Triết học Mac - Lê nin - Chương V: Tưtởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế

CƠSỞ HÌNH THÀNHTƯTỞNGHỒ CHÍ MINHVỀ ĐẠI ĐOÀNKẾT DÂNTỘC VÀ ĐOÀNKẾT QUỐCTẾ 1- Truyền thống đoànkết, ý thứccộng đồngcủa dântộc Việt Nam TưtởngHồ Chí Minhvề đại đoànkết dântộc đợc hình thànhtừ truyền thống đoànkết, ý thứccộng đồngcủa dântộc Việt Nam. Dân ta đãtừng ý thứcrất rõsứcmạnhcủasự đoànkết: -Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụmlại thành hòn núi cao ( ca dao) Truyền thống này đợc cácvị anh hùng dântộc đúckết, nâng lên thành phép đánh giặc giữnớc. Hồ Chí Minh tiếptục phát huy truyền thống đoànkếtcủa dântộcdới ánh sáng chủ nghĩaMác-Lênin

pdf11 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1498 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Triết học Mac - Lê nin - Chương V: Tưtởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG V TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ I- CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ 1- Truyền thống đoàn kết, ý thức cộng đồng của dântộc Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc được hình thành từ truyền thống đoàn kết, ý thức cộng đồng của dân tộc Việt Nam. Dân ta đã từng ý thức rất rõ sức mạnh của sự đoàn kết: -Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại thành hòn núi cao ( ca dao) Truyền thống này được các vị anh hùng dân tộc đúc kết, nâng lên thành phép đánh giặc giữ nước. Hồ Chí Minh tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác-Lênin 2- Thực tiễn cách mạng Việt Nam và thế giới -Tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh được hình thành từ sự tổng kết những kinh nghiệm của phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới. Qua các phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX, Người thấy rằng tinh thần yêu nước chưa đủ để làm nên thắng lợi mà cần phải có sự tập hợp lực lượng lượng đúng đắn , phải quy tụ cả dân tộc vào cuộc đấu tranh chung. -Trong quá trình tìm đường cứu nước, người khảo sát thực tiễn cách mạng nhiều nơi và chỉ rõ : Vốn dĩ các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc có sức mạnh, nhưng trong đấu tranh giải phóng dân tộc, họ chưa biết đoàn kết lại, họ rơi vào thế đơn độc . Trong khi đó chủ nghĩa đế quốc lại thực hiện nhất quán chính sách chia để trị trên bình diện từng nước và toàn thế giới. Từ đó Hồ Chí Minh kết luận : dù màu da có khác nhau, nhưng trên thế giới này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái mà thôi: tình hữu ái vô sản. 3- Những quan điểm của chủ nghĩa Marx –Lenin PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 2 Tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh còn xuất phát tư những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Marx –Lenin như quan điểm vai trò của quần chúng nhân dân, liên minh công – nông, quan điểm về đoàn kết giai cấp công nhân trên phạm vi quốc te. Người nhắc nhở :“Đứng trước CNTB và chủ nghiã đế quốc , quyền lợi của chúng ta là thống nhất , các bạn hãy nhớ lời kêu goi của Karl Marx: Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại” (T II tr 128) II- TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 1- Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng a- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành công của cách mạng Đoàn kết, gắn bó cộng đồng là truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nhưng đến Hồ Chí Minh, tư tưởng đại đoàn kết được xây dựng trên cả một nền tảng lý luận khoa học và thực tiễn phong phú chứ không còn là tình cảm tự nhiên của “ người trong một nước thì thương nhau cùng”( ca dao) Đại đoàn kết là một nội dung lớn, nổi bật , xuyên suốt và nhất quán trong tư tưởng và hành động của Hồ Chí Minh. - Trong toàn bộ trước tác của Hồ Chí Minh có đến 43,6% số bài nói, bài viết Người dành để nói về đại đoàn kết. ( có những tác phẩm ngắn nhưng tần số xuất hiện cụm từ “đại đoàn kết” cao. “Sửa đổi lối làm việc 16 lần, bài nói tại hội nghị thống nhất Việt Minh- Liên Việt 17 lần) - Với Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, một chiến lược cách mạng.Bác từng khẳng định : “Đoàn kết làm ra sức mạnh”, Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”(T VII, tr 392) “Đoàn kết là then chốt của thành công”( T XI, tr 54) “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công”1 ( T X tr 607) - Người cho rằng” Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn” b. Đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ, là mục tiêu hàng đầu của cách mạng - Cách mạng muốn thành công nếu chỉ có đường lối đúng chưa đủ mà Đảng 1 Bài nói chuyện tại lớp bồi dưỡng cán bộ mặt trận năm 1962 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 3 phải cụ thể hoá thành những mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử để lôi kéo, tập hợp quần chúng, tạo sức mạnh vô địch cho cách mạng. Sức mạnh vô địch đó chính là khối đại đoàn kết dân tộc. Hồ Chí Minh chỉ rõ: Trước Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến, nhiệm vụ của tuyên huấn là làm sao cho đồng bào hiểu được mấy việc. Một là đoàn kết. Hai là làm cách mạng đòi độc lập dân tộc. Sau kháng chiến Bác lại nêu nhiệm vụ của tuyên huấn là để dân hiểu: Môt là đoàn kết. Hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba là đấu tranh thống nhất nước nhà. - Đại đoàn kết dân tộc không chỉ đơn thuần là phương pháp tập hợp lực lượng, tổ chức lực lượng cách mạng, mà đó là mục tiêu hàng đầu của cách mạng. Trong lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam ngày 3.3.1951, Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc “Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam gồm 8 chữ là: ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC”. 2. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân - Dân là ai ? “Nhân dân là bốn giai cấp công, nông, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và những phần tử khác yêu nước”.(VII-219) - Như vậy đại đoàn kết toàn dân là đoàn kết rộng rãi, không phân biệt bất cứ một ai, hễ là người Việt Nam yêu nước chống đế quốc thì đều đoàn kết với nhau.Đó là đoàn kết mọi giai cấp, tầng lớp, đảng phái , các đoàn thể , các nhân sĩ, các dân tộc anh em, đoàn kết đồng bào lương và đồng bào các tôn giáo( xem T X, tr 605, 606) + Thể hiện ở việc xác định lực lượng cách mạng trong Cương lĩnh thứ nhất của Đảng ( xem T III tr 3) + Thể hiện ở Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ Quốc”( T IV, tr 480) +Tại Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh – Liên Việt ( 3-1951), Người nêu : “Trong Đại hội này, chúng ta có đại biểu đủ các tầng lớp, các tôn giáo, các dân tộc, già có, trẻ có, nam có, nữ có, thật là một gia đình tương thân tương ái. Chắc rằng sau Đại hội, mối đoàn kết thân ái sẽ phát triển và củng cố khắp toàn dân” 2 2 Dẫn theo Võ Nguyên Giáp – Tư tưởng HCM và con đường CM Việt Nam- NXBCTQG, H.2000,tr 194) PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 4 + “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán , Gia rai hay Ê-đê,Xê đăng hay Bana , và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháuViệt Nam, đều là anh em ruột thịt” ( Thư gửi ĐH các dân tộc thiểu số VN 19-4-1946) + “ Đối với các vị quan lại cũ cũng như đối với tất cả các giới đồng bào, những người có tài có đức thì Chính phủ đều hoan nghênh ra gánh việc nước.Trước sự đại đoàn kết của Chính phủ và quốc dân đồng bào, mưu mô chia rẽ của thực dân phản động Pháp nhất định thất bại.” - Đoàn kết trên tinh thần khoan dung độ lượng + Xuất phát từ lòng nhân ái, khoan dung ( đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại) ,Hồ Chí Minh quan niệm mỗi con người đều có mặt tốt và mặt xấu, “năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc sẽ vẻ vang”.(IV-246,247) + Vì vậy, trong quan niệm của Hồ Chí Minh, đại đoàn kết toàn dân còn là đoàn kết với cả những người lầm đường lạc lối, nhưng đã biết hối cải. Người nói: “Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ” (VII- 438) - Đoàn kết rộng rãi nhưng phải có lập trường giai cấp rõ ràng, đó là đoàn kết trên nền tảng liên minh công – nông – trí thức do Đảng lãnh đạo. “liên minh công - nông và lao động trí óc làm nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân”. 3. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc a. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất - Lực lượng toàn dân chỉ trở thành sức mạnh to lớn khi giác ngộ về mục tiêu chiến đấu chung, được tổ chức lại thành một khối vững chắc và hoạt động theo một đường lối chính trị thống nhất. Nếu không thế, lực lượng quần chúng dù có đến hàng triệu cũng không có sức mạnh. Thất bại của các phong trào yêu nước trước đây đã chứng minh điều này. Ngay từ khi vừa tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã chú ý đến việc đưa quần chúng vào những tổ chức yêu nước như Hội Ai hữu, Công hội, Nông hội, Đội thiếu niên, Hội phụ lão, Hội Phật giáo yêu nước,... Và bao PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 5 trùm nhất là Mặt trận dân tộc thống nhất, nơi quy tụ tất cả mọi tổ chức và cá nhân yêu nước . Theo từng thời kỳ có nhiều tên gọi khác nhau( Hội phản đế đồng minh (1930), Mặt trận dân chủ(1936), Mặt trận nhân dân phản đế (1939), Mặt trận Việt Minh (1941), Mặt trận Liên Việt (1946), Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam(1955 ), (1976 ),nhưng thực chất chỉ là một- đó là tổ chức chính trị rộng rãi, tập hợp mọi gai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, các tổ chức, cá nhân yêu nước Đánh giá về Mặt trận dân tộc thống nhất, năm 1962 Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh, nhân dân ta đã làm Cách mạng Tháng Tám thành công, lập lên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt, nhân dân ta đã kháng chiến thắng lợi, lập lại hoà bình ở Đông Dương, hoàn toàn giải phóng ở miền Bắc. Đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân đã giành được thắng lợi trong công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở niền Bắc”. b. Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất Để đảm bảo sự đoàn kết toàn dân, Hồ Chí Minh nêu ra những nguyên tắc của Mặt trận dân tộc thống nhất: + Xây dựng trên nền tảng liên minh công – nông – trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng + Hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, ấy việc thống nhất lợi ích tối cao của dân tộc với lợi ích các giai cấp tầng lớp làm cơ sở để củng cố và mở rộng Mặt trận + Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thực sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Trong khối đại đoàn kết, bên cạnh cái tương đồng, có những cái khác biệt, cần bàn bạc để nhất trí, đồng thời đoàn kết phải gắn với đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết. II- TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐÒAN KẾT QUỐC TẾ 1. Sự cần thiết xây dựng đoàn kết quốc tế a) Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 6 - Là một người yêu nước, Hồ Chí Minh tin tưởng vào sức mạnh của dân tộc. Đó là : + Tin vào sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước VN “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước” ( VI-171) + Tin vào sức sống mãnh liệt của dân tộc: “ Sự đầu độc có hệ thống của bọn tư bản thực dân không thể làm tê liệt sức sống, càng không thể làm tê liệt tư tưởng các mạng của ngươi Đông DươngĐằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến”(I-28) ` - Thời đại mà Hồ Chí Minh sống và hoạt động nổi lên hai sự kiện : + CNTB phát triển đến giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và trở thành một lực lượng quốc tế, trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa + Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, mở ra một thời đại mới, thời đại quá độ lên CNXH trên phạm vi thế giới. Điều đó đặt vận mệnh của mỗi dân tộc trong sự phát triển chung của cách mạng thế giới; đòi hỏi các dân tộc thuộc địa phải liên kết trên phạm vi quốc tế mới có thể chống lại được kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc - Từ thực tiễn đó, Hồ Chí Minh đặt cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo chung của cách mạng thế giới, xem cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Điều đó làm cho chúng ta vừa phát huy sức mạnh dân tộc vừa tranh thủ sức mạnh của thời đại, nhờ đó cách mạng mới thành công. Đánh giá vai trò của đoàn kết quốc tế với cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh nói : “ Chúng tôi nhất định thắng vì sự nghiệp của chúng tôi là chính nghĩa; chúng tôi có sức mạnh của ý chí quyết thắng của toàn dân, lại được sự ủng hộ ngày càng tăng của nhân dân thế giới, trong đó có cả nhân dân tiến bộ Mỹ”(XII-254) “Chúng ta có chí khí kiên cường, quyết chiến, quyết thắng. Chúng ta có sức mạnh vô địch của toàn dân đoàn kết và được cả loài người tiến bộ đồng tình và ủng hộ”(XII-374) Như vậy, theo Hồ Chí Minh, đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế là để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam. a) Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 7 Hồ Chí minh cho rằng, chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với tinh thần quốc tế trong sáng. Người nói : “ Tinh thần yêu nước chân chính khác hẳn với tinh thần “ vị quốc” của bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế”. (VI-172)Vì vậy, người yêu nước chân chính không chỉ đấu tranh cho dân tộc mình mà còn phải đấu tranh cho các dân tộc khác nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu chung của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Nhận thức đúng đắn thời đại mới - thời đại cách mạng vô sản, từ rất sớm Hồ Chí Minh đã xác định cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới; cách mạng Việt Nam chỉ thắng lợi một khi nó hòa chung vào làn gió thời đại, hòa chung vào dòng chảy tiến trình phát triển của nhân loại. Cách mạng Việt Nam phải có trách nhiệm và bước phát triển chung của nhân loại. Muốn góp phần vào bước tiến của cách mạng thế giới, cách mạng mỗi nước nói chung, cách mạng Việt Nam nói riêng phải hoàn thành tốt những yêu cầu của cách mạng nước mình. 2. Nội dung và hình thức đoàn kết quốc tế a. Các lực lượng trong đoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh chỉ rõ đường lối ngoại giao của VN là : “Phải nêu cao tinh thần quốc tế vô sản, giữ gìn và phát triển tình hữu nghị với các nước xã hội chủ nghĩa anh em; hết lòng ủng hộ phong trào giải phóng của các dân tộc; đoàn kết với giai cấp công nhân và nhân dân toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc do Mỹ cầm đầu, đấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội”. ( XI-231) Qua đó, ta thấy lực lượng đoàn kết quốc tế theo HCM bao gồm : - Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, “Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là tăng cường đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa anh em trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản” ( XI-231) - Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Từ rất sớm Người đã phát hiện âm mưu chia rẽ dân tộc của các nước đế quốc, tạo sự biệt lập, đối kháng và thù ghét dân tộc, chủng tộc...nhằm suy yếu phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc kêu gọi “vì nền hoà bình thế giới, vì tự do và ấm no, những người bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc cần đoàn kết lại và chống bọn áp bức”(I-452). Năm 1964, Người nêu ra đường lối ngoại giao của chúng ta là : “ kiên quyết ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc” ( XI-231) - Các lực lượng tiến bộ trên thế giới PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 8 “Ủng hộ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội” ( XI-231) Để tranh thủ được các lực lượng tiến bộ trên thế giới. HCM sớm có tư tưởng phân biệt bạn, thù.Trả lời một nhà báo Mỹ, Người nói: “Chúng tôi không có xích mích gì với nhân dân Mỹ. Chúng tôi muốn sống hoà bình và hữu nghị với nhân dân Mỹ Trước đây, chúng tôi đã chú ý phân biệt thực dân Pháp và nhân dân Pháp yêu chuộng hoà bình, thì ngày nay chúng tôi cũng chú ý phân biệt nhân dân Mỹ vĩ đại có truyền thống tự do, với bọn can thiệp Mỹ và bọn quân phiệt ở Hoa Thịnh Đốn đang nâng đỡ chúng”.(XI-117).Chính tư tưởng phân biệt thù đúng đắn chúng ta đã nhận được sự ung hộ của nhân dân thế giới, trong đó có cả nhân dân các nước đi xâm lược nước ta b. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết quốc tế Hình thức tổ chức khối đoàn kết quốc tế là các mặt trận mang tính quốc tế Ngay từ năm 1924, HCM đã đưa ra quan điểm thành lập “Mặt trận thống nhất của nhân dân chính quốc và thuộc địa”(I-282) Trong quá trình hoạt động cách mạng, HCM luôn tìm cách xây dựng các mặt trận đoàn kết quốc tế. “Ngày 11/3/1951, Hội nghị nhân dân ba nước Việt-Miên-Lào thành lập Mặt trận Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào, đề ra những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Đông Dương là đánh đuổi thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, làm cho ba nước hoàn toàn độc lập. Tháng 9/1952, tại Hội nghị cán bộ Mặt trận Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Việt Nam đoàn kết chặt chẽ, Lào đoàn kết chặt chẽ, Miên đoàn kết chặt chẽ, cả ba nước đoàn kết chặt chẽ thì nhất định sẽ đánh tan bọn xâm lược Pháp và can thiệp Mỹ, giành độc lập, tự do cho mỗi nước”3. Người rất chăm lo củng cố mối quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với các nước khác theo tinh thần “vừa là đồng chí, vừa là anh em” với Trung Quốc. Người từng thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, Hội các dân tộc bị áp bức A Đông, đặt cơ sở cho sự ra đời của Mặt trận nhân dân Á - Phi đoàn kết với Việt Nam. Trong những năm đấu tranh giành độc lập, Người tìm mọi cách xây dựng các quan hệ với Mặt trận dân chủ và lực lượng Đồng minh chống phát xít, nhằm tạo thế dựa cho cách mạng Việt Nam. 3( Xamản Vihakệt: Chủ tịch HCM với mối quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt Lào-Việt Nam in trong Di sản HCM trong thời đại ngày nay, NXB CT-HC, H. 2010, tr425) PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 9 Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, bằng hoạt động ngoại giao không mệt mỏi, Hồ Chí Minh đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các nước XHCN, bạn bè quốc tế hình thành Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược. Như vậy, sự phát triển rực rỡ nhất và thắng lợi to lớn nhất của tư tưởng đại đại đoàn kết của Hồ Chí Minh là hình thành bốn tầng mặt trận: Mặt trận đại đoàn kết dân tộc; Mặt trận đoàn kết VIệt - Miên - Lào; Mặt trận nhân dân Á - Phi đoàn kết với Việt Nam; Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược. 3. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế a) Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường - Đoàn kết quốc tế để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới. Tuy nhiên, trước hết ta phải phát huy nội lực “ dựa vào sức mình là chính”, “ muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã” (II-293),Trong kháng chiến chống Pháp, Người nói : “ sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”(VI-522) - Có phát huy được nội lực thì trong quan hệ quốc tế mới có thể giữ vững được độc lập, tự chủ.Trả lời phóng viên hãng Reuters, Người nói “ Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoài vào”. b) Đo