Đại học Quốc gia Singapore là một đại học đa ngành có hơn 20.000 sinh viên. Sinh viên Singapore sử dụng thành thạo được hai thứ tiếng: tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của nhà nước Singapore. Đây là lợi thế của sinh viên Singapore so với sinh viên nước ta. Nhờ đọc trực tiếp được sách báo tiếng Anh nên họ có điều kiện tiếp cận được với một nguồn tư liệu vô cùng phong phú. Trong khi đó ở các trường đại học nước ta, phần lớn sinh viên sử dụng ngoại ngữ rất yếu nên khả năng đọc sách nước ngoài để bổ sung cho kiến thức của mình rất hạn chế, thế nhưng sách khoa học và kỹ thuật dịch từ tiếng nước ngoài lại rất ít.
Hoạt động dạy học ở Singapore lấy việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên làm hoạt động chủ yếu. Số giờ lên lớp của giáo viên ít (khoảng 30%). Giáo viên không đọc bài giảng cho sinh viên ghi chép, mà chỉ giới thiệu một số tư tưởng cơ bản có tính chất gợi ý và hướng dẫn tài liệu để sinh viên tự đọc, tự nghiên cứu, tổ chức xêmina và viết thu hoạch theo từng chuyên đề. Phương pháp dạy học này có ưu điểm là phát huy tính tự giác học tập của sinh viên. Sinh viên phải đọc rất nhiều, bằng chứng là thư viện tuy rất đồ sộ và mở cửa từ sáng đến 9-10 giờ đêm nhưng lúc nào cũng đông người. Tuy nhiên, phương pháp giảng dạy và học tập này có một số nhược điểm: do không có một giáo trình chuẩn (tôi nghĩ là rất cần cho những môn như triết học, khoa học chính trị .) nên mỗi giáo viên giảng dạy theo quan điểm riêng của mình, không có một sự thống nhất chung theo một giáo trình chuẩn của trường.
So với phương pháp giảng dạy ở Singapore, việc giảng dạy ở các trường đại học nước ta có ưu điểm là chú trọng nhiều hơn đến việc định hướng tư tưởng cho sinh viên bằng những giáo trình chuẩn, nhưng lại có nhược điểm là tập cho sinh viên thói quen chỉ học trong giáo trình (thậm chí nhiều sinh viên không cần đến giáo trình, chỉ học một số nội dung ngắn gọn ghi lại từ bài giảng của giáo viên) và rất lười đọc sách. Với trình độ ngoại ngữ và phương pháp dạy học ở nước ta hiện nay thì việc hội nhập với các trường đại học trên thế giới còn sẽ gặp nhiều khó khăn.
ĐHQG Singapore có một đội ngũ giáo viên có trình độ và học vị rất cao. Chẳng hạn, Bộ môn Triết học đào tạo khoảng 500 sinh viên nhưng đã có một đội ngũ gồm 6 nhân viên hành chính, giáo vụ và 21 giảng viên, trong đó có 18 giảng viên có trình độ từ tiến sĩ đến giáo sư. Các giảng viên đại học phần lớn đã từng giảng dạy ở nhiều trường đại học ở Mỹ, Úc, Hồng Kông, v.v. Chủ nhiệm Bộ môn Triết học là giáo sư được mời từ Úc. Bộ môn Khoa học chính trị còn có lực lượng đông hơn.
Nếu so sánh với Singapore thì đội ngũ cán bộ giảng dạy của chúng ta còn quá mỏng và yếu. Thí dụ như ở Đại học Đà Nẵng, mỗi khoa, kể cả khoa có đào tạo sinh viên cũng chỉ có một hoặc hai nhân viên phục vụ làm giáo vụ và văn thư. Khoa Mác-Lênin ở Đại học Đà Nẵng hiện nay, ngoài việc giảng dạy các môn Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh cho toàn bộ Đại học Đà Nẵng (34.000 sinh viên, cả chính quy và tại chức) còn phụ trách đào tạo chuyên ngành Kinh tế chính trị và Giáo dục chính trị với trên 330 sinh viên, nhưng chỉ có 1 văn thư kiêm giáo vụ, 36 cán bộ giảng dạy, không có ai được phong giáo sư hay phó giáo sư cả. Điều này chứng tỏ sự quan tâm tạo ra một đội ngũ cán bộ giảng dạy có uy tín ở các trường đại học ở nước ta còn quá yếu. Tuy rằng người có đủ trình độ thì không thiếu, nhưng vì cơ chế quá cứng nhắc nên việc tuyển chọn, phong chức danh thực hiện rất khó khăn.
7 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2080 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Từ thực tế ở đại học quốc gia Singapore suy nghĩ về đổi mới giáo dục ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỪ THỰC TẾ Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA SINGAPORE
SUY NGHĨ VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Ở NƯỚC TA
PGS.TS. Nguyễn Tấn Hùng
(Đăng trong Kỷ yếu Hội thảo toàn quốc “Đổi mới Giáo dục đại học Việt Nam : Hpội nhập và thách thức” (tr. 55-60)
do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Hà Nội, tháng 3-2004)
Cuối năm 2001, tôi được cử đi nghiên cứu, trao đổi ở Đại học Quốc gia Singapore (National University of Singapore). Tôi làm việc tại hai chuyên ngành (hai bộ môn): Khoa học chính trị (Political Science) và Triết học (Philosophy). Cùng nghiên cứu với tôi trong thời gian đó có một số giáo viên khác từ các trường đại học ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu về các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật, tin học, ngoại ngữ, v.v.. Điều quan tâm nhất đối với chúng tôi là kinh nghiệm của bạn về phương pháp dạy học; phương pháp quản lý giáo viên và sinh viên; công tác phục vụ giảng dạy và học tập. Sau đợt đi nghiên cứu ở Singapore về, chúng tôi thường hay trao đổi với nhau về những bài học thực tế rút ra và thỉnh thoảng cũng có trao đổi với các giáo sư ở Singapore qua thư điện tử (e-mail).
1. Một số nét về kinh nghiệm tổ chức, quản lý và phục vụ giảng dạy, học tập ở Đại học Quốc gia Singapore
Đại học Quốc gia Singapore là một đại học đa ngành có hơn 20.000 sinh viên. Sinh viên Singapore sử dụng thành thạo được hai thứ tiếng: tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của nhà nước Singapore. Đây là lợi thế của sinh viên Singapore so với sinh viên nước ta. Nhờ đọc trực tiếp được sách báo tiếng Anh nên họ có điều kiện tiếp cận được với một nguồn tư liệu vô cùng phong phú. Trong khi đó ở các trường đại học nước ta, phần lớn sinh viên sử dụng ngoại ngữ rất yếu nên khả năng đọc sách nước ngoài để bổ sung cho kiến thức của mình rất hạn chế, thế nhưng sách khoa học và kỹ thuật dịch từ tiếng nước ngoài lại rất ít.
Hoạt động dạy học ở Singapore lấy việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên làm hoạt động chủ yếu. Số giờ lên lớp của giáo viên ít (khoảng 30%). Giáo viên không đọc bài giảng cho sinh viên ghi chép, mà chỉ giới thiệu một số tư tưởng cơ bản có tính chất gợi ý và hướng dẫn tài liệu để sinh viên tự đọc, tự nghiên cứu, tổ chức xêmina và viết thu hoạch theo từng chuyên đề. Phương pháp dạy học này có ưu điểm là phát huy tính tự giác học tập của sinh viên. Sinh viên phải đọc rất nhiều, bằng chứng là thư viện tuy rất đồ sộ và mở cửa từ sáng đến 9-10 giờ đêm nhưng lúc nào cũng đông người. Tuy nhiên, phương pháp giảng dạy và học tập này có một số nhược điểm: do không có một giáo trình chuẩn (tôi nghĩ là rất cần cho những môn như triết học, khoa học chính trị ...) nên mỗi giáo viên giảng dạy theo quan điểm riêng của mình, không có một sự thống nhất chung theo một giáo trình chuẩn của trường.
So với phương pháp giảng dạy ở Singapore, việc giảng dạy ở các trường đại học nước ta có ưu điểm là chú trọng nhiều hơn đến việc định hướng tư tưởng cho sinh viên bằng những giáo trình chuẩn, nhưng lại có nhược điểm là tập cho sinh viên thói quen chỉ học trong giáo trình (thậm chí nhiều sinh viên không cần đến giáo trình, chỉ học một số nội dung ngắn gọn ghi lại từ bài giảng của giáo viên) và rất lười đọc sách. Với trình độ ngoại ngữ và phương pháp dạy học ở nước ta hiện nay thì việc hội nhập với các trường đại học trên thế giới còn sẽ gặp nhiều khó khăn.
ĐHQG Singapore có một đội ngũ giáo viên có trình độ và học vị rất cao. Chẳng hạn, Bộ môn Triết học đào tạo khoảng 500 sinh viên nhưng đã có một đội ngũ gồm 6 nhân viên hành chính, giáo vụ và 21 giảng viên, trong đó có 18 giảng viên có trình độ từ tiến sĩ đến giáo sư. Các giảng viên đại học phần lớn đã từng giảng dạy ở nhiều trường đại học ở Mỹ, Úc, Hồng Kông, v.v.. Chủ nhiệm Bộ môn Triết học là giáo sư được mời từ Úc. Bộ môn Khoa học chính trị còn có lực lượng đông hơn.
Nếu so sánh với Singapore thì đội ngũ cán bộ giảng dạy của chúng ta còn quá mỏng và yếu. Thí dụ như ở Đại học Đà Nẵng, mỗi khoa, kể cả khoa có đào tạo sinh viên cũng chỉ có một hoặc hai nhân viên phục vụ làm giáo vụ và văn thư. Khoa Mác-Lênin ở Đại học Đà Nẵng hiện nay, ngoài việc giảng dạy các môn Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh cho toàn bộ Đại học Đà Nẵng (34.000 sinh viên, cả chính quy và tại chức) còn phụ trách đào tạo chuyên ngành Kinh tế chính trị và Giáo dục chính trị với trên 330 sinh viên, nhưng chỉ có 1 văn thư kiêm giáo vụ, 36 cán bộ giảng dạy, không có ai được phong giáo sư hay phó giáo sư cả. Điều này chứng tỏ sự quan tâm tạo ra một đội ngũ cán bộ giảng dạy có uy tín ở các trường đại học ở nước ta còn quá yếu. Tuy rằng người có đủ trình độ thì không thiếu, nhưng vì cơ chế quá cứng nhắc nên việc tuyển chọn, phong chức danh thực hiện rất khó khăn.
Ở ĐHQG Singapore, bộ môn có tầm quan trọng hơn tổ chức Khoa nên biên chế bộ môn rất đầy đủ. Ngoài chức trưởng, phó bộ môn và đội ngũ cán bộ giảng dạy, còn có bộ phận hành chính, văn thư, giáo vụ có từ 5 đến 6 người. Chủ nhiệm bộ môn không phải lên lớp dạy, do đó có thời gian chăm lo toàn bộ công việc và theo dõi việc giảng dạy của giáo viên. Mỗi cán bộ giảng dạy có một văn phòng riêng có trang bị hệ thống máy tính, internet và các phương tiện làm việc cần thiết khác để có thể làm việc cả ngày ở trường. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để chủ nhiệm bộ môn có thể theo dõi, quản lý chất lượng công việc của cán bộ giảng dạy.
Giảng đường ở ĐHQG Singapore nhỏ (không tổ chức lớp đông) có trang bị sẵn máy tính, máy chiếu (projector), đèn chiếu (overhead), màn ảnh cố định. Mỗi bàn học cũng như các bàn viết trong thư viện đều có hệ thống ổ cắm điện để sinh viên tiện sử dụng máy tính xách tay khi nghe giảng hoặc làm việc trong thư viện.
Thư viện ĐHQG Singapore có đầy đủ sách giáo khoa, sách tra cứu. Có nhiều sách về Việt Nam bằng tiếng nước ngoài chưa bao giờ thấy ở các thư viện nước ta nhưng lại có mặt ở Thư viên trung tâm ĐHQG Singapore. Bằng phương tiện internet, sinh viên, giáo viên có thể tra cứu những vấn đề mình quan tâm và biết được chúng nằm trong quyển sách nào và quyển sách đó hiện đang ở giá sách nào, phòng nào, tầng nào của thư viện. Người đọc chỉ cần đến đúng vị trí của nó đã được chỉ ra trên mạng và sẽ nhanh chóng dễ dàng tìm thấy và đọc nó tại chỗ (không cần làm thủ tục mượn). Trong thư viện có sẵn máy photocopy để sinh viên có thể sao chép một số trang cần thiết của tác phẩm liên quan đến việc nghiên cứu của mình.
Để quản lý chất lượng cán bộ giảng dạy, ĐHQG Singapore bắt buộc mỗi cán bộ giảng dạy hàng năm phải có hai công trình khoa học đăng trên tạp chí nước ngoài. Theo ý kiến của các ông chủ nhiệm Bộ môn Khoa học chính trị và Bộ môn Triết học, chất lượng giáo viên có thể được đánh giá bằng nhiều cách, trong đó có việc đánh giá bằng công trình nghiên cứu khoa học của giáo viên, việc dự giờ giảng của tập thể, nhận xét của sinh viên. Công trình nghiên cứu khoa học là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá cán bộ giảng dạy, bởi vì một người có nghiên cứu khoa học xuất sắc thì mới có thể giảng dạy tốt được. Chất lượng nghiên cứu khoa học và chất lượng giảng dạy có liên quan mật thiết với nhau.
Ở Singapore thì vậy, còn ở nước ta, việc nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng dạy chưa trở thành tiêu chuẩn bắt buộc. Nhiều cán bộ giảng dạy chỉ chạy theo số lượng giờ giảng và coi thường việc nghiên cứu khoa học vì công việc này không đem lại thu nhập cho họ. Chính vì vậy, chuyên môn của những cán bộ giảng dạy này ngày càng yếu dần, trở thành một lực lượng trì trệ to lớn trong các trường đại học ở nước ta hiện nay.
II. Một số suy nghĩ đề xuất đối với việc đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo ở nước ta.
1. Về phương pháp dạy và học
Cần có bước chuyển từ chỗ sinh viên học ở bài giảng của thầy là chủ yếu sang lối học bằng sách và tài liệu dưới sự hướng dẫn của thầy giáo. Nói ra điều này thì dễ nhưng thực hiện nó thì rất khó, bởi vì đa phần sinh viên lười học nên chỉ thích học những gì thầy đã soạn sẵn và giảng cho, không muốn tự mình tìm hiểu. Ngoài ra, để thực hiện phương pháp này cần có đầy đủ sách và tài liệu tham khảo và điều quan trọng nhất là giáo viên phải thay đổi cách dạy. Một bài giảng phải qua nhiều bước: bước đầu là gợi ý cho sinh viên về nghiên cứu, sau đó kiểm tra việc nghiên cứu của sinh viên (dưới hình thức trao đổi, xêmina, kiểm tra, thu họach), cuối cùng là giải đáp những vấn đề mà sinh viên chưa hiểu thấu hoặc hiểu không đúng. Cách dạy này đòi hỏi giáo viên phải bỏ nhiều công sức hơn và phải có trình độ gợi ý và giải quyết những vướng mắc của sinh viên. Thực hiện được điều này là một cuộc cách mạng, vì lâu nay giáo viên chỉ thuyết trình trên lớp một lần, còn sau đó không quan tâm đến việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Do đó không phải ngẫu nhiên mà nhiều sinh viên nhận xét rằng học đại học dễ hơn học phổ thông.
Cần đẩy mạnh việc sử dụng ngoại ngữ và phương tiện kỹ thuật trong dạy học đại học. Những khái niệm có xuất xứ từ tiếng nước ngoài thì đều phải được giải thích về mặt thuật ngữ trước khi giải thích về mặt nội dung khái niệm mà thuật ngữ đó biểu thị. Ngoài ra, giáo viên cần phải tập cho sinh viên đọc một số tài liệu chuyên môn bằng tiếng nước ngoài. Làm điều này có hai cái lợi: một là giúp người học hiểu sâu khái niệm, hai là bước đầu giúp cho sinh viên làm quen với việc tìm hiểu, nghiên cứu chuyên môn của mình bằng tiếng nước ngoài. Trường đại học không thể chấp nhận những giáo viên dốt ngoại ngữ và không sử dụng được ngoại ngữ trong giảng dạy.
Giáo viên cần phải biết sử dụng máy tính và mạng internet trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Máy tính và mạng internet cho phép biên soạn bài giảng, truy cập, lưu trữ và sử dụng rất tiện lợi và có hiệu quả những tài liệu tham khảo để chứng minh cho những nguyên lý lý luận trong bài giảng. Bài giảng soạn thành các slides và dùng đèn chiếu, máy chiếu đưa lên màn ảnh bao giờ cũng đảm bảo tính chính xác khoa học, tiết kiệm thời gian và hấp dẫn người học hơn là viết bằng phấn trên bảng.
2. Về việc tuyển chọn, đào tạo và quản lý giáo viên
Hiện nay chúng tôi thấy đây là khâu yếu nhất trong các trường đại học của chúng ta. Chúng ta chưa có một cơ chế thích hợp trong việc đào tạo, tuyển chọn, quản lý giáo viên đại học. Nhiều ngành đào tạo, nhất là những ngành khoa học xã hội, khoa học Mác-Lênin chưa thu hút được những người có trình độ giỏi nhất, có tâm huyết nghề nghiệp cao nhất. Đa phần giáo viên có tư tưởng trung bình chủ nghĩa về chuyên môn, chủ yếu là chạy theo khối lượng giờ giảng để có thu nhập cao nhất. Một thầy giáo mà quan tâm đến thu nhập, nhà cửa, tài sản của mình hơn là tìm cách để đạt được trình độ cao về hiểu biết, nắm vững chuyên môn (tôi nói trình độ thực chất, chứ không phải bằng cấp, chức danh) là điều không thể chấp nhận được.
Nhà nước cần có biện pháp đồng bộ, một mặt, đảm bảo đủ số lượng cán bộ giảng dạy cho những môn học còn thiếu, mặt khác, nâng cao mức lương và phụ cấp ổn định để cán bộ giảng dạy đem toàn tâm toàn ý phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đồng thời có quy định số giờ dạy tối đa cho mỗi cán bộ giảng dạy để hạn chế việc chạy theo số lượng, lơ là chất lượng như hiện nay.
Chúng ta có thể áp dụng một phần kinh nghiệm của Singapore bằng cách chiêu mộ những người đã có một trình độ nhất định, đã qua thực tế xã hội và có khả năng sư phạm, thậm chí có thể mời những Việt kiều ở nước ngoài về dạy một số môn khoa học tự nhiên, xã hội và kỹ thuật. Một mặt phải có chính sách đãi ngộ nhân tài, mặt khác phải mạnh dạn sàng lọc để loại những giáo viên không có có đủ trình độ và tâm huyết.
Có người nói cơ chế thị trường đã làm xấu đội ngũ giáo viên, nhưng theo tôi nghĩ đó chỉ là mặt trái của thị trường, còn mặt phải của thị trường (sự cạnh tranh về chất lượng một cách chân chính) thì chưa vào được trong hệ thống đại học. Ở đây vẫn còn mang tính hành chính, bao cấp. Thu nhập của cơ sở đào tạo chưa phản ánh chất lượng đào tạo của cơ sở đó; thu nhập của giáo viên không gắn với trình độ và năng lực của họ. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có biện pháp quản lý chặt chất lượng đào tạo, nhất là đào tạo tại chức ở các tỉnh ngoài trường, có chính sách khen thưởng xứng đáng để khuyến khích những cán bộ giảng dạy có năng lực và tâm huyết.
Cần phải tăng cường công tác quản lý giáo viên ở cấp khoa và bộ môn. Hiện nay có tình trạng chủ nhiệm khoa, bộ môn cũng phải giảng dạy như giáo viên khác và chỉ có một khoản phụ cấp trách nhiệm nhỏ, do đó không thể phát huy hết trách nhiệm của họ trong quản lý cán bộ giảng dạy, thường phó mặc cho tính tự giác của giáo viên. Với cơ chế hiện nay, chủ nhiệm khoa, bộ môn khó có thể theo sát được chất lượng giảng dạy của giáo viên trong khoa, bộ môn mình. Bộ giáo dục đào tạo cần đổi mới quy định về công việc và chế độ đối với các ban chủ nhiệm khoa, bộ môn để nâng cao trách nhiệm của họ.
3. Về cơ sở và phương tiện phục vụ giảng dạy và học tập
Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo là một trong những yếu tố quyết định chất lượng học tập của sinh viên. Sách giáo khoa tốt có thể bù lại trình độ yếu của giáo viên. Một mặt, thư viện nhà trường phải chuẩn bị đầy đủ, mặt khác phải tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên sử dụng các sách và tài liệu hiện có. Chúng tôi đề nghị nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin để đơn giản hóa việc tra cứu nội dung, thư mục, tìm đọc sách và tài liệu tại thư viện.
Ngoài ra cần khuyến khích biên dịch, giới thiệu tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài. Hiện nay có tình trạng Nhà nước chi ra hàng chục, hàng trăm triệu đồng để thực hiện những đề tài khoa học cấp trường, cấp bộ, cấp nhà nước, nhưng hiệu quả sử dụng những kết quả nghiên cứu được là quá thấp. Có những đề tài được nghiệm thu loại tốt, nhưng chẳng đưa ra được những gì mới cả nên nghiệm thu xong thì cất đi, chẳng ai quan tâm đọc chúng. Nếu khoản tiền dành cho những đề tài loại này mà được chi cho việc mua, biên dịch, giới thiệu sách giáo khoa, thông tin khoa học mới nhất trên thế giới thì có lẽ tốt hơn nhiều.
Để hiện đại hóa việc giảng dạy và học tập, tăng cường tính nghiêm túc khoa học và tính thuyết phục của bài giảng, trường đại học cần ưu tiên mua sắm các phương tiện (máy tính, máy chiếu, đèn chiếu, v.v.) kỹ thuật phục vụ giảng dạy tại các giảng đường.