Tìm hiểu phương pháp thuyết trình của Hồ Chí Minh qua các buổi tiếp xúc với nhân dân

1. Mở đầu Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của Đảng ta và dân tộc ta. Người không chỉ là một nhà chính trị, nhà báo. . . chuyên nghiệp, tài ba, mà Người còn là một nhà giáo dục mẫu mực, uyên bác. Người tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam, cho những giá trị cao đẹp nhất trong tâm hồn, ý chí, nhân cách Việt Nam. Trong hệ thống những phẩm chất, yếu tố tạo thành nhân cách, tài năng siêu phàm của Người phải nói đến một yếu tố (dù nhỏ) là cách nói chuyện, tiếp xúc với nhân dân và cán bộ. Qua đó, chúng ta sẽ thấy được Người sử dụng phương pháp thuyết trình như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất, thuyết phục người nghe. Việc tìm hiểu cách thuyết trình của Hồ Chí Minh, thiết nghĩ cũng là việc nên làm và cần thiết cho sự nghiệp trồng người của chúng ta hiện nay, nhất là đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn khoa học xã hội, đặc biệt là các môn khoa học chính trị.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu phương pháp thuyết trình của Hồ Chí Minh qua các buổi tiếp xúc với nhân dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2010, Vol. 55, No. 8, pp. 89-97 TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH CỦA HỒ CHÍ MINH QUA CÁC BUỔI TIẾP XÚC VỚI NHÂN DÂN Nguyễn Đức Chiến và Mai Thị Tuyết Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Mở đầu Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của Đảng ta và dân tộc ta. Người không chỉ là một nhà chính trị, nhà báo. . . chuyên nghiệp, tài ba, mà Người còn là một nhà giáo dục mẫu mực, uyên bác. Người tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam, cho những giá trị cao đẹp nhất trong tâm hồn, ý chí, nhân cách Việt Nam. Trong hệ thống những phẩm chất, yếu tố tạo thành nhân cách, tài năng siêu phàm của Người phải nói đến một yếu tố (dù nhỏ) là cách nói chuyện, tiếp xúc với nhân dân và cán bộ. Qua đó, chúng ta sẽ thấy được Người sử dụng phương pháp thuyết trình như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất, thuyết phục người nghe. Việc tìm hiểu cách thuyết trình của Hồ Chí Minh, thiết nghĩ cũng là việc nên làm và cần thiết cho sự nghiệp trồng người của chúng ta hiện nay, nhất là đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn khoa học xã hội, đặc biệt là các môn khoa học chính trị. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Chủ tịch Hồ Chí Minh với các buổi nói chuyện cùng nhân dân và cán bộ Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng hành động, Người thường nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều. Thậm chí không nói, nhưng cứ bắt tay vào làm với nguyên tắc “cái gì lợi cho dân thì nhất định phải làm, cái gì có hại cho dân thì nhất định phải tránh”. Cả cuộc đời với cương vị Chủ tịch nước, Người đã gặp gỡ và nói chuyện với nhân dân rất nhiều lần, tra cứu trong tài liệu “Hồ Chí Minh, Toàn tập” (CD ROM), Nxb Chính trị quốc gia, năm 2009 và một số tài liệu khác, tôi thống kê được 222 buổi nói chuyện với nhân dân và cán bộ khắp cả nước. Trong các buổi nói chuyện đó, phần lớn Người không dùng văn bản chuẩn bị sẵn. Vì vậy, đây có thể không 89 Nguyễn Đức Chiến và Mai Thị Tuyết phải là con số cuối cùng về những lần Người gặp gỡ, nói chuyện với cán bộ và nhân dân. Bài sớm nhất là bài nói chuyện với đại biểu các báo chí về nội trị, ngoại giao nước nhà trong những ngày vừa qua, tháng 10 năm 1945. Bài muộn nhất là bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ III của Hội Nhà báo Việt Nam ngày 8 tháng 9 năm 1962. Đối tượng mà Hồ Chí Minh nói chuyện rất đa dạng, đủ mọi thành phần, giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Trong phạm vi, mục đích của bài viết này, tôi chủ yếu khai thác trong những cuộc nói chuyện của Người với bộ phận, tầng lớp trí thức, cán bộ. 2.2. Phương pháp thuyết trình của Hồ Chí Minh qua các buổi nói chuyện 2.2.1. Cách nói ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ cần phải chống “bệnh nói dài, viết rỗng”. Tuy nhiên, dài mà có nội dung thiết thực thì vẫn tốt, nhưng dài mà rỗng thì phản tác dụng. Trong bài nói chuyện tại lớp Hướng dẫn giáo viên cấp II, III và hội nghị Sư phạm tháng 7 năm 1956, Người nói: “văn hay không cần nói dài”. Người căn dặn cán bộ tuyên truyền: “chớ có nói quá một tiếng đồng hồ, vì nói dài người ta chán tai, không thích nghe nữa” [1, t5; 162] Ngắn gọn ở đây không phải là cắt xén nội dung, sơ sài hoặc không nói được nội dung gì, ngắn gọn cần hiểu theo nghĩa lược bỏ những chi tiết thừa, không phục vụ cho nội dung cần nói, nói cô đọng, lột tả vấn đề chính. Hầu hết các bài nói chuyện của Hồ Chí Minh hết sức ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề. Văn kiện nổi tiếng, có vai trò tối quan trọng đối với cách mạng nước ta là Chánh cương và Sách lược, Điều lệ Đảng (1930) cũng được Người viết và trình bày hết sức cô đọng. Nói chuyện với nông dân và điền chủ Hưng Yên năm 1946, Bác mở đầu bằng câu: “Chúng tôi xuống đây có hai việc: Trước là để thăm đồng bào Hưng Yên, thứ hai là để thăm đê. . . ” [1, t.4; 154]. Nói chuyện với ủy viên tuyên truyền các tỉnh Bắc Bộ về việc tại sao lại kí Hiệp định Sơ bộ năm 1946, để mọi người tuyên truyền cho nhân dân hiểu, Người nói đúng 9 câu, tương đương khoảng 12 dòng. [1, t.4; 205]. Thống kê trong bài nói chuyện (dài 5 trang) tại lớp Hướng dẫn giáo viên cấp II, III và hội nghị Sư phạm tháng 7 năm 1956, Hồ Chí Minh trình bày 17 đoạn văn, hội trường trao đổi với Bác 12 đoạn văn. Trong chuyến về thăm và nói chuyện với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964 có đoạn: “Các cháu học sinh không nên học gạo, không nên học vẹt. Bác không cần giải thích học gaọ, học vẹt là thế nào vì các cháu biết cả rồi”. Bác không giải thích dài dòng thế nào là học gạo và học vẹt, vì người nghe quá quen thuộc rồi - Đó là ngắn gọn. Mở đầu bài nói chuyện, Bác tự phê bình vì ít đến thăm trường, sau đó đi thẳng vào nội dung “Bây giờ Bác nói mấy ưu điểm của Trường. . . ” [2; 153]. Buổi nói chuyện tại Hội nghị Đại biểu những người tích cực trong văn hóa quần chúng năm 1960, báo Nhân dân đăng tải bài nói của Người vẻn 90 Tìm hiểu phương pháp thuyết trình của Hồ Chí Minh qua các buổi tiếp xúc với nhân dân vẹn hơn 1 trang. Bắt đầu buổi nói chuyện, Người đi thẳng vào nội dung chính cần nói: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hóa. Vì sao không nói phát triển văn hóa và kinh tế? Tục ngữ ta có câu: Có thực mới vực được đạo; vì thế kinh tế phải đi trước. Nhưng phát triển để làm gì? Phát triển kinh tế và văn hóa để nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ta. Các cô, các chú vừa lao động sản xuất tích cực, vừa hoạt động văn hóa tích cực. . . ” [2; 176]. Một lần nói chuyện với cán bộ tuyên truyền, Người nói: “Khi tuyên truyền trường kỳ kháng chiến. Trước hết, mình phải hiểu rõ vì sao phải kháng chiến. Không kháng chiến có hại như thế nào. Kháng chiến có lợi như thế nào. Vì sao kháng chiến phải trường kỳ. Trong cuộc trường kỳ kháng chiến phải qua những gian nan cực khổ thế nào. Vì sao ta phải gắng chịu những sự gian nan cực khổ ấy. Trong lúc kháng chiến, mỗi một lớp nhân dân phải làm những công việc gì. Vì sao kháng chiến nhất định thắng lợi” [1, t.5; 162] Nói ngắn gọn, xúc tích, rõ ràng là phong cách của Hồ Chí Minh, cách nói đó không những tiết kiệm được thời gian mà người nghe sẽ tiếp thu nhanh, không mệt mỏi cho cả khách thể và chủ thể. 2.2.2. Thuyết trình luôn gắn với nêu vấn đề Nêu vấn đề là cách tạo ra tình huống có vấn đề và đặt câu hỏi để giải quyết. Theo M.I Macmutôp, tình huống có vấn đề là sự trở ngại về trí tuệ cuả con người, xuất hiện khi người đó chưa biết cách giải thích hiện tượng, sự kiện của quá trình thực tại Hồ Chí Minh có thể nêu vấn đề dưới dạng câu hỏi ngay ở đầu bài nói chuyện hoặc trong cả bài nói chuyện để định hướng nội dung toàn bài và các mục. Đơn cử: Bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trường Đại học nhân dân Việt Nam năm 1955, sau khi có lời hỏi thăm mọi người, Hồ Chí Minh nêu luôn câu hỏi định hướng cho cả bài nói chuyện: “Trước hết phải hiểu rõ học thế nào? Học cái gì? Học để làm gì?” [2; 81]; nói chuyện tại lớp Hướng dẫn giáo viên cấp II, cấp III và Hội nghị Sư phạm năm 1956, Người nói: “Bác nói thanh niên không thích làm thầy giáo, làm thầy giáo không oanh liệt, không anh hùng, có đúng không?” [2; 110]; nói chuyện tại Hội nghị Cán bộ Đảng ngành giáo dục năm 1957, Người đặt câu hỏi mở đầu cho cuộc nói chuyện “Nhiệm vụ của cán bộ Đảng trong ngành giáo dục phải như thế nào?” [2; 118]; nói về công tác huấn luyện và học tập năm 1950, mỗi nội dung chính Người đặt một câu hỏi, cụ thể là: “1. Từ trước đến nay Đoàn thể đã huấn luyện được mấy người?; 2. Huấn luyện ai? 3. Ai huấn luyện? 4. Huấn luyện gì? 5. Huấn luyện thế nào? 6. Tài liệu huấn luyện?” hoặc ở mục II “Phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học”, Người cũng đặt các câu hỏi: “1. Học để làm gì? 2. Học ở đâu?”.v.v. . . Có bài, Người lại nêu các vấn đề dưới dạng các câu hỏi gợi mở để kích thích tư 91 Nguyễn Đức Chiến và Mai Thị Tuyết duy và tạo sự tập trung, lôi kéo mọi người. Trong buổi nói chuyện tại lớp Hướng dẫn giáo viên cấp II, cấp III và Hội nghị Sư phạm năm 1956, Người đặt ra 16 câu hỏi. Có câu hỏi đặt ra, Người tự giải quyết, có câu hỏi, mọi người trong hội trường phát biểu. Nói chuyện tại Hội nghị cán bộ Đảng ngành giáo dục năm 1957, Người cũng đặt 16 câu hỏi. Ví dụ: “Lao động trí óc có quý không? - Quý. Lao động chân tay có quý không? - Quý. . . Ai cũng muốn ăn no mặc ấm. Nhưng chỉ muốn một mình ăn no mặc ấm, có đúng không? - Không đúng. . . Đảng ta đấu tranh để làm gì? - Là muốn cho tất cả mọi người được ăn no mặc ấm, được tự do. Mỗi một đảng viên đấu tranh để làm gì? - Cũng để mọi người ăn no, mặc ấm, được tự do? Chủ nghĩa xã hội là gì? - Là mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng, tự do” [2; 121]. . . Chúng ta thấy, các vấn đề đặt ra rất trúng với nội dung chính người muốn truyền đạt tới người nghe. Số lượng các câu hỏi vừa phải, mức độ cũng phù hợp. Nhiều lúc, Người chỉ hỏi đúng hay sai để mọi người thể hiện thái độ và gây sự tập trung. Ví dụ: “Dạy sao cho học sinh mau hiểu, mau nhớ, lý luận đi đôi với thực hành. Các cô các chú có thấy khác trước không?” [2; 111]. 2.2.3. Thuyết trình gắn với kể chuyện, lấy dẫn chứng sinh động, hình ảnh, hài hước Truyện có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần, thái độ, tình cảm của mọi người. Qua những câu truyện, người nghe sẽ suy ngẫm, rút ra bài học cho mình. Hồ Chí Minh thường xuyên dùng những mẩu truyện ngắn lồng vào các bài nói chuyện để minh họa cho nội dung đang nói. Khi còn bôn ba hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã viết truyện ngắn, dùng nó như một vũ khí chĩa mũi nhọn vào bọn đế quốc thực dân, phong kiến tay sai, ví dụ: truyện Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925); Con Rùa (1925). . . Người có thể dùng một mẩu truyện để so sánh với nội dung, chẳng hạn khi nói đến thành quả của giáo dục nhân buổi nói chuyện với Đại học Sư phạm Hà Nội, Bác kể một câu chuyện để so sánh: “Quốc hội Mỹ có một ban trông nom trẻ con, ban ấy báo cáo rằng năm 1963 hơn 1/5 trẻ con Mỹ từ 7 tuổi đến 10 tuổi đã phạm tội: ăn trộm, ăn cắp, thậm trí giết người cũng có, v.v. . . Vậy thử hỏi: Mỹ văn minh hơn, hay ta văn minh hơn? Ta có 40 vạn cháu ngoan, mà Mỹ có 1/5 trẻ em phạm tội. Ta có thể nói: ta văn minh hơn!” [2; 155] Thông thường, Người sử dụng mẩu truyện để minh chứng cho một nội dung nào đấy, đơn cử: khi nói với cán bộ tuyên truyền, Người kể một câu truyện của đồng chí Đimitơrốp: “Hồi đó ở Đức mới có một cuộc bãi công rất to. Đảng cử một đồng chí đến để tuyên truyền. Đáng lẽ người ta đang bãi công, thì phải nói bãi công nên làm thế nào. Nhưng đồng chí này lại nói chủ nghĩa Mác là gì, thặng dư giá trị là gì. . . Như thế là nói không đúng chỗ, không thiết thực. May mà đồng chí đó không 92 Tìm hiểu phương pháp thuyết trình của Hồ Chí Minh qua các buổi tiếp xúc với nhân dân bị quần chúng ném đá. Tuyên truyền như thế không ăn thua gì” [2; 197]. . . Các mẩu truyện Hồ Chí Minh sử dụng thường rất ngắn gọn, rõ ràng, liên quan chặt chẽ với nội dung cần minh họa, so sánh. Bao giờ Người cũng phân tích nội dung câu truyện và đưa ra kết luận để làm rõ nội dung mình cần trình bày Bên cạnh những mẩu truyện, Hồ Chí Minh khai thác triệt để các ví dụ minh họa. Hầu hết các bài nói chuyện đều có ví dụ dưới những góc độ và cách thể hiện khác nhau, chúng đều gần gũi, chính xác, dễ hiểu và sinh động. Đây là cách mà Người sử dụng phổ biến nhất và rất hiệu quả (lối nói hình ảnh). Các nhà nghiên cứu đánh giá “Hồ Chí Minh là người tài tình nhất trong việc dùng hình ảnh để giải thích các khái niệm trừu tượng”. Người luôn nhắc nhở cán bộ tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối của Đảng ta là: “phải nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm”; trong cách nói thì phải “hết sức giản đơn, rõ ràng, thuyết phục. . . ” [1, t.5; 162] Vì mục đích minh họa cho nội dung thuyết trình, các ví dụ bao giờ cũng đặt ra sau những kết luận về một vấn đề nào đó. Tiếp xúc với cán bộ tỉnh Thanh Hóa năm 1947, Người nói: “Đối với đồng chí mình thì phải thân ái với nhau. . . Thí dụ: một anh nói giỏi, một anh không, khi ra quần chúng anh nói kém sợ anh nói giỏi lên nói sẽ được công chúng vỗ tay hoan nghênh lấn át ảnh hưởng mình đi, nên không cho anh nói giỏi lên nói” [1, t.5; 54] Các ví dụ minh họa rất phong phú, đa dạng, sinh động. Có lúc, Người dùng sự vật để dẫn chứng “Hai hòn đá cùng chọi nhau thì hai hòn cùng vỡ, hai cái trứng cùng chọi nhau thì hai cái cùng vỡ. Phải một cái cứng, một cái mềm thì khi chọi nhau một cái mới còn. Nên hai bên cùng dùng mưu trí. Pháp có xe tăng, đại bác, thì ta phá đường. Pháp có máy bay thì ta đào hầm. Pháp muốn đánh chớp nhoáng thì ta kéo dài. Nhất định ta thắng!” [1, t.5; 56]; “Đảng ví như cái máy phát điện, các công việc trên ví như những ngọn đèn, máy mạnh thì đèn sáng” [1, t.5; 551]. Có lúc, Người dùng con số để minh họa: “Ta càng xây dựng chủ nghĩa xã hội, càng giúp cho đồng bào miền Nam mau đuổi Mỹ - Diệm, thống nhất nước nhà. Ví dụ: Tất cả các hợp tác xã sản xuất tốt, năng suất tăng, trước mỗi mẫu tây lúa được 2 tấn, thì nay phải 2 tấn 3, 2 tấn 4 hoặc nhiều hơn nữa, như thế là trực tiếp làm cho miền Bắc giàu mạnh, gián tiếp giúp cho đồng bào miền Nam đấu tranh chống Mỹ - Diệm, thống nhất nước nhà” [2; 188] - Bài nói chuyện với Trường Thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình. Có lúc, Bác lấy ví dụ về những tấm gương.v.v. . . Nói chung, các ví dụ rất phong phú, tùy thuộc vào nội dung buổi nói chuyện Bác sẽ đưa ra các ví dụ phù hợp. Không chỉ phù hợp với nội dung buổi nói chuyện, mà phù hợp cả với đối tượng cần nói về trình độ, nhận thức, tập quán. Đơn cử như: khi nói chuyện với cán bộ, học viên trường Đại học Nhân dân, Bác lấy ví dụ về việc chống đế quốc Pháp và Mỹ để bảo vệ Tổ quốc và hòa bình thế giới. Ngoài ra, Người còn lấy ví dụ về những anh hùng mọi lĩnh vực để giáo dục cho cán bộ và 93 Nguyễn Đức Chiến và Mai Thị Tuyết học viên của trường phải học ở nhân dân như: anh hùng La Văn Cầu, Giáp Văn Khương, Nguyễn Thị Chiên (quân đội); Lê Văn Quy, Nguyễn Thị Mùi (công trường xe lửa). . . ; nói về giáo dục đạo đức của giáo viên cho học sinh, Bác lấy ví dụ: nếu như “bảo học trò phải dậy sớm mà giáo viên thì trưa mới dậy” thì không giáo dục được ai. Có nhiều buổi nói chuyện, Bác đưa vào những thí dụ, dẫn chứng rất hóm hỉnh, hài hước, dễ hiểu. Một lần nói chuyện tại Hội nghị tuyên giáo miền núi năm 1963, Người nói về việc các tuyên truyền viên nói thì hay nhưng nhân dân không hiểu gì, dẫn chứng: “Một hôm đi qua xã Hồng Thái. Bác thấy có một số thanh niên, cả nam và cả nữ ngồi nghỉ ở dưới gốc cây đa. Bác cũng lại đấy ngồi nghỉ. Bác hỏi: - Các anh chị đi đâu về đấy? - Chúng em đi học về - Học cái gì đấy? - Học Các Mác? - Có hay không? - Hay lắm. - Thế có hiểu gì không? - Không hiểu gì hết.” [2; 196] Khi nói chuyện tại Hội nghị tuyên giáo miền núi năm 1963, Bác lấy một ví dụ để phê phán hủ tục của nhân dân vùng cao “Vệ sinh còn kém, lấy vợ, lấy chồng quá sớm. Bác nhớ lúc Bác còn ở trên đó, con đồng chí A lấy con gái đồng chí B, đến khi về nhà chồng, cô dâu còn bé khóc lóc đòi trả về nhà mẹ” [2; 201] 2.3. Một số đặc điểm trong cách thuyết trình của Hồ Chí Minh - Ngôn ngữ thuyết trình rất giản dị, dễ hiểu, gần gũi, quen thuộc với mọi đối tượng, ai nghe cũng thấy phù hợp với mình như: “chủ nghĩa xã hội là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng.v.v. . . làm của chung. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ em” - nói chuyện với cấp II, cấp III và hội nghị sư phạm [2; 113]; “trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hóa có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai” - nói chuyện với các hướng dẫn viên trại hè cấp I [2; 100]; “có người đương làm thì bỏ đi ngủ, thái độ như thế không phải là người chủ, cán bộ và công nhân ta phải biết đấu tranh chống thói xấu ấy. . . Đồng bào nông dân cần cù, cho nên đã thu được ba vụ tốt. Nhưng mà đồng bào nông dân cũng có khuyết điểm là được ba mùa rồi thì chủ quan, coi nhẹ chăm 94 Tìm hiểu phương pháp thuyết trình của Hồ Chí Minh qua các buổi tiếp xúc với nhân dân bón lúa mùa, hoa màu kém hơn năm ngoái. . . phải có chăm chỉ, cần cù thì mới đem lại hoa màu, thóc lúa, nghĩa là “muốn có ăn thì phải lăn vào ruộng”- nói chuyện với nhân dân Hồng Quảng khi về thăm khu mỏ [1, t.8; 512]. . . Đúng như Bác từng căn dặn, nhắc nhở những người làm tuyên truyền và giáo viên nói riêng, đội ngũ cán bộ nói chung: “nói phải giản đơn, rõ ràng, thiết thực... sao cho ai cũng hiểu được, nhớ được”, “chớ dùng những danh từ lạ, ít người hiểu” [1, t.5; 162] - Bố cục bài thuyết trình rất rõ ràng “có đầu, có đuôi”. Mở đầu rất ngắn gọn, thường nói lý do, mục đích, nội dung chính của buổi nói chuyện. Từng nội dung, từng ý, bao giờ Người cũng kết luận “tóm lại” để giúp người nghe nắm được nội dung cơ bản. Xem tất cả các bài nói chuyện của Bác, cụm từ “tóm lại” được dùng phổ biến. Ví dụ, khi nói chuyện tại lớp Hướng dẫn giáo viên cấp 2, cấp 3 và Hội nghị Sư phạm, Bác mở bài bằng một câu hỏi “Bác nghe nói thanh niên không thích làm thầy giáo, làm thầy giáo không oanh liệt, không anh hùng, có đúng không?”. Sau đó Bác đi vào trao đổi với hội nghị nội dung cơ bản đó, cuối buổi nói chuyện, Bác kết luận: “Nói tóm lại, tiến lên chủ nghĩa xã hội, không thể một sớm một chiều. Đó là cả một công tác tổ chức và giáo dục. Đó là công tác chung của tất cả mọi người, của cả thầy giáo. Phải hiểu chính sách của Chính phủ và của Đảng, phải thảo luận rồi tuyên truyền cho chính sách, phải giải thích cho dân hiểu, làm được như thế là gần lên chủ nghĩa xã hội rồi” [1, t.8; 228] - Triệt để khai thác yếu tố hình ảnh để minh họa cho nội dung. Đây là biện pháp mà Người đã sử dụng thường xuyên thời kỳ đầu truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta. Nhân dân Việt Nam, trong đó có cả bộ phận không nhỏ cán bộ đã quen với lối tư duy hình ảnh, cụ thể, trực quan. Thói quen này, do lối giáo dục ngu dân của thực dân Pháp và tay sai tạo ra từ thời thuộc địa. Cha ông ta, thời nô lệ đa số không biết chữ, vì vậy dùng hình ảnh để giải thích khái niệm là cách rất hiệu quả. Khi giành được độc lập, một bộ phận nhân dân chưa tiến bộ, một bộ phận đã biết chữ, nhất là cán bộ, trình độ văn hóa cao, nhưng thói quen cũ vẫn chưa dễ gì bỏ luôn được, vì vậy, Cụ Hồ đã lựa chọn cách nói chuyện rất phù hợp là phổ biến dùng hình ảnh. Nói về đế quốc thực dân, Hồ Chí Minh thường ví như con cá mập, con cáo, con voi, con rắn độc. . . Nói về đoàn kết của nhân dân, Người thường ví như đàn kiến, đàn ong, như các sợi chỉ dệt thành tấm vải, nhiều người nhấc một hòn đá. . . Người thường phê phán “Không nên lúc nào cũng trích Các Mác, cũng trích Lênin làm cho đồng bào khó hiểu. Nói thế nào cho đồng bào hiểu được, đồng bào làm được, đó là nói được chủ nghĩa Mác - Lênin” [2; 197] Thiết nghĩ, biện pháp này vẫn phát huy hiệu quả cao trong đối tượng học sinh, sinh viên ngày nay. Bời vì, con đường biện chứng để nhận thức chân lý mà các nhà Mác xít đúc kết hết sức thuyết phục là “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Chúng ta có thể áp dụng kinh nghiệm 95 Nguyễn Đức Chiến và Mai Thị Tuyết này của Bác ở tất cả các môn khoa học, đặc biệt đối với các môn khoa học chính trị, tính trừu tượng, khái quát rất cao ở các đơn vị kiến thức. . . . Dựa vào cách trình bày của Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ biến cái trừu tượng thành cái cụ thể, gần gũi với cuộc sống, dễ hiểu, mà không mất đi tính khoa học, thậm chí tác dụng, hiệu quả nhanh và cao hơn - Đại từ nhân xưng khi tiếp xúc nói chuyện với mọi người rất phù hợp và thân thương, gần gũi, tôn trọng người nghe. Khi nói chuyện với đông đảo nhân dân cả nước hoặc một tỉnh nào đó, Cụ thường dùng từ “đồng bào”. Ví dụ: “tôi nói đồng bào nghe rõ không” - Người đọc Tuyên ngôn độc lập; “đồng bào nông dân” - nói chuyện với nhân dân Hồng Quảng. Khi nói chuyện với một cơ quan nào đó, Người thường dùng: “các đồng chí; anh em; các cô, các chú”. . . Tuy là chi tiết nhỏ, nhưng Hồ Chí Minh cũng rất chú ý. Nhờ cách xưng hô như thế, mọi người không thấy có