Tìm hiểu văn hóa chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh trong mối liên hệ giữa con người với cộng đồng dân tộc Việt Nam

1. Tri thức chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh Với Hồ Chí Minh, tri thức chính trị, hiểu biết chính trị thông qua 2 con đường: được học, tự học lý luận chính trị và trải nghiệm, nếm trải chính trị qua thực tiễn hoạt động cách mạng. Ngoài kiến thức học các nhà nho ở quê; học các thầy Việt Pháp ở Quốc Học Huế và một ít năm học đại học Phương Đông, Hồ Chí Minh chủ yếu tự học. Người tự học nhiều ngoại ngữ, đọc rất chăm các loại sách, nhất là sách chính trị. Cho nên tri thức lý luận chính trị của Người rất rộng sâu, thẩm thấu các giá trị chính trị Đông Tây, đã hấp thụ và phát huy tốt tinh hoa lý luận chính trị của nhân loại. Trên thế giới, ít có lãnh tụ cách mạng nào đi nhiều, thấy nhiều, nếm trải thu thập kinh nghiệm chính trị nhiều như Hồ Chí Minh. Người thấy được bản chất của thực dân đế quốc ở cả chính quốc lẫn thuộc địa. Hồ Chí Minh có 5 Đảng tịch, xuất hiện và hoạt động trên nhiều địa bàn chính trị khác nhau: Tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, tham gia hoạt động báo chí ở Châu Âu, làm đại biểu Hội nông dân quốc tế, phụ trách Ban phương Đông của Quốc tế cộng sản; xuất hiện ở Trung Quốc với tư cách là nhà tư tưởng, huấn luyện đào tạo Chủ nghĩa Mác cho thanh niên Việt Nam. Rồi bị bắt tù đày, suýt bị tử hình, bị truy nã. Đau khổ hơn, có lúc Bác bị những người cùng giai cấp, đồng chí hiểu sai vì những tư tưởng vượt trước của mình. Hồ Chí Minh từng có những ngày vất vả bên Lào, Thái, Trung Quốc. Khi giả nhà sư, khi làm thầu khoán, thầy địa lý, tham gia cách mạng Trung Quốc (từ năm 1938 đến 1941) với hàm thiếu tá, trở về Tổ quốc đẩy mạnh phong trào cách mạng, 1942 - 1943 bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam. Ra tù, lại về nước chỉ đạo cách mạng tháng Tám thành công, rồi tiếp tục cùng dân tộc tham gia chống Pháp 9 năm, lãnh đạo sự nghiệp chống Mỹ thắng lợi. Hơn 30 năm xa tổ quốc, 35 năm xa nhà, sự hiểu biết chính trị cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn của Người hết sức sâu sắc, uyên thâm.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu văn hóa chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh trong mối liên hệ giữa con người với cộng đồng dân tộc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology Số 2/2016 No. 2/2016 202 TÌM HIỂU VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG MỐI LIÊN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VỚI CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thành Đạo Khoa lý luận chính trị, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung Tóm tắt Nghiên cứu Văn hóa chính trị của Hồ Chí Minh là đề cập đến các mặt: Tri thức, niềm tin và sự thuyết phục về chính trị; tình cảm đạo đức trong hoạt động chính trị; những phương tiện, chuẩn mực, tổ chức vận hành bộ máy quyền lực mà Hồ Chí Minh kiến tạo; những truyền thống chính trị kết tinh trong nhân cách chính trị Hồ Chí Minh; cũng như sự trung thành và bổ sung của Hồ Chí Minh vào Hệ tư tưởng Mác - Lênin. Văn hóa chính trị của Người đã, đang và sẽ soi sáng, tác động, ảnh hưởng đến việc vận dụng, thực thi quyền lực chính trị của cá nhân, tổ chức trong hệ thống chính trị nước ta. Từ khoá Văn hoá chính trị. 1. Tri thức chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh Với Hồ Chí Minh, tri thức chính trị, hiểu biết chính trị thông qua 2 con đường: được học, tự học lý luận chính trị và trải nghiệm, nếm trải chính trị qua thực tiễn hoạt động cách mạng. Ngoài kiến thức học các nhà nho ở quê; học các thầy Việt Pháp ở Quốc Học Huế và một ít năm học đại học Phương Đông, Hồ Chí Minh chủ yếu tự học. Người tự học nhiều ngoại ngữ, đọc rất chăm các loại sách, nhất là sách chính trị. Cho nên tri thức lý luận chính trị của Người rất rộng sâu, thẩm thấu các giá trị chính trị Đông Tây, đã hấp thụ và phát huy tốt tinh hoa lý luận chính trị của nhân loại. Trên thế giới, ít có lãnh tụ cách mạng nào đi nhiều, thấy nhiều, nếm trải thu thập kinh nghiệm chính trị nhiều như Hồ Chí Minh. Người thấy được bản chất của thực dân đế quốc ở cả chính quốc lẫn thuộc địa. Hồ Chí Minh có 5 Đảng tịch, xuất hiện và hoạt động trên nhiều địa bàn chính trị khác nhau: Tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, tham gia hoạt động báo chí ở Châu Âu, làm đại biểu Hội nông dân quốc tế, phụ trách Ban phương Đông của Quốc tế cộng sản; xuất hiện ở Trung Quốc với tư cách là nhà tư tưởng, huấn luyện đào tạo Chủ nghĩa Mác cho thanh niên Việt Nam. Rồi bị bắt tù đày, suýt bị tử hình, bị truy nã. Đau khổ hơn, có lúc Bác bị những người cùng giai cấp, đồng chí hiểu sai vì những tư tưởng vượt trước của mình. Hồ Chí Minh từng có những ngày vất vả bên Lào, Thái, Trung Quốc. Khi giả nhà sư, khi làm thầu khoán, thầy địa lý, tham gia cách mạng Trung Quốc (từ năm 1938 đến 1941) với hàm thiếu tá, trở về Tổ quốc đẩy mạnh phong trào cách Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology Số 2/2016 No. 2/2016 203 mạng, 1942 - 1943 bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam. Ra tù, lại về nước chỉ đạo cách mạng tháng Tám thành công, rồi tiếp tục cùng dân tộc tham gia chống Pháp 9 năm, lãnh đạo sự nghiệp chống Mỹ thắng lợi. Hơn 30 năm xa tổ quốc, 35 năm xa nhà, sự hiểu biết chính trị cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn của Người hết sức sâu sắc, uyên thâm. Mỗi chặng đường hoạt động của Người luôn gắn bó, ảnh hưởng đến sự thăng trầm, thành công của dân tộc. Sự hiểu biết về chính trị là tiêu chí văn hóa chính trị đầu tiên, quan trọng, ảnh hưởng đến sự nghiệp chính trị của Người và từ đó lan tỏa đến cộng đồng. Ở Hồ Chí Minh, tri thức lý luận, tri thức kinh nghiệm chính trị thống nhất hữu cơ. Nguyên tắc lớn trong hoạt động chính trị của Người là lời nói đi đôi với việc làm. Với tri thức như vậy, Người đã xử lý tình huống phức tạp có hiệu quả. Tri thức chính trị của Người được lan tỏa, trao truyền, hòa nhập vào cộng đồng dân tộc Việt Nam (thời đại Hồ Chí Minh), biến giá trị cá nhân thành sức mạnh cộng đồng to lớn. Người và dân tộc Việt Nam thăng hoa thành một: Việt Nam - Hồ chí Minh. Điều đó giải thích câu hỏi vì sao có sự tập hợp xung quanh Người, từ tướng tá, nhân sĩ, chiến sĩ, nhân dân lao động, mọi ngành mọi giới luôn nói và làm theo ý nguyện của Người một cách tự giác. 2. Niềm tin, sự thuyết phục về chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh Ở Hồ Chí Minh, yếu tố thứ hai của văn hóa chính trị rất rất rõ nét, rất đặc sắc, tiêu biểu. Niềm tin, sự thuyết phục về chính trị của Người được hình thành từ hai cấp độ. Đi từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính. Năm 1911, Hồ Chí Minh ra đi mang tâm thế của người tìm chân lý, người tìm lẽ sống, mang theo nỗi u hoài về nhục mất nước và với hy vọng thu thập tư liệu chính trị bằng trực quan của người yêu nước. Từ năm 1911 đến năm 1919, niềm tin chính trị còn chưa định hình. Năm 1920, khi bắt gặp luận cương sơ thảo về vấn đề dân tộc và thuộc địa, thì trong tư tưởng của Hồ Chí Minh niềm tin và sự thuyết phục về chính trị đã hình thành, củng cố, phát triển, lan tỏa. Người tin vào sức mạnh tổng hợp của đại đoàn kết dân tộc, của chiến tranh nhân dân, tin vào tiền đồ tươi sáng của cách mạng Việt Nam, Chính nhờ niềm tin to lớn mà Hồ Chí Minh đã vượt qua những thử thách hiểm nghèo, nếm trải gian nan (tù tội, bị hiểu lầm, gian nan trong đời sống chính trị). Như vậy, niềm tin chính trị, sự thuyết phục về chính trị mà Hồ Chí Minh có được (từ 1920 trở về sau) là kết quả của một nhận thức đúng đắn sâu sắc về lý tưởng chính trị đã lựa chọn, nó mang tính ổn định và vững chắc ngay cả khi tình huống chính trị không được thuận chiều. Niềm tin, sự thuyết phục về chính trị từ Hồ Chí Minh được phổ biến, ăn sâu trong đại bộ phận quần chúng. Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam làm thành một khối niềm tin vững chắc về con đường đi lên, phát triển của dân tộc. Khối niềm tin cá nhân - cộng đồng, quyện chặt đó, làm chùn bước, làm thất bại các thế lực lớn của thế kỷ 20: hạ bệ phong kiến Việt Nam, đánh cho Pháp hàng, Mỹ cút nhục nhã. Những người nước ngoài lấy làm lạ tại sao Việt Nam nhỏ bé lại hạ gục những hung nô của thế kỷ? Bởi lẽ đơn giản: Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. Dưới sự lãnh đạo của Người, bằng cái tâm cái tài của Hồ Chí Minh - Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Việt Nam. Từ chiến tranh sang thời bình, điều quan trọng của Đảng cầm quyền nước ta là phải duy trì củng cố niềm tin, sự thuyết phục về chính trị trong Đảng, nhà nước và trong quảng đại quần chúng - điều mà Hồ Chí Minh hằng tâm niệm và dày công xây đắp. Như vậy văn hóa chính trị là niềm tin vào chính trị đúng, khoa học, chính nghĩa, nhân bản. Những cái đó Hồ Chí Minh luôn tâm niệm, theo đuổi, thực thi, củng cố. Trong thời kỳ kinh tế thị trường, cái sợ nhất là mất niềm tin của quần chúng, sự lãnh đạm của quần chúng. Văn hóa chính trị của Hồ Chí Minh giúp đỡ chúng ta đi đúng hướng. Chúng ta những mong lòng Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology Số 2/2016 No. 2/2016 204 dân ý Đảng luôn hòa quyện như câu thơ Tố Hữu đã viết: “Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt, Đảng ta đây xương sắt da đồng. Đảng ta muôn vạn công nông, Đảng ta muôn vạn tấm lòng niềm tin!” 3. Các truyền thống của dân tộc kết tinh trong nhân cách chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh Những truyền thống quý báu của dân tộc được kết tinh lại thành văn hóa tinh thần. Là bộ phận của truyến thống, văn hóa nói chung, truyền thống chính trị của dân tộc ta có nhiều nét đặc sắc mà con người chính trị, danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh đã thấm nhuần và phát huy ở tầm cao mới. Đây là mối liên hệ giữa Hồ Chí Minh với cộng đồng theo hai chiều: tiếp nhận kết tinh và phát huy ở tầm cao mới. Sau đây là một số truyền thống tiêu biểu: - Truyền thống bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc, chống ngoại xâm để giành giữ chủ quyền dân tộc. Đây là nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Truyền thống này bắt đầu được hình thành từ nhà nước Văn lang, thời của các Vua Hùng. Sự ra đời của một nhà nước Văn Lang cũng là sự khẳng định chủ quyền một lãnh thổ có sự riêng biệt về bờ cõi, sông núi, phong tục, tập quán của một nền văn hóa đã định hình. Qua hơn 1000 năm Bắc thuộc Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Nam Đế, Phùng Hưng, Triệu Quang Phục, Ngô Quyền nối nhau khởi nghĩa. Thời độc lập, tự chủ xây dựng nhà nước phong kiến của ta, các triều đại phong kiến phương Bắc xâm chiếm liên tục, đã có Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn đứng lên giành độc lập, mở mang bờ cõi. Hồ Chí Minh cùng với toàn dân đánh đổ ngai vàng phong kiến, đuổi Pháp, Nhật, Mỹ, cũng vì độc lập chủ quyền thống nhất đất nước. Tại đền Hùng, trước toàn quân, người đã nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Năm 1960, Người từng tỏ rõ quyết tâm thống nhất nước nhà: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Ý thức chủ quyền dân tộc, quyết tâm giành độc lập dân tộc được Hồ Chí Minh và nhân dân của Người thực hiện trong không gian, thời gian mới, điều kiện mới, với sự sáng tạo mới, quốc tế hóa nó lên. Hồ Chí Minh học ở nhà Trần “Khoan thư sức dân”, học ở Nguyễn Trãi cách đánh tâm công, vừa đánh vừa đàm phán. Hơn tiền nhân, Hồ Chí Minh đã kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, đoàn kết các lực lượng trong ngoài nước, nên tạo ra súc mạnh vô địch, chống lại những tên đế quốc có sức hủy diệt lớn, tạo ra những giá trị mang tầm thời đại, hướng cái nhìn của lương tri nhân loại vào Việt Nam. Đó là sự “vượt gộp” của Hồ Chí Minh và cộng đồng dân tộc của Người - so với tiền nhân. - Truyền thống chống nô dịch văn hóa, xem trọng văn hóa: Việt Nam từng bị Hán hóa và chống Hán hóa, sau hơn 1000 năm, giặc phương Bắc cố tình nô dịch văn hóa, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn tồn tại. Trong nhiều thế kỷ, người Việt Nam lặng lẽ học tập chữ viết, học tập các triết thuyết, đạo đức chính trị của người Trung Quốc để trang bị trí khôn cho hành trang chính trị của mình. Học của kẻ thù để chống lại nó, vừa học vừa cải tạo văn hóa của người ta thành vốn văn hóa riêng của mình. Ví dụ như lấy chữ Hán hình thành chữ Nôm cho dân tộc. Đó là nét độc đáo của bản sắc dân tộc ta. Sau này ta có phong trào Đông kinh nghĩa thục, phong trào Duy Tân chấn hưng văn hóa dân tộc, chống thiển cận và văn hóa lai căng. Dân tộc ta vừa tiếp tục học văn hóa phương Tây, vừa chống nô dịch văn hóa, áp đặt văn hóa suốt một thế kỷ. Hồ Chí Minh kế thừa truyền thống này rất sâu sắc. Người lưu ý mọi người: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Trong tuyên ngôn độc lập, người tố cáo thực dân Pháp đã xây nhà tù nhiều hơn trường học thực hiện chính sách ngu dân để trị. Người cho rằng, dân tộc dốt là dân tộc hèn, nên Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology Số 2/2016 No. 2/2016 205 nhiệm vụ đầu tiên của chính phủ mới là chống giặc dốt. Dưới sự quan tâm và chỉ đạo của Người, toàn dân hưởng ứng xóa dốt tạo thành trào lưu học tập toàn dân chưa từng thấy trước đó. Người và Đảng ta suốt hơn 70 chục năm qua, ngoài nhiệm vụ giải phóng dân tộc ra, đã hết lòng, hết sức xây dựng nền văn hóa mới. Từ đề cương văn hóa 1943 đến nghị quyết TW 5 khóa VIII, 1998, là thực hiện chỉ đạo và ý nguyện của Người về xây dựng văn hóa Việt Nam. Tâm ý của Người và Đảng ta, được cộng đồng dân tộc hưởng ứng nhiệt tình và diện mạo văn hóa nước ta ngày càng khởi sắc. Nét đáng trân trọng của Hồ Chí Minh là: mặc dù công tác, học tập, sống ở nước ngoài nhiều, nhưng Người yêu ngôn ngữ, làn điệu âm nhạc quê nhà, quý trọng danh nhân văn hóa, chính trị cũng như di tích lịch sử của nước nhà. - Truyền thống xem khối cộng đồng làng xã Việt Nam vừa là pháo đài chống giặc vừa lưu trữ văn hóa: Tính cộng đồng vốn là đặc điểm nổi bật của làng xóm Việt Nam. Cùng đắp hàng vạn cây số đê, cùng chắn bão giông, cùng chống kẻ thù, nên cố kết cộng đồng là điều tất yếu. Quốc gia Việt Nam là liên minh làng xã. Nhiều lúc ta mất nước, nhờ có làng, từ đó lấy lại nước. Làng là đơn vị sản xuất, chiến đấu, là nơi lưu giữ, củng cố những truyền thống, cội nguồn tình cảm trong tâm hồn người Việt. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất hiểu truyền thống độc đáo này, vì Người cũng sinh ra từ làng, làng Sen. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, cơ quan trung ương phải di dời thường xuyên, ở đâu Người cũng có phương châm: Sống gần dân (Làng, Bản), xa đường. Theo Bác, không đâu an toàn bằng lòng dân. Chủ trương bám đất, giữ làng, đánh du kích do kế thừa truyền thống xưa mà ra. Những mô hình tốt trong sản xuất, chiến đấu cũng từ làng phát động thành phong trào chung. - Truyền thống người Việt Nam không tôn sùng đến mê muội một thứ triết thuyết nào: Nho, Phật, Lão vào Việt Nam, được Việt hóa, khúc xạ, trong tâm thức của người Việt, trở thành những giá trị phục vụ người Việt , rồi người Việt đến thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, xếp chúng vào một góc tiếp xúc văn hóa chính trị phương tây, văn hóa chính trị Đông Âu, văn minh nước Mỹ, các thứ đều được sàng lọc, bởi bản sắc văn hóa Việt Nam như thứ than hoạt tính có thể phòng độc, lắng lọc những cặn bả, để lưu giữ lại những giá trị để giữ lại cho mình. Hồ Chí Minh là đại diện tích cực truyền thống này. Người học rất nhiều, đọc rất nhiều, nhưng không tôn sùng đến mê muội bất kể học thuyết nào. Hồ Chí Minh sáng tạo vận dụng và bổ sung, nâng chủ nghĩa Mác lên tầm cao thời đại, chứ không bê nguyên xi rơi vào giáo điều. - Truyền thống dễ can dự vào công việc chính trị của người Việt Nam: Người Việt từng có Trần Quốc Toản bóp cam ở ngoài Hội nghị Diên Hồng, có anh lái than Trần Khánh Dư đọc thơ gần Hội nghị Bình Than, có phụ nữ yêu nước: giặc đến nhà là “đàn bà cũng đánh”. Do ảnh hưởng truyền thống ấy Bác Hồ từ nhỏ đã quan tâm đến những từ “tự do bình đẳng bác ái,” tham gia chống sưu thuế tại Trung kỳ. Khi ra nước ngoài Bác vừa hoạt động vì cách mạng Việt Nam nhưng cũng tham gia vào nhiều công việc của nước bạn: tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp; thiếu tá Hồ Quang trong quân đội “Bát lộ quân”, tham gia phòng chính trị của Đệ tứ chiến khu sau khi ra tù 1943. Bác nâng truyền thống Hội nghị Diên Hồng lên thành Đại hội quốc dân Tân Trào để giành độc lập, Bác thành lập mặt trận “Liên Việt”, “Mặt trận Việt Minh”, “Mặt trận giải phóng miền Nam” để tập trung trí tuệ, sức mạnh dân tộc, Bác thăm già, hỏi trẻ, đi vi hành để xem dân tình; thường xuyên tiếp xúc với các giới các ngành. Người có thể cảm hóa nhiều lực lượng thù địch đi theo chính nghĩa của mình. Sau Cách mạng tháng Tám, chính phủ ta từng có đa đảng phái tham chính, nhưng dưới sự lãnh đạo của Người, vẫn nhất nguyên về chính trị. Nhiều người tài Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology Số 2/2016 No. 2/2016 206 giỏi không phải là đảng viên, nhưng Bác vẫn tin dùng như: Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Huyên, Phan Kế Toại. - Truyền thống không cam chịu nhục; khoan dung với kẻ thù bại trận: Do không cam chịu nhục mất nước, nên người Việt đã bao lần đứng lên, đổ máu vì nước, vì hạnh phúc của mình. Thời hai Bà Trưng, có những người bị đóng dấu vào trán vì không nộp đủ thuế, họ lấy sắt nung đỏ hơn xóa dấu. Trần Bình Trọng từng thét vào vào mặt quân thù: “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm Vương đất Bắc!”. Lúc vận mệnh Tổ quốc ngàn cân treo sợi tóc, Hồ Chí Minh cũng kiên quyết không kém tiền nhân. “Không, chúng ta thà hy sinh tất cả, không chịu nhục mất nước”. Tù đày gian khổ không chịu khuất phục Hồ Chí Minh và đồng chí của Người. Thế hệ sau của Người cũng quyết chí không cam chịu đói nghèo, tụt hậu. Thời trước, nước ta từng có Nguyễn Trãi, Quang Trung, khi thắng giặc xong, khép quá khứ, cấp lương thực ngựa xe cho chúng về nước, dâng biểu xin hòa, thậm chí trải thảm đỏ mời kẻ thù hợp tác giao hảo Hồ Chí Minh kế thừa truyền thống đó: đối xử rất tốt đối với tù binh Pháp, giặc lái Mỹ. Những người tù sau này trở về nước làm những chức vụ lớn (như John Kerry, Peterson,) vẫn còn nhớ những người cộng sản và nhân dân Việt Nam cao thượng. - Truyền thống nêu cao pháp luật trị nước: Noi gương Chu Văn An, Mạc Đỉnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Văn Thịnh và tinh thần nêu cao pháp luật trị nước của ông cha ta, Hồ Chí MInh kết hợp nhuần nhuyễn giữa Đức trị và Pháp trị: có tình và có lý trong thực thi pháp luật. Qua vụ án Nguyễn Tường Tam, Trần Dụ Châu và sử dụng Trần Lâm (người được coi là “bao công” của Việt Nam dân chủ cộng hòa) ta thấy Bác đã kế thừa và cách tân tinh thần nêu cao pháp luật trị nước. Hơn thế nữa, Bác mở đầu nền dân chủ ở nước ta và muốn xây dựng nền dân chủ pháp quyền xã hội chủ nghĩa - cái mà hiện nay chúng ta cố gắng thực hiện. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Tập bài giảng chính trị học, 2002. Học viện chính trị quốc gia Hà Nội Hồ Chí Minh, NXB Lý Luận, Hà Nội. [2]. Thơ Tố Hữu, 2008. NXB Văn Hóa Sài Gòn. [3]. PGS.TS. Hoàng Trang, 2008. Hỏi đáp Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. [4]. Mai Thúc Luân, 2003. Văn Hóa và thời đại, NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh.