Tóm tắt
Nhiều học giả cho rằng, hằng số văn hóa của người Việt chính là nông nghiệp lúa nước, người nông
dân và yếu tố xóm làng. Để thích ứng với môi trường tự nhiên và xã hội, con người đã sáng tạo ra lối
sống, chuẩn mực và văn hóa ứng xử nhất định. Mỗi vùng, tiểu vùng văn hóa với những hằng số văn
hóa riêng lại có những dấu ấn văn hóa đặc trưng. Qua những tư liệu khảo sát, nghiên cứu về đặc trưng
văn hóa, tín ngưỡng của các tiểu vùng ở châu thổ sông Hồng1, bài viết phác họa một phần diện mạo
tín ngưỡng cầu nước, cầu mưa, qua đó cho thấy tính “lưỡng thế” trong văn hóa ứng xử của người Việt.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tín ngưỡng cầu nước, cầu mưa ở châu thổ sông Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
37Số 31 (Tháng 3 - 2020)
TÔN GIÁO - TÍN NGƯỠNG
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
TÍN NGƯỠNG CẦU NƯỚC, CẦU MƯA
Ở CHÂU THỔ SÔNG HỒNG
VŨ DIỆU TRUNG*
Tóm tắt
Nhiều học giả cho rằng, hằng số văn hóa của người Việt chính là nông nghiệp lúa nước, người nông
dân và yếu tố xóm làng. Để thích ứng với môi trường tự nhiên và xã hội, con người đã sáng tạo ra lối
sống, chuẩn mực và văn hóa ứng xử nhất định. Mỗi vùng, tiểu vùng văn hóa với những hằng số văn
hóa riêng lại có những dấu ấn văn hóa đặc trưng. Qua những tư liệu khảo sát, nghiên cứu về đặc trưng
văn hóa, tín ngưỡng của các tiểu vùng ở châu thổ sông Hồng1, bài viết phác họa một phần diện mạo
tín ngưỡng cầu nước, cầu mưa, qua đó cho thấy tính “lưỡng thế” trong văn hóa ứng xử của người Việt.
Từ khóa: Châu thổ sông Hồng, tín ngưỡng, cầu nước, cầu mưa
Abstract
Many scholars believe that the cultural constant of Vietnamese people is wet rice plants
agriculture, farmers and villages. In order to adapt to the natural and social environment, people have
created standard lifestyle and certain behavioral culture. Each culture and sub-culture has its own
characteristics that create a unique cultural imprint. With the survey and research materials on the
cultural and religious characteristics of the sub-regions in the Red River Delta, the article outlines a
part of the beliefs of praying for water and rain, thus showing the “duality” in the behavioral culture of
Vietnamese people.
Keywords: Red River Delta, beliefs, prayer for water and rain
Dẫn luận
Châu thổ sông Hồng Việt Nam là một đại diện của nền văn hóa nông nghiệp Đông Nam Á. Môi trường
khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, mưa nhiều,
sông ngòi dày đặc, thảm thực vật đa dạng
đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra đời cây
lúa nước. Nhiều học giả cho rằng, “hằng số
văn hóa” của người Việt chính là cây lúa nước,
người nông dân và yếu tố xóm làng. Điều này
chứng tỏ nước là khởi nguồn của sự sống, là
yếu tố quan trọng đối với đời sống con người và
nhất là đối với cư dân nông nghiệp. Nói như vậy
không có nghĩa là cư dân du mục sống trên
thảo nguyên không cần đến nước, họ cũng
cần nước cho gia súc, cần mưa cho đồng cỏ tốt
tươi, nhưng, cư dân nông nghiệp lúa nước cần
nhiều nước hơn cả, bởi cuộc sống của họ gắn
liền với nước. Chính vì thế, đời sống tâm linh
của người Việt vô cùng phong phú với nhiều
loại hình tín ngưỡng, đặc biệt là tín ngưỡng
liên quan đến nguồn nước.
1. Châu thổ sông Hồng - cái nhìn địa văn hóa
Châu thổ sông Hồng được hình thành bởi
ba hệ thống sông chính là sông Hồng, sông Đà
và sông Thái Bình. Sông Hồng (hay còn gọi là
sông Cái, sông Mẹ) là nơi tụ cư đầu tiên của * TS., Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam
Số 31 (Tháng 3 - 2020)38
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
người Việt cổ trên đường di cư từ vùng Bạch
Hạc (Phú Thọ) xuống vùng trung và hạ lưu
châu thổ. Bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc),
sông Hồng chảy vào Việt Nam qua địa phận
tỉnh Lào Cai, Yên Bái hợp lưu với sông Đà ở Việt
Trì tạo thành ngã ba sông, phân chia ranh giới
giữa các tỉnh Hà Tây (cũ), Phú Thọ, Vĩnh Phúc,
khi xuôi về hạ châu thổ chảy vào địa giới các
tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định
rồi đổ ra biển Đông ở cửa Ba Lạt. Sông Hồng
còn là khởi nguồn của sông Đuống và sông
Luộc, hai con sông đã góp phần không nhỏ
cho sự hình thành hệ thống sông Thái Bình -
nơi nuôi dưỡng, bồi đắp phù sa của châu thổ.
Châu thổ sông Hồng còn có nhiều hồ, vực,
ao, đầm lớn nhỏ mà theo các nhà nghiên cứu
thì đây chính là các ao trợ thời, nơi dự trữ và thu
nhận nguồn nước mỗi khi lũ từ thượng nguồn
đổ về. Không chỉ giữ nước, ao, đầm, hồ còn lưu
giữ truyền thuyết về các vị anh hùng dân tộc,
những tín ngưỡng dân gian mang tính cổ xưa
của người Việt. Ví như, hồ Tây gắn với truyền
thuyết Trâu Vàng, hay Thái sư Lê Văn Thịnh hóa
hổ và một Huyền Thiên Trấn Vũ uy nghi trấn
yểm phía bắc kinh thành Thăng Long; hồ Thủ
Lệ gắn với truyền thuyết về vị hoàng tử Linh
Lang thời Lý; hay hệ thống vực nước tại xã Vân
Côn, huyện Hoài Đức gắn với truyền thuyết về
Ả Lã Nàng Đê...
Một đặc điểm nữa của châu thổ sông Hồng,
đó là sự xâm nhập của yếu tố biển ở vùng hạ
châu thổ, nơi các con sông đổ ra biển. Dân
gian gọi vùng đất này là xứ Đông và xứ Nam.
Chính những yếu tố đặc biệt này đã tạo nên
một lối sống riêng, một tính cách riêng và một
hệ thống tín ngưỡng đặc trưng. Để thích ứng
với môi trường tự nhiên và ứng xử với môi
trường, con người đã tạo ra lối sống và những
chuẩn mực xã hội nhất định. Vì vậy, môi trường
tự nhiên luôn là yếu tố quyết định trong mọi
hành vi ứng xử của con người. Người Việt ở
châu thổ sông Hồng luôn phải cầu “mưa thuận,
gió hòa” cho đồng ruộng tốt tươi, nhưng trong
đời sống thực tế, họ đã đem sức lực của mình
để bắt thiên phải thuận nhân. Người ta đắp đê
khơi dòng khi lũ lụt và người ta lại “vắt đất ra
nước” thay trời làm mưa khi hạn hán. Thế ứng
xử này được các nhà nghiên cứu gọi là ứng xử
lưỡng thế của người Việt. Điều này cũng được
dân gian đúc kết qua câu ca: “Chưa nắng đã
khô, chưa mưa đã lụt”.
2. Tín ngưỡng cầu nước, cầu mưa vùng
thượng châu thổ sông Hồng
Một trong những truyền thuyết được cư
dân vùng thượng châu thổ sông Hồng tạo ra
đã phản ánh rõ nét tín ngưỡng cầu nước, cầu
mưa và lý giải cho việc đắp đê trị thủy là truyền
thuyết về Tản Viên Sơn Thánh. Đền Và ở thôn
Vân Gia, xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, Hà Nội
là một trong những nơi thờ Đức Thánh Tản
Viên, còn có tên gọi là Đông Cung. Hàng năm,
lễ hội đền Và được tổ chức hai lần: Hội xuân
từ ngày mùng 1 đến hết ngày 16 tháng Giêng
và hội thu từ ngày 13 đến ngày 16 tháng Chín
âm lịch. Vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, cư dân
của 8 làng là Vân Gia, Thanh Trì, Nghĩa Phú, Mai
Trai, Đạm Trai, Phù Sa, Phú Nhi, Di Bình cùng
nhau tổ chức cuộc rước lớn. Rước thánh dọc
sông Hồng vừa để tưởng nhớ công lao của
đức thánh, vừa để nhắc nhở người đời sau nhớ
về những truyền thuyết, tuy mang tính chất
hoang đường nhưng ẩn sâu bên trong chính là
khát vọng của cư dân nông nghiệp.
Truyền thuyết kể rằng: Khi Tản Viên dựng
hành cung ở đền Và, một hôm, trên đường vi
hành qua thôn Di Bình ngài muốn tắm, vừa hay
lúc đó có một cô gái cắt cỏ đi qua, Ngài nhờ cô
xuống sông gánh nước. Cô gái bảo rằng “Đây
là quang sọt chứ có phải thùng đựng nước”.
Ngài bảo cô cứ xuống sẽ gánh được. Cô gái
xuống sông Hồng, lấy nón vục nước đổ vào sọt
thì quả nhiên sọt đựng được nước. Thấy lạ, cô
bèn về báo dân làng, mọi người cho rằng đó là
thánh hiện trần gian nên giết lợn tế thần. Khi
dân làng tới nơi thì ngài đã đi rồi, chỉ còn thấy
bóng uy nghi trên đỉnh núi Tản. Từ đó, thôn
Di Bình lập đền Ngự Dội để thờ vọng và hàng
năm, cứ vào sáng sớm ngày rằm tháng Giêng,
họ lại tổ chức rước thánh từ đền Và qua sông
Hồng sang đền Ngự Dội để tế thánh.
Lại có truyền thuyết khác kể rằng: Khi Thánh
Tản dừng chân ở đền Và, có một đám mây từ
núi Tản Viên kéo xuống che nơi ngài đứng. Khi
39Số 31 (Tháng 3 - 2020)
TÔN GIÁO - TÍN NGƯỠNG
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
ngài muốn tắm, thì xuất hiện đám mây đen và
đi liền sau đó là trời mưa. Tắm xong, ngài bỗng
thấy một cô thôn nữ đi nhổ cỏ ở bến sông, cô
gái than: “Cứ mưa thế này biết bao giờ tôi mới
nhổ cỏ cho xong”. Nghe thấy vậy, ngài bèn
truyền dạy cách làm liềm, làm quang sọt và
làm đòn để gánh cỏ. Từ đó, dân chúng hai bờ
sông Hồng biết dùng liềm cắt cỏ và làm quang
sọt Nhớ ơn ấy, nhân dân lập đền thờ để lưu
sự tích. Bên cạnh lễ hội xuân, hội đền Và còn
diễn ra vào rằm tháng Chín (mùa thu) gắn với
việc dân các làng ra đoạn sông Tích đánh bắt
cá tế thần. Lễ hội này còn gọi là hội đả ngư.
Có nhiều cách lý giải khác nhau đối với
truyền thuyết và các nghi thức trong lễ hội
(như rước thánh, tế thần, đánh cá, làm quang
sọt), nhưng về cơ bản, lễ hội đền Và gắn liền
với yếu tố nước đó chính là khát vọng cầu
nước, cầu mưa, cũng như việc đắp đê trị thủy.
Nằm trong bối cảnh chung của châu thổ
Bắc Bộ, lễ hội chùa Bối Khê là một minh chứng
điển hình cho tín ngưỡng cầu mưa. Chùa Bối
Khê, tên chữ là Đại Bi tự, xưa thuộc hai làng Bối
Khê và Phúc Khê (hay còn gọi là Hồng Khê),
huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam Thượng, nay
là thôn Song Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh
Oai, Hà Nội. Ngoài thờ Phật, chùa còn là nơi thờ
Đức Thánh Bình An hay còn gọi là “Đức Thánh
Bối”. Không giống với một số ngôi chùa ở châu
thổ Bắc Bộ, người chăm lo việc đèn hương
được gọi là ông từ, bà tự, ở chùa Bối Khê gọi là
ông Thống. Ông cũng là người giữ vai trò quan
trọng trong nghi lễ cầu mưa.
Khi trời nắng mãi không mưa, mọi sự cầu
cúng đều không linh nghiệm. Lúc này, người
già trong làng cùng ông Thống làm lễ rước
tượng thánh ra phơi nắng. Hành động này
có vẻ như thiếu tôn trọng thánh thần, nhưng
người dân nơi đây lý giải rằng: Đức Thánh ngồi
trong khám kín ở hậu cung không biết trời
nắng hạn, nên khi phơi nắng ngài sẽ cộng cảm
với nỗi khổ của người nông dân mà cho mưa
xuống. Nếu phơi tượng thánh mà vẫn không
mưa thì ông Thống và dân làng bện 5 con rồng
rơm tượng trưng cho 5 phương, miệng ngậm
ống đu đủ cắm vào siêu nước. Ông Thống bắt
quyết, đọc thần chú và la hét, nếu trời không
mưa thì ông vung kiếm chặt đầu con rồng
phương Bắc, bởi dân gian cho rằng: “Cơn đằng
bắc chưa chắc đã mưa”.
Ngoài nghi thức cầu mưa, cứ 5 năm, chùa
Bối lại tổ chức hội chính một lần, diễn ra từ
ngày mùng 10 đến ngày 13 tháng Giêng. Đây
là lúc mọi người làm lễ tạ ơn hay cầu mong
thần linh ban cho mùa màng tươi tốt, cuộc
sống ấm no hạnh phúc. Nghi thức đầu tiên
được thực hiện vào sáng sớm ngày 11. Các cụ
trong ban khánh tiết làm lễ rước nước từ thôn
Bùi Xá về chùa để làm lễ “Mộc dục”. Tục rước
nước này gắn liền với câu chuyện Đức Thánh
Bối khi còn nhỏ đi chăn trâu, cắt cỏ về thường
tắm ở giếng làng Bùi Xá.
Chùa Bối và truyền thuyết liên quan đến
Đức Thánh Bối là câu chuyện mang dáng dấp
chung của những truyền thuyết vùng châu
thổ Bắc Bộ như truyền thuyết về Phù Đổng
Thiên Vương, Thạch Sanh Tuy nhiên, các chi
tiết khác như: Đức Thánh chăn trâu về tắm tại
giếng làng Bùi Xá, người đã soạn ra kinh đảo
vũ cầu mưa cho dân chúng trong vùng,... đã
tạo nên vùng văn hoá - tín ngưỡng riêng.
Trước đây, sau khi rước lễ vào chùa cúng
Phật, các thôn thuộc tổng Bối còn có tục thi
đốt pháo. Tiếng pháo nổ rền vang giống như
tiếng sấm làm cho âm - dương giao hòa, vạn
vật sinh sôi, phát triển, báo hiệu một năm mới
mưa thuận gió hòa.
3. Tín ngưỡng cầu nước, cầu mưa vùng
trung châu thổ sông Hồng
3.1. Tín ngưỡng cầu nước, cầu mưa khu
vực Thăng Long - Hà Nội
Thăng Long - Hà Nội, nằm ở giữa vùng
châu thổ, là nơi hội tụ, kết tinh và lan toả văn
hóa. Các tên gọi về địa danh như Thanh Trì, các
truyền thuyết về thần Long Đỗ, thái tử Linh
Lang, Hoàng Phúc Chung,... đã phản ánh rõ
nét về tín ngưỡng cầu nước, cầu mưa ở khu
vực này. Truyền thuyết kể rằng, một cung nữ
ở triều Lý, khi ra hồ Thủ Lệ tắm, bị rắn quấn rồi
mang thai. Một thời gian sau, bà sinh hạ được
một cậu bé tư chất thông minh hơn người.
Khi lớn lên, chàng trai này theo Lý Thường
Kiệt đánh giặc Tống, lập nhiều chiến công, khi
Số 31 (Tháng 3 - 2020)40
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
ngài mất thì hoá thành giao long bò xuống hồ
Thủ Lệ, đó là Linh Lang đại vương. Hàng năm,
cứ đến ngày 11 tháng Hai âm lịch, dân trong
vùng lại tổ chức lễ hội để tôn vinh công lao của
đức thánh. Lễ hội này còn là sự quy tụ của cư
dân vùng “Thập tam trại” thuộc ngoại vi kinh
đô Thăng Long xưa như: Ngọc Hà, Đại Yên,
Cống Vị, Liễu Giai, Giảng Võ, Hữu Tiệp, Ngọc
Khánh, Thủ Lệ, Vạn Phúc, Kim Mã, Vĩnh Phúc,
Xuân Biểu, Cống Yên. Hơn nữa, tất cả các làng
trên đều thờ chung một vị thành hoàng đó là
Hoàng Phúc Chung, dân gian quen gọi là ông
Hoàng Lệ Mật. Vị thần này có công chém giao
long ở sông Thiên Đức (tức sông Đuống ngày
nay). Từ huyền tích đến lễ hội đã cho thấy tín
ngưỡng cầu nước, cầu mưa tuy cùng chung
nguồn gốc nhưng mỗi lễ hội, mỗi lệ tục của
mỗi làng lại được diễn đạt theo một cách khác
nhau. Chính sự khác nhau đó đã tạo nên một
lưỡng hợp vừa cầu mưa đối với Đức Thánh
Linh Lang và vừa chống lụt đối với vị Thành
hoàng làng của khu vực “Thập tam trại”. Lễ
hội được tổ chức nhằm mục đích cố kết cộng
đồng bền chặt, tạo một niềm tin tín ngưỡng,
một sức sống mới cho cư dân sau những ngày
lao động vất vả mệt nhọc. Trong thời gian này,
con người gửi gắm những mong muốn của
mình đối với thần linh.
3.2. Tín ngưỡng cầu nước, cầu mưa vùng
Kinh Bắc
Lễ hội dân gian ở châu thổ Bắc Bộ thường
diễn ra vào hai mùa Xuân - Thu. Theo các nhà
nghiên cứu, đây là lúc nông nhàn và là khoảng
thời gian thích hợp nhất để diễn ra các nghi
lễ mang tính cộng đồng. Mùa xuân còn là
thời gian chuyển giao thời tiết từ lạnh sang
nóng, từ âm sang dương, là thời điểm giao
hoà giữa trời và đất, là mùa sinh sôi, phát triển
của muôn loài Theo nông lịch của người
Việt ở châu thổ sông Hồng, một năm có hai
vụ: vụ chiêm và vụ mùa. Vụ chiêm bắt đầu từ
tháng Giêng đến tháng Năm, còn vụ mùa vào
khoảng tháng Sáu đến tháng Mười âm lịch. Vì
vậy mà dân gian có câu:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ,
Hễ nghe sấm động phất cờ mà lên”.
Có nghĩa là vào khoảng tháng Tư âm lịch,
người nông dân chờ nghe tiếng sấm để cho
cây lúa tốt tươi, sai bông trĩu hạt. Điều này phù
hợp với lễ hội cầu mưa diễn ra vào tháng Tư
ở vùng đất cổ Luy Lâu. Người Việt làm nông
nghiệp lúa nước nên yếu tố mùa vụ phụ thuộc
chủ yếu vào điều kiện tự nhiên. Vì vậy, họ cũng
có những tín ngưỡng chung mang tính phổ
quát của cư dân nông nghiệp là tín ngưỡng
đa thần, vạn vật hữu linh. Những hiện tượng
như mây, mưa, sấm chớp được thần thánh hóa
và gắn liền với nó là tục thờ mặt trời, thờ đá,
thờ nước, mà hệ thống thờ “Tứ Pháp” ở vùng
Kinh Bắc mang tính đặc trưng. Theo các nhà
nghiên cứu, “sự ra đời của loại hình tín ngưỡng
này gắn với câu chuyện về sự thai sinh gián
tiếp của Phật Mẫu Man Nương với sư Khâu Đà
La - một nhà sư Ấn Độ” [2]. Đây được coi là biểu
tượng cho quá trình hỗn dung văn hóa, giữa
tín ngưỡng bản địa với tôn giáo ngoại lai, mà ở
đây là Phật giáo. Các hiện tượng tự nhiên như
mây, mưa, sấm, chớp tương ứng với Pháp Vân,
Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện là bốn người
con của Phật Mẫu Man Nương được thờ tại
các chùa: Thiền Định, Thành Đạo, Phi Tương,
Phương Quan.
Tục thờ Tứ Pháp không chỉ có ở vùng Dâu
mà nó lan toả ra cả một vùng rộng lớn như Hà
Tây, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương
“Dù ai buôn đâu bán đâu,
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm nghề,
Nhớ ngày mùng 8 thì về hội Dâu”
Ngày chính hội chùa Dâu là ngày mùng 8
tháng Tư âm lịch hàng năm, nhưng từ ngày
mùng 7 nhân dân đã về chùa Dâu làm lễ “Hạ
tòa phong áo Phật” - lễ này còn được gọi là
lễ “Mộc dục”. Sáng ngày mùng 8 diễn ra đám
rước của các làng thờ Pháp Vũ, Pháp Lôi,
Pháp Điện từ các chùa Thành Đạo, Phi Tương
và Phương Quan về công đồng tại chùa Dâu
- nơi thờ Pháp Vân và Phật Mẫu Man Nương.
Khi đám rước về đến chùa Dâu thì diễn ra trò
“Mẹ đuổi con” và trò cướp nước. Đây là nghi lễ
cầu đảo mang tính đặc trưng của vùng đất cổ
Luy Lâu. Trong nghi lễ này, kiệu Pháp Vũ - thần
41Số 31 (Tháng 3 - 2020)
TÔN GIÁO - TÍN NGƯỠNG
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
mưa bao giờ cũng đi trước. Cho đến thời điểm
hiện nay, tuy nghi lễ cầu đảo này đã bị mai một
nhưng cư dân vùng Dâu vẫn quan niệm, nếu
tổ chức đám rước càng lớn, càng trang trọng
bao nhiêu, thì các vị thần Mây, Mưa, Sấm, Chớp
sẽ phù hộ cho họ mưa thuận gió hòa, mùa
màng bội thu.
Thực chất hội Dâu là lễ hội của 12 làng:
Khương Tự, Đại Tự, Thanh Tương, Thanh Hoài,
Đông Cốc, Trà Lâm, Tư Thế, Văn Quang, Phương
Quang, Công Hà và Mãn Xá, thuộc tổng Dâu
và hiện nay nằm trên địa phận của 3 xã Thanh
Khương, Trí Quả, Hà Mãn huyện Thuận Thành,
tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội Tứ Pháp về cơ bản là lễ
hội nhằm giao hiếu, kết chạ giữa các làng xã
cùng chung mục đích cầu nguồn nước, chống
lại thiên tai, địch họa, của người nông dân
châu thổ Bắc bộ xưa” [3, tr.16].
Ai cũng hiểu rằng, sau sự xuất hiện của
những đám mây vần vũ, những tiếng sấm rền
vang, những tia chớp sẽ là những cơn mưa
mang lại nguồn nước, nhưng nước cũng là
hiểm họa đối với cuộc sống của con người
Vì thế, chính bản thân người Việt trong tín
ngưỡng cầu nước cũng thể hiện ước vọng
khống chế nguồn nước. Thể hiện rõ nét là tín
ngưỡng thờ Đức Thánh Tam Giang vùng ngã
ba Xà với hai lễ hội tiêu biểu: Lễ hội làng Mai
với tục bơi chải và lễ hội Vật cầu làng Vân.
Châu thổ Bắc Bộ có rất nhiều địa danh liên
quan đến ngã ba sông như: Ngã ba Hàng,
ngã ba Hạc, ngã ba Xà... Theo tư duy dân dã,
ngã ba được coi là nơi cung cấp nguồn nước,
nguồn sinh khí cho muôn loài. Lễ hội bơi chải
làng Mai thường mở hội lớn vào những năm
được mùa, phong đăng hòa cốc... Lễ hội tổ
chức 2 lần vào mùa xuân, lần thứ nhất là ngày
2 tháng Hai với nghi lễ rước nước và lần thứ
hai là ngày mùng 10 tháng Ba âm lịch hàng
năm. Nhưng chỉ trong hội ngày mùng 10
tháng Ba, làng Mai mới tổ chức bơi chải và chỉ
trong hội bơi chải này mới có cuộc rước thánh
từ nghè Ngũ Giáp ra ngã ba Xà làm lễ “Trình
thủy mã”, đây chính là một trong những nghi
thức gắn với tục thờ thủy thần.
Thánh Tam Giang là tên gọi khác của hai
vị thần Trương Hống và Trương Hát, mà ở đây,
các tên Hống, Hát theo tiếng Việt cổ cũng có
nghĩa là “sông”. Tương truyền rằng: Ở vùng Vân
Mẫu, có người đàn bà không chồng, một hôm
ra tắm sông, bà trông thấy một con rồng cuộn
khúc, bỗng trong mình cảm động mà thụ thai.
Một thời gian sau, bà sinh được một cái bọc có
năm trứng, nở thành năm người con, bốn trai,
một gái, bà đặt tên là Trương Hống, Trương
Hát, Trương Lừng, Trương Lẫy và người con gái
tên là Đạm Nương. Khi quân Lương xâm lược
nước ta, anh em họ Trương theo Triệu Quang
Phục đánh giặc. Khi Lý Nam Đế mất, Lý Phật Tử
chiếm ngôi và giả hòa hoãn với Triệu Quang
Phục, bốn ông can ngăn không được bèn treo
ấn từ quan. Triệu Quang Phục mất, Lý Phật Tử
triệu các ông ra làm quan nhưng các ông đã từ
chối. Bị bức bách nên họ đã đóng thuyền xuôi
dòng sông Cầu, đến ngã ba Xà đục thuyền cho
nước tràn vào và đã hóa ở đó. Huyền tích là
như vậy, thần linh sông Cầu sinh ra từ nước và
hóa cũng trong nước. Từ hình ảnh thủy thần
cho đến hình ảnh đánh giặc cứu nước, Đức
Thánh Tam Giang đã trở thành tín ngưỡng
không thể thiếu của người dân vùng đất cổ
Kinh Bắc nói chung và của cư dân lưu vực sông
Cầu nói riêng. Theo dòng chảy của con sông
Cầu, huyền tích này trôi xuống vùng Hà Nam,
Thái Bình thì biến tướng trở thành câu chuyện
về ông Cộc, ông Dài, sự tích đền Đồng Bằng
Những vị thần này đều là hóa thân của rắn -
một trong những thế lực làm chủ nguồn nước.
Hội bơi chải không chỉ thể hiện sức mạnh của
thanh niên trai tráng, sự khéo léo của những
cư dân sống gần sông nước mà còn là để cầu
nước, cầu Đức Thánh Tam Giang ban phúc lành
trong sản xuất nông nghiệp, nghề sông nước.
Cùng thờ Thánh Tam Giang nhưng lễ hội
làng Vân, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc
Giang lại mang ý nghĩa khác - đó là tục cầu
nắng. Nghi lễ cầu nắng thường được thực hiện
theo hai hình thức phổ biến là cầu nắng gián
tiếp thông qua những vật tượng trưng cho
mặt trời và cầu nắng trực tiếp thông qua việc
thờ cúng mặt trời. Nhiều nhà nghiên cứu cho
Số 31 (Tháng 3 - 2020)42
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
rằng quả cầu, quả phết là biểu tượng của mặt
trời, do đó cướp cầu, đánh phết trong ngày hội
là nghi lễ cầu nắng. Tuy nhiên, phụ thuộc vào
thời điểm diễn ra lễ hội mà các nghi lễ sẽ mang
ý nghĩa cầu nắng hay cầu mưa.
Lễ hội với tục vật cầu diễn ra để cầu mong
một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng
tươi tốt, nhân dân no ấm. Hội vật cầu gắn liền
với tích truyện: Khi mẹ mất, anh em Trương
Hống, Trương Hát cắt cử nhau ra trông mộ mẹ.
Một đêm trời mưa gió, Hống và Hát ra thăm
mộ mẹ gặp lũ quỷ chặn đường, các ông đánh
nhau với chú