Trình bày quan điểm về những đặc điểm trong bản chất về bước đi và biện pháp xây dựng CNXH của Hồ Chí Minh. Đảng ta đã vận dụng quan điểm đó vào công cuộc đổi mới hiện nay như thế nào

- Theo Mác- Angghen cho rằng ngay trong điều kiện của XHCN, nhờ công cuộc cải tạo mang tính cách mạng mà xã hội đã đạt được một trạng thái phát triển về chất: làm cho tất cả tư liệu sản xuất trở thành tài sản chung của toàn xã hội, qua đó tạo điều kiện để cho kinh tế phát triển theo một kế hoạch thống nhất, bảo đảm tính chất xã hội của lao động theo nguyên tắc làm theo lao động, hưởng theo lao động - Theo Lênin cho rằng: Trong XHCN một mặt có chế độ sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất quan trọng, mặt khác có xí nghiệp hợp tác - Theo quan điểm của Hồ Chí Minh: + Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu cả nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do bình đẳng, bác ái, ấm no trên trái đất, việc làm cho mọi người. Đó là chế độ xã hội làm cho người lao động thoát khỏi bần cùng, lạc hậu, ai cũng có cơm no áo mặc + Muốn vậy phải phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động để đáp ứng nhu cầu vật, chất văn, hóa xã hội cho người lao động. Người cho rằng:” Muốn cho chủ nghĩa cộng sản thành hiện thực được cần phải có các yếu tố cần thiết và tất cả mọi người được phát huy hết khả năng của mình”

doc6 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3906 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trình bày quan điểm về những đặc điểm trong bản chất về bước đi và biện pháp xây dựng CNXH của Hồ Chí Minh. Đảng ta đã vận dụng quan điểm đó vào công cuộc đổi mới hiện nay như thế nào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 7. Trình bày quan điểm về những đặc điểm trong bản chất về bước đi và biện pháp xây dựng CNXH của Hồ Chí Minh. Đảng ta đã vận dụng quan điểm đó vào công cuộc đổi mới hiện nay như thế nào Theo Mác- Angghen cho rằng ngay trong điều kiện của XHCN, nhờ công cuộc cải tạo mang tính cách mạng mà xã hội đã đạt được một trạng thái phát triển về chất: làm cho tất cả tư liệu sản xuất trở thành tài sản chung của toàn xã hội, qua đó tạo điều kiện để cho kinh tế phát triển theo một kế hoạch thống nhất, bảo đảm tính chất xã hội của lao động theo nguyên tắc làm theo lao động, hưởng theo lao động Theo Lênin cho rằng: Trong XHCN một mặt có chế độ sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất quan trọng, mặt khác có xí nghiệp hợp tác Theo quan điểm của Hồ Chí Minh: + Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu cả nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do bình đẳng, bác ái, ấm no trên trái đất, việc làm cho mọi người. Đó là chế độ xã hội làm cho người lao động thoát khỏi bần cùng, lạc hậu, ai cũng có cơm no áo mặc + Muốn vậy phải phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động để đáp ứng nhu cầu vật, chất văn, hóa xã hội cho người lao động. Người cho rằng:” Muốn cho chủ nghĩa cộng sản thành hiện thực được cần phải có các yếu tố cần thiết và tất cả mọi người được phát huy hết khả năng của mình” + Nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu đến nay đã có sự phát triển vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thường xuyên ở mức cao và ổn định dần đưa nước ta thoát khỏi nhóm những nước nghèo trên thế giới. + Khi đề cập về kinh tế Người nhấn mạnh hai yếu tố: chế độ công hữu và quan hệ phân phối, làm theo năng lực hưởng theo lao động. Còn trong lĩnh vực chính trị Người nhấn mạnh mặt bản chất nhất của chủ nghĩa xã hội, đó là nhà nước dân chủ kiểu mới, nhà nước của dân do dân và vì dân. + CNXH là một xã hội không có người bóc lột người, một xã hội bình đẳng ai cũng phải lao động và có quyền phải lao động, làm nhiều hưởng nhiều làm ít hưởng ít không làm không hưởng. + CNXH phát triển kinh tế gắn liền với khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo và coi trọng các vấn đề xã hội. + CNXH là do quần chúng nhân dân xây dựng lên, đó là một công trình tập thể của quần chúng đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Khái quát những đặc trưng này, ta thấy nội dung của nó bao hàm mọi mặt đời sống xã hội, làm hiện diện ra một chế độ xã hội ưu việt. Đó là: +CNXH là một chế độ xã hội do nhân dân làm chủ. Nhà nước phải phát huy quyền được làm chủ của người dân, huy động quần chúng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong công cuộc xây dựng CNXH. + CNXH phát triển cao dựa trên nền sản xuất hiện đại, chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, không ngừng nâng cao đời sống, tinh thần của người dân. + CNXH là một chế độ phát triển cao về văn hóa và đạo đức. Mọi người là bạn bè, anh em, đồng chí con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột. + CNXH là một chế độ công bằng hợp lý, là công trình do nhân dân xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng Tóm lại, bản chất của CNXH theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một chế độ xã hội tốt đẹp, dân chủ, đạo đức, văn minh, một chế độ xã hội ưu việt trong lịch sử loài người Quan điểm của Hồ Chí Minh về bước đi và biện pháp xây dựng CNXH ở Việt Nam + Người nêu lên hai nguyên tắc có tính phương pháp luận trong đó Người chỉ ra CNXH có mục tiêu và nguyên lý trung là giống nhau nhưng mỗi nước có đặc điểm khác nhau nên cách làm, bước đi, biện pháp xây dựng CNXH là khác nhau + Nguyên tắc thứ nhất: Phải tập kinh nghiệm của các nước anh em nhưng không được áp dụng một cách máy móc, rập khuôn, bắt chước. + Nguyên tắc thứ hai: Chúng ta có thể đi theo con đường khác để đi lên CNXH sao cho phù hợp với ta nhất Xét về bước đi của thời kỳ quá độ: + Qua thực tiễn của một số năm xây dựng CNXH ở nước ta, Hồ Chí Minh đã chỉ ra nước ta đi lên từ hai bàn tay trắng thì khó khăn và gian khổ còn lâu dài, phải làm từ từ, nếu nóng vội, chủ quan duy ý chí sẽ dẫn đến thất bại + Phải có những bước trung gian quá độ: công nghiệp hóa CNXH chỉ có thể thực hiện thắng lợi trên cơ sở xây dựng và phát triển nền nông nghiệp toàn diện, vững chắc, công nghiệp nhẹ đa dạng. Trên cơ sở đó Bác cũng gợi ý nhiều phương pháp, tiến hành xây dựng CNXH. Bác cũng nhắc nhở phải nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo, chống giáo điều học tập nước máy móc nước ngoài, phải tìm tòi cách làm phù hợp với Việt Nam. Vì vậy Bác chỉ ra một số cách làm cụ thể sau: + Thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Kết hợp cải tạo với xây dựng lấy xây dựng làm chính. + Kết hợp xây dựng và bảo vệ đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền khác nhau. + Xây dựng CNXH phải có tính kế hoạch, biện pháp quyết tâm thực hiện kế hoạch. Bác nhấn mạnh mục tiêu một, biện pháp mười, quyết tâm hai mươi. + Trong điều kiện nước ta biện pháp cơ bản quyết định lâu dài xây dựng CNXH là đem tài sức của dân làm lợi cho nhân dân cho đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng . Trong quá trình lãnh đạo hiện nay Đảng ta đã vận dụng nhuần nhuyễn các quan điểm của Bác vào quá trình đổi mới hiện nay. Điều đó thể hiện qua những thành tựu sau 20 năm đổi mới qua các mặt kinh tế, văn hóa, chính trị - Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn năm trước Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 5 năm (2001 - 2005) tăng bình quân 7,5%/năm[1] (đạt kế hoạch đề ra). Năm 2005, GDP theo giá hiện hành ước đạt 838 nghìn tỉ đồng, bình quân đầu người trên 10,0 triệu đồng (tương đương khoảng 640 USD[2]). Nông nghiệp tiếp tục phát triển khá; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,4%/năm (kế hoạch 4,8%), giá trị tăng thêm tăng khoảng 3,8%/năm. Năng suất, sản lượng và hàm lượng công nghệ trong sản phẩm nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản tăng đáng kể; an ninh lương thực quốc gia được bảo đảm; một số sản phẩm xuất khẩu chiếm được vị trí cao trên thị trường thế giới[3]. Trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng đã có bước tiến; độ che phủ rừng từ 33,7% năm 2000 tăng lên 37,4% năm 2005. Kết cấu hạ tầng tiếp tục được đầu tư nhiều hơn. Bộ mặt nông thôn, đời sống nông dân, kể cả ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số, có bước được cải thiện. Chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vượt lũ ở đồng bằng sông Cửu Long đạt được kết quả bước đầu. Công nghiệp và xây dựng liên tục tăng trưởng cao, giá trị tăng thêm tăng 10,2%/năm. Công nghiệp có bước chuyển biến tích cực về cơ cấu sản xuất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16%/năm (kế hoạch 13,1%), cao hơn 1,9%/năm so với 5 năm trước. Cả nước đã có trên 100 khu công nghiệp, khu chế xuất, nhiều khu hoạt động có hiệu quả; tỉ lệ công nghiệp chế tác, cơ khí chế tạo và nội địa hoá sản phẩm tăng. Công nghiệp ở nông thôn và miền núi tăng trưởng cao hơn tốc độ trung bình của cả nước. Một số sản phẩm công nghiệp đã cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài nước. Ngành xây dựng tăng trưởng 10,7%/năm, năng lực xây dựng tăng khá nhanh và có bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại; việc xây dựng đô thị, xây dựng nhà ở đạt nhiều kết quả, hàng năm đưa thêm vào sử dụng khoảng 20 triệu m2. Dịch vụ có bước phát triển cả về quy mô, ngành nghề, thị trường và có tiến bộ về hiệu quả với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ tăng 7,6%/năm (kế hoạch 7,5%); giá trị tăng thêm tăng gần 7%/năm (kế hoạch 6,8%). Riêng năm 2005, giá trị tăng thêm tăng 8,5%, cao hơn mức tăng GDP. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ tăng khoảng 15%/năm (kế hoạch 11 - 12%). Ngành du lịch phát triển khá, cả về lượng khách, loại hình và sản phẩm du lịch. Dịch vụ vận tải tăng nhanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu. Bưu chính - viễn thông phát triển nhanh theo hướng hiện đại, đến cuối năm 2005 đạt 19 máy điện thoại và 3,2 thuê bao Internet trên 100 dân; 100% xã có điện thoại, hầu hết các xã có điểm bưu điện - văn hoá hoặc điểm bưu điện. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn, tin học, kỹ thuật, y tế, giáo dục, đào tạo, văn hoá... đều có bước phát triển. - Văn hoá - xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, việc gắn kết giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tích cực, chỉ số phát triển con người được nâng lên Trong 5 năm, đã tạo việc làm cho 7,5 triệu lao động; các thành phần kinh tế ngoài nhà nước thu hút gần 91% lực lượng lao động xã hội và tạo 90% việc làm mới. Xuất khẩu lao động và chuyên gia bằng 2,3 lần so với 5 năm trước. Năm 2005, thất nghiệp ở thành thị giảm xuống còn 5,3%; thời gian sử dụng lao động ở nông thôn đạt 80,65%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 5,7 triệu đồng (năm 2000) lên trên 10 triệu đồng (năm 2005), tăng 12,1%/năm và chỉ số phát triển con người được nâng lên[9]. Công tác xoá đói, giảm nghèo được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, đã thu được nhiều kết quả tốt thông qua việc trợ giúp điều kiện sản xuất, tạo việc làm, cải thiện kết cấu hạ tầng, nhà ở; tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, tăng thu nhập, cải thiện đời sống; động viên các ngành, các cấp, các đoàn thể quần chúng và các tầng lớp dân cư tham gia. Đến cuối 2005, tỉ lệ hộ nghèo còn 7% (kế hoạch là 10%, theo chuẩn Việt Nam cho giai đoạn 2001 - 2005)[10]. Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng. Hoạt động y tế dự phòng được đẩy mạnh hơn. Một số dịch bệnh mới như dịch viêm phổi cấp (SARS) được ngăn chặn, khắc phục nhanh. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở được củng cố và phát triển; hầu hết các xã, phường trong cả nước đều có trạm y tế, trên 65% trạm có bác sĩ. Một số cơ sở y tế chuyên ngành được nâng cấp, ứng dụng công nghệ tiên tiến. Sản xuất thuốc trong nước đã chiếm khoảng 45% thị phần thuốc chữa bệnh. Chế độ khám, chữa bệnh cho người nghèo, khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi đang được triển khai thực hiện. Việc phòng, chống HIV/AIDS được đẩy mạnh hơn. Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 33,4% năm 2000 xuống dưới 25% năm 2005, đạt kế hoạch; tỉ lệ chết của trẻ em dưới 1 tuổi còn 18%o. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam từ 68 tuổi vào năm 1999 đã nâng lên 71,3 tuổi vào năm 2005. Hoạt động văn hoá, thông tin phát triển đa dạng hơn, góp phần nâng cao đời sống văn hoá của nhân dân, làm tăng hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phổ biến pháp luật; phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở phát triển sâu rộng hơn. Hoạt động báo chí, phát thanh, truyền hình được đổi mới về nội dung, tăng quy mô, mở rộng phạm vi tới vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và ra nước ngoài. - Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường, quan hệ đối ngoại được mở rộng, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội Cải cách hành chính có bước tiến mới, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được tăng cường một bước; dân chủ trong xã hội tiếp tục được phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững. Tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường; đời sống vật chất, tinh thần và trang bị kỹ thuật của lực lượng vũ trang được cải thiện. Các tuyến phòng thủ, thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được củng cố. Việc kết hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh được thực hiện tốt hơn. Công tác bảo vệ an ninh chính trị và giữ gìn trật tự an toàn xã hội đạt được thành tựu quan trọng; đã phát hiện, ngăn chặn nhiều âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch; kiềm chế được tội phạm hình sự; xử lý nghiêm tội tham nhũng. Hoạt động chính trị đối ngoại không ngừng được mở rộng cả trong quan hệ nhà nước và quan hệ nhân dân; đạt được kết quả quan trọng trong việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Công tác quốc phòng, an ninh và đối ngoại đã góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội, tạo môi trường hoà bình, ổn định và điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của nguồn lực của dân vào công cuộc phát triển đất nước.