Năm 2010 là năm cuối thực hiện kếhoạch 5 năm 2006-2010, Chiến lược phát
triển kinh tế- xã hội 2001-2010 và cũng là năm có nhiều sựkiện quan trọng của đất
nước (tập trung sức phấn đấu thực hiện các mục tiêu Đại hội Đại biểu Đảng toàn
quốc lần thứX, tiến hành Đại hội Đảng bộcác cấp và chuẩn bịcho Đại hội Đại biểu
Đảng toàn quốc lần thứXI vào đầu năm 2011).
Kếhoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2010 được thực hiện trong bối
cảnh đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động bất lợi từ
cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tếtoàn cầu và thiên tai, dịch bệnh.
Nhưng với sựnỗlực của cảhệthống chính trị, các ngành, các cấp, của nhân dân
và cộng đồng doanh nghiệp, Việt Nam đạt được phần lớn các chỉtiêu mà Quốc
hội đềra.
Quán triệt các Nghịquyết của Ban Chấp hành Trung ương, của BộChính trị,
các Nghịquyết của Quốc hội vềkếhoạch phát triển kinh tế- xã hội, dựtoán ngân
sách nhà nước và phân bổngân sách Trung ương năm 2010, Nghịquyết của Ủy ban
Thường vụQuốc hội vềphân bổvốn trái phiếu Chính phủnăm 2010, Chính phủ đã
ban hành các quyết định giao kếhoạch phát triển kinh tế- xã hội và dựtoán Ngân
sách nhà nước, vốn đầu tưtừngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủnăm
2010 cho các bộ, ngành và các địa phương; ban hành các Nghịquyết vềcác giải
pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện kếhoạch (Nghịquyết số03/NQ-CP ngày
15/01/2010 và Nghịquyết số18/NQ-CP ngày 06/4/2010); tăng cường công tác chỉ
đạo, điều hành nhằm thực hiện tốt mục tiêu kếhoạch phát triển kinh tế- xã hội năm
2010 đã được đềra.
16 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1805 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan tình hình kinh tế vĩ mô năm 2010 và định hướng cho năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2010 VÀ
ĐỊNH HƯỚNG CHO NĂM 2011
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2010 CỦA VIỆT NAM
Năm 2010 là năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010, Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2001-2010 và cũng là năm có nhiều sự kiện quan trọng của đất
nước (tập trung sức phấn đấu thực hiện các mục tiêu Đại hội Đại biểu Đảng toàn
quốc lần thứ X, tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp và chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu
Đảng toàn quốc lần thứ XI vào đầu năm 2011).
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 được thực hiện trong bối
cảnh đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động bất lợi từ
cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và thiên tai, dịch bệnh.
Nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, của nhân dân
và cộng đồng doanh nghiệp, Việt Nam đạt được phần lớn các chỉ tiêu mà Quốc
hội đề ra.
Quán triệt các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị,
các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân
sách nhà nước và phân bổ ngân sách Trung ương năm 2010, Nghị quyết của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội về phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ năm 2010, Chính phủ đã
ban hành các quyết định giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán Ngân
sách nhà nước, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ năm
2010 cho các bộ, ngành và các địa phương; ban hành các Nghị quyết về các giải
pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch (Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày
15/01/2010 và Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06/4/2010); tăng cường công tác chỉ
đạo, điều hành nhằm thực hiện tốt mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
2010 đã được đề ra.
Trên cơ sở tình hình thực hiện các tháng đầu năm và dự báo khả năng thực
hiện trong các tháng cuối năm, đánh giá tình hình kinh tế, xã hội năm 2010 trên
các nội dung chủ yếu như sau:
1. Đã ngăn chặn được suy giảm, kinh tế phục hồi và tăng trưởng khá cao
Mặc dù sau khủng hoảng, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, nhưng kinh tế
nước ta đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm và có mức tăng trưởng khá cao. GDP
cả năm 2010 tăng khoảng 6,7%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Khu vực nông
nghiệp tăng 2,6%, công nghiệp và xây dựng tăng 7,6%, dịch vụ tăng 7,5%. Với
htt
p:/
/w
ww
.m
pi.
go
.vn
kết quả này, tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 5 năm 2006 - 2010 đạt
khoảng 7%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1.160 USD.
Vốn đầu tư phát triển năm 2010 ước tăng 12,9% so với năm 2009 và bằng
khoảng 41% GDP. Kết quả giải ngân vốn Nhà nước khá cao và có tiến bộ trong
điều hành, dự kiến cả năm sẽ đạt kế hoạch; nhờ đó sớm hoàn thành nhiều công
trình kết cấu hạ tầng và tạo thêm cơ sở sản xuất mới, góp phần thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và phục hồi tăng trưởng.
Năm 2010, có khoảng 85 nghìn doanh nghiệp dân doanh thành lập mới với
số vốn đăng ký khoảng 500 nghìn tỷ đồng; bình quân đạt gần 6 tỷ đồng/doanh
nghiệp, tăng 125% so với năm 2009, góp phần quan trọng phát triển sản xuất
kinh doanh và tạo thêm nhiều việc làm mới.
2. Kinh tế vĩ mô có bước cải thiện, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ
bản được bảo đảm
Trong khi sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, cán cân thương mại
thâm hụt lớn, bội chi ngân sách năm trước ở mức cao nhất trong những năm gần
đây và những tác động phụ của gói kích thích kinh tế năm 2009, việc bảo đảm
ổn định kinh tế vĩ mô là một thách thức lớn, nhưng nhờ những biện pháp điều
hành linh hoạt, phù hợp nên tình hình đã có bước cải thiện.
Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2010 dự kiến vượt 12,7% so với dự toán
và tăng 17,6% so với năm 2009, bảo đảm được các nhiệm vụ chi và góp phần
giảm bội chi xuống dưới 6%, thấp hơn kế hoạch đề ra (6,2%). Đến hết năm
2010, dư nợ Chính phủ tương đương khoảng 44,5% GDP, dư nợ nước ngoài của
quốc gia khoảng 42,2% GDP và dư nợ công bằng 56,7% GDP, nằm trong giới
hạn an toàn.
Chính sách tiền tệ đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát,
cơ bản bảo đảm được các mục tiêu đã đề ra từ đầu năm: tổng phương tiện thanh
toán tăng khoảng 20%, dư nợ tín dụng tăng khoảng 25%. Tỷ giá được điều hành
linh hoạt hơn theo nguyên tắc thị trường; thực hiện điều hành lãi suất cho vay
theo cơ chế thoả thuận và theo hướng giảm dần; tăng cường giám sát bảo đảm
an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng; kiểm soát nợ xấu dưới 3%.
Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước tăng 19,1%, gấp hơn 3 lần so với
kế hoạch góp phần quan trọng vào việc giảm nhập siêu giảm bớt thâm hụt cán
cân thanh toán quốc tế.
2
htt
p:/
/w
ww
.m
pi.
go
v.v
n
Sản xuất kinh doanh phát triển, cân đối cung cầu được bảo đảm, cùng với
các biện pháp tăng cường kiểm soát giá và chống đầu cơ, thị trường giá cả đã
dần ổn định.
3. Bảo đảm tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội trong điều kiện
kinh tế còn nhiều khó khăn
Trong điều kiện phải giảm bội chi ngân sách, nhưng các lĩnh vực văn hóa
và xã hội vẫn được quan tâm chăm lo tốt hơn, góp phần thiết thực vào ổn định
và cải thiện đời sống nhân dân. Thu nhập bình quân đầu người một tháng đạt 1
triệu 365 nghìn đồng, tăng 8,9% (đã loại trừ yếu tố tăng giá).
Cả năm tạo được khoảng 1,6 triệu việc làm mới; đã đào tạo nghề cho trên
1,7 triệu người. Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn được tích
cực triển khai, riêng đào tạo nghề cho nông dân là 430 nghìn người. Dự kiến đến
cuối năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 40%.
Công tác giảm nghèo, nhất là ở 63 huyện nghèo nhất, được triển khai đồng
bộ với các giải pháp trợ giúp thiết thực cả về sản xuất và đời sống. Tỷ lệ hộ
nghèo giảm 1,85%, xuống còn 9,5%. Chương trình xây dựng nông thôn mới
đang được triển khai tích cực. Chính sách trợ giúp người có công và bảo trợ xã
hội tiếp tục được hoàn thiện, đã mở rộng đối tượng thụ hưởng và nâng mức trợ
cấp. Nhà nước dành hơn 19.000 tỷ đồng (tăng 17% so với năm 2009) để thực
hiện chính sách cho hơn 1,4 triệu người có công với cách mạng; dành 4.500 tỷ
đồng (gấp hơn 2 lần năm 2009) để thực hiện trợ cấp thường xuyên cho hơn 1,6
triệu người và dành hàng nghìn tỷ đồng, hàng chục nghìn tấn gạo để trợ cấp đột
xuất, chủ yếu cho khắc phục thiên tai và cứu đói giáp hạt.
Các chính sách phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp tập
trung, người có thu nhập thấp khu vực đô thị, nhà ở cho người nghèo ở nông
thôn, ký túc xá cho học sinh, sinh viên được khẩn trương triển khai và đạt kết
quả tích cực. Dư nợ cho vay ưu đãi để thực hiện các chính sách xã hội là 91.000
tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2009, riêng dư nợ tín dụng cho 1,9 triệu học sinh,
sinh viên là 29.000 tỷ, tăng 60%. Tiếp tục thực hiện lộ trình cải cách tiền lương,
đã điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 01 tháng 5 năm
2010 và một số chính sách liên quan.
Hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tiếp tục phát triển. Số người tham
gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đều tăng, góp phần tích cực vào giảm thiểu
thiệt hại và khó khăn cho người tham gia khi gặp rủi ro.
3
htt
p:/
/w
ww
.m
pi.
go
v.v
n
Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, dân số, kế hoạch hóa gia
đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới đã được quan tâm hơn, nhiều
mặt đạt được kết quả tích cực, đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu Quốc hội giao.
Một số bệnh dịch mới, nguy hiểm đã được khống chế và đẩy lùi. Hệ thống cơ sở
y tế tiếp tục được củng cố và phát triển. Việc thực hiện các đề án xây dựng, cải
tạo, nâng cấp hệ thống các bệnh viện, luân chuyển cán bộ y tế và đẩy mạnh xã
hội hóa đã góp phần nâng cao năng lực và chất lượng khám chữa bệnh, nhất là ở
tuyến tỉnh và tuyến huyện. Có khoảng 80% số xã đạt chuẩn y tế (năm 2009 là
65,36%). Nhiều kỹ thuật khám, chữa bệnh bằng công nghệ cao được nghiên cứu,
ứng dụng thành công ở nhiều bệnh viện. Đã hình thành mạng lưới kiểm nghiệm
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia.
Giáo dục và đào tạo có bước phát triển. Tích cực triển khai thực hiện đổi
mới cơ chế quản lý giáo dục, cơ chế tài chính, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán
bộ quản lý và đổi mới phương pháp giảng dạy. Cùng với việc tăng đầu tư của
Nhà nước, đã đẩy mạnh xã hội hoá để nâng cấp cơ sở vật chất, phát triển mạng
lưới cơ sở giáo dục - đào tạo từ mầm non đến đại học. Đã kết nối internet cho tất
cả các trường phổ thông. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia bậc mầm non và các
cấp học phổ thông tăng nhanh, 100% tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục
trung học cơ sở; tỷ lệ học sinh bỏ học ở hầu hết các vùng đều giảm, kỷ cương
trong thi cử đã được thực hiện tốt hơn. Kiểm soát chặt chẽ hơn việc thành lập
mới các trường đại học. Đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội và tích cực triển
khai hợp tác đào tạo theo chương trình tiên tiến với các trường đại học nước
ngoài.
Văn hóa, thông tin, thể dục thể thao có bước phát triển. Thông tin báo chí
đã góp phần quan trọng vào việc phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước; kịp thời phản ánh ý kiến nhân dân về các vấn đề
của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Các hoạt động sáng tạo văn
học nghệ thuật có bước phát triển mới, làm tăng tính đa dạng của sản phẩm văn
hoá, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân. Công tác
bảo tồn và phát huy di sản văn hóa được quan tâm thực hiện. Năm 2010 nước ta
đã có thêm hai di sản văn hoá được công nhận là di sản thế giới. Phong trào thể
dục, thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao tiếp tục được đẩy mạnh với
nhiều hình thức phong phú. Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội
được tổ chức trọng thể, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần giáo dục lòng yêu
nước, truyền thống tốt đẹp, nâng cao niềm tự hào của nhân dân cả nước về Thủ
đô Anh hùng nghìn năm văn hiến.
4
htt
p:/
/w
ww
.m
pi.
go
v.v
n
4. Khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường đạt được những kết quả
tích cực
Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ
công lập bước đầu đã phát huy hiệu quả. Các doanh nghiệp khoa học công nghệ
và cơ sở nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ được khuyến khích phát
triển. Năm 2010 có trên 300 doanh nghiệp khoa học công nghệ được thành lập
mới, gấp 2 lần năm 2009. Thị trường công nghệ có bước phát triển, giá trị các
giao dịch, mua bán công nghệ tăng so với năm trước. Số lượng sáng chế của
người Việt Nam được đăng ký bảo hộ tăng gấp 2 lần, trong đó số bằng bảo hộ
được cấp tăng 15%; các nhà khoa học Việt Nam đã tạo được hơn 30 giống cây
trồng mới có năng suất, chất lượng cao.
Công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường đã
được chú ý chấn chỉnh một bước. Hệ thống pháp luật về tài nguyên khoáng sản
tiếp tục được hoàn thiện. Công tác thanh tra, kiểm tra việc cấp phép và chấp
hành pháp luật về khai thác khoáng sản được tăng cường. Đã xây dựng và triển
khai chiến lược khai thác, sử dụng khoáng sản nhằm bảo đảm hiệu quả kinh tế
xã hội, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường. Công tác quản lý tài nguyên
đất, tài nguyên nước được quan tâm hơn. Đến nay, đã cơ bản hoàn thành việc
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đang khẩn trương tổng kết việc thi hành
luật đất đai để tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện.
Công tác bảo vệ môi trường được coi trọng và tập trung chỉ đạo đồng bộ cả
về xây dựng thể chế, chính sách; thực hiện các giải pháp phòng ngừa ô nhiễm;
tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm. Đã xử lý hàng trăm cơ sở vi
phạm pháp luật về môi trường, trong đó, có nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng.
Công tác đánh giá tác động môi trường và giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm ở các dự
án đầu tư mới được kiểm soát chặt chẽ hơn. Xử lý chất thải rắn đô thị, chất thải
rắn y tế được đẩy mạnh. Việc bảo đảm nước sinh hoạt cho nhân dân được quan
tâm, đến nay đã có 83% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, 76%
dân số đô thị được sử dụng nước sạch. Trồng và bảo vệ rừng có tiến bộ, đến cuối
năm 2010, độ che phủ rừng đạt 39,5%. Chương trình mục tiêu và kế hoạch hành
động quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu đang được tích cực triển khai.
5. Cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm
được quan tâm chỉ đạo và đạt những kết quả thiết thực
Cải cách hành chính tiếp tục được coi là một khâu đột phá với các nội dung
là hoàn thiện thể chế, kiện toàn tổ chức bộ máy và cải cách thủ tục hành chính.
Chính phủ đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội 16 dự án luật, pháp
5
htt
p:/
/w
ww
.m
pi.
go
.vn
lệnh theo đúng tiến độ, đồng thời đẩy nhanh việc ban hành các văn bản hướng
dẫn thi hành. Đề án 30 về đơn giản hoá thủ tục hành chính được triển khai đồng
bộ; đã công bố Bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, đồng thời chuẩn
hóa và thống nhất thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền; đang thực hiện
đơn giản hoá 258 thủ tục thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, ngành, tập
trung vào các lĩnh vực như đất đai, nhà ở, xây dựng, thuế, hải quan. Kiểm soát
chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo nguyên tắc tăng tính
công khai, minh bạch và giảm phiền hà nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý tốt hơn
và tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Cơ chế một cửa, một cửa liên
thông, việc ứng dụng công nghệ thông tin... đã phát huy hiệu quả thiết thực.
Công tác kiểm tra, xử lý và theo dõi thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
được đẩy mạnh. Mô hình tổ chức của Bộ đa ngành, đa lĩnh vực tiếp tục được
hoàn thiện. Việc thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân ở huyện, quận,
phường được triển khai nghiêm túc, chặt chẽ.
Công tác phòng, chống tham nhũng có những tiến bộ cả trong xây dựng thể
chế, kiện toàn bộ máy chỉ đạo, thực hiện các giải pháp phòng ngừa và kiểm tra,
thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch
thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Các Bộ, ngành,
địa phương đã ban hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia
về phòng, chống tham nhũng. Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh kết hợp với việc tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng
và thực hiện các cuộc đối thoại đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ,
đảng viên và nhân dân về hoạt động phòng, chống tham nhũng.
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được chỉ đạo tập trung vào các lĩnh
vực như chi ngân sách, đầu tư xây dựng, quản lý tài sản công, đất đai, tài
nguyên. Việc thực hiện cơ chế khoán chi hành chính, cơ chế tự chủ về tài chính,
ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục, họp trực tuyến... đã tiết kiệm
đáng kể cho ngân sách và các nguồn lực của xã hội.
6. Chính trị xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm, Công
tác đối ngoại, hợp tác quốc tế đạt nhiều kết quả tích cực, vị thế của nước ta
được nâng cao trên trường quốc tế.
Đã từng bước nâng cao chất lượng, tăng cường tiềm lực cho quân đội, công
an, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh quốc gia. Các lực lượng chức năng đã
chủ động nắm chắc tình hình, phát hiện và đấu tranh làm thất bại nhiều âm mưu,
hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Các sự kiện lớn về chính trị, kinh
tế, xã hội, ngoại giao của đất nước được bảo vệ an toàn. Công tác phòng ngừa và
6
htt
p:/
/w
ww
.m
pi.
go
v.v
n
đấu tranh, trấn áp tội phạm được triển khai thực hiện có hiệu quả. Công tác đặc
xá cho các phạm nhân được thực hiện tốt, nhất là trong khâu chuẩn bị tái hoà
nhập cộng đồng.
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được quan tâm chỉ đạo.
Việc phối hợp giữa các cấp, các ngành chức năng và tăng cường đối thoại giữa
cơ quan hành chính với người khiếu nại, tố cáo đã góp phần xử lý dứt điểm
nhiều vụ việc, trong đó có những vụ việc phức tạp, tồn đọng kéo dài.
Công tác đối ngoại được triển khai đồng bộ, toàn diện, cả ngoại giao chính
trị, kinh tế và văn hoá; kết hợp đối ngoại của Đảng với ngoại giao của Nhà nước
và ngoại giao nhân dân. Hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo cấp cao của Đảng và
Nhà nước đã thúc đẩy nâng cấp quan hệ với nhiều đối tác, tạo điều kiện mở rộng
quan hệ hợp tác nhiều mặt, cùng có lợi, tạo dựng vị thế mới của Việt Nam trong
khu vực và trên thế giới. Những kết quả nổi bật của các Hội nghị Cấp cao
ASEAN 16, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng
ASEAN mở rộng (ADMM+), Hội nghị các Bộ trưởng ASEAN về các trụ cột
kinh tế, văn hoá và xã hội... mà Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Chủ
tịch AIPA và là nước chủ nhà Diễn đàn kinh tế Đông Á, được dư luận quốc tế và
trong nước đánh giá cao. Công tác hội nhập quốc tế được triển khai tích cực và
chủ động với những kết quả thiết thực. Công tác người Việt Nam ở nước ngoài
tiếp tục được quan tâm. Những kết quả này đã góp phần nâng cao uy tín và vị
thế quốc tế của Việt Nam, tạo thêm điều kiện thuận lợi và nguồn lực quan trọng
để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, năm qua, nền kinh tế Việt Nam vẫn
còn những hạn chế, yếu kém chậm được khắc phục:
1. Kinh tế tăng trưởng nhưng thiếu tính bền vững; cơ cấu kinh tế chuyển
dịch chậm; cơ sở hạ tầng còn yếu kém; hiệu quả đầu tư thấp; đầu tư cho nông
nghiệp, nông thôn chưa tương xứng với vai trò chiến lược của khu vực này.
Công nghiệp hỗ trợ kém phát triển, giá trị gia tăng của sản phẩm thấp. Phát triển
nguồn điện chưa đáp ứng kịp yêu cầu. Khu vực doanh nghiệp nhà nước giữ một
phần lớn vốn, tài sản, đất đai, tài nguyên quốc gia nhưng hiệu quả đầu tư và tăng
trưởng chưa tương xứng; cổ phần hoá và đổi mới doanh nghiệp nhà nước còn
chậm; quản lý nhà nước và thực hiện quyền chủ sở hữu đối với doanh nghiệp
nhà nước còn nhiều bất cập.
2. Thể chế kinh tế thị trường chưa đồng bộ; bao cấp qua giá điện, giá than
còn kéo dài, không khuyến khích tiết kiệm năng lượng và hạn chế việc huy động
vốn đầu tư của các thành phần kinh tế vào phát triển nguồn điện. Quản lý giá
7
htt
p:/
/w
ww
.m
pi.
go
v.v
n
một số mặt hàng nhất là giá sữa, giá thuốc chữa bệnh chưa tốt. Các cân đối vĩ
mô chưa vững chắc; điều tiết qua thuế còn cao, thất thu còn nhiều, chi ngân sách
còn lãng phí, bội chi còn lớn, nhập siêu còn cao, cán cân thanh toán tổng thể vẫn
còn thâm hụt, dự trữ ngoại tệ giảm, lãi suất cho vay còn cao. Sự phối hợp giữa
chính sách tài chính và chính sách tiền tệ còn chưa đồng bộ. Việc xử lý mối
quan hệ giữa ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng chưa thật hợp lý, tốc độ tăng
trưởng tuy đạt khá cao nhưng lại làm nảy sinh những khó khăn mới cho ổn định
kinh tế vĩ mô.
3. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ cận nghèo và tái nghèo còn
cao. Chưa tạo được chuyển biến mạnh trong giải quyết việc làm và nâng cao
chất lượng lao động. Chế độ tiền lương chưa hợp lý, nhất là khu vực hành chính
công. Công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân vẫn còn không ít
khó khăn, yếu kém; quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm chưa tốt.
Việc xây dựng đời sống, lối sống văn hoá chưa tạo được nhiều chuyển biến
trong việc bồi dưỡng, phát huy các nhân tố tích cực, đẩy lùi tiêu cực. Các hoạt
động lễ hội chưa được quản lý tốt; nhiều hoạt động còn tự phát, thiếu chọn lọc,
phô trương hình thức, lãng phí. Tệ nạn xã hội ở một số nơi còn diễn biến phức
tạp; kết quả kiềm chế lây nhiễm HIV chưa vững chắc, vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng
phát cao. Tai nạn và ùn tắc giao thông vẫn còn là vấn đề bức xúc.
4. Quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo vẫn còn bất cập. Chất lượng giáo
dục đào tạo không đồng đều, chậm được cải thiện; nội dung và chương trình đào
tạo nghề nghiệp, phương pháp dạy và học chậm được đổi mới. Phát triển giáo
dục đào tạo ở các vùng khó khăn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ thu hút học sinh ở bậc
trung học phổ thông, tỷ lệ học sinh vào đại học cao đẳng đạt thấp, tỷ lệ học sinh
yếu kém còn cao. Tình trạng vi phạm đạo đức trong nhà trường còn diễn ra ở
nhiều nơi, gây bức xúc trong xã hội.
5. Công tác nghiên cứu ứng dụng kho