Trường Đại học Sài Gòn với vấn đề đào tạo nhân lực ngành Sư phạm trong xu thế toàn cầu hóa & hội nhập quốc tế

TÓM TẮT Bài viết đề cập đến yêu cầu và thực trạng của vấn đề đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội của hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung và lĩnh vực sư phạm nói riêng trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Trước yêu cầu của thực tiễn xã hội, kịp thời nắm bắt xu hướng vận động phát triển của xã hội, nhu cầu thực tiễn của các trường phổ thông, đội ngũ giảng viên, sinh viên các khoa sư phạm tại Trường Đại học Sài Gòn đã và đang tích cực không ngừng đổi mới, sáng tạo và tiếp thu những cái mới của thực tiễn để từng bước hoàn thiện hệ thống đào tạo theo xu hướng mới. Thực tiễn đã chứng minh với những hướng đi đúng đắn và sự chuyển đổi phù hợp, công tác đào tạo của các ngành sư phạm tại Trường Đại học Sài Gòn đã chuyển theo hướng mới đạt những kết quả khả quan, đảm bảo cho các ngành đào tạo sư phạm cũng như nhà trường phát triển bền vững đáp ứng yêu cầu của thực tiễn của xã hội cũng như yêu cầu giáo dục phổ thông thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trường Đại học Sài Gòn với vấn đề đào tạo nhân lực ngành Sư phạm trong xu thế toàn cầu hóa & hội nhập quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 24 - Thaùng 11/2014 37 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN VỚI VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH SƯ PHẠM TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HÓA & HỘI NHẬP QUỐC TẾ PHẠM THỊ THU NGA(*) TÓM TẮT Bài viết đề cập đến yêu cầu và thực trạng của vấn đề đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội của hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung và lĩnh vực sư phạm nói riêng trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Trước yêu cầu của thực tiễn xã hội, kịp thời nắm bắt xu hướng vận động phát triển của xã hội, nhu cầu thực tiễn của các trường phổ thông, đội ngũ giảng viên, sinh viên các khoa sư phạm tại Trường Đại học Sài Gòn đã và đang tích cực không ngừng đổi mới, sáng tạo và tiếp thu những cái mới của thực tiễn để từng bước hoàn thiện hệ thống đào tạo theo xu hướng mới. Thực tiễn đã chứng minh với những hướng đi đúng đắn và sự chuyển đổi phù hợp, công tác đào tạo của các ngành sư phạm tại Trường Đại học Sài Gòn đã chuyển theo hướng mới đạt những kết quả khả quan, đảm bảo cho các ngành đào tạo sư phạm cũng như nhà trường phát triển bền vững đáp ứng yêu cầu của thực tiễn của xã hội cũng như yêu cầu giáo dục phổ thông thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Từ khóa: đào tạo nhân lực, ngành sư phạm, kỹ năng thực hành, ứng dụng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. ABSTRACT The article addresses the requirements and the status of the problem of training of human resources to meet the social needs of the Vietnamese education system in general and pedagogical field in particular following the trend of globalization and integration nowadays. Base on the international requirements of social practices and timely capture movement trend of social development, practical needs of the high schools, teachers etc. Staff and students of pedagogy faculty at Saigon University has been actively relentless innovation, creativity and acquire new methods of practicing to complete and upgrade the system step by step. Practice has proved the right direction and the appropriate conversion, training of pedagogical departments at the University of Saigon, it has a new move towards achieving these positive results, ensure pedagogical training branches of the university to develop sustainably and meets the requirements of social reality and general education requirements era of industrialization, modernization & international integration. Keywords: human resource training; peedagogical industry; practicinskills and application; meet practical requirements. (*) TS, Trường Đại học Sài Gòn 38 1. Trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, thách thức lớn đối với giáo dục Việt Nam là làm sao đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội. Một trong những tiêu chí hội nhập là giải quyết tốt vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, nếu không thì không thể giải quyết được vấn đề phát triển bền vững. Với yêu cầu đó, việc đào tạo giáo viên của các trường sư phạm trong hệ thống giáo dục, cũng như trường Đại học Sài Gòn gắn với sự phát triển ngày càng cao của xã hội là yêu cầu cấp thiết. Trong nhiều năm qua hệ thống giáo dục Việt Nam đã và đang nâng cao năng lực hội nhập, sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục sư phạm nói riêng đã và đang góp phần quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ, đào tạo nguồn nhân lực với các trình độ, các loại ngành nghề khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, qua đó cũng đã đạt được những thành tựu và nhiều tiến bộ nhất định. Đặc biệt trong việc giao lưu với thế giới bên ngoài, nguồn nhân lực đó đã đem lại những thành công to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước, đưa Việt Nam hội nhập với thế giới – nhân loại Việc chú trọng đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường sư phạm trong những năm gần đây đã và đang phần nào đáp ứng được sự đòi hỏi của thực tiễn, nhưng nếu nhìn lại, như đánh giá của chính ngành giáo dục, cũng như dư luận xã hội những năm vừa qua thì việc đào tạo còn nhiều khiếm khuyết: số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên; nội dung chương trình và phương pháp đào tạo theo hướng phát huy tính chủ động của sinh viên; chuyển đổi việc đào tạo theo học chế tín chỉ; sự gắn kết việc đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm với thực tiễn các trường phổ thông Thực trạng đó đã và đang đặt ra nhiều vấn đề bất cập: - Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội. - Bên cạnh kiến thức, trình độ chuyên môn thì yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp cũng không kém phần quan trọng. - Đặc biệt việc trang bị các kỹ năng mềm (làm việc theo nhóm, khả năng liên kết nhóm, khả năng sử lý tình huống, khả năng giao tiếp) là yêu cầu lớn. Vì vậy, việc đào tạo bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào thì việc đầu tiên đòi hỏi các cơ sở đào tạo và những nhà khoa học xây dựng và thiết kế chương trình đào tạo phải xác định được rõ ràng và chính xác mục tiêu đào tạo và định hướng phát triển sau khi đào tạo đối với người học nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn xã hội. Trong quá trình tiến hành đào tạo mặc dù khung chương trình của các cơ sở đào tạo được thiết kế theo hướng gắn giữa lý thuyết với nhu cầu thực tiễn giáo dục phổ thông, nhưng quỹ thời gian dành cho hoạt động thực hành của cả giảng viên và sinh viên chưa thật sự hợp lý. Từ đó đưa đến việc đào tạo ra người giáo viên còn khiếm khuyết những kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cơ bản. Tính chủ động trong hoạt động nhận thức của sinh viên chưa thực sự được phát huy. Phương thức chủ yếu vẫn là nghe và ghi nhớ. Do đó, những kiến thức cơ bản không được lĩnh hội vững chắc, những kĩ năng học tập của sinh viên – những giáo viên trong tương lai chưa được hoàn thiện. Tuy trong quá trình đào tạo, sinh viên đã được cung cấp những kiến thức về khoa học cơ bản và được rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, nhưng khi đi vào tập giảng, tự tổ chức các hoạt động học tập thì 39 phương pháp và cách thức tiếp cận kiến thức còn nghèo nàn, đơn điệu, khả năng tự tìm tòi khám phá các tri thức khoa học còn yếu & thụ động, khả năng tư duy độc lập, phản biện chưa được chú trọng Khi ra trường tham gia vào thực tế xã hội, đội ngũ nhân lực của ngành “những người kỹ sư tâm hồn” đã bộc lộ những hạn chế: thiếu các “kỹ năng mềm”, khả năng thích ứng, khả năng hội nhập chậm, thậm chí sự cập nhật kiến thức mới, phương pháp giảng dạy mới cũng rất hạn chế. Từ đó dẫn đến tình trạng đội ngũ nhân lực của ngành: “vừa thừa lại vừa thiếu” (ở một số nơi & địa phương, thừa về mặt số lượng, nhưng lại thiếu về chất lượng). 2. Để khắc phục thực trạng đó, thiết nghĩ cần phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng trong công tác đào tạo của ngành sư phạm và xác định rõ vai trò nòng cốt của hệ thống trường đào tạo giáo viên - trung tâm đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, cũng như nghiệp vụ sư phạm. Hơn bao giờ hết, nhiệm vụ và yêu cầu đổi mới sự nghiệp “ trồng người” được đặt ra cấp bách, bởi chỉ có như vậy mới tiến hành đổi mới được toàn diện và cơ bản hoạt động giáo dục nói chung và đào tạo sư phạm nói riêng từ mầm non đến đại học, sau đại họcđúng như Đại hội XI của Đảng đã xác định: phải quyết tâm đổi mới và đổi mới “từ gốc”, đổi mới ở tầm hệ thống một cách căn bản, vững chắc nhằm phục hưng nền giáo dục, tham gia hội nhập quốc tế toàn diện. Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW Đảng khóa XI cũng nhấn mạnh: “phải đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc nhận thức và tư duy về giáo dục và đào tạo về nội dung, phương pháp giáo dục phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo Mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hội nhập quốc tế về giáo dục”. Đặc biệt, Nghị quyết về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, được hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI ban hành (11/2013) – Nghị quyết có giá trị định hướng tư tưởng, hành động rất sâu sắc, thiết thực đối với quá trình đổi mới giáo dục đại học nói chung cũng như ngành sư phạm nói riêng. Cũng đã có nhiều ý kiến của các nhà khoa học tâm huyết đặt ra những yêu cầu của việc đổi mới và xem nó như một cuộc cách mạng với việc đào tạo ngành nghề trong xã hội hiện nay; thay đổi nội dung, phương pháp, phương tiện đào tạo, máy tính hóa hoạt động nhà trường; coi trong việc phổ cập tin học, internet; sử dụng phổ biến ngoại ngữ trong hệ thống nhà trường với phương châm gắn kết chặt chẽ việc đào tạo của nhà trường với môi trường thực tiễn của xã hội, từ đó hình thành những phẩm chất, năng lực thích ứng cho người học. Với tinh thần đó, để tiến hành đổi mới: - Trước hết: cần phải thẳng thắn nhìn nhận một cách khoa học những ưu điểm, hạn chế và sự lỗi thời của ngành sư phạm nói riêng và hệ thống giáo dục nói chung để có những thông tin chính xác. Trên cơ sở đó đánh giá toàn bộ hoạt động thực tế của ngành sư phạm, xây dựng đề án tiến hành đổi mới. - Thứ hai: Nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm của khoa học sư phạm của các nước tiên tiến trên thế giới về phương thức đào tạo, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Việt Nam. Điều này có ý nghĩa tiên quyết, mở đường để giáo dục nói chung và ngành sư phạm nói riêng hội nhập với thế giới - Cùng với việc làm đó, phải nghiên 40 cứu, tiến hành cấu trúc lại căn bản hệ thống chương trình, sách giáo khoa, giáo trình đào tạo của các cấp, các hệ đào tạo nói chung và đào tạo sư phạm nói riêng với tinh thần cập nhật mới (cả nội dung và phương pháp) - Thứ tư: chú trọng đổi mới thực sự phương thức đào tạo, phương pháp dạy và học – đây là một trong những mặt hạn chế nổi cộm nhất. Đúng như bà Nguyễn Thị Bình (nguyên phó Chủ tịch nước) đã chỉ rõ: cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên là giải pháp cốt lõi để đổi mới căn bản nền giáo dục, và phải thay đổi phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông theo hướng chuyển từ đào tạo một lần sang đào tạo căn bản với đào tạo bổ sung, thường xuyên theo chu kỳ, mà trọng tâm là phát triển liên tục khả năng đáp ứng của giáo viên trước yêu cầu chuyên nghiệp hóa. Trong chương trình đào tạo giáo viên phải chú ý ưu tiên thời lượng và những điều kiện đảm bảo cho các hoạt động kiến tập, thực tập sư phạm thường xuyên tại các trường phổ thông, tạo sự gắn kết thường xuyên giữa “nhà đào tạo và nhà sử dụng nhân lực”. - Các trường sư phạm cần có kế hoạch xây dựng và nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ giảng viên. Thường xuyên tạo điều kiện cho đội ngũ học hỏi, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các trường, cơ sở đào tạo sư phạm trong và ngoài nước. - Đồng thời: Các trường sư phạm thường xuyên quan tâm nắm bắt yêu cầu thực tiễn của các trường phổ thông nhằm giúp sản phẩm đào tạo của mình đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Ngược lại hệ thống các trường phổ thông cũng cần quan tâm và xác định trách nhiệm của mình trong việc phối hợp với các trường sư phạm (trong việc rèn nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên) để cùng tạo ra đội ngũ giáo viên có chất lượng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn. 3. Để đáp ứng được sự đòi hỏi của thực tiễn xã hội, thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc áp dụng mô hình đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Quy chế 43 thay thế cho Quy chế 25 (đào tạo theo hình thức niên chế), trường Đại học Sài Gòn cũng như hầu hết các trường Đại học đã tiến hành xây dựng mới chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Các ngành đào tạo giáo viên của trường cũng đã tiến hành xây dựng lại toàn bộ chương trình đạo tạo Đại học, Cao đẳng theo phương thức đào tạo mới không chỉ đáp ứng nhu cầu của người học mà trên hết đó là đáp ứng nhu cầu về chất lượng cao cho đội ngũ giáo viên. Nhìn chung mô hình đào tạo này chú trọng mục đích đào tạo giáo viên theo hướng đáp ứng thực tiễn đổi mới giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, đào tạo theo hệ thống tín chỉ tín chỉ lại hoàn toàn khác hẳn so với trước đây, nó là hình thức đào tạo tiến bộ hiện nay, do vậy mà hầu hết tất cả các môn học/ học phần đều được thiết kế dưới dạng các module kiến thức được tích hợp theo từng phần và khối kiến thức, vì thế mà thời lượng người học được đào tạo trên giảng đường không nhiều (chỉ dạo đầu trong khoảng từ 30 đến 45 tiết học, số ít có thời lượng 60 đến 75 tiết học là tối đa), nhưng ngược lại bắt buộc họ phải đầu tư tăng cường thời gian tự học, tự nghiên cứu gấp ba lần thời gian trên lớp để đáp ứng được yêu cầu của môn học/ học phần thông qua những kỹ năng và phương pháp học tập được trang bị ở bậc học đại học, yêu cầu đặt ra đòi hỏi việc học tập của sinh viên gắn liền với quá trình tự đào tạo, tự 41 học tập, tự nghiên cứu nhiều hơn là giờ học trên lớp. Điều này buộc người học phải chủ động tư duy tiếp thu tri thức và đồng thời cũng phải tự chủ động trang bị thêm cho bản thân những kỹ năng nghiệp vụ để khi ra trường có thể nhanh chóng hội nhập với thực tiễn của các trường phổ thông. Từ rất lâu, ở các nước có nền giáo dục tiên tiến đã tiến hành phương pháp giáo dục tích cực, phương pháp tương tác, làm việc nhóm, gắn khoa học với thực tiễn cuộc sống nhằm tạo cho đội ngũ nhân lực những phẩm chất năng động, sáng tạo, có khả năng giao tiếp, thích ứng xã hội cao. Trong khi đó ở Việt Nam chúng ta thì vẫn còn phổ biến tính bao cấp, giáo viên ôm đồm, độc thoại, tổ chức học tập, thảo luận nhóm theo kiểu đám đông, nên nhìn chung việc đổi mới phương pháp dạy – học mới chỉ đạt về mặt hình thức mà chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về mặt nội dung. Vậy nên, chương trình đào tạo giáo viên theo hệ thống tín chỉ đã và đang được áp dụng tại Trường Đại học Sài Gòn cũng như các trường sư phạm sẽ thực sự đưa đến sự thay đổi toàn diện, hệ thống các môn học được thiết kết tinh gọn với sự lồng ghép tích hợp kiến thức lý thuyết với kỹ năng thực hành ứng dụng cao nhằm gắn liền giữa đào tạo lý thuyết với thực hành. Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt động thực tế, thực hành, kiến tập và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngày càng được chú trọng tổ chức tốt hơn về chất lượng và tăng cường số lượng về thời gian cũng như các hoạt động. Tính thực hành ứng dụng được tích lũy trong quá trình đào tạo của các học phần lý thuyết được đặt ra. Đồng thời chính sự mềm dẻo linh hoạt của đào tạo tín chỉ trong quá trình giảng dạy đòi hỏi giảng viên cần tăng cường nâng cao tính ứng dụng và kỹ năng thực hành cho sinh viên không thể lý thuyết hóa toàn bộ nội dung dẫn đến sự khô cứng kiến thức và người học không có cơ hội tiếp cận với thực tiễn biến đổi thường xuyên các kỹ năng mới trong hệ thống giáo dục phổ thông. Có thể nói tỷ lệ giữa lý thuyết và tính thực hành ứng dụng trong quá trình đào tạo của chương trình Đại học các ngành sư phạm theo học chế tín chỉ ở Trường Đại học Sài Gòn hiện nay là hợp lý vì thực tế yêu cầu của công tác giảng dạy trong quá trình hội nhập đòi hỏi sinh viên phải vận dụng kiến thức và có kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, năng động nhạy bén hơn, từ đó đưa đến chuyển biến căn bản chất lượng đào tạo. Tuy còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện, nhưng do kịp thời nắm bắt xu hướng vận động phát triển của xã hội, nhu cầu thực tiễn của các trường phổ thông, đội ngũ giảng, viên sinh viên các khoa sư phạm tại trường đã và đang tích cực không ngừng đổi mới, sáng tạo và tiếp thu những cái mới của thực tiễn để từng bước hoàn thiện hệ thống đào tạo theo xu hướng mới. Thực tiễn trong quá trình đào tạo, sinh viên luôn được tạo những cơ hội để vận dụng và thực hành những kiến thức lý thuyết đã học, cùng với những tri thức khoa học chuyên sâu được chuyển hóa bằng thực tế quan sát, tiếp cận với đời sống xã hội thông qua hàng loạt các chương trình, hoạt động học tập ngoại khóa thường xuyên, kết hợp với nhiều hình thức tổ chức phong phú đã được các khoa chú trọng. Quá trình tổ chức hoạt động đào tạo bước đầu đã có những hiệu quả thiết thực từ việc gắn đào tạo lý thuyết với thực hành ứng dụng tri thức cùng với kỹ năng nghề nghiệp, điều này càng làm cho chất lượng đào tạo cùng với uy tín của Trường Đại học Sài Gòn không ngừng tăng lên trước những đòi hỏi của xã hội về đào 42 tạo nguồn nhân lực. Xác định việc thực tập tốt nghiệp cuối khóa của sinh viên tại các trường phổ thông là một trong những cơ hội, đồng thời là điều kiện để có thể kiểm tra đánh giá quá trình sinh viên được đào tạo về tri thức khoa học và kỹ năng nghiệp vụ, ứng dụng tay nghề vào thực tiễn trước khi ra trường đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của xã hội là một trong những vấn đề quan trọng. Cơ sở đào tạo đã chủ động liên hệ, phối hợp với hệ thống các trường phổ thông, để bố trí toàn bộ sinh viên các năm cuối bậc đại học và cao đẳng đến thực tập. Điều này, đảm bảo một cách hiệu quả quá trình thực tập của sinh viên, thông qua đó sinh viên có thể tự kiểm tra và xác định lại năng lực, trình độ và kỹ năng của bản thân nhằm bổ sung thêm những mặt còn hạn chế. Kết quả đánh giá của các trường phổ thông sau đợt thực tập là một trong những yếu tố tạo sự kết nối giữa thực tiễn đối với cơ sở đào tạo, nó cũng là cơ sở để đánh giá lại quá trình đào tạo, cùng với việc bổ sung thêm các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp từ thực tiễn đòi hỏi để từ đó có những điều chỉnh nội dung, kiến thức, chương trình phù hợp đáp ứng ngày càng tốt hơn đối với hệ thống giáo dục phổ thông và xã hội. Sự gắn kết giữa trường (nhà đào tạo) với thực tiễn các trường phổ thông (nhà tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực) đã tạo ra tính tích cực hai chiều, làm cho mối quan hệ ngày càng gắn bó chặt chẽ giữa cung và cầu, đặc biệt cơ sở đào tạo – cụ thể là các Khoa, Bộ môn sẽ xác định ngày càng rõ hơn những yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực của ngành sư phạm để có những biện pháp điều chỉnh tích cực trong quá trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình đào tạo vẫn còn ít nhiều những khó khăn và vướng mắc trong cơ chế quản lý, các nguồn lực và con người đảm bảo cho cả hệ thống thực hiện đồng bộ. Dù vậy, thực tế đã chứng minh với những hướng đi đúng đắn và sự chuyển đổi phù hợp, công tác đào tạo nói chung và các ngành sư phạm nói riêng tại trường Đại học Sài Gòn đã đạt những kết quả nhất định. Điều này là vô cùng quan trọng, đảm bảo cho các ngành đào tạo sư phạm cũng như nhà trường phát triển bền vững đáp ứng yêu cầu của thực tiễn của xã hội cũng như yêu cầu giáo dục phổ thông thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo Dục và Đào tạo (2007). Tài liệu Hội thảo: Tiếp tục nâng cao năng lực đổi mới phương pháp dạy học cho giảng viên các trường đại học, cao đẳng sư phạm. 2. “Cần làm gì để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam?”, Báo Giáo dục & Thời đại số 200 (6/10/2012). 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia. 43 4. Hồ Bá Thâm – Nguyễn Thị Hồng Diễm (2011), Toàn cầu hóa hội nhập và phát triển bền vững từ góc nhìn triết học đương đại, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật. 5. “Thông báo Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW Đảng khóa XI”, Báo Nhân dân số 20854 (3/16/2012). 6. Trường Đại học Sài Gòn (2010). Kỉ yếu Hội thảo Khoa học toàn quốc: Đổi mới phương pháp giảng dạy đại học theo hệ thống tín chỉ. * Ngày nhận bài: 20/10/2014. Biên tập xong: 05/11/2014. Duyệt đăng: 07/11/2014
Tài liệu liên quan