Tổ chức chiến trường Nam Bộ và lực lượng vũ trang trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954)

TÓM TẮT Hưởng độc lập chưa được bao ngày, đồng bào Nam Bộ đã phải đi đầu cả nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược. Chiến trường Nam Bộ được chia làm 3 rồi 2 quân khu và cơ cấu hành chính, quân sự, chính trị cũng đã được tổ chức lại. Chiến trường Nam Bộ luôn có vai trò trọng yếu trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đồng bào và chiến sĩ Nam Bộ đã vượt qua những khó khăn to lớn và đã có nhiều cống hiến cho thắng lợi chung trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Bài viết chỉ tập trung trình bày khái quát về tổ chức chiến trường Nam Bộ và lực lượng vũ trang cách mạng trong 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954).

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức chiến trường Nam Bộ và lực lượng vũ trang trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 22 - Thaùng 8/2014 5 TỔ CHỨC CHIẾN TRƯỜNG NAM BỘ VÀ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945-1954) NGUYỄN ĐỨC HÒA(*) TÓM TẮT Hưởng độc lập chưa được bao ngày, đồng bào Nam Bộ đã phải đi đầu cả nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược. Chiến trường Nam Bộ được chia làm 3 rồi 2 quân khu và cơ cấu hành chính, quân sự, chính trị cũng đã được tổ chức lại. Chiến trường Nam Bộ luôn có vai trò trọng yếu trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đồng bào và chiến sĩ Nam Bộ đã vượt qua những khó khăn to lớn và đã có nhiều cống hiến cho thắng lợi chung trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Bài viết chỉ tập trung trình bày khái quát về tổ chức chiến trường Nam Bộ và lực lượng vũ trang cách mạng trong 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954). Từ khóa: Nam Bộ, kháng chiến, chiến trường, lực lượng vũ trang ABSTRACT Enjoyed independence for a short time, Southern people were forced to go ahead standing up fighting against French aggressors coming back Vietnam. The Southern theater was divided into three military zones (then two zones) and the political, administrative and military structure of the resistance reorganized. The Southern region kept an essential and a key theater in the resistance against the French colonialism. Southern people and revolutionary forces overcame huge difficulties and had a lot of contributions for the victory over the French aggressors in the resistance for national salvation. The paper focused on presenting organization of the Southern theater as well as military forces in brief during the nine year-resistance against the French colonialism (1945-1954). Keywords: Southern VietNam, resistance, theater of war, armed forces 1. CHIẾN TRƯỜNG NAM BỘ TRONG NHỮNG NGÀY ĐẦU KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP* Chiến trường theo thuật ngữ quân sự, là nơi diễn ra các hoạt động tác chiến của các bên đối địch. Nó được hiểu là vùng đất, khu vực trên đó diễn ra cuộc chiến tranh hoặc các hoạt động tác chiến chiến lược. Chiến trường Nam Bộ luôn có vị trí chiến lược trọng yếu và là kho nhân tài vật lực (*) PGS.TS, Trường Đại học Sài Gòn đối với vùng đất phía Nam và với đất nước trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Điều đó giải thích tại sao Pháp chọn tấn công Gia Định (1859) để làm bàn đạp bình định Việt Nam và toàn bộ Đông Dương. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp cũng lại chọn Nam Bộ là nơi bắt đầu quay trở lại xâm lược Việt Nam. Nam Bộ là nơi bắt đầu chiến tranh và cũng là nơi kết thúc oanh liệt thắng lợi cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam (tháng 4-1975). 6 Nam Bộ là mảnh đất phía Nam của tổ quốc đi đầu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ngay từ 23-9-1945. Ngay trong ngày 23/9/1945, Xứ ủy và Ủy ban kháng chiến Nam Bộ với sự tham dự của các đại biểu như Trần Văn Giàu, Ung Văn Khiêm, Phạm Ngọc Thạch họp tại đường Cây Mai - Chợ Lớn (nay là số 627-629 đường Nguyễn Trãi, Quận 1, TP.HCM) xin phép Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch phát động nhân dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến (1). Quyết định của Hội nghị Cây Mai đã được Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tán thành; cả nước tổ chức lực lượng Nam tiến chi viện cho cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ. Sau đó, Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ mở rộng họp ngày 25-10-1945 tại Thiên Hộ (Cái Bè, Mỹ Tho) để đối phó với quân Pháp mở rộng xâm lược. Hội nghị Thiên Hộ đã quyết định hàng loạt các vấn đề quan trọng đối với cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, như: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang; củng cố lực lượng vũ trang đã có, phát triển thêm các đơn vị vũ trang mới; tổ chức các quân khu v.v... Hội nghị Thiên Hộ có ý nghĩa định hướng đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ. Sau Hội nghị, các cán bộ và đảng viên trung kiên đã đi sâu, bám sát quần chúng, gây dựng lại phong trào, phát triển cơ sở cách mạng trên toàn chiến trường Nam Bộ. Thực hiện chỉ thị Kháng chiến - Kiến quốc (25-11-1945) của Trung ương Đảng, quân và dân Nam Bộ đã nhanh chóng tổ chức lực lượng vũ trang kháng chiến, phong tỏa, cắt đứt lên lạc các khu vực bị địch chiếm; áp dụng chiến tranh du kích; giữ vững liên lạc để thống nhất chỉ huy giữa các chiến khu ở Nam Bộ (2). Chiến tranh nhân dân với nhiều hình thức diễn ra đã bao vây chặt quân Pháp ở Sài Gòn và các tỉnh thành Nam Bộ. Tuy nhiên, trong vòng 3 tháng (10-12/1945), quân Pháp sau khi được tăng viện, với ưu thế vượt trội về vũ khí hiện đại, lại được quân Anh hỗ trợ, đã chiếm đóng hầu hết các thành phố, thị xã, vùng nông thôn ở Nam Bộ. Từ 23-9-1945, cho đến trước 19-12- 1946, quân và dân Nam Bộ đã dũng cảm chặn bước quân Pháp, và bước đầu làm thất bại chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của chúng. Đó cũng là thời gian quân và dân Nam Bộ nhanh chóng tổ chức chiến trường và lực lượng vũ trang kháng chiến. 2. TỔ CHỨC CHIẾN TRƯỜNG NAM BỘ VÀ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TỪ 1945 ĐẾN 1950 Để tổ chức, lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân chống thù trong, giặc ngoài (quân Trung Hoa dân quốc và quân viễn chinh xâm lược Pháp), cuối năm 1945, cả nước Việt Nam đã được phân chia thành 12 chiến khu cách mạng. Việc thống nhất các lực lượng kháng chiến trên chiến trường xa Trung ương như Nam Bộ là một trong những nhiệm vụ khó khăn mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cấp bách thực hiện. Sự phát triển lực lượng vũ trang cách mạng gắn liền với tổ chức chiến trường Nam Bộ giai đoạn 1945-1950. Sự phân chia chiến trường và sự phát triển của lực lượng vũ trang tập trung ở Nam Bộ diễn ra từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến toàn quốc kháng chiến 19-12-1946 và có những bước phát triển cao hơn từ năm 1948 trở đi. Các đơn vị vũ trang tập trung ra đời như nấm sau Cách mạng tháng Tám thành công 1945 trở đi. Một số đơn vị ngụy quân do Pháp, Nhật tổ chức từ trước (họ ít nhiều có kiến thức quân sự) đã tuyển thêm người và tự phong là là các sư đoàn. Lực lượng 7 của ba “Sư đoàn dân quân cách mạng” gồm: Đệ nhị sư đoàn (1.000 quân do Vũ Tam Anh chỉ huy), Đệ tam sư đoàn (5.000 quân do Nguyễn Hòa Hiệp chỉ huy) và Đệ tứ sư đoàn (2.000 quân do Lý Hoa Vinh chỉ huy). Ngoài các sư đoàn trên, còn có các đơn vị vũ trang của các giáo phái Hòa Hảo, Cao Đài (do Đặng Quang Dương, Lâm Văn Phát chỉ huy). Lực lượng Bình Xuyên gồm các nhóm giang hồ, thành phần “anh chị” lưu manh hợp thành (Huỳnh Văn Trí, Lê Văn Viễn, Nguyễn Văn Hoạnh, Võ Văn Môn, Trần Văn Đối) (3). Xứ ủy Nam Bộ chủ trương phái các đảng viên và đoàn viên Công đoàn Sài Gòn –Chợ Lớn vào các đơn vị Bình Xuyên. Như vậy, ngoài lực lượng vũ trang cách mạng do Đảng thành lập, còn nhiều lực lượng vũ trang khác có thành phần xã hội rất phức tạp trên chiến trường Nam Bộ. Ủy ban nhân dân Nam Bộ đã cải tổ ba lữ đoàn bảo an binh ở Sài Gòn thành Đệ nhất sư đoàn, sau đó đổi thành Cộng hòa vệ binh với số quân khoảng 10.000. Thực ra vào lúc đó Đảng chỉ nắm chắc được lực lượng vũ trang của Tổng Công đoàn Nam Bộ. Khi mới bước vào kháng chiến, các lực lượng vũ trang Nam Bộ chưa được tổ chức chặt chẽ. Xứ ủy, Ủy ban nhân dân và nhiều cấp ủy địa phương vẫn chưa nắm chắc được các lực lượng vũ trang (4). Trong giai đoạn đầu kháng chiến, tài năng và uy tín của phái viên Nguyễn Bình có vai trò quan trọng trong việc thu phục, thống nhất các đơn vị vũ trang cát cứ nằm ngoài sự lãnh đạo của Đảng trên chiến trường Nam Bộ. Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ đã tạo nên sự phân hóa và là một sự sàng lọc khắt khe, loại bỏ bớt các phần tử ô hợp, cơ hội, phản động trong các lực lượng vũ trang trên. Quá trình đó diễn ra rất mạnh mẽ, kéo dài cho đến tận cuối năm 1946. Các đơn vị vũ trang trên chiến trường Nam Bộ đã dần dần được thống nhất và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, làm nòng cốt cho cuộc kháng chiến toàn dân. Do các chiến khu chưa nhận được chỉ thị của Chính phủ VNDCCH, nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử Nguyễn Bình làm Đặc phái viên vào Nam Bộ để truyền đạt mệnh lệnh tổ chức lại lực lượng cách mạng. Phái viên quân sự Nguyễn Bình đã triệu tập Hội nghị quân sự Nam Bộ tại An Phú Xã, Gia Định (20-11-1945), bàn về tổ chức lực lượng vũ trang và chỉ huy quân sự trên chiến trường Nam Bộ. Sau đó, tại Hội nghị quân sự của Xứ ủy Nam Bộ tổ chức tại xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Hòa, Chợ Lớn (10/12 /1945), Nguyễn Bình chỉ thị thành lập các chiến khu cách mạng, thống nhất lực lượng vũ trang trong Vệ quốc đoàn để tổ chức kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ. Hội nghị Bình Hòa Nam ngày 10-12- 1945 đã quyết định chia chiến trường Nam Bộ thành ba khu và chỉ định Khu bộ trưởng và Chính trị ủy viên khu đảm trách sự chỉ đạo tác chiến, cũng như sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội. Như vậy, từ tháng 12 năm 1945 đến tháng 2 năm 1951, chiến trường Nam Bộ được tổ chức thành 3 khu: Khu 7 (Đông Nam Bộ), Khu 8 (Trung Nam Bộ), và Khu 9 (Tây Nam Bộ). Do ở xa Trung ương, cả ba chiến khu 7, 8, 9 được đặt dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của Xứ ủy Nam Bộ và Ủy ban kháng chiến Nam Bộ. Khu 7 do Nguyễn Bình làm Khu bộ trưởng, đồng chí Trần Xuân Độ làm Chính trị ủy viên gồm có 7 tỉnh, thành: Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Tây Ninh, Gia Định, Chợ Lớn, Sài Gòn, Bà Rịa. Lực lượng vũ trang tại Khu 7 có các chi đội: 1 (Thủ Dầu Một), 2-3 (Bình Xuyên của Dương Văn Dương), 4 (Bình Xuyên của Huỳnh Văn Trí), 6 (Gia Định), 7 (Bình Xuyên của Mai Văn Vĩnh), 8 8 (Cao Đài, Tây Ninh do Nguyễn Thành Phương chỉ huy), 9 (Bình Xuyên của Lê Văn Viễn), 10 (Biên Hòa, Huỳnh Văn Nghệ và Phan Đình Công chỉ huy), 11 (Tây Ninh, Trịnh Khánh Vàng và Nguyễn Lê Uẩn chỉ huy), 12 (Gò Vấp, Hóc Môn, do Tô Ký và Hoàng Tế Thế chỉ huy), 13 (Công đoàn Sài Gòn), 15 (Chợ Lớn), 16 (Bà Rịa, do Huỳnh Văn Đạo và Hoàng Tiêu chỉ huy), 21 (Bình Xuyên của Nguyễn Văn Tỵ), 25 (Bình Xuyên của Nguyễn Văn Hoạnh). Vũ khí trang bị Khu 7 có hơn 3000 súng các loại (5). Khu 7 có vai trò rất quan trọng với kháng chiến bao gồm Đông Nam Bộ, Sài Gòn – Chợ Lớn trực tiếp do Nguyễn Bình chỉ huy. Khu 8 do ông Đào Văn Trường làm Khu trưởng, đồng chí Võ Sĩ làm Chính trị ủy viên. Khu 8 gồm có 5 tỉnh: Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Sa Đéc. Lực lượng vũ trang tại Khu 8 có các chi đội: 14 (Tân An), 17 (Mỹ Tho), 18 (Sa Đéc), 19 (Bến Tre), 20 (Vĩnh Long). Trang bị của lực lượng vũ trang Khu 8 có trên 800 súng các loại. Khu 9 do ông Hoàng Đình Giong làm Khu trưởng và đồng chí Phan Trọng Tuệ là Chính trị ủy viên. Khu 9 gồm có 9 tỉnh: Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Bạc Liêu, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng. Lực lượng vũ trang tại Khu 9 có các chi đội: 21 (Long Xuyên, Châu Đốc), 22 (Cần Thơ), 23 (Sóc Trăng), 24 (Rạch Giá), 25 (Bạc Liêu) (6). Trang bị vũ khí của lực lượng vũ trang Khu 9 tương đối đầy đủ hơn các khu khác ở Nam Bộ. Cùng với việc tổ chức chiến trường, sự thống nhất và phát triển lực lượng vũ trang Nam Bộ thực sự chuyển động mạnh từ mùa xuân năm 1946, triển khai các quyết định của 3 hội nghị (Thiên Hộ, An Phú Xã, Bình Hòa Nam). Từ sau Hiệp định Sơ bộ (6-3- 1946), cho đến Tạm ước (14-9-1946) nhiều bộ đội và cán bộ cách mạng dũng cảm đi sâu vào các vùng tạm bị chiếm, góp sức khôi phục chính quyền dân chủ nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân địa phương, phát triển chiến tranh du kích, phát dộng quần chúng đấu tranh phá tề, trừ gian trên khắp chiến trường Nam Bộ. Từ mùa hè 1946, bên cạnh lực lượng tự vệ chiến đấu hùng hậu ở nông thôn (mỗi xã có từ một đến hai tiểu đội), các ban công tác ở thành phố, thị xã (có hàng ngàn đội viên), đã hình thành 25 chi đội Vệ quốc đoàn và một số đơn vị bộ đội tập trung khác trên toàn chiến trường Nam Bộ. Sự thống nhất các lực lượng vũ trang Nam Bộ tạo nên sức mạnh cho cuộc kháng chiến toàn dân. Những cuộc tấn công của lực lượng vũ trang ta đã gây cho quân đội viễn chinh Pháp những tổn thất nặng nề, như chính tướng Pháp Raoul Salan đã than thở: “Bọn phiến loạn được Nguyễn Bình kích thích, tiếp tục đấu tranh, bất kể hiệp định (Hiệp định 6/3), chúng hoạt động theo phép đánh du kích, tiến hành những cuộc phục kích quy mô hàng trăm tên gây cho chúng ta (Pháp) nhiều tổn thất” (7). Các đội vũ trang non trẻ được tổ chức lại, chiến đấu chống đội quân đội viễn chinh Pháp trên chiến trường Nam Bộ. Quân và dân Nam Bộ đã bền bỉ tiến hành cuộc chiến đấu ác liệt, tuy không cân sức nhưng đã cầm chân được đội quân nhà nghề Pháp suốt từ 23-9-1945 cho đến ngày toàn quốc kháng chiến (19-12-1946) trên chiến trường Nam Bộ. Sự dũng cảm chiến đấu và hi sinh của quân và dân Nam Bộ được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao: “Trong cuộc kháng chiến cứu quốc này, đồng bào Nam Bộ và miền Nam Trung Bộ phấn đấu đã lâu, hy sinh rất nhiềuSự anh dũng của đồng bào trong đó đã làm gương 9 cho đồng bào toàn quốc noi theo” (8). Để làm cơ sở cho tổ chức chiến trường trong kháng chiến, chính quyền cách mạng được xây dựng và củng cố trên 1.000 xã trong tổng số 1.234 xã ở Nam Bộ. So với trước ngày 6-3-1946, vùng giải phóng ở nông thôn được mở rộng; nhiều căn cứ địa lớn như Đồng Tháp Mười, rừng U Minh, Chiến khu được hình thành và củng cố Các căn cứ nhỏ liên huyện, liên xã ở Nam Bộ cũng được thành lập. Lực lượng vũ trang ba thứ quân ở Nam Bộ được xây dựng và củng cố. Ở các vùng nông thôn Nam Bộ, hầu hết các xã đều có các đội du kích. Ở các đô thị, lực lượng tự vệ được xây dựng và củng cố. Các đơn vị bộ đội tập trung đã được xây dựng từ cấp tỉnh đến cấp khu. Khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ (19-12-1946), Xứ ủy lâm thời Nam Bộ đã nhận được chỉ thị của Trung ương Đảng phối hợp chiến đấu với chiến trường toàn quốc, do “Nam Bộ là căn cứ của Pháp thực dân để lấy nhân, vật, tài lực để chiến tranh với cả toàn quốc của ta, và Đông Dương, chúng ta phải có chính sách không những làm cho chúng không thể lấy Nam Bộ dùng đánh Trung, Bắc mà lại làm Nam Bộ cản trở thêm khó khăn nguy hại cho chúng” [9]. Xứ ủy Lâm thời Nam Bộ đã lập tức chỉ đạo cho “lãnh đạo và nhân dân các Khu 7, 8, 9 mở rộng, phát triển chiến tranh du kích lên một bước mới, đẩy mạnh đánh địch ở khắp các mặt trận, mở một cuộc tổng tiến công, quấy rối, phong tỏa, phá hoại, đã góp phần phá các cuộc tiến công của địch trên các chiến trường Bắc Bộ và Trung Bộ” [10]. Quân và dân Nam Bộ hoàn thành tốt chỉ thị của Trung ương khi đã kìm chặt chân quân Pháp trên địa bàn, không cho chúng rút những đơn vị tinh nhuệ ra tăng cường cho các chiến trường khác. Từ sau thất bại trong chiến dịch Việt Bắc Thu-Đông 1947 cho đến 1950, thực dân Pháp ráo riết tập trung binh lực để thực hiện chính sách bình định, củng cố và mở rộng vùng tạm chiếm ở đồng bằng Nam Bộ. Thực dân Pháp ra sức giành dân, bắt lính và xây dựng nhiều đồn bốt, tháp canh trong cấu trúc phòng ngự của De Latour để khống chế các địa bàn trên chiến trường Nam Bộ. Bắt đầu từ năm 1948 bộ đội chủ lực Nam Bộ được phân tán thành các đại đội độc lập đưa về các địa phương để phát triển chiến tranh du kích và xây dựng cơ sở cách mạng. Cùng với cả nước, biến hậu phương địch thành tiền phương của ta là một thành công to lớn của quân dân Nam Bộ từ năm 1948 trở đi. Từ 1949 đến đầu 1950, các đại đội độc lập lại được rút về xây dựng các trung đoàn chủ lực trên chiến trường Nam Bộ. Mỗi khu ở Nam Bộ có một trung đoàn chủ lực [11]. Trong năm 1949- 1950, chiến tranh du kích chống chính sách bình định của địch phát triển mạnh mẽ ở Nam Bộ. Trên chiến trường Nam Bộ, nhiều làng chiến đấu được xây dựng như Tân Phú Trung, Tân An Hội, Phước Vĩnh An, cùng với sự xuất hiện các địa đạo toàn thôn xã như Phú Thọ Hòa, Long Phước, Xuyên Phước Cơ. Trong giai đoạn 1945-1950, chiến trường Nam Bộ đã được ta phân chia và tổ chức ngày càng chặt chẽ. Việc tổ chức chiến trường Nam Bộ đã giúp thống nhất về tổ chức chính trị của Đảng, tập trung chỉ đạo quân sự, điều hành cơ cấu chính quyền và từng bước kiện toàn lực lượng vũ trang chiến đấu. Từ năm 1945 đến cuối 1950, các đơn vị vũ trang tập trung ở Nam Bộ được thống nhất, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và dần dần hình thành các đơn vị chủ lực. Quân và dân Nam Bộ từng bước gây dựng, phát triển phong trào chiến tranh du kích, 10 thống nhất lực lượng vũ trang, xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, tạo điều kiện thuận lợi cùng cả nước chuẩn bị và tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1945 đến 1950. 3. TỔ CHỨC CHIẾN TRƯỜNG VÀ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TÁC CHIẾN NAM BỘ TỪ SAU THÁNG 5-1951 ĐẾN 1954 Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2-1951), cơ quan Trung ương phân cục miền Nam được thành lập (gọi tắt là Trung ương Cục miền Nam) tại Nam Bộ. Trung ương Cục chỉ đạo tổ chức lại chiến trường, sắp xếp lại lực lượng vũ trang. Chiến trường Nam Bộ được tổ chức lại cho phù hợp với yêu cầu mới của cách mạng, nhất là từ khi Đảng Lao động Việt Nam ra hoạt động công khai (2-1951). Tháng 5 năm 1951, các khu ở Nam Bộ được giải thể, các tỉnh liền nhau nhập lại thành tỉnh mới; Nam Bộ chia thành Phân liên khu miền Đông, Phân liên khu miền Tây và Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Cơ quan Trung ương Cục, Ủy ban kháng chiến hành chính, Bộ Tư lệnh Nam Bộ chuyển lên miền Đông, đứng chân tại chiến khu Dương Minh Châu. Định hướng cho công tác vùng tạm chiếm và công tác du kích được đưa ra tại Hội nghị lần II Ban chấp hành Trung ương Đảng (27-9 đến ngày 5-10-1951). Vùng sau lưng địch ở Nam Bộ có ba công tác chính là dân vận, vận động ngụy binh và đẩy mạnh chiến tranh du kích, trong đó dân vận được xác định là gốc của mọi công tác. Phong trào cách mạng ở Nam Bộ từ sau 1951 gặp rất nhiều khó khăn, vì lãnh đạo các địa phương không nắm được điểm này. Ở một số địa phương Nam Bộ do không quán triệt đầy đủ phương châm hoạt động vùng tạm chiếm, nên lãnh đạo giải tán xã đội, đưa phần lớn bộ đội chủ lực, địa phương, lực lượng rút lui về căn cứ, dân quân du kích không tích cực hoạt động phối hợp với các chiến trường khác; chủ trương hữu khuynh nằm im không hoạt động “trường kỳ mai phục, súc tích lực lượng, chờ đợi thời cơ” (12). Do những sai lầm trong chỉ đạo cách mạng của các địa phương ở Nam Bộ, cho nên lực lượng vũ trang ta ở các vùng tạm bị chiếm và ở các vùng du kích bị tiêu hao nặng và hoạt động giảm sút rõ rệt. Phong trào cách mạng ở Nam Bộ chịu nhiều tổn thất và phải trả giá cho những sai lầm của ta. Sai lầm hữu khuynh của một số địa phương Nam Bộ gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng: để mất đất, mất dân, lực lượng vũ trang suy yếu. Tình trạng này kéo dài từ 1951 cho đến tận năm 1953. Nam Bộ là chiến trường tập trung các chiến dịch bình định lớn của Pháp, với Sài Gòn là trung tâm điều hành các hoạt động chiến tranh xâm lược của chúng ở Nam Đông Dương. Lực lượng quân Pháp và quân đội tay sai “Quốc gia Việt Nam” tập trung rất đông trên chiến trường Nam Bộ. Cho đến năm 1954, hầu hết lực lượng Bình Xuyên và lực lượng các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo đều nằm trong lực lượng võ trang của địch chống lại cách mạng, đưa tổng số quân tay sai tại Nam Bộ lên tới 19 tiểu đoàn (13). Do vậy cuộc kháng chiến của quân và dân ta trên chiến trường Nam Bộ vẫn diễn ra rất khốc liệt, kể cả sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Ngay từ đầu năm 1954, trong chỉ thị cho Trung ương Cục miền Nam, Ban Bí thư Trung ương Đảng phân tích tình hình, tương quan lực lượng giữa ta và địch và cho rằng cuộc kháng chiến ở Nam Bộ “còn rất khó khăn và lâu dài” và đưa ra chỉ đạo: “Trong năm 1954, nếu Nam Bộ giữ vững được thế cầm cự lâu dài với địch không 11 cho chúng thực hiện âm mưu bình định, là căn bản đã thắng được chúng. Nam Bộ trong năm 1954 có ba nhiệm vụ chính: 1. Giữ vững và đẩy mạnh chiến tranh du kích; 2. Củng cố
Tài liệu liên quan