cứu về bảo hiểm tài sản. Trị giá bảo hiểm (Insurance value) Là giá trị của tài sản và các chi phí hợp lý khác có liên quan như phí bảo hiểm, cước phí vận tải, lãi dự tính. Số tiền bảo hiểm (Insurance amount) Là số tiền mà người được bảo hiểm kê khai và được người bảo hiểm chấp nhận. Số tiền bảo hiểm có thể nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn giá trị bảo hiểm. Nếu số tiền bảo hiểm nhỏ hơn trị giá bảo hiểm thì gọi là bảo hiểm dưới giá trị, bằng trị giá bảo hiểm thì gọi là bảo hiểm trên giá trị. Khi bảo hiểm lớn hơn giá trị thì phần lớn hơn đó vẫn có thể phải nộp phí bảo hiểm nhưng không được bồi thường khi tổn thất xảy ra. Phí bảo hiểm (Insurance Premium) Là một tỷ lệ phần trăm nhất định của trị giá bảo hiểm hay số tiền bảo hiểm. Phí bảo hiểm chính là khoản tiền mà người được bảo hiểm phải trả cho người bảo hiểm để đối tượng bảo hiểm của mình được bảo hiểm. Tỷ lệ phí bảo hiểm (Insurance rate) Là một tỷ lệ phần trăm nhất định thường do các công ty bảo hiểm công bố. Tỷ lệ phí bảo hiểm được tính dựa vào thống kê rủi ro tổn thất trong nhiều năm. Xác suất xảy ra rủi ro càng lớn thì tỷ lệ phí bảo hiểm càng cao. Các công ty bảo hiểm thường công bố bảng tỷ lệ phí bảo hiểm cho từng nghiệp vụ bảo hiểm. Rủi ro (Risk) Là những đe dọa nguy hiểm mà con người không lường trước được, là nguyên nhân gây nên tổn thất cho đối tượng bảo hiểm. Ví dụ như: Tàu mắc cạn, đắm, cháy, đâm va, chiến tranh, đình công … Tổn thất (Loss, Average, Damage) Là sự mất mát, hư hại do rủi ro gây nên. Ví dụ : Tàu bị đắm, hàng bị ướt, tàu đâm phải đá ngầm, hàng bị vỡ… KINH DOANH BẢO HIỂM Kinh doanh bảo hiểm Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lời, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Bảo hiểm tài sản Bảo hiểm tài sản là loại hình bảo hiểm, theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành thu phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm và cam kết bồi thường cho bên được bảo hiểm khi tài sản mua bảo hiểm gặp những rủi ro trong phạm vi bảo hiểm dẫn đến tổn thất. TRỤC LỢI BẢO HIỂM Khái niệm Với những khái niệm trên, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trên cơ sở doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm để đổi lại họ được quyền thu những khoản phí nhất định từ người mua bảo hiểm. Khi doanh nghiệp bảo hiểm thu phí của bên mua bảo hiểm cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải gánh chịu một mức trách nhiệm đối với người được bảo hiểm tương ứng mức phí bảo hiểm đã thu. Đây là yếu tố để chứng minh rằng, quan hệ kinh doanh bảo hiểm là quan hệ xã hội mang tính chất song vụ, quyền lợi bên này cũng chính là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Tham gia vào quan hệ bảo hiểm, các bên nhằm mục đích hợp tác với nhau để đạt được những lợi ích nhất định. Để thiết lập nên quan hệ mang tính hợp tác, tương trợ này, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ cam kết: không được cố ý thực hiện những hành vi có thể gây thiệt hại cho phía đối tác. Như vậy, những hành vi lừa dối nhằm gây thiệt hại cho phía bên kia để đạt được những quyền lợi tài chính nhất định trong quan hệ bảo hiểm, chúng ta có thể coi là việc kiếm lời bất hợp pháp. Theo quy định tại Thông tư 31/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 118 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì: “Trục lợi bảo hiểm là hành vi cố ý lừa dối của tổ chức, cá nhân nhằm thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và giải quyết khiếu nại bảo hiểm”. Như vậy, nói đến trục lợi bảo hiểm là phải nói đến hành vi của tổ chức, cá nhân được thực hiện một cách cố ý nhằm thu lợi bất chính. Nhận dạng hành vi trục lợi bảo hiểm phải chú trọng đến việc tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ bảo hiểm (bao gồm bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm, giải quyết khiếu nại bảo hiểm) nhằm thu lợi bất chính cho mình. Tổ chức, cá nhân được đề cập trong khái niệm trục lợi bảo hiểm trên đây có thể là bên mua bảo hiểm, bên được bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm, thậm chí có thể là hành vi gian lận trong bảo hiểm của đại lý bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Cho dù là tổ chức, cá nhân nào đi chăng nữa, nhưng nếu muốn thực hiện được hành vi trục lợi bảo hiểm, thì các chủ thể này cũng phải tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm. Tóm lại, chúng ta có thể khẳng định: Trục lợi bảo hiểm là hành vi kiếm lời bất hợp pháp của các chủ thể tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm. Tương tự như vậy, trục lợi bảo hiểm tài sản là việc các bên tham gia vào quan hệ bảo hiểm tài sản nhằm thực hiện các hành vi lừa dối để được hưởng quyền lợi tài chính mà lẽ ra mình không được hưởng hoặc hưởng lợi lớn hơn quyền lợi tài chính mà mình được hưởng. Các dạng trục lợi bảo hiểm Khai tăng giá trị giá tổn thất Hành vi này thường được thực hiện bằng cách lợi dụng tổn thất xảy ra để làm hư hỏng thêm tài sản được bảo hiểm nhằm được trả tiền bồi thường cao hơn, hoặc làm hư hỏng toàn bộ tài sản đã được bảo hiểm để được bồi thường tài sản có trị giá lớn hơn. Một cách khác là tổn thất ít, lẽ ra không được bồi thường, nhưng làm cho tổn thất vượt quá mức miễn thường để được bồi thường. Ví dụ: Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển quy định: “Mức miễn thường là 0,35% trách nhiệm qua cân tại cảng”. Trên thực tế, trọng lượng hàng hóa bị thiếu là 0,34% nên không được bồi thường. Bên mua bảo hiểm có thể trục lợi bảo hiểm qua việc “tìm cách” nâng con số này lên trên 0,35% để được bồi thường. Đã xảy ra tổn thất mới đi mua bảo hiểm Hình thức trục lợi bảo hiểm này không phải là hiếm. Đối tượng bảo hiểm (máy móc, phương tiện vận chuyển…) đã bị tổn thất tức là sự kiện bảo hiểm đã xảy ra, bên mua bảo hiểm mới đi giao kết hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường hoặc được trả tiền bảo hiểm. Ví dụ: Tàu biển đã bị đắm, toàn bộ hàng hóa bị tổn thất, chủ hàng mới đi mua bảo hiểm. Thực tế cho thấy, có khi người bán bảo hiểm không biết là tàu đã bị đắm, nhưng phần lớn là có sự “bắt tay… bẩn” với nhau để ghi ngày giao kết hợp đồng bảo hiểm trước ngày xảy ra đắm tàu, làm cho hợp đồng bảo hiểm có giá trị pháp lý. Đúng ra là hợp đồng này vô hiệu vì sự kiện bảo hiểm đã xảy ra, đối tượng bảo hiểm (ở đây là hàng hóa) không còn tồn tại (Điều 22, Luật Kinh doanh bảo hiểm). Bảo hiểm trùng Bảo hiểm trùng là việc bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm. Trong trường hợp này (bảo hiểm trùng), theo Luật Kinh doanh bảo hiểm thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản. Khi xảy ra tổn thất cho tài sản mà rủi ro gây ra tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, do các doanh nghiệp bảo hiểm không biết bên tham gia bảo hiểm đã “bắt cá nhiều tay” nên cùng trả tiền bảo hiểm mà kết quả là bên mua bảo hiểm được bồi thường gấp nhiều lần trị giá tài sản. Ví dụ: Một tài sản trị giá 10 tỷ đồng được mua bảo hiểm ở 3 doanh nghiệp bảo hiểm với số tiền bảo hiểm ở mỗi doanh nghiệp là 10 tỷ đồng. Khi có tổn thất toàn bộ, 3 công ty phải trả 30 tỷ đồng, trong khi lẽ ra chỉ phải cùng nhau chi trả tổng cộng là 10 tỷ đồng. Cố ý gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm Đây là hình thức trục lợi bảo hiểm rất tinh vi, có kiến thức nghiệp vụ cao về bảo hiểm, được chuẩn bị kỹ lưỡng, số tiền trục lợi thường lớn, rất khó điều tra hoặc tìm ra được sự thật thì tốn nhiều công sức, tiền của. Một cách khá phổ biến là tìm cách hủy hoại tài sản trong một hoàn cảnh được dàn dựng như thật. Ví dụ như cố ý đánh đắm tàu biển trong một tình huống được tạo ra rất hợp lý (thời tiết xấu, hỏng máy, cố ý đâm va…). Tất nhiên là kẻ trục lợi nắm vững mọi điều khoản của hợp đồng bảo hiểm để chắc chắn rủi ro không nằm trong trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng để không bị từ chối bồi thường. Kiểu trục lợi này rất nguy hiểm, với hậu quả nghiêm trọng về mặt tài chính cho doanh nghiệp bảo hiểm khi có thông đồng giữa bên mua bảo hiểm và những “con sâu” trong doanh nghiệp bảo hiểm để nâng giá trị tài sản được bảo hiểm trước khi tham gia bảo hiểm. Ví dụ: Một tàu biển trị giá 30 triệu đô-la, được “bắt tay” nâng lên 32 triệu đô-la; sau đó tàu bị đắm rất “hợp lý” và “ngẫu nhiên”, số tiền bảo hiểm phải trả là 32 triệu đô-la (gian lận 2 triệu đô-la!). Một cách làm khác là thay thế những thiết bị đắt tiền của tài sản được bảo hiểm bằng những đồ “rởm” sau đó hủy hoại tài sản đó. Dĩ nhiên là số tiền bồi thường sẽ được tính cho đồ “xịn” như khi tham gia bảo hiểm. Cách trục lợi này thường xảy ra với các tài sản có giá trị cao, có lắp đặt thiết bị đắt tiền như tàu thủy, xe chuyên dụng… Khai ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm trước thời hạn hợp đồng Hợp đồng bảo hiểm phải có thời hạn bảo hiểm, tức là nếu trong khoảng thời gian đó có sự kiện bảo hiểm xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm. Ví dụ: Một “Giấy chứng nhận bảo hiểm môtô-xe máy” có ghi thời hạn bảo hiểm: 24 tháng, từ 8 giờ 50 phút ngày 28-9-2005 đến 8 giờ 50 phút ngày 28-9-2007. Nếu tai nạn cho người đi xe máy xảy ra ngày 29-9-2007 thì kẻ trục lợi bảo hiểm sẽ “đạo diễn” sao cho tai nạn xảy ra trước 8 giờ 50 phút ngày 28-9-2007. Lập hồ sơ giả Cách trục lợi này thường phải có “tay trong” ở các doanh nghiệp bảo hiểm và “bắt tay” với đường dây sửa chữa đối tượng bảo hiểm là tài sản như phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị… Tuy không có tổn thất thực tế đối với đối tượng bảo hiểm nhưng vẫn có đầy đủ chứng từ hợp lệ (hóa đơn sửa chữa, mua vật tư, phụ tùng…) với đầy đủ chữ ký thật, dấu thật, chứng từ thật hoàn toàn nhưng chỉ có “sự thật” là… giả. Tạo dựng hiện trường giả Trục lợi bảo hiểm theo cách này thường biểu hiện ở việc tạo ra một hiện trường như… thật. Ví dụ: Giả vờ bị mất cắp hàng hóa thì khóa cửa kho bị phá, niêm phong hầm hàng bị mở, mái kho bị dỡ ra… Có trường hợp còn “đóng kịch” là bị cướp tài sản, bị trói, nhét giẻ vào miệng; tự đốt nhà kho sau khi tẩu tán tài sản…, thay hàng hóa, phương tiện vận chuyển bị hư hỏng nhưng không tham gia bảo hiểm bằng hàng hóa, phương tiện vận chuyển có tham gia bảo hiểm để lập sơ đồ, bản ảnh, bản vẽ… nhằm hợp lý hóa hồ sơ. Ví dụ: Đánh tráo biển số của xe ôtô không tham gia bảo hiểm nhưng bị tai nạn bằng biển số của xe có tham gia bảo hiểm nhưng không bị tai nạn… Trong bảo hiểm nhân thọ, đã xảy ra việc tự gây thương tích như gẫy chân, tay, vỡ đầu… sau khi đã tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm rất lớn, nhưng khi doanh nghiệp bảo hiểm nghi ngờ, phối hợp với cảnh sát giao thông để dựng lại hiện trường tai nạn thì thấy không thể… gẫy chân, tay, vỡ đầu được vì khai là do ngã xe máy mà xe và mặt đường không có một vết xây sát nào và khai thời gian ngã vào giờ tan tầm mà lại không có ai trông thấy để làm chứng. Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG TRỤC LỢI BẢO HIỂM QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA BÊN MUA BẢO HIỂM VÀ DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM TRONG QUAN HỆ PHÁP LUẬT BẢO HIỂM Cơ sở hình thành nên quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong quan hệ thương mại nói chung, đó là tất cả các giao dịch kinh doanh cần thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau. Trong thực tế, điều đó có nghĩa là các bên khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh không được phép có bất kỳ hành vi gian lận hay mưu toan lừa đảo nào. Điều này không có nghĩa rằng, người bán phải có nghĩa vụ chỉ ra các khiếm khuyết đối với sản phẩm mà họ bán ra. Tuy nhiên, khi giới thiệu, thông báo hoặc trả lời câu hỏi, người bán hàng phải đưa ra những câu trả lời trung thực. Trong quan hệ bảo hiểm tài sản, để đạt được lợi ích của mình, các bên tham gia cần phải tuân thủ triệt để nguyên tắc này. Sở dĩ chúng ta khẳng định như vậy, bởi vì, sản phẩm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm mang tính khá đặc thù, là sản phẩm mang tính trừu tượng thể hiện ở việc tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên đều hoàn toàn không thể biết trước được sản phẩm mà hai bên thỏa thuận mua bán có hình thành trong tương lai hay không. Tức là, doanh nghiệp bảo hiểm thì không thể biết được trách nhiệm của mình đối với sản phẩm mình bán ra có phát sinh hay không, ngược lại, bên được bảo hiểm cũng không thể biết được tài sản mình mua bảo hiểm có thể bị tổn thất hay không. Như vậy, khác với các giao dịch mua bán thông thường có đối tượng mua bán là hàng hóa, các bên có thể nhìn thấy được hàng hóa mà mình tham gia mua bán, trong bảo hiểm tài sản, yếu tố này sẽ được hình thành trong tương lai, tuy nhiên có thể hình thành hoặc không, phụ thuộc vào việc rủi ro có xảy ra hay không và có trong phạm vi bảo hiểm mà hai bên cam kết hay không. Ngoài ra, còn phải kể đến một đặc thù: hoạt động kinh doanh bảo hiểm là hoạt động mang tính nghiệp vụ cao, kỹ thuật bảo hiểm tài sản mang tính trừu tượng và khó hiểu. Các quy tắc, điều khoản bảo hiểm chứa đựng những thuật ngữ chuyên ngành thường khó hiểu, nên dẫn đến việc một số khách hàng dù cố gắng đến mấy vẫn không thể hiểu rõ nội dung của nó. Như vậy, nếu thiếu sự cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm khó có thể đi đến quyết định giao kết hợp đồng. Tại Điểm a, Khoản 2 Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm (Luật KDBH) quy định: Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm. Khoản 1 Điều 19 Luật KDBH cũng quy định: Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đó. Ngược lại, bên mua bảo hiểm khi tham gia quan hệ bảo hiểm cũng phải công bố các thông tin liên quan đến tài sản mà mình mua bảo hiểm. Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều 18, Luật KDBH thì: “Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm”. Và để đảm bảo nguyên tắc trung thực tuyệt đối của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm cũng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin mà họ đưa ra. Tuy nhiên, như đã trình bày, chỉ có doanh nghiệp bảo hiểm là người biết rõ nhất sản phẩm bảo hiểm mà mình thiết kế, bao gồm những thông tin nào là cần thiết cho việc hình thành nên quan hệ hợp đồng bảo hiểm, do vậy, pháp luật cho phép bên mua bảo hiểm chỉ phải cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm mà thôi. Như vậy, nếu việc không cung cấp thông tin từ phía bên mua bảo hiểm là do doanh nghiệp bảo hiểm không yêu cầu, thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng không được áp dụng trường hợp này để đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 19, Luật KDBH về trách nhiệm cung cấp thông tin. Để tránh những tranh chấp xảy ra trong việc thực hiện quy định của pháp luật về nghĩa vụ cung cấp trong quan hệ bảo hiểm tài sản, theo chúng tôi, trước khi giao kết hợp đồng, các bên cần thiết phải lập biên bản ghi rõ những nội dung mà doanh nghiệp bảo hiểm yêu cầu cũng như những thông tin mà bên mua bảo hiểm cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm. Bởi lẽ, tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm còn có các chủ thể trung gian đó là các đại lý bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, nếu các chủ thể này - vì quyền lợi của mình mà không chú trọng đến việc thực hiện quy định của pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin - có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Theo quy định của pháp luật thì đại lý bảo hiểm là chủ thể thay mặt doanh nghiệp bảo hiểm trong việc thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm còn doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là chủ thể thực hiện các công việc liên quan đến quan hệ bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm. QUY ĐỊNH VỀ GIỚI HẠN BỒI THƯỜNG Mục đích của bảo hiểm tài sản là khôi phục lại tình trạng tài chính ban đầu cho người được bảo hiểm ngay sau khi tổn thất xảy ra. Sự khôi phục này được gọi là bồi thường. Trong quan hệ bảo hiểm tài sản, thuật ngữ “bồi thường” đóng vai trò hết sức quan trọng, nó xác định phạm vi trách nhiệm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Bồi thường là cơ chế mà công ty bảo hiểm sử dụng để cung cấp khoản tài chính với mục đích hoàn trả cho người được bảo hiểm những gì đã mất do việc tài sản bảo hiểm gặp tổn thất trong phạm vi rủi ro được bảo hiểm. Như vậy, có thể khẳng định, bồi thường được coi là sự đền bù chính xác về tài chính, đủ để khôi phục tình trạng tài chính ban đầu của người được bảo hiểm như trước khi xảy ra tổn thất. Trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, một trong những nội dung mà các bên không thể bỏ qua, đó là, phải xác định mối liên hệ giữa bồi thường và quyền lợi được bảo hiểm. Mối liên hệ này thể hiện ở quyền lợi tài chính của người được bảo hiểm đối với tài sản bảo hiểm. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không được vượt quá mức độ quyền lợi tài chính của người đó đối với tài sản bảo hiểm. Điều này cũng có nghĩa rằng, người tham gia bảo hiểm tài sản không được kiếm lời qua con đường bảo hiểm, nhiều nhất người bảo hiểm cũng chỉ được bồi thường những gì mình đã mất chứ không thể nhiều hơn những gì đã mất. Quán triệt nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản, Luật KDBH đã quy định về căn cứ bồi thường tại Điều 46 như sau: Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế và số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm. Với quy định về giới hạn bồi thường trên đây, chúng tôi xin có một số nhận xét như sau: Thứ nhất, pháp luật đã quy định, căn cứ để xem xét bồi thường trong