Câu2: phân tích lận điểm “chính vì đảng LĐVN là đảng của giai cấp công nhân và nông dân lao động cho nên nó phải là đảng của dân tộc VN” .
Bản chất.
Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Các tham luận đi sâu phân tích bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam qua văn kiện các kỳ đại hội, tư tưởng Hồ Chí Minh, và đều khẳng định: Bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam là bất di bất dịch và đây cũng là một trong những bài học thành công của công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo trong gần 20 năm qua.
Nhiều ý kiến cho rằng, chúng ta nên thống nhất với tư tưởng của Hồ Chí Minh tại Đại hội II của Đảng (năm 1951): Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, các tác giả đã phân tích thêm: Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăng - ghen đưa ra một luận điểm hết sức quan trọng là, trong quá trình phát triển của mình giai cấp công nhân sẽ trở thành dân tộc. Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là đội tiền phong của giai cấp công nhân mà còn là đội tiền phong của nhân dân lao động và của toàn thể dân tộc Việt Nam. Bởi vì, Đảng Cộng sản Việt Nam là người duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, trong đấu tranh giải phóng dân tộc và cũng như trong công cuộc đổi mới đất nước. Thành tựu toàn diện về mọi mặt của gần 20 năm đổi mới vừa qua là một trong những minh chứng hùng hồn cho điều đó. Không phải ngẫu nhiên mà trong nhân dân, trong các tầng lớp xã hội, từ miền núi đến miền xuôi, từ nông thôn đến thành thị khi nói về Đảng Cộng sản Việt Nam đều trân trọng gọi là "Đảng ta” với hàm ý Đảng là máu thịt, là hạt nhân lãnh đạo của mọi tầng lớp nhân dân. Điều đó càng chứng tỏ, nhân dân lao động thừa nhận Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là người đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân, mà còn là người đại diện cho lợi ích của chính mình và của toàn thể dân tộc. Với cách diễn đạt này sẽ có lợi hơn cho việc đoàn kết dân tộc. Tất nhiên, cách diễn đạt như vậy không hề hạ thấp bản chất giai cấp công nhân của đảng, bởi trên thực tế, tính tiên phong của giai cấp công nhân trong mọi hoạt động của Đảng luôn được đưa lên hàng đầu, luôn được nêu lên trước.
Có thể thấy, mặc dù có những cách diễn đạt khác nhau về bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng cuối cùng đều khẳng định rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn mang trong mình bản chất giai cấp công nhân. Vấn đề đặt ra là, khi bàn về bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta cần có cách diễn đạt sao cho phù hợp với điều kiện hiện nay, để vừa không phủ nhận bản chất giai cấp công nhân của Đảng, vừa phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
32 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1573 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh - Tư tưởng về Đảng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cau2: phân tích lận điểm “chính vì đảng LĐVN là đảng của giai cấp công nhân và nông dân lao động cho nên nó phải là đảng của dân tộc VN” .
Bản chất.
Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Các tham luận đi sâu phân tích bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam qua văn kiện các kỳ đại hội, tư tưởng Hồ Chí Minh, và đều khẳng định: Bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam là bất di bất dịch và đây cũng là một trong những bài học thành công của công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo trong gần 20 năm qua.
Nhiều ý kiến cho rằng, chúng ta nên thống nhất với tư tưởng của Hồ Chí Minh tại Đại hội II của Đảng (năm 1951): Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, các tác giả đã phân tích thêm: Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăng - ghen đưa ra một luận điểm hết sức quan trọng là, trong quá trình phát triển của mình giai cấp công nhân sẽ trở thành dân tộc. Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là đội tiền phong của giai cấp công nhân mà còn là đội tiền phong của nhân dân lao động và của toàn thể dân tộc Việt Nam. Bởi vì, Đảng Cộng sản Việt Nam là người duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, trong đấu tranh giải phóng dân tộc và cũng như trong công cuộc đổi mới đất nước. Thành tựu toàn diện về mọi mặt của gần 20 năm đổi mới vừa qua là một trong những minh chứng hùng hồn cho điều đó. Không phải ngẫu nhiên mà trong nhân dân, trong các tầng lớp xã hội, từ miền núi đến miền xuôi, từ nông thôn đến thành thị khi nói về Đảng Cộng sản Việt Nam đều trân trọng gọi là "Đảng ta”với hàm ý Đảng là máu thịt, là hạt nhân lãnh đạo của mọi tầng lớp nhân dân. Điều đó càng chứng tỏ, nhân dân lao động thừa nhận Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là người đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân, mà còn là người đại diện cho lợi ích của chính mình và của toàn thể dân tộc. Với cách diễn đạt này sẽ có lợi hơn cho việc đoàn kết dân tộc. Tất nhiên, cách diễn đạt như vậy không hề hạ thấp bản chất giai cấp công nhân của đảng, bởi trên thực tế, tính tiên phong của giai cấp công nhân trong mọi hoạt động của Đảng luôn được đưa lên hàng đầu, luôn được nêu lên trước.
Có thể thấy, mặc dù có những cách diễn đạt khác nhau về bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng cuối cùng đều khẳng định rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn mang trong mình bản chất giai cấp công nhân. Vấn đề đặt ra là, khi bàn về bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta cần có cách diễn đạt sao cho phù hợp với điều kiện hiện nay, để vừa không phủ nhận bản chất giai cấp công nhân của Đảng, vừa phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
Đặc điểm xã hội việt nam
* Cương lĩnh của Đảng ta chỉ rõ xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng là một xã hội:
- Do nhân dân lao động làm chủ.
- Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Có một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.
- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
Sáu đặc trưng nêu trên thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta sẽ xây dựng, một xã hội tiến bộ nhất so với các chế độ xã hội đã xuất hiện trước đây.
Trong xã hội đó, nhân dân lao động là người chủ chân chính và thực sự của xã hội. Nó chi phối và thể hiện trong toàn bộ thể chế của xã hội, đều hướng vào việc đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đó là sự khác nhau về chất giữa chủ nghĩa xã hội với các chế độ xã hội trước đó. Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta xây dựng phải có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và lực lượng sản xuất hiện đại, là cơ sở kinh tế để xóa bỏ nguồn gốc của chế độ người bóc lột người, con người được giải phóng có điều kiện phát triển toàn diện, tạo ra sự bình đẳng trong xã hội và đoàn kết giữa các dân tộc, có quan hệ hữu nghị hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta xây dựng không chỉ có nền kinh tế phát triển cao mà còn phải xây dựng một nền văn hóa tương ứng, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Điều đó đảm bảo sự phát triển hài hòa, lành mạnh của chủ nghĩa xã hội.
Những đặc trưng trên gắn bó mật thiết với nhau trong một chỉnh thể thống nhất, vừa làm tiền đề, điều kiện, vừa tác động lẫn nhau trong quá trình phát triển. Cùng với quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, vấn đề có ý nghĩa quan trọng là phải xác định được con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
* Để góp phần xây dựng đất nước, người thanh niên thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải là người có lý tưởng và đạo đức cách mạng; có lối sống văn hoá; có ý chí tự tôn, tự cường dân tộc, có trình độ học vấn, giỏi về chuyên môn, nghề nghiệp; có sức khoẻ tốt; có năng lực, tiếp cận và sáng tạo công nghệ mới, có ý chí chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy, mỗi đoàn viên, thanh niên cần phải:
- Trau dồi về lý tưởng, rèn luyện đạo đức. Sống có văn hoá, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước. Gương mẫu trong cộng đồng, làm tròn bổn phận của người công dân.
- Tích cực học tập nâng cao trình độ về chính trị, học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ. Ra sức nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, trình độ ngoại ngữ, tin học. Vươn lên nắm vững khoa học, kỹ thuật, công nghệ.
- Hăng hái tham gia các hoạt động tình nguyện, ngày thứ bảy tình nguyện; tham gia các đội hình thanh niên tình nguyện, sẵn sàng đảm nhận việc khó, việc mới, những vấn đề bức xúc; chủ động tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn quốc phòng, an ninh ở mỗi địa phương, đơn vị.
- Phấn đấu nâng cao chất lượng của người đoàn viên; tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn, Hội, Đội; mỗi đoàn viên gắn hoạt động của mình với hoạt động của tập thể thanh niên nơi mình sinh sống hoặc công tác.
Người đoàn viên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trước hết phải là:
Người công dân tốt;
Người bạn tốt của thanh niên;
Là tấm gương tốt của thiếu nhi;
Là người có uy tín trong tập thể thanh niên và cộng đồng dân cư.
Cau 3: Các yếu tố ra đời của đảng
- Trước năm 1930, phong trào yêu nước ở Việt Nam nổ ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại, do bị khủng hoảng về đường lối cách mạng. Tình hình đang đặt ra yêu cầu cần phải có đảng của giai cấp tiên tiến nhất với đường lối đúng đắn để lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
- Từ năm 1919 đến 1929, thông qua hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị các điều kiện về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng. Nguyễn Ái Quốc đã ra sức tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên để thông qua tổ chức này truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam.
- Những năm 1928-1929, chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam, làm cho phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ. Một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải có đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo. Đáp ứng yêu cầu đó ở Việt Nam lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản. Sự hoạt động riêng rẽ của ba tổ chức cộng sản gây ảnh hưởng không tốt đến tiến trình cách mạng Việt Nam, cần phải hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất.
- Trước tình hình đó, được sự ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc về Hương Cảng (Trung Quốc) chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930).
* Vai trò của Nguyễn Ái Quốc:
- Trực tiếp tổ chức và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng - Trung Quốc vào ngày 3/2/1930.
- Phê phán những hành động thiếu thống nhất của các tổ chức cộng sản trong nước trong việc tranh giành quyền lãnh đạo, tranh giành quần chúng, tranh giành đảng viên.
- Đặt ra yêu cầu cấp thiết phải hợp nhất các tổ chức cộng sản để đi đến thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Viết và thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt. Đó chính là cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã vạch ra những nét cơ bản về đường lối chiến lược và sách lược cho cách mạng Việt Nam.
- Đề ra kế hoạch để các tổ chức cộng sản về nước xúc tiến việc hợp nhất, rồi đi đến thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hình thành của đảng cộng sản việt nam
- Đảng CS VN ra đời đầu năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở VN trong thời đại mới.
- Sự ra đời của Đảng với hệ thống tổ chức chặt chẽ và cương lĩnh CM đúng đắn đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối CM kéo dài mấy chục năm đầu thế kỷ 20.
- Đảng CSVN ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử CMVN, là tiền đề cho những thắng lợi vĩ đại trong lịch sử đấu tranh của dân tộc VN, CMVN.
- Đảng ra đời làm cho CM VN trở thành một bộ phận khăng khít của CM TGiới. Từ đây GCCN và nhân dân lao động VN tham gia một cách tự giác vào sự nghiệp đấu tranh CM của nhân dân TG.
- Sự ra đời của đảng là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình lịch sử tiến hoá của dân tộc VN.
****3 tổ chức cộng sản Đông Dương Cộng Sản Đảng , An Nam Cộng Sản Đảng , Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn ra đời . Tuy nhiên 3 đảng nói trên lại hoạt động riêng lẻ , tranh giành ảnh hưởng với nhau. Tình hình đó nếu kéo dài sẽ có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn . Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam là có 1 đảng Cộng Sản thống nhất trong cả nước .
**** Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam , khẳng định giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng ,chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam . Từ đây , cách mạng Việt Nam đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng Sản Việt Nam . Cũng từ đây , cách mạng Việt Nam thật sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới
Bảy mươi năm đã trôi qua kể từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. So với lịch sử của dân tộc, khoảng thời gian này ngắn ngủi. Nhưng đây là thời gian chứng kiến quá trình đấu tranh mạnh mẽ, sôi động và vô cùng oanh liệt của dân tộc ta qua bốn mốc lịch sử quan trọng.
a) Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930
- Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở nước ta trong thời đại mới, là sản phẩm của sự kết hợp giữa Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào yêu nước và phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ này.
Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam chứng tỏ giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng. Đó là mốc đánh dấu sự chuyển biến của giai cấp công nhân Việt Nam từ trình độ tự phát sang trình độ tự giác. Đó là mốc đánh dấu bước ngoặt trọng đại lịch sử cách mạng nước ta. Cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước ở nước ta kéo dài trong hàng chục năm được giải quyết.Từ đây, cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đương đầu với mọi kẻ thù, liên tiếp giành được những thắng lợi vĩ đại.
Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, mở đầu bằng cách mạng tháng tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
b) Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Trải qua các thời kì cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ – Tĩnh, thời kì vận động dân chủ 1936-1939, thời kì vận động giải phóng dân tộc từ tháng 9-1939 đến tháng3-1945, thời kì cao trào kháng Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tháng 3-1945 đến tháng8-1945; Đảng đã từng bước xây dựng được một lực lượng chính trị quần chúng hùng hậu, từng bước vũ trang quần chúng, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng khi có điều kiện. Lực lượng vũ trang đó được nhân dân nuôi dưỡng và đùm bọc đã góp phần quan trọng tạo lập các căn cứ địa cách mạng, các khu giải phóng. Dựa vào ưu thế cách mạng to lớn đó, bắt mạch và chớp đúng thời cơ lịch sử ngàn năm có một, với một nghệ thuật lãnh đạo và tổ chức khởi nghĩa vũ trang khôn ngoan và sáng tạo, Đảng đã đưa cuộc tổng khởi nghĩa tiến lên thắng lợi trọn vẹn trong toàn quốc.
- Trong thời gian rất ngắn, Cách mạng tháng Tám đã đập tan xiềng xích nô lệ thực dân trong gần một thế kỉ, đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế mấy nghìn năm, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân độc lập tự do, làm chủ vận mệnh của mình.
Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã mở ra một kỷ nguyên mới của đất nước: kỉ nguyên độc lập, tự do.
Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai, cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đang đấu tranh tự giải phóng, nhất là đối với hai dân tộc Campuchia và Lào.
c) Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi năm 1954
- Chín năm kháng chiến chống Pháp cực kì gian khổ. Chiến thắng Việt Bắc năm 1947 thắng lợi, xuất hiện hình thái chiến tranh xen kẽ, cài răng lược giữa ta và địch ngày càng rõ rệt. Từ cuối năm 1948 đến đầu năm 1950, nhiều chiến dịch nhỏ đã thu hẹp vùng chiếm đóng của địch. Mùa thu năm 1950, chiến dịch Biên giới thắng lợi, giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính. Năm 1954, chiến thắng Điện Biên Phủ đã được ghi vào lịch sử dân tộc, như một chiến công chói lọi thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
- Với mốc lịch sử 1954, lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và bọn can thiệp Mĩ, bảo vệ và phát triển thành quả của Cách mạng tháng tám, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, mở ra thời kì mới xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, đồng thời tiếp tục đấu tranh hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam.
d) Cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước thắng lợi 1975
- Hơn 20 năm (từ tháng 7-1954 đến tháng 5-1975) kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nhân dân ta vừa phải dốc hết sức mình vào cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại – cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc tiêu biểu của nhân dân ta kéo dài hơn bất cứ cuộc chiến tranh nào trong lịch sử, chống lại một đế quốc lớn mạnh nhất là đế quốc Mĩ, và phải xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Chún ta đã thắng lợi trong cuộc “Chiến tranh đặc biệt” (1954-1960), “Chiến tranh cục bộ (1965-1968), ‘Việt Nam hóa” chiến tranh (1969-1973) của Mĩ ở miền Nam và dồn sức giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc (1973-1975). Nhân dân ta đã thực hiện trọn vẹn mục tiêu giải phóng hoàn toàn miền Nam, bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, thống nhất đất nước.
- Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ cách mạng tháng Tám năm 1945; chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, và chế độ phong kiến ở nước ta, rửa sạch nổi nhục và nổi đau mất nước hơn một thế kỉ của dân tộc ta. Trên cơ sở đó hoàn thành về cơ bản cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, bảo vệ và phát triển những thành tựu kinh tế- xã hội ở miền Bắc.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã mở ra kỉ nguyên của cách mạng Việt Nam- kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất, hiển hách nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam qua bốn mốc lịch sử quan trọng đã ghi nhận thời kì phát triển cách mạng nhất trong lịch sử dân tộc. Trong nhiều nhân tố chủ quan và khách quan thì sự lãnh đạo của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu là nhân tố bao trùm, chủ yếu tạo nên thắng lợi.
Ý kiến bạn đọc
- Sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, với truyền thống yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã liên tiếp đứng lên chống giặc ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên các phong trào đấu tranh đó đều thất bại, nguyên nhân chủ yếu là chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn, chưa có một lực lượng xã hội, một giai cấp tiên tiến và một tổ chức cách mạng chặt chẽ đủ sức lãnh đạo phong trào. Cách mạng Việt Nam đứng trước sự bế tắc và khủng hoảng về đường lối cứu nước.
- Nguyễn Ái Quốc, nhà yêu nước vĩ đại, sau bao năm bôn ba khắp năm châu bốn biển đã gặp được Chủ nghĩa Mác-Lênin và tìm được con đường cứu nước đúng đắn : “ Muốn cứu nước giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Đây là bước ngoặt đánh dấu sự chuyển biến mở đường thắng lợi cho cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá Chủ nghĩa Mác -Lênin về Việt Nam, sáng lập và trực tiếp huấn luyện cho Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, chuẩn bị tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng.
Từ ngày 3 đến ngày 7 -2-1930, tại Quảng Châu - Trung Quốc - Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản được triệu tập dưới sự chủ trì và lãnh đạo của Đ/C Nguyễn Ái Quốc. Hội nghị đã nhất trí thành lập một Đảng thống nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua các văn kiện : Chính cương vắn tắt, Điều lệ tóm tắt ...
Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản Việt Nam mang ý nghĩa lịch sử như là Đại hội thành lập Đảng .
Cau3 ;Vì sao đảng ta đề ra đường lối đổi mới về kinh tế, nội dung và những thành tựu hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới về kinh tế như thế nào?
Thực hiện đường lối đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1986 - 2006)
1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986) và thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1986-1990)
a) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng
Đại hội họp từ ngày 15 đến ngày 18-12-1986 tại Hà Nội (Đại hội nội bộ từ ngày 05 đến ngày 14-12-1986). Dự Đại hội có 1.129 đại biểu thay mặt cho gần 1,9 triệu đảng viên cả nước và 32 đoàn đại biểu của các đảng và tổ chức quốc tế.
Đại hội VI của Đảng diễn ra trong bối cảnh sai lầm của đợt tổng cải cách giá - lương - tiền cuối năm 1985 làm cho kinh tế nước ta càng trở nên khó khăn (tháng 12-1986, giá bán lẻ hàng hoá tăng 845,3%). Chúng ta không thực hiện được mục tiêu đề ra là cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Số người bị thiếu đói tăng, bội chi lớn. Nền kinh tế nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Tình hình này làm cho trong Đảng và ngoài xã hội có nhiều ý kiến tranh luận sôi nổi, xoay quanh thực trạng của ba vấn đề lớn: cơ cấu sản xuất; cải tạo xã hội chủ nghĩa; cơ chế quản lý kinh tế. Thực tế tình hình đặt ra một yêu cầu khách quan có tính sống còn đối với sự nghiệp cách mạng là phải xoay chuyển được tình thế, tạo ra sự chuyển biến có ý nghĩa quyết định trên con đường đi lên và như vậy phải đổi mới tư duy.
Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thực, nói rõ sự thật, Đại hội đã đánh giá đúng mức những thành tựu đạt được sau 10 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đi sâu phân tích những tồn tại và nghiêm khắc tự phê bình những sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng trong 10 năm (1976-1986).
Đại hội khẳng định quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần cách mạng và khoa học và đánh giá cao quá trình dân chủ hóa sinh hoạt chính trị của Đảng và nhân dân ta trong thời gian chuẩn bị và tiến hành Đại hội.
Đại hội đã đánh giá những thành tựu, những khó khăn của đất nước do cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội tạo ra, những sai lầm kéo dài của Đảng về chủ trương, chính sách lớn, về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm đó, đặc biệt là sai lầm về kinh tế là bệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ về hành động đơn giản, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan, là khuynh hướng buông lỏng trong quản lý kinh tế, xã hội, không chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và nguyên tắc