Tóm tắt. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tổng hợp và nghiên cứu tính chất
của các poli(ete-este) từ vanilin, đây là một monome dẫn xuất của phenol
có nguồn gốc từ thiên nhiên. Từ monome này chúng tôi đã tổng hợp axit
4,4’-(hexylđioxi)-3,3’-đimetoxi-bis(xinamic). Điaxit này được polime hóa với các
ankanđiol HO(CH2)nOH (n = 4; 6; 8; 10). Các monome và polime tổng hợp được
xác định cấu trúc bằng các phương pháp phổ (IR, NMR). Tính chất và các đặc tính
lí - hóa của polime được nghiên cứu bằng các phương pháp DSC, TGA, SEC.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng hợp và nghiên cứu tính chất một số poli(ete-este) xuất phát từ vanilin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Interdisciplinary Sci., 2014, Vol. 59, No. 1A, pp. 162-167
This paper is available online at
TỔNG HỢP VÀ NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT MỘT SỐ
POLI(ETE-ESTE) XUẤT PHÁT TỪ VANILIN
Đường Khánh Linh1;2, Brigitte Rousseau2, Alain Fradet2
1Khoa Hóa học, Đại học Sư phạm Hà Nội
2Laboratoire de Chimie des Polymères, Université Paris VI - France
Tóm tắt. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tổng hợp và nghiên cứu tính chất
của các poli(ete-este) từ vanilin, đây là một monome dẫn xuất của phenol
có nguồn gốc từ thiên nhiên. Từ monome này chúng tôi đã tổng hợp axit
4,4’-(hexylđioxi)-3,3’-đimetoxi-bis(xinamic). Điaxit này được polime hóa với các
ankanđiol HO(CH2)nOH (n = 4; 6; 8; 10). Các monome và polime tổng hợp được
xác định cấu trúc bằng các phương pháp phổ (IR, NMR). Tính chất và các đặc tính
lí - hóa của polime được nghiên cứu bằng các phương pháp DSC, TGA, SEC.
Từ khóa: vanilin, axit p-hiđroxixinamic, copolieste, poli(ete-este).
1. Mở đầu
Trong tự nhiên, lignin tồn tại dưới dạng polime trong các phần xơ của thực vật và có
cấu trúc gồm các đơn vị là dẫn xuất của phenol. Trong số các hợp chất phenol phân tách từ
lignin thì dẫn xuất của axit p-hiđroxixinamic và p-hiđroxibenzanđehit tương đối dồi dào
trong các loại cây, cỏ [1, 2]. Chúng có nhiều nhóm chức quan trọng (như CHO, COOH
và OH) có khả năng thực hiện các phản ứng polime hóa để tổng hợp nên các polime. Tuy
nhiên, các nghiên cứu về tổng hợp polime từ các monome dẫn xuất của phenol có nguồn
gốc thiên nhiên chỉ mới được quan tâm trong những năm gần đây. Một trong những hướng
nghiên cứu là chuyển hóa các dẫn xuất của axit p-hiđroxixinamic và p-hiđroxibenzanđehit
thành monome điaxit sau đó thực hiện phản ứng polime hóa với các điol. Các kết quả cho
thấy các vật liệu thu được từ phản ứng giữa điaxit và điol có khả năng ứng dụng trong các
lĩnh vực chế tạo polime thân thiện môi trường, vật liệu phân hủy sinh học [3, 4], màng
ngăn cản tia UV [5]. Ngoài ra vanilin còn được chuyển hóa để tổng hợp nhựa bio-plastic
Liên hệ: Đường Khánh Linh, e-mail: linhddk@yahoo.com
162
Tổng hợp và nghiên cứu tính chất một số poli(ete-este) xuất phát từ vanilin
thay thế nguồn dầu mỏ [6, 7]. Trong nghiên cứu này chúng tôi tổng hợp các poli(ete-este)
xuất phát từ vanilin là một monome xuất phát từ thiên nhiên với mong muốn chế tạo các
vật liệu thân thiện với môi trường.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thực nghiệm
Các hóa chất được mua từ hãng Aldrich (CHLB Đức) với độ tinh khiết cao
như: vanilin (99%), butan-1,4-điol (99%), hexan-1,6-điol (99%), octan-1,8-điol (99%),
đecan-1,10-điol (99%), axit malonic, K2CO3, DMF...
Phổ hồng ngoại (IR) các chất được đo ở dạng rắn trong vùng 4000-400 cm−1 trên
máy Nicolet-Avatar 320 FT-IR. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) được đo trên máy
Bruker Avance 200 và 500 MHz. Phân tích nhiệt quét vi sai (DSC) được đo trên máy TA
Instrument DSC Q2000. Phân tích độ bền nhiệt (TGA) được đo trên máy TA Instrument
Q50. Sắc kí gel (SEC) được đo trên máy Viscoteck 3580 với dung môi là CH2Cl2.
2.2. Phương pháp tổng hợp
(i): Br(CH2)6Br, DMF/K2CO3, hồi lưu 20h; (ii): axit malonic, piriđin/piperiđin, 80◦C, 8h;
(iii): SOCl2 /DMF, hồi lưu 3h; (iv): HO(CH2)nOH, 1-clonaphtalen, 200◦C, 3h.
Hình 1: Sơ đồ tổng hợp poli(ete-este)
Tổng hợp 4,4’-(hexylđioxi)-3,3’-đimetoxi-bis(benzanđehit) (DV)
Hòa tan 15,37 g vanilin (0,1 mol) trong 120 ml DMF. Thêm 12,2 g 1,6-đibromhexan
(0,05 mol) và 15,3 g K2CO3 (0,11 mol) và đun hồi lưu hỗn hợp trong 20h. Thêm vào hỗn
hợp 500 ml nước, kết tuả tạo thành được lọc và sấy khô thu được 11,2g sản phẩm có dạng
163
Đường Khánh Linh, Brigitte Rousseau, Alain Fradet
màu vàng sáng với hiệu suất 68%. 1H NMR (CDCl3, , ppm): 1,57 (4H, m, CH2); 1,92
(4H, m, CH2-CH2-O); 3,91 (6H, s, OCH3); 4,10 (4H, t, CH2-O-Ar); 6,95 (2H, d, Ar-H);
7,41 (4H, m, Ar-H); 9,83 (2H, s, CHO). Tf (DSC): 163◦C.
Tổng hợp axit 4,4’-(hexylđioxi)-3,3’-đimetoxi-bis(xinamic) (DF)
Hòa tan 11,6 g (0,03 mol) 4,4’-(hexylđioxi)-3,3’-đimetoxi-bis(benzanđehit) (DV)
trong 80 ml piriđin trong bình cầu hai cổ. Thêm vào hỗn hợp 15,6 g axit malonic (0,15
mol) và 2 ml piperiđin. Hỗn hợp được đun ở 80◦C trong 8h. Sau phản ứng, hỗn hợp được
chưng cất loại dung môi, thêm 50ml nước và axit hóa đến pH=2. Kết tuả tạo thành được
lọc, rửa với nước và sấy khô. Sản phẩm thu được dạng chất rắn màu vàng với hiệu suất
cao (97%). 1H NMR (DMSO, , ppm): 1,46 (4H, s, CH2); 1,74 (4H, s, CH2); 3,79 (6H,
s, OCH3); 3,98 (4H, t, CH2-O-Ar); 6,43 (2H, d, J=15,6 Hz, Ar-CH=CH); 6,95 (2H, d,
Ar-H); 7,17 (2H, d, Ar-H); 7,30 (2H, s, Ar-H); 7,51 (2H, d, J=15,6 Hz, Ar-CH=CH); 12,2
(2H, s, COOH). Tf (DSC): 254◦C.
Tổng hợp poli(ete-este) (PDF-6)
Tiến hành đun hồi lưu 2,82g (6 mmol) điaxit DF với 30ml SOCl2 và vài giọt DMF
trong 3h. Hỗn hợp phản ứng được cất đuổi dung môi thu được 3,02g chất rắn màu vàng
với hiệu suất 99%.
Hỗn hợp gồm 0,507 g (1 mmol) điclorua axit và 0,118 g hexan-1,6-điol (1 mmol)
và 3 ml 1-clonaphtalen được đun nóng ở 200◦C trong 3h trong môi trường nitơ tuần hoàn.
Kết thúc phản ứng, thêm 40 mLmetanol, kết tuả tạo thành được tinh chế lại bằng clorofom
- metanol. Lọc kết tuả và sấy khô thu được 0,41 g chất rắn màu trắng với hiệu suất 72%.
Các polime PDF-n khác được tổng hợp bằng phương pháp tương tự.
Các chất tổng hợp được xác định cấu trúc bằng các phương pháp phổ hồng ngoại
(IR), cộng hưởng từ hạt nhân (NMR). Tính chất polime và các đặc tính lí hóa được phân
tích bằng máy phân tích nhiệt (DSC, TGA), sắc kí gel (SEC).
2.3. Kết quả và thảo luận
Axit 4,4’-(hexylđioxi)-3,3’-đimetoxi-bis(xinamic) (DF) đã được tổng hợp thành
công từ vanilin qua 2 giai đoạn: tổng hợp đivanilin từ vanilin với 1,6-đibromhexan, sau đó
cho đivanilin phản ứng với axit malonic bằng phản ứng ngưng tụ Knovenagel để thu được
điaxit.
Từ điaxit này, chúng tôi đã tiến hành tổng hợp poli(ete-este) bằng cách chuyển
điaxit thành điclorua axit và cho phản ứng với các ankanđiol có chiều dài mạch khác nhau
(HO(CH2)nOH; n = 4; 6; 8; 10). Nghiên cứu cấu trúc sản phẩm bằng các phương pháp
phổ các polime đã tổng hợp được cho thấy cấu trúc các polime đúng như dự kiến.
Trên phổ 1H NMR của polime PDF-6 (Hình 2), chúng tôi quan sát thấy các pic
164
Tổng hợp và nghiên cứu tính chất một số poli(ete-este) xuất phát từ vanilin
đặc trưng cho thấy polieste đã được tạo thành: tín hiệu tại 4,05 ppm với cường độ 4H
tương ứng với proton nhóm CHa2 (COO-CH2). Trên phổ cũng xuất hiện pic có độ chuyển
dịch hóa học 3,63 ppm tương ứng với nhóm CH2 của ancol ở cuối chuỗi (~CH2OH), điều
này chứng tỏ mạch polime có các đầu mút chuỗi là các ancol. Ngoài ra, các pic tương
ứng với các proton khác trong polime đều được quan sát trên phổ: 7,61 ppm (H); 7,06
ppm (H2;6); 6,84 ppm (H5); 6,30 ppm (H);4,20 ppm (Ar–OCH2); 3,86 ppm (OCH3);
1,2-2ppm (CH2).
Trên phổ hồng ngoại (IR) của các mẫu polime cũng xuất hiện vân phổ đặc trưng tại
1700 cm−1 với cường độ mạnh tương ứng với nhóm cacbonyl (C=O) của este liên kết với
nối đôi ; không no. Các vân phổ khác tại vùng 1250-1030 cm−1 là các vân phổ đặc
trưng cho liên kết C-O của nhóm ete và este. Vân hấp thụ tại 1630 cm−1 tương ứng với
liên kết đôi C=C và tại 1600 cm−1 đặc trưng cho liên kết C=C vòng benzen.
Hình 2: Phổ 1H NMR của polime PDF-6
Xác định các chỉ số phân tử khối trung bìnhMn và cấp độ polime hóa DPn:
Cấp độ polime hóa (DPn) của các polime được xác định từ phổ 1H NMR bằng
phương trình:
DPn = 2
I(Ha)
I(Ha′)
+ 1
trong đó I(Ha) và I(Ha′) lần lượt là cường độ của các proton Ha (COOCH2) và proton Ha
′
cuối chuỗi (~CH2OH). Kết quả cho thấy ngoài mẫu PDF-4 có khối lượng phân tử tương
đối thấp, các mẫu polime PDF-6; PDF-8 và PDF-10 có khối lượng phân tử trung bình
tương đương nhau với giá trị khoảng 7000 g.mol−1 với cấp độ polime hóa khoảng 25.
165
Đường Khánh Linh, Brigitte Rousseau, Alain Fradet
Kết quả xác định Mn bằng phương pháp sắc kí gel (SEC) cũng cho kết quả tương
đối trùng hợp với phương pháp tính toán từ phổ 1H NMR (Bảng 1).
Bảng 1. Một số tính chất và đặc tính lí hóa của polime
Polime n
Hiệu suất
(%) Mn
a)
Mn
b)
DPn
b) Tg(0C)c)) T5%(◦C)d)
PDF-4 4 57 2900 2780 11 37 286
PDF-6 6 72 6600 7020 26 38 342
PDF-8 8 79 5000 6970 25 28 358
PDF-10 10 72 7020 6930 23 27 292
a) Xác định bởi SEC, c) Xác định bởi DSC, b) Xác định bởi 1H NMR, d) Xác định bởi TGA
Kết quả phân tích nhiệt:
Kết quả phân tích nhiệt TGA các mẫu polime (Bảng 1) cho thấy các mẫu polime
đều có độ bền nhiệt tương đối tốt (T5% >290◦C), các mẫu PDF-6 và PDF-8 có độ bền
nhiệt cao nhất (~350◦C), khi nâng nhiệt độ lên trên 450◦C các mẫu polime gần như phân
hủy hoàn toàn.
Phân tích nhiệt quét vi sai DSC (Bảng 1) cho thấy các mẫu polime đều xuất hiện
các pic chuyển trạng thái tương ứng với nhiệt độ thủy tinh hóa (Tg) các mẫu trong khoảng
nhiệt từ 27-38◦C. Khi tăng số lượng nhóm CH2 trong điol, nhiệt độ thủy tinh hóa của các
mẫu polime có xu hướng giảm.
3. Kết luận
Từ vanilin chúng tôi đã tổng hợp thành công monome kiểu điaxit bằng phản ứng thế
và ngưng tụ. Từ điaxit này, chúng tôi đã tổng hợp được 4 mẫu polime kiểu poli(ete-este)
bằng phản ứng polime hóa với các điol (n=4-10). Đây là các mẫu polime mới chưa thấy
mô tả trong các tài liệu tham khảo. Khối lượng phân tử trung bình các mẫu polime từ
3000-7000 g.mol−1 với cấp độ polime hóa từ 11 đến 26. Các mẫu polime có độ bền nhiệt
tương đối cao (T5% > 290◦C) và có nhiệt độ thủy tinh hóa trong khoảng 27-38◦C.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Taniguchi H, Nomura E, Hosoda A, 2005. Advanced application technology of rice
bran: preparation of ferulic acid and its applications. Rice Life Sci Perspect 21st
Century. pp. 301-304.
[2] Ou SY, Luo YL, Huang CH, Jackson M, 2009. Production of coumaric acid from
sugarcane bagasse. Innov. Food Sci. Emerg. Technol. 10(2), pp. 253-259.
166
Tổng hợp và nghiên cứu tính chất một số poli(ete-este) xuất phát từ vanilin
[3] Nagata M, Hizakae S, 2003. Synthesis and characterization of photocrosslinkable
biodegradable polymers derived from 4-hydroxycinnamic acid. Macromol. Biosci.
3(8), pp. 412–419.
[4] Nagata M, Hizakae S, 2003. Synthesis and properties of biodegradable copolymers
based on 4,4’-(adipoyldioxy)dicinnamic acid, 1,6-hexanediol, and poly(ethylene
glycol)s. J. Polym. Sci. Part Polym. Chem. 41(19), pp. 2930-2938.
[5] Changhin P, Wanichwecharungruang SP, Luadthong C, Sritana - Anant Y, 2009.
Aggregation phenomena of amphiphilic UVB absorptive oligoesters containing
p-alkoxycinnamate and poly(ethylene oxide) blocks. J. Appl. Polym. Sci. 115(3), pp.
1724-1731.
[6] Mialon L, Pemba AG, Miller SA, 2010. Biorenewable polyethylene terephthalate
mimics derived from lignin and acetic acid. Green Chem.12(10), pp. 1704-1706.
[7] Mialon L, Vanderhenst R, Pemba AG, Miller SA, 2011. Polyalkylene
hydroxybenzoates (PAHBs): Biorenewable Aromatic/Aliphatic Polyesters from
Lignin. Macromol. Rapid. Commun. 32(17), pp. 1386-1392.
ABSTRACT
The synthesis and properties of some poly(ether-ester)s obtained from vanillin
The synthesis and characterization of poly(ether-ester)s from vanillin was the focus of
this work. Diacids 4,4’-(hexyldioxy)-3 and 3’-dimethoxy-bis(cinnamic) were synthesized
via condensation of vanillin with malonic acid. A series of new linear poly(ether-ester)s
was obtained in the polyesterification of these diacids (PDF-4, PDF-6, PDF-8, PDF-10)
with alkanediols HO(CH2)nOH (n=4,6,8,10). Its structure was confirmed using various
spectral methods (IR, NMR). Their properties were evaluated using DSC, TGA and SEC
withMn ~3000-7000g.mol−1; DPn ~11-26; Tg ~27-38◦C; T5% > 290◦C.
167