Tiểu luận xã hội dân sự

I. LÝ LUẬN 1. Khái niệm Xã hội dân sự Hiện nay có rất nhiều khái niệm về xã hội dân sự. Trong khuôn khổ bài thuyết trình hôm nay, nhóm xin giới thiệu 2 khái niệm về xã hội dân sự như sau: - Theo Civicus (Liên hội Quốc tế Các Tổ chức Xã hội Dân sự) định nghĩa thì “xã hội dân sự là lãnh vực, ở bên ngoài gia đình, nhà nước, và thị trường, nơi người dân kết hợp hoạt động nhằm thăng tiến các lợi ích chung”. - GS. TS ĐẶNG NGỌC DINH -viện trưởng Viện Những vấn đề phát triển (VIDS): đó làcác tổ chức xã hội nằm ngoài Nhà nước, nằm ngoài các hoạt động của doanh nghiệp (thị trường), nằm ngoài gia đình, để liên kết người dân với nhau trong những hoạt động vì một mục đích chung.

pdf27 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1906 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận xã hội dân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận xã hội dân sự I. LÝ LUẬN 1. Khái niệm Xã hội dân sự Hiện nay có rất nhiều khái niệm về xã hội dân sự. Trong khuôn khổ bài thuyết trình hôm nay, nhóm xin giới thiệu 2 khái niệm về xã hội dân sự như sau: - Theo Civicus (Liên hội Quốc tế Các Tổ chức Xã hội Dân sự) định nghĩa thì “xã hội dân sự là lãnh vực, ở bên ngoài gia đình, nhà nước, và thị trường, nơi người dân kết hợp hoạt động nhằm thăng tiến các lợi ích chung”. - GS. TS ĐẶNG NGỌC DINH - viện trưởng Viện Những vấn đề phát triển (VIDS): đó là các tổ chức xã hội nằm ngoài Nhà nước, nằm ngoài các hoạt động của doanh nghiệp (thị trường), nằm ngoài gia đình, để liên kết người dân với nhau trong những hoạt động vì một mục đích chung. Như vậy, thành phần quan trọng của XHDS là các hội, hiệp hội trong dân chúng, trong làng xóm, mang tính chất liên kết cộng đồng. Khái niệm “xã hội dân sự” ra đời từ cuối thế kỷ XVIII, đầu XIX nhằm phân biệt giữa xã hội chính trị (tức là nhà nước, vốn có chức năng bao trùm toàn xã hội) với mạng lưới dày đặc các mối quan hệ cá nhân, nhằm thỏa mãn những nhu cầu cá nhân cực kỳ phức tạp, đa dạng. Mạng lưới dày đặc đó chính là xã hội dân sự. Thoạt đầu, ý tưởng về “xã hội dân sự” và “xã hội công dân” gần như đồng nhất, nhưng dần dần hai khái niệm ấy tách khỏi nhau vì trong tiến trình phát triển, người ta ngày càng thấy rõ rằng người công dân, đồng thời cũng là con người, với tất cả những đặc tính phong phú của nó. Cho nên, không thể quy toàn bộ tính phong phú ấy vào trong khái niệm “công dân”. Cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội..., vai trò của cá nhân ngày càng được nổi bật, ngày càng được tôn trọng. Theo đó, vai trò của xã hội dân sự càng được xác lập, đặc biệt là từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX trở đi. “Xã hội dân sự” ra đời ở phương Tây, sau cách mạng công nghiệp và cách mạng dân chủ tư sản Pháp, nhằm phân biệt giữa “xã hội chính trị” (tức là “nhà nước”) với những cái không phải là nhà nước, tức là không thuộc vào “xã hội chính trị”. Hegel, tác giả của “Nguyên lý triết học về pháp quyền” là một trong những người đầu tiên phân biệt rõ xã hội dân sự và nhà nước được trình bày trong tác phẩm ấy. “Xã hội dân sự” nằm ngoài nhà nước, là một mạng lưới dày đặc các mối tương tác và trao đổi giữa những cá nhân, nhằm thỏa mãn những nhu cầu cá nhân theo những cách riêng tùy theo nhu cầu và sở thích riêng trong mối quan hệ với cộng đồng. Cần phải có sự phân biệt đó, vì ở phương Tây, Nhà nước lúc đầu chính là xã hội, vì thế mới có khái niệm “xã hội chính trị”. Đó là xã hội của con người, được hình thành do hoạt động đặc trưng của con người, thiết lập những mối quan hệ giữa người và người, giữa những của cải của họ, bằng cách tạo ra một hình thức cai trị, hình thành những mối quan hệ giữa những người cai trị và những người bị cai trị. Đấy là Nhà nước, và Nhà nước với đặc điểm như vậy thì bao trùm toàn xã hội. Đến thời Phục hưng, người ta dần dần phân biệt cộng đồng tôn giáo và cộng đồng chính trị. Nhà thờ tách khỏi Nhà nước. Rồi tiếp đến, sau cách mạng dân chủ tư sản Pháp, tiến thêm một bước nữa, tách “xã hội dân sự” ra khỏi “xã hội chính trị” tức là Nhà nước. Điều này đánh dấu một bước phát triển của những thành tựu về dân chủ mà xã hội đạt được theo hướng “dân chủ hóa xã hội” nhằm thu hẹp và giảm bớt quyền hành của bộ máy nhà nước. Gần đây có ý kiến nhấn mạnh rằng: “Xã hội dân sự” xác định một “lĩnh vực tư” khác với “lĩnh vực công” mà guồng máy nhà nước phụ trách. Cả hai sự phát triển song hành đó đều dựa trên tinh thần đề cao quyền hạn và trách nhiệm của cá nhân, tức là lĩnh vực tư, bên ngoài lĩnh vực công do nhà nước phụ trách” . Cho đến nay, khái niệm “xã hội dân sự” vẫn đang còn nhiều tranh cãi. Xã hội dân sự nổi bật lên với nhiều tác dụng nhưng tóm tắt lại, điều quan trọng nhất cần hiểu rõ, thì đó chính là đối tác bình đẳng của Nhà nước chứ không phải là cái đuôi của Nhà nước. Nó giữ vai trò là “đối quyền của quyền lực Nhà nước”, mà về thực chất, là tạo điều kiện để người dân thực sự tham gia vào việc hoạch định, thực hiện và giám sát các chủ trương và chính sách của Nhà nước, thực hiện trách nhiệm phản biện xã hội đối Nhà nước, kể cả phẩm chất và hành vi của viên chức Nhà nước. Đặc điểm Xã hội dân sự Xã hội dân sự là nơi mà mọi người cùng hành động theo đuổi mục tiêu chung, không vì động cơ lợi nhuận hay quyền lực chính trị. Hình thức tồn tại của nó bao gồm các tổ chức hội, hiệp hội, liên hiệp hội, đoàn thể, mạng lưới, các tổ chức xã hội, các phong trào, v.v., có các đặc điểm cơ bản như sau: - Tự nguyện: các thành viên có thể tham gia và không tham gia tự nguyện vào tổ chức, phong trào, trong quá trình đó không có sự ép buộc hay cưỡng bức hành chính như các qui định luật pháp của nhà nước. Đặc điểm này phân biệt sự khác nhau giữa các tổ chức xã hội dân sự và nhà nước. Nó mang tính phi chính phủ: tồn tại độc lập với nhà nước và trên cơ sở tự nguyện của người dân, trong khi nhà nước sử dụng các biện pháp hành chính và cưỡng chế. - Tự chủ, tự chịu trách nhiệm: Trong quá trình hoạt động của mình, các tổ chức xã hội dân sự hoạt động độc lập với nhà nước, trong khuôn khổ pháp luật, không chịu sự chi phối và can thiệp của các tổ chức khác kể cả nhà nước, cho dù tổ chức này có nhận tiền tài trợ của nhà nước hay không. - Không vì mục tiêu lợi nhuận: các tổ chức này thường có thể thu lợi nhuận nhưng không chia cho các cá nhân mà đem phần lợi nhuận đó để phục vụ các mục tiêu xã hội. Phi lợi nhuận khi nó không tham gia vào các hoạt động kinh doanh lợi nhuận, còn không vì mục tiêu lợi nhuận khi nó có thể tham gia vào kinh doanh để có lợi nhuận, nhưng lợi nhuận tìm kiếm được không phải để phục vụ cá nhân, mà phục vụ xã hội. Đặc điểm này giúp chúng ta phân biệt giữa tổ chức xã hội dân sự và các doanh nghiệp, vì mục tiêu của các doanh nghiệp là lợi nhuận cho các cá nhân. - Nguồn tài chính đa dạng từ hỗ trợ của nhà nước, hội phí, hoạt động kinh doanh, đóng góp cá nhân. Xã hội dân sự là nơi mà mọi người cùng hành động theo đuổi mục tiêu chung, không vì động cơ lợi nhuận hay quyền lực chính trị. Hình thức tồn tại của nó bao gồm các tổ chức hội, hiệp hội, liên hiệp hội, đoàn thể, mạng lưới, các tổ chức xã hội, các phong trào, v.v., có các đặc điểm cơ bản như sau: - Tự nguyện: các thành viên có thể tham gia và không tham gia tự nguyện vào tổ chức, phong trào, trong quá trình đó không có sự ép buộc hay cưỡng bức hành chính như các qui định luật pháp của nhà nước. Đặc điểm này phân biệt sự khác nhau giữa các tổ chức xã hội dân sự và nhà nước. Nó mang tính phi chính phủ: tồn tại độc lập với nhà nước và trên cơ sở tự nguyện của người dân, trong khi nhà nước sử dụng các biện pháp hành chính và cưỡng chế. - Tự chủ, tự chịu trách nhiệm: Trong quá trình hoạt động của mình, các tổ chức xã hội dân sự hoạt động độc lập với nhà nước, trong khuôn khổ pháp luật, không chịu sự chi phối và can thiệp của các tổ chức khác kể cả nhà nước, cho dù tổ chức này có nhận tiền tài trợ của nhà nước hay không. - Không vì mục tiêu lợi nhuận: các tổ chức này thường có thể thu lợi nhuận nhưng không chia cho các cá nhân mà đem phần lợi nhuận đó để phục vụ các mục tiêu xã hội. Phi lợi nhuận khi nó không tham gia vào các hoạt động kinh doanh lợi nhuận, còn không vì mục tiêu lợi nhuận khi nó có thể tham gia vào kinh doanh để có lợi nhuận, nhưng lợi nhuận tìm kiếm được không phải để phục vụ cá nhân, mà phục vụ xã hội. Đặc điểm này giúp chúng ta phân biệt giữa tổ chức xã hội dân sự và các doanh nghiệp, vì mục tiêu của các doanh nghiệp là lợi nhuận cho các cá nhân. - Nguồn tài chính đa dạng từ hỗ trợ của nhà nước, hội phí, hoạt động kinh doanh, đóng góp cá nhân. Các dạng tổ chức của xã hội dân sự: Có 3 hình thức cơ bản của các tổ chức Xã hội dân sự: - Các hội: là các tổ chức XHDS có thành viên, các thành viên này chính là hội đồng quản trị có quyền hạn cao nhất đối với tổ chức. Hội có thể thành lập nhằm mục tiêu phục vụ cho xã hội hoặc trực tiếp phục vụ cho lợi ích của các thành viên. Thông thường có các điều khoản yêu cầu số lượng thành viên tối thiểu mới được thành lập hội. - Các quĩ: là các tổ chức XHDS không có thành viên được quản lý bởi hội đồng quản trị do người sáng lập chỉ định. Quĩ chủ động hoạt động theo điều lệ và chiến lược, kế hoạch đặt ra. Các quĩ thường là các tổ chức có chức năng cung cấp các nguồn tài trợ theo mục tiêu đặt ra. - Các tổ chức phi chính phủ cũng là loại hình các tổ chức xã hội dân sự chủ yếu cung cấp dịch vụ công, vận động tài trợ và có thể làm các dịch vụ để có các khoản thu nhập cho hoạt động của mình. Mối quan hệ tương tác giữa xã hội dân sự với Nhà nước và Thị trường - Thị trường: Có thể nói một cách khai quát, Thị trường (về tổng thể) nó như con ngựa hay nhưng bất kham , trên đó Nhà nước và XHDS cùng cưỡi. Khi cưỡi lên lưng ngựa rồi, thì mọi người, kể cả các nhà lãnh đạo cao nhất của mỗi nước, sau khi đi ra khỏi nhiệm sở, rồi cũng đều cùng mọi người cưỡi trên lưng con ngựa này. Vì vậy, bất kể ai, về mặt nào đó, sẽ đều cùng một số phận như nhau, cùng là người dân, nghĩa là đều phải cùng nhau hiểu và biết điều khiển cho tốt Con tuấn mã Thị trường. Các nhà doanh nghiệp luôn năng động, sáng tạo để đảm bảo thuộc tính Tự chủ hành động, hiệu quả và lợi nhuận cao nhất, đồng thời luôn thiên về mục tiêu ngắn hạn và giành phần lợi ích lớn hơn không giới hạn (cho giới chủ, cho nhà tư bản); Vì các doanh nghiệp hoạt động nhằm mục tiêu ưu tiên là lợi nhuận, do đó thường chú ý vận dụng phương châm "hái quả ngọt ăn trước", do đó, thậm chí nhiều khi trà đạp (cố ý hoặc vô ý thức) lên quyền lợi của số đông người lao động và người tiêu dùng. Mặc dầu các doanh nghiệp thời nay đã nhận thức được các nhiệm vụ mục tiêu xã hội, song động lực lợi nhuận vẫn luôn luôn chiếm ưu thế. Đó là thuộc tính và hệ quả của cơ chế thị trường gắn với họ. Vì vậy phải có cơ chế hãm phanh, đối trọng, cân chỉnh lại hành động tự do bóc lột nhiều khi theo bản chất CON nói trên của Thị trường. - Về Nhà nước: Nhà nước lý tưởng là cần phải làm tốt hai chức năng chủ yếu: Xây dưng luật và quản lý, cưỡng bức thi hành luật, đảm bảo cho quyền lợi và nghĩa vụ công dân phải được thực thi; hai là điều hoà, điều tiết các hoạt động xã hội, trong đó quan trọng là điều tiết thu nhập để đảm bảo bình đẳng xã hội. Nhà nước luôn phải đổi mới để thực thi cho tốt nghĩa vụ, tổ chức tốt xã hội và thị trường , cầm cân, nảy mực, kiểm tra, kiểm soát thị trường và điều tiết quan hệ giữa Thị trường và XHDS. Nhà nước phải ngăn chặn xã hội khỏi trạng thái tư do hoang dã, chỉ quay cuồng vì hiệu quả cao và lợi nhuận lớn, hoặc ngược lại, trì trệ, giữ gìn bình đẳng xã hội trong thiếu thốn, nghèo hèn. Nhà nước lý tưởng đã từng được nhân dân kỳ vọng hết mức, coi như hiện thân của công lý trước thiên hạ, đồng thời lại được coi là nô bộc của dân. Đứng giữa thị trường, mà đại diện là các lực lượng kinh tế hùng mạnh các loại, và XHDS, mà chủ yếu là những người lao động ăn lương và tiêu thụ, Nhà nước – con người thường trao đảo, thậm trí trục lợi, tham lam, vị kỷ, rất nhiều khi quá thiên về ủng hộ các lực lượng mạnh về kinh tế, làm thiệt hại quyền lợi quảng đại quần chúng lao động và cộng đồng dân cư. Trước đây, hiện nay đều như vậy. Đây chính là chỗ yếu, thuộc căn tính chao đảo của nhà nước- con người, cần có một lực lượng thứ ba - XHDS - để giúp cân chỉnh lại chính cán cân công lý, tức là cũng cần xây dựng Đối quyền cho Nhà nước. - Về Xã hội dân sự: XHDS như đã biết, là tập hợp tất cả cư dân của một nước, hay của khu vực và cả thế giới không nằm trong xã hội chính sự và những tập đoàn quyền lực các loại. Có thể nói một cách nôm na: XHDS không bao hàm vào mình những Nhà cầm quyền và các nhà Tài phiệt. Vì vậy XHDS có thuộc tính đấu tranh cho Bình đẳng và Dân chủ trong quản lý xã hội, thích hợp với hoàn cảnh đã thay đổi, luôn thiên về mục tiêu lâu dài và đấu tranh cho quyền lợi của cộng đồng. Bản chất của XHDS và những tập đoàn quyền lực các loại, trong đó chủ yếu là lực lượng thị trường, thường trái ngược nhau, do đó XHDS, ngoài chức năng đối tác, phải thực thi trách nhiệm Đối trọng, trước hết là với Thị trường để đảm bảo công bằng cho các nhóm lợi ích khác nhau, trong đó có nhóm những người làm thuê và tiêu thụ, và bảo vệ những tầng lớp dễ bị tổn thương trong xã hội. Vì vậy XHDS được coi như cái chân thứ ba của cái kiềng ba chân của xã hội loài người: Nhà nước - Thị trường - XHDS. XHDS có quyền được thông báo mọi thông tin thuộc nhà nước và thị trường để có thể phản biện, tư vấn, kiểm tra, kiểm soát, thực hiện đối quyền với Nhà nước và Thị trường các cấp (quốc gia, khu vực và toàn cầu) từ khi các chính sách và quyết định còn đang trong quá trình hình thành. XHDS, qua những hoạt động trong "Toàn cầu hoá ngoài luồng", thực sự đã là một lực lượng đối trọng, một đối quyền tự nhiên cực kỳ cần thiết của Nhà nước và Thị trương toàn cầu. Thực tiễn và Đánh giá về Xã hội dân sự ở Việt Nam Theo phương pháp của Liên minh Thế giới về sự Tham gia của người dân (CIVICUS), đánh giá về xã hội dân sự thường được tiếp cận dưới dạng một mô hình hình thoi với bốn đỉnh, đó là cấu trúc, môi trường, các giá trị và cuối cùng là tác động của xã hội dân sự đối với đời sống xã hội. Hình 1: Hình thoi Xã hội dân sự, Việt Nam Về cấu trúc, đây là phương diện mô tả về quy mô tổng thể, sức mạnh và mức độ lan rộng của xã hội dân sự. Bao gồm chiều rộng sự tham gia của người dân trong các tổ chức xã hội dân sự; chiều sâu của sự tham gia; tính đa dạng của các thành phần tham gia; trình độ tổ chức; mối quan hệ giữa các đối tượng hoạt động trong xã hội dân sự; các nguồn lực sẵn có đối với xã hội dân sự. Sơ đồ 1: Điểm số cho các tiểu mục thuộc bình diện “Cấu trúc” của Xã hội dân sự - Chiều rộng sự tham gia của người dân chỉ những hình thức tham gia khác nhau của người dân trong xã hội dân sự. Ở Việt Nam, việc tham gia này có thể thông qua các hoạt động như tình nguyện làm việc trong các tổ chức; hành động cộng đồng như tham gia vào các buổi họp cộng đồng, các sự kiện hoặc các nỗ lực chung nhằm giải quyết các vấn đề cộng đồng. Tại Việt Nam, kể từ khi có Quy chế dân chủ ở cơ sở, việc người dân tham gia vào các hoạt động cộng đồng ngày càng nhiều và đạt được những hiệu quả tích cực, nhất là việc người dân tham gia giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước, tạo những chuyển biến tích cực trong bài trừ các tệ nạn như tham nhũng, cửa quyền, hách dịch, nhũng nhiễu Tham gia làm từ thiện cũng là một hoạt động được dùng để đánh giá chiều rộng của sự tham gia của người dân trong xã hội dân sự. Đây là hoạt động mang tính nhân đạo và nhân bản sâu sắc, là truyển thống quý báu của dân tộc Việt Nam tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách. Hoạt động này thường xuyên được khởi xướng bởi Hội chữ thập đỏ và các cơ quan báo chí như Báo Lao động, Tuổi trẻ - Chiều sâu của sự tham gia chỉ mức độ tham gia của người dân vào xã hội dân sự thông qua các phương thức và hành động thực tế. Ở Việt Nam, chiều sâu của sự tham gia này thể hiện ở mức độ đóng góp của người dân trong việc làm từ thiện. Theo thống kê không chính thức, mức đóng góp của người dân làm từ thiện là 1- 2% thu nhập. Dù số tiền đóng góp không lớn nhưng ý nghĩa xã hội là rất lớn lao và tạo được những hỗ trợ tích cực cả về vật chất lẫn tinh thần đối với những đối tượng cần trợ giúp. Chiều sâu của sự tham gia cũng thể hiện ở việc tình nguyện tham gia vào các hoạt động cộng đồng của người dân. Mỗi người dân Việt Nam có thể là thành viên của nhiều tổ chức xã hội, như một người về già vừa là thành viên của hội hưu trí, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi và tổ dân phố Việc tham gia các hội này là tự nguyện và thường dành nhiều thời gian vào việc thực hiện các hoạt động mang tính cộng đồng của hội. - Sự đa dạng của các thành phần tham giathể hiện ở việc thành phần tham gia xã hội dân sự và tính hoà nhập của các hội viên từ nhiều thành phần khác nhau. Các nhóm xã hội tiêu biểu trong sự tham gia này là phụ nữ, nông dân, người nghèo, người dân tộc thiểu số, công chức nhà nước, tín đồ tôn giáo - Cấp độ cơ chế tổ chức thể hiện ở việc tồn tại các cơ quan bảo trợ hay không đối với tổ chức xã hội dân sự, tính hiệu quả của các mối quan hệ này, cơ chế hỗ trợ và các mối quan hệ của tổ chức xã hội dân sự. Ở Việt Nam, hầu hết các tổ chức xã hội dân sự là thành viên của một liên hiệp hoặc cơ quan bảo trợ nào đó. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc có mạng lưới rộng khắp các thành viên từ trung ương đến địa phương. Các tổ chức này có mối quan hệ chặt chẽ với Đảng và Nhà nước. Các hội nghề nghiệp và các hội đoàn khác có sự quan hệ với Nhà nước ít chặt chẽ hơn và thường không mặc nhiên có sự bảo trợ mà thường là xin bảo trợ hoặc do các hội viên tự đóng góp. Khi bảo trợ, các cơ quan bảo trợ đều có những mục tiêu đặt ra cho hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự và đa số đều đạt được những mục tiêu đề ra, điều này đúng với hầu hết các tổ chức xã hội dân sự, nhất là các tổ chức quần chúng và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc. - Mối quan hệ giữa các đối tượng hoạt động trong xã hội dân sự thể hiện sự hợp tác và thông tin giữa các tổ chức xã hội dân sự với nhau. Ở Việt Nam, việc chia sẻ thông tin trong các hoạt động không phải là một thói quen trong hoạt động của các tổ chức này. Vì thông tin gắn với quyền lực và cơ hội. Tuy nhiên trong xu thế phát triển chung hiện nay, việc chia sẽ thông tin trong hoạt động của các tổ chức đã trở nên phổ biến nhằm tăng thêm sức mạnh trong các hoạt động vì mục đích chung. Và cùng với xu thế đó, việc hợp tác giữa các tổ chức xã hội dân sự đã được thiết lập với nhiều cấp độ khác nhau. - Các nguồn lực thể hiện mức độ nguồn lực sẵn có để có thể đạt được những mục tiêu của các tổ chức xã hội dân sự. Bao gồm các nguồn lực về tài chính, nguồn nhân lực và nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật. Ở Việt Nam, nguồn lực tài chính của các tổ chức xã hội dân sự phần lớn từ phía Nhà nước, sau đó là các tổ chức nước ngoài và tư nhân. Các nguồn lực này nhằm thực hiện những mục tiêu mang tính cộng đồng như xoá đói giảm nghèo, một số vấn đề liên quan đến dân sinh như nước sạch, môi trường, phát triển kinh tế nông thôn Nguồn nhân lực của các tổ chức thường rất đa dạng, tuỳ thuộc vào tính chất của tổ chức đó. Ở những tổ chức quần chúng, hội nghề nghiệp hay các tổ chức thành viên của Mặt trận, trình độ học vấn của các thành viên thường rất cao, phần lớn là trình độ đại học, thạc sỹ và tiến sỹ. Các tổ chức còn lại thành phần thường ở trình độ học vấn thấp hơn. v Về môi trường, bao gồm môi trường chính trị, xã hội, kinh tế, văn hoá và pháp lý đối với xã hội dân sự. Đi sâu vào chi tiết và đánh giá về vấn đề này, môi trường của xã hội dân sự thường được phân chia làm các tiểu mục nhỏ, cụ thể hơn để đánh giá, đó là: Bối cảnh chính trị; các quyền tự do cơ bản; bối cảnh kinh tế-xã hội; bối cảnh văn hoá-xã hội; môi trường pháp lý; mối quan hệ xã hội dân sự và nhà nước và cuối cùng là mối quan hệ giữa xã hội dân sự với khu vực tư. [FONT="] Biểu đồ 2: Điểm của các tiểu mục trong “Môi trường” của Xã hội dân sự - Bối cảnh chính trị trong phân tích, đánh giá về môi trường của xã hội dân sự bao gồm quyền chính trị, cạnh tranh chính trị, sự phân cấp quản lý và hiệu quả quản lý của nhà nước. Quyền chính trị là quyền của người dân tham gia vào bầu cử, ứng cử vào các vị trí của bộ máy nhà nước. Đây là một trong những quyền cơ bản của công dân mỗi quốc gia trên thế giới, quyền này của người dân ngày càng được mở rộng và phổ biến hơn cùng với tiến trình dân chủ lan rộng trên toàn cầu. Ở nước ta, quyền bầu cử và ứng cử của công dân đã được Hiến pháp quy định và cụ thể hoá trong hệ thống văn bản pháp luật. Cùng với quyền bầu cử và ứng cử, các quyền chính trị khác như quyền tự
Tài liệu liên quan