Trung Quốc dưới chế độ phong kiến

Là một quốc gia ra đời sớm (thiên niên kỷ III BC ), nhà nước phong kiến trung quốc ra đời sớm hơn các nhà nước phong kiến ở Tây âu (221BC). Lịch sử phong kiến trung quốc trãi qua nhiều triều đại rất phức tạp :Tần ,Hán (đông-tây), Tam quốc, Ngũ đại, Nam -Bắc triều, Ðường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh,. Kinh tế tự nhiên tự túc chiếm địa vị thống trị (có kinh tế hàng hóa, thương mại đô thị nhưng không tác động nhiều đến kinh tế Trung quốc) làm ảnh hưởng đến nền kinh tế hàng hóa, làm chậm sự ra đời của kinh tế tư bản chủ nghiã ở Trung quốc nói riêng và Phương Ðông nói chung. Có một nền văn minh sớm và lâu đời. Nhân dân Trung quốc thời phong kiến đã xây dựng nên một nền văn hóa phát triển cao với những thành tựu rực rỡ, đóng gớp vào kho tàng của nền văn hóa thế giới những giá trị văn hóa độc đáo. Ðấu tranh giai cấp thực sự là một động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội Trung quốc. Mâu thuẩn chủ yếu trong xã hội vẫn là mâu thuẩn giữa địa chủ và nông dân .Những cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân, những cuôc khởi nghiã nông dân diễn ra thường xuyên trong các triều đại phong kiến, nó thật sự biến thành những cuộc chiến tranh nông dân, làm sụp đổ cả một triều đại phong kiến.

docx24 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2751 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Trung Quốc dưới chế độ phong kiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUNG QUỐC DƯỚI CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN ÐẶC ÐIỂM CƠ BẢN : Là một quốc gia ra đời sớm (thiên niên kỷ III BC ), nhà nước phong kiến trung quốc ra đời sớm hơn các nhà nước phong kiến ở Tây âu (221BC).  Lịch sử phong kiến trung quốc trãi qua nhiều triều đại rất phức tạp :Tần ,Hán (đông-tây), Tam quốc, Ngũ đại, Nam -Bắc triều, Ðường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh,...  Kinh tế tự nhiên tự túc chiếm địa vị thống trị (có kinh tế hàng hóa, thương mại đô thị nhưng không tác động nhiều đến kinh tế Trung quốc) làm ảnh hưởng đến nền kinh tế hàng hóa, làm chậm sự ra đời của kinh tế tư bản chủ nghiã ở Trung quốc nói riêng và Phương Ðông nói chung.  Có một nền văn minh sớm và lâu đời. Nhân dân Trung quốc thời phong kiến đã xây dựng nên một nền văn hóa phát triển cao với những thành tựu rực rỡ, đóng gớp vào kho tàng của nền văn hóa thế giới những giá trị văn hóa độc đáo.  Ðấu tranh giai cấp thực sự là một động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội Trung quốc. Mâu thuẩn chủ yếu trong xã hội vẫn là mâu thuẩn giữa địa chủ và nông dân .Những cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân, những cuôc khởi nghiã nông dân diễn ra thường xuyên trong các triều đại phong kiến, nó thật sự biến thành những cuộc chiến tranh nông dân, làm sụp đổ cả một triều đại phong kiến.  PHÂN KỲ LỊCH SỬ : Lịch Sử chế độ phong kiến Trung quốc có thể chia làm 3 thời kỳ:  - Tần - Hán : Thời kỳ hình thành và củng cố chế độ phong kiến.  - Ðường - Tống : Thời kỳ chế độ phong kiến phát triền cao.  - Nguyên - Minh - Thanh : Thời kỳ suy tàn của chế độ phong kiến.  A- THỜI KỲ HÌNH THÀNH VÀ CỦNG CỐ CHẾ ÐỘ PHONG KIẾN TRUNG QUỐC I - NHÀ TẦN ( 221 B.C - 207 B.C ) Thời Chiến quốc, ở Trung quốc có 7 nước lớn là : Yên , Tề, Sở, Triệu, Ngụy, Hàn và Tần, trong đó từ giữa thế kỷ thứ IV B.C, Tần trở thành nước hùng mạnh nhất. Trong cuộc tổng tiến công cuối cùng diễn ra từ năm 230 đến năm 221 B.C, Tần đã lần lượt tiêu diệt sáu nước kia, hoàn thành việc thống nhất Trung quốc, trên cơ sở đó , triều đại phong kiến đầu tiên ở Trung quốc - triều Tần - được thành lập.  1- Những điều kiện để nhà Tần thống nhất Trung quốc :  a- Khách quan :  - Chiến tranh liên miên từ thời Xuân thu - Chiến quốc, đã phá hoại nền kinh tế Trung quốc, do đó yêu cầu thống nhất Trung quốc được đặt ra.  - Do yêu cầu về thủy lợi.  - Thống nhất để có thể chống ngoại xâm (quân Hung nô - một bộ phận của tộc Mông cổ, ở phương Bắc)  - Có những biến đổi quan trọng trong lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.  b- Chủ quan :  - Cải cách của Thương ưởng đã đặt cơ sở để xây dựng chế độ phong kiến mới.  Thương Ưởng tên là Vệ Ưởng, nhưng do được phong đất ở Thương nên gọi Thương Ưởng.  Ông được Tần Hiếu Công tin dùng, cải cách của Ông xác định chế độ mua bán ruộng đất, nhằm nâng đở địa chủ và thương nhân, để củng cố chính quyền và xây dựng lực lượng quân đội mạnh.  -Vua Tần ( Tần Thủy Hoàng ) được nhiều tướng tài và người tài giúp sức (như Lã Bát Vi, Lý Tư, Bạch Khởi,...).  - Giai cấp thống trị thấy cần phải thống nhất đất nước, thống nhất lực lượng để đối phó với quần chúng (qúi tộc cũ, thương nhân , địa chủ dù nội bộ chúng có mâu thuẩn)  Nhờ những điều kiện thuận lợi trên mà nhà Tần đã nhanh chóng đánh bại được 6 nước , thống nhất được Trung quốc.  2- Những chính sách của nhà Tần :  Năm 221 B.C, Vua Tần là Doanh Chính đã thống nhất toàn bộ lưu vực sông Hoàng hà và Trường giang, lên ngôi đặt hiệu là Tần Thủy Hoàng đế.  # Về kinh tế :  - Nông nghiệp :  Hoàng đế nắm quyền sở hữu ruộng đất tối cao, những người sử dụng ruộng đất phải nộp tô thuế và làm nghiã vụ lực dịch cho nhà nước (trừ qúi tộc và tăng lữ). Tuy nhiên nhà nước vẫn công nhận quyền tư hữu ruộng đất và không thu thuế ruộng đất tư.  Khuyến khích dân chúng khẩn hoang. Nhà nước quản lý, sửa sang các công trình thủy lợi, đê điều, xây dựng đường xá, cho đào con sông lớn gọi là Biện hà (huyện Khai phong- Tỉnh Hà nam) nối liền các dòng sông Tế, Nhữ, Hoài, Tứ ; khơi nhiều sông ngòi ở các miền thuộc đất Sơ, Ngô, Tề , Thục cũ, vừa đế tưới ruộng vừa để đi lại dễ dàng.  Nhờ những chính sách trên mà chỉ trong một thời gian, nông nghiệp được phục hồi và phát triển, đảm bảo được lương thực, đời sống của người dân dễ chịu hơn.  - Ðo lường , tiền tệ :  Nhà nước thống nhất chế độ đo lường, ban hành một loại tiền kim gọi là Tệ (thượng tệ bằng vàng, hạ tệ bằng đồng ), bãi bỏ các loại tiền bằng võ sò, vải lụa, mai rùa trước kia. Ban bố một chế độ thuế khoá chung rất cao.  # Về chính trị :  Quyền lực của hoàng đế cao nhất, tuyệt đối và toàn diện. Tần Thủy hoàng cho xây dựng một bộ máy thống trị quan liêu và được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.(...) Ở địa phương, Tần thủy hoàng không thi hành chế độ phân phong, mà chia cả nước thành 36 quận, mỗi quận lại chia thành nhiều Huyện. Ðứng đầu quận là Quận thú do hoàng đế chỉ định và có quyền bãi miễn, đứng đầu Huyện là Huyện Lệnh hay Huyện trưởng. Ngoài ra để gíam sát quận thú và mật báo tình hình trong quận với vua có quan Giám ngự sử.  Ở mỗi quận huyện cũng có các chức quan coi giữ binh mã, tiến tài và lương thực. Sự cai trị ở quận huyện là căn cứ theo pháp luật của nhà nước và những chỉ thị khác của triều đình.  Ngoài ra hoàng đế còn có một kực lượng quân đội khá mạnh, để giữ trật tự xã hội, đàn áp những cuộc khởi nghiã của nhân dân, những cuộc nổi loạn của phong kiến cát cứ, và tiến hành chiến tranh xâm lược bên ngoài.  # Về xã hội :  Nhà nước quản lý nhân dân trong nước tất chặc chẽ, gọi dân là đầu đen, biên chế dân theo hộ, gọi là hộ tịch , các Hương, Ðình, Lý ở địa phương căn cứ vào đó thu thuế, sưu dịch và trưng binh. ( Tô ruộng tính bằng thóc, thuế đinh tính bằng tiền). Nhà nước quản lý chặt chẽ bọn qúi tộc thời chiến quốc, để tránh phản loạn, cát cứ. (nhà Tần đã dời 12 vạn qúi tộc cuả 6 nước về Hàm dương và phân tán vào Ba thục [ Tứ xuyên] , tịch thu toàn bộ binh khí và đồ đồng trong dân , đúc thành 12 pho tượng đồng, mỗi pho nặng 24 vạn cân- tương đương 120.000 kg).  # Về văn hóa - giáo dục :  Ðơn giãn và thống nhất chữ viết, hình thành một loại chữ tượng hình mới gọi lả chữ Tiểu triện & Lệ thư .  Ðề cao học thuyết Pháp gia cuả Hàn Phi Tử. Nhà nước lấy pháp luật làm công cụ cai trị và coi đó là công cụ thống trị chính thống, thẳng tay đàn áp những tư tưởng học thuật khác như phái Bách gia chư tử ( đốt hết sách vỡ của phái nầy).  Cấm luận bàn kinh Thi, Thư hai người dám bàn nhau về kinh thi kinh thu thì chém giữa chợ , cấm bàn chuyện xưa chê chuyện nay lấy chuyện đời xưa mà chê chuyện nay thì giết cả họ .  Bó hẹp giáo dục trong tầng lớp quan liêu, cấm mở trường học ở nhà riêng ( lối tự học trong dân gian bị bãi bỏ )  Pháp luật cai trị của Tần thủy hoàng là mọi việc đều dùng pháp luật để quyết định, khắc bạc, không dùng nhân đức ân nghiã . Có thể nói pháp luật của nhà Tần là vô cùng khắc nghiệt :  Ðồng thời với chính sách cai trị hà khắc, Tần Thủy Hoàng còn huy động sức người sức của để xây dựng những công trình qui mô, nhằm gây uy thế cá nhân và phục vụ cho nhu cầu xa xỉ của ông ta, như Vạn lý trường thành, Cung A Phòng, Lăng Ly sơn,...  Ngoài chính sách thống trị hà khắc trong nước, Tần Thủy Hoàng còn tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược ra bên ngoài. Năn 223 B.C , tấn công các tộc Việt ở phía nam, đến năm 214 B.C, chiếm phần lớn các tỉnh Phúc kiến, Quảng Ðông, Quảng Tây, lập nên 4 quận Mân trung , Nam hải, Quế lâm và Tượng.  Nhưng khi tấn công sâu vào Âu lạc - tức nước ta, quân Tần đã bị thất bại nặng nề, tướng Tần là Ðồ Thư bị giết chết, nên cuộc tiến công xuống phía Nam của Tần bị chặn lại.  Ðến năm 210 B.C, Tần Thủy Hoàng chết trên đường đi xem xét các địa phương, thừa cơ hội, thừa tướng Lý Tư và hoạn quan Triệu Cao đã mưu giết người con trưởng của Tần Thủy Hoàng là Phù Tô, lập con thứ là Hồ Hợi lw6n làm vua, lấy hiệu là Nhị Thế.  Nghe theo lời phỉnh nịnh của Triệu Cao, Nhị Thế thẳng tay giết hầu hết các quan đại thần và các công tử, những viên quan nhỏ dưới trướng những người nầy cũng bị giết chết. Trong khi đó pháp luật trong nước lại càng nghiêm ngặt, do vậy mâu thuẫn trong xã hội vốn đã gay gắt lại càng thêm gay gắt.  3- Phong trào nông dân cuối Tần :  Sống dưới sự thống trị tàn bạo của nhà Tần, nhân dân Trung quốc vô cùng khổ cực. Ðại đa số nhân dân phải sống trong cảnh khốn cùng, đến nỗi phải mặc như bò ngựa, ăn như chó lợn. Bởi vậy lòng oán hận của nhân dân lên đến cao độ, chỉ còn chờ đợi thời cơ là đứng lên lật đổ nhà Tần.  Năm 209 B.C, Tần Nhị Thế huy động một đội lính thú gồm 900 người, trong đó có Trần Thắng và Ngô Quảng ở hương Ðại trạch đi trấn thủ ở Ngư Dương. Lúc bấy giờ đang là mùa mưa, đường xá lầy lội khó đi, nên họ không thể đến nơi đúng kỳ hạn. Trần Thắng và Ngô Quảng giết chết người chỉ huy và nói với đồng đội rằng :Các ông gặp mưa, đều đã sai lỳ hạn. Sai kỳ hạn đều bị tội chém. Dù có khỏi bị chém đi nu84a thì trong số mười người đi thì cũng chết mất sáu bảy. Vã chăng kẻ tráng sĩ không chết thì thôi chứ đã chết thì phải lừng lẫy tiếng tăm. Vương hầu khanh tướng há phải có dòng dõi mới làm nên sao ?. Ý kiến đó được mọi người hưởng ứng, và như vậy cuộc khởi nghiã nông dân cuối Tần bắt đầu bùng nổ.  Trần Thắng và Ngô Quảng vốn là những người nông dân nghèo, nhưng để tranh thủ sự ủng hộ của đông đảo quần chúng, Trần Thắng giả xưng là công tử Phù Tô, Ngô Quảng giả xưng là Hạng Yên, tướng cũ của nước Sở, vì đó là những người vốn được nhân dân có thiện cảm.  Tin khởi nghiã truyền đi, nhân dân nổi dậy giết chết quan lại quận huyện để hưởng ứng. Do đó lực lượng phát triển rất nhanh chóng. Từ hương Ðại Trạch, nghiã quân tiến đến đất Trần. Tại đây , theo ý kiến của các bô lão , kỳ mục và những người có tên tuổi, Trần Thắng tự xưng là Vua, lấy hiệu là Trương Sở (nghiã là mở rộmh nước Sở) lập chính quyền mới ở đất Trần. Ngay sau đó, Trần Thắng sai người dẫn quân đi chiêu hàng các lực lượng nổi dậy ở đất Triệu,đất Ngụy,...một mặt phái Ngô Quảng, Chu Văn, Tống Lưu, cầm đầu 3 đạo quân chia làm 3 mũi tấn công quân Tần.  Trong 3 cánh quân tiến về phía Tây, lực lượng do Chu Văn chỉ huy là đội quân mạnh nhất. Nhưng khi quân Chu Văn vừa tiến vào cửa Hàm cốc, thì bị tướng Tần là Chương Hàm đánh bại, nên cuối cùng Chu Văn phải đâm cổ tự tử.  Cánh quân do Ngô Quảng chỉ huy lúc đầu thu được một số thắng lợi, nhưng khi đánh thành Huỳng Dương do sự cố thủ của quân Tần, nghiã quân tấn công nhiều lần không hạ nổi. Trong tình thế ấy, Ðiền Tang cùng một số tướng lĩnh khác cho rằng Ngô Quảng kiêu ngạo, không biết binh quyền, bèn giả danh theo mệnh lệnh của Trần Thắng, giết chết Ngô Quảng rồi đem đầu dâng cho Trần Thắng. Sau đó Diền Tang được phong làm thượng tướng và trở thành kẻ chỉ huy của cánh quân nầy. Ông bố trí một số quân ở lại Huỳnh Dương, còn mình mang quân đi về hướng Tây để đánh quân Tần, nhưng cuối cùng toàn bộ cánh quân của Ông bị Chương Hàm đánh bại.  Nhân đà thắng lợi ấy, Chương Hàm đánh thẳng vào căn cứ điạ củ quân nông dân ở đất Trần. Trần Thắng bị thua phải bỏ chạy, cuói cùng bị tên đánh xe phản bội giết chết để đầu hàng Tần. Còn Tống Lưu, người chỉ huy cánh quân thứ 3, khi nghe tin Trần Thắng chết liền đầu hàng quân Tần, nhưng vẫn bị giải về Hàm Dương cho xe xé xác.  Như vậy sau nửa năm đấu tranh, cuộc khởi nghiã Trấn Thắng- Ngô Quảng đến đây bị thất bại. Tuy nhiên đó chỉ là kết thúc giai đoạn thứ nhất, chứ không phải phong trào khởi nghiã chống Tần đã bị dập tắc. Trái lại ngọn lửa đấu tranh do hai thủ lĩnh nông dân ấy nhóm lên đã bùng cháy và ngày càng lan rộng khắp cả nước.  Khi nghe tin Trần Thắng chết, để tranh thủ sự ủng hộ rộng rải của quần chúng, Hạng Lương lập một đứa cháu của Sở Hoài Vương lúc bấy giờ đang đi chăn dê lên làm vua và cũng gọi là Sở Hoài Vương. Chẳng bao lâu Hạng Lương bị Chương Hàm đánh bại. Thừa thắng Chương Hàm vượt Hoàng Hà đánh thành Cự Lộc ở đất Triệu, Hoài Vương cử Hạng Vũ đi giải vây cho thành Cự Lộc, đồng thời cử Lưu Bang tiến quân đánh đất Tần.  Tại đất Triệu, Hạng vũ đã nhanh chóng đánh tan quân Tần, Chương Hàm phải đầu hàng, do đó uy danh của Hạng Vũ trở nên lừng lẫy. Còn Lưu Bang khi vào đến Hàm dương thì vua Tần là Tử Anh xin hàng. Lưu Bang tuyên bố xóa bỏ luật pháp hà khắc của nhà Tần.  Khi nghe tin Lưu Bang làm chủ đưộc kinh đô của Tần, Hạng Vũ sợ Lưu Bang chiếm mất đất Tần cũ, bèn vội vàng kéo quân vào Hàm Dương, giết Tử Anh đã đầu hàng, đốt cung thất, thu của cải châu báu.  Thế là sau 15 năm kể từ khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi hoàng đế, nhà Tần đã bị diệt vong.  II - NHÀ HÁN 1- Cuộc chiến tranh Hán - Sở & sự thành lập triều Tây Hán (206 B.C - 8 A.D)  Sau khi lật đổ nhà Tần, Hạng Vũ tôn Sở Hoài Vương lên làm hoàng đế, hiệu là Nghiã Ðế, còn mình thì tự xưng là Tây sở bá vương, đồng thời tiến hành phong đất phong vương cho các tướng lĩnh, thành lập 18 nước chư hầu.  Trước đó Sở Hoài Vương có nói rằng, ai vào được Quan Trung ( tức đất Tần cũ), thì được phong vương ở đó. Lưu Bang vào trước tiên nhưng Hạng Vũ không thực hiện lời hứa của Sở Hoài Vương, đem vùng nầy phong cho 3 hàng tướng của quân Tần là Chương Hàm, Tư mã Hân và Ðổng Ế, lập thành 3 vương quốc, còn Lưu Bang chỉ được phong làm Hán vương ở Hán trung , Ba Thục.  Lưu Bang giả vờ ngoan ngoãn kéo quân đến đất phong của mình, nhưng khi Hạng Vũ vừa đem quân về phía Ðông, thì Lưu Bang liền tiến quân lên phía bắc, đánh bại Chương Hàm, Tư mã Hân và Ðổng Ế, và chiếm được toàn bộ vùng Quan Trung.  Tiếp đó, nhân khi Hạng Vũ đem quân đánh Tề, Lưu Bang lại tiến sang phía đông, chiếm một số vương quốc rồi dẫn đại quân đi đánh Sở. Cuộc chiến tranh Hán - Sở chính thức bùng nổ.  Lúc đầu Lưu Bang bị thất bại nhiều lần, tuy nhiên về sau so sánh lực lượng dần dần có lợi cho Hán, nên cò thể giằng co với Sở. Ðến năm 202 B.C, nhận thấy lực lượng của mình hơn hẵn đối phương, Lưu Bang chủ động tấn công Sở, và cuối cùng trong trận Cai hạ, Hạng Vũ bị thua nên nhảy xuống sông Ô Giang tự tử. Sau khi đánh bại được Hạng Vũ, Lưu Bang lên làm vua , hiệu là Hán Cao Tổ (206 - 195 B.C) đóng đô ở Lạc Dương, sau dời về Trường an.  2- Những cuộc đấu tranh trong nội bộ triều Tây Hán :  Khi nhà Hán mới thành lập, Hán Cao tổ bắt tay ngay vào chỉnh đốn mọi việc để củng cố ngai vàng của mình.  Ðối với nhân dân, Cao tổ chú ý đến việc khôi phục và phát triển nông nghiệp, khuyến khích dân trở về quê cũ làm ăn, trả tự do cho những người vì nghèo phải bán mình làm nô tỳ,...  Ðối với giai cấp địa chủ, nay trở về quê cũ thì được nhận lại đất, được khôi phục tước vị cũ, các quan đều được thăng tước một cấp.  Ðối với những người thân thích và các công thần, Cao Tổ phong đất và phong tước hiệu qúi tộc cho họ để tạo vây cánh cho mình.  Năm 195 B.C, Hán cao tổ chết, Huệ đế lên nối ngôi, nhưng mọi việc đều do Lữ Hậu ( Hoàng hậu của Lưu Bang ) quyết định .  Năm 188 B.C, Huệ đế chết, Lữ Hậu trở thành người cầm quyền như hoàng đế, đồng thời cho người họ Lữ nắm giữ binh quyền và các chức vụ quan trọng trong triều đình. Lữ Hậu còn thẳng tay giết chết nhiều người trong họ Lưu. Chính quyền họ Lưu đứng trước nguy cơ tiêu vong. Năm 180 B.C , Lữ Hậu chết, trong cung đình nổ ra cuộc chính biến, họ Lữ bị tước mọi quyền lựcm ngai vàng họ Lưu lại được củng cố. Tuy vậy cho đến giữa thế kỷ thứ II B.C, thế lực của các vương còn qúa mạnh, chính phủ trung ương thực tế chỉ cai trị được 15 quận, còn 39 quân do các vương khống chế. Vì vậy sau khi lên ngôi, Hán vủ đế (140- 87 B.C) đã thi hành nhiều chính sách nhằm tập trung mọi quyền hành vào chính phủ trung ương và đề cao hơn nữa uy quyền của hoàng đế.  Ðể làm suy yếu lực lượng các vương, Vũ đế ra lệnh cho các con thứ của các vương cũng được kế thừa đất phong và được phong tước hầu, thực chất là để chia nhỏ các vương quốc và để hoàng đế có thể quản lý một phần đất đai vốn thuộc các vương quốc, vì lãnh địa của tước hầu thuộc quyền quản lý của chính phủ trung ương.  Ngoài ra Vũ đế còn hạn chế quyền lực của thừa tướng, chia cả nước ra làm 13 khu giám sát gọi là Châu, đứng đầu là Thứ sử có quyền giám sát Quận Thú để trung ương khống chế các địa phương chặt chẽ hơn.  Về hệ tư tưởng, học thuyết của Lão Tử được tôn sùng, nhưng đến năm 136 B.C, Vũ đế ra lệnh bãi bỏ các học thuyết khác, chỉ đề cao Nho học. Từ đó học thuyết nầy trở thành công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến ở Trung quốc.  3- Triều Tân ( 9 - 23 ) :  Sau khi Vủ đế chết một thời gian, tình hình Tây Hán ngày càng rối ren. Ðến cuối thề kỷ I, quyền bính rơi vào tay ngoại thích họ Vương. Năm 8, ngoại thích Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán, tự mình lên làm Vua, đặt tên triều đại mới là Tân.  Với mục đích cứu vãn tình hình nguy ngập cuối triều Tây Hán, xoa dịu mâu thuẩn xã hội, củng cố nền tống trị, Vương Mãng đã ban hành môtü số chính sách cải cách, gồm những nội dung chính sau :  • Tuyên bố tất cả ruộng đất đều thuộc nhà vua, gọi là Vương điền, nô tỳ thì gọi là tư thuộc, gia đình nào có dưới 8 người thì không được chiềm hữu qúa 900 mẫu đất, mỗi đinh nam được nhận 100 mẫu đất.  • Nhà nước độc quyền quản lý 8 thứ : Muối, sắt, nấu rượu, đúc tiền, rừng núi, ao hồ, thị trường và cho vay nợ.  • Thay đổi chế độ quan lại, đặt lại tên đất.  Những chủ trương của Vương Mãng phần thì không thực tế, phần thì đụng chạm đến quyền lợi của giai cấp địa chủ, phần thì gây nhiều xáo trộn trong xã hội, nên không thi hàng được. Những mâu thuẩn trong xã hội chẳng những không giải quyết được mà càng gay gắt thêm. Vì vậy triều Tân của Vương Mãng không tránh khỏi sụp đổ.  4- Phong trào chiến tranh nông dân Xích Mi -Lục Lâm & sự thành lập triều Ðông Hán ( 25 - 220 ):  Cải cách của Vương Mãng không thành công, giai cấp địa chủ vẫn chiếm nhiều ruộng đất, thêm vào đó thiên tai như hạn hán , Châu chấu cắn lúa xảy ra khắp nơi, nên làm cho nông dân đói khổ, nên nhiều nơi nông dân nổi dậy khởi nghiã.  Năm 17, dưới sự lãnh đạo của Vương Khuông, nhân dân ở Hồ Bắc đã tập hợp thành một lực lượng đóng trên núi Lục Lâm, nên gọi là quân Lục Lâm. Năm 22, quân Lục Lâm rời khỏi căn cứ địa ra ngoài hoạt động, được sự họp tác của số địa chủ như Lưu Huyền, Lưu Diễn, Lưu Tú, nên lực lượng ngày càng lớn mạnh.  Năm 23, sau khi đánh thắng quân Vương Mãng, Lưu Huyền lên làm hoàng đế, lấy hiệu là Cánh Thủy, đặt tên nước là Hán, đóng đô ở đất uyển ( Hà Nam). Ngay năm đó quân Lục Lâm chia làm hai đạo quân đi đánh Lạc Dương và Trường An, khi quân Lục Lâm chưa đến nơi thì ở Trường an xãy ra cuộc binh biến, Vương Mãng bị giết chết. Ðầu năm 24, Lưu Huyền vào làm vua Trường An.  Trong khi quân Lục Lâm nổi dậy ở Hồ Bắc, thì ở Sơn Ðông, dưới sự lãnh đạo của Phàn Sùng, nông dân cũng nội dậy khởi nghiã.  Năm 22, Vương Mãng điều 10 vạn quân đến đàn áp. Ðể phân biệt với địch ,nghiã quân tô đỏ lông mày, nên gọi là quân Xích mi. Quân Xích mi đã đánh quân Vương Mãng thất bại nhiều lần. Năm 23, Phàn Sùng và các tướng lĩnh khác được Lưu Huyền phong hầu.  Năm 25, lực lượng của quân Mày đỏ phát triển lên 35 vạn. Họ muốn lập một người trong dòng họ nhà Hán lên làm hoàng đế. Trong hàng ngũ nghiã quân có 3 người có họ gần gũi với nhà Hán, rồi bằng phương pháp bốc thăm, Lưu Bồn Tử, vốn là một chú chăn bò 15 tuổi được cử lên làm vua.  Trong khi đó Lưu Huyền ngày càng xa rời quần chúng, nên xãy ra xung đột nội bộ giữa các tướng lĩnh xuất thân nông dân và các tướng lĩnh xuất thân địa chủ. Nên khi quân mày đỏ tiến sang phía Tây, các tướng lĩnh xuất thân là nông dân trong quân Lục Lâm đã phối hợp với quân Mày đỏ tấn công Trường an, Lưu Huyền phải đầu hàng, Lưu Bồn Tử tiếp quản Trường an.  Tuy làm chủ được kinh đô, nhưng nghiã quân bị bao vây kinh tế, nên buộc phải rút khỏi Trường an.  Ngoài hai trung tâm Hồ Bắc và Sơn Ðông, lúc bấy giờ ở Hà Bắc cũng có những cuộc khởi nghiã nhỏ. Năm 23 Lưu Tú được Lưu Huyền phái đế đây để phát triển lực lượng, với sự ủng hộ của một số quan lại và địa chủ địa phương, Lưu Tú lập được căn cứ của mình, tiêu diêt các nhóm khởi nghiã khác, làm chủ được vùng Hồ Bắc, tấn công Lưu Huyền, chiến được Lạc Dương.  Năn 25, Lưu Tú xưng làm hoàng đế, hiệu là Quang vũ đế, đặt tên nước là Hán, đóng đô ở Lạc dương, lịch sử gọi là Ðông Hán.  4- Tình hình thời Ðông Hán & Phong trào nông dân Khăn vàng :  Ðầu thời Ðông Hán, Quang vũ thi hành nhiều chính sách tích cực như giãm thuế từ 1/10 xuống 1/30, phục viên binh lính để tăng thêm ngươp nhập huyện đ