Triết học Kant phần 7

(Bản scan) Đó là nhan đề Chương II (quyển I) cuốn Phê bình ký trí thực hành. Để chúng ta có một ý niệm xác định về vấn đề, Kant bắt đầu ngay bằng việc đưa ra một định nghĩa: "Tôi hiểu một quan niệm của lý trí thực hành là một biểu tượng ta có về một đối tượng được coi là hậu quả khả hữu của tự do". Thực là gần như trái ngược hẳn với định nghĩa về một quan niệm của trí năng thuần túy. Cũng bởi vì tri thức của ta dựa trên một khả năng trực giác tiếp xuất, còn như trong lãnh vực đạo đức thì ý chí tự do của ta được coi như nguyên ủy của những thể hiện. Nói cách khác, trong phần Lý trí thuần túy, khi luận về các quan niệm thuần túy, (tức phạm trù), ta thấy những quan niệm của trí năng được coi là khuôn mẫu tuyệt đối của những đối tượng mà ta sẽ tri thức: cũng nhân đó, công việc tri thức của trí năng có kèm thêm một phần Diễn dịch siêu nghiệm với chức vụ là áp dụng một cách nhất thiết tất cả các phạm trù kia vào các đối tượng cụ thể. Nơi đây khác hẳn: đối tượng của lý trí thực hành chỉ là một cái gì có thể được thực hiện do ý chí tự do của con người. Trên kia là tuyệt đối, còn đây là có thể (khả hữu): sự khác biệt rất rõ ràng.

pdf45 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2178 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Triết học Kant phần 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên