TÓM TẮT
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo là những chỉ
dẫn tuyệt vời mà ngày nay chúng ta còn phải tiếp tục đào sâu, nghiên cứu kỹ. Bản thân
Người cũng là mẫu mực của một cán bộ làm công tác tôn giáo không những giỏi về nghệ
thuật quản lý mà còn giỏi về việc vận động đồng bào có đạo với những phương thức linh
hoạt. Vận dụng đúng đắn tư tưởng của Người trong sự nghiệp đổi mới hiện nay sẽ đảm
bảo cho các tôn giáo hoạt động đúng pháp luật, vạch trần mọi mưu toan của các thế lực
thù địch lợi dụng tôn giáo chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 80 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 2 (27) - Thaùng 3/2015
3
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG
QUẦN CHÚNG TÍN ĐỒ TÔN GIÁO
NGUYỄN NGỌC KHÁ(*)
TÓM TẮT
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo là những chỉ
dẫn tuyệt vời mà ngày nay chúng ta còn phải tiếp tục đào sâu, nghiên cứu kỹ. Bản thân
Người cũng là mẫu mực của một cán bộ làm công tác tôn giáo không những giỏi về nghệ
thuật quản lý mà còn giỏi về việc vận động đồng bào có đạo với những phương thức linh
hoạt. Vận dụng đúng đắn tư tưởng của Người trong sự nghiệp đổi mới hiện nay sẽ đảm
bảo cho các tôn giáo hoạt động đúng pháp luật, vạch trần mọi mưu toan của các thế lực
thù địch lợi dụng tôn giáo chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Từ khóa: Tư tưởng Hồ Chí Minh, tôn giáo, công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo
ABSTRACT
Ho Chi Minh ideology on influencing religious followers is the fantastic guide that we
still need to further study and explore. President Ho Chi Minh himself is an example for
not only well managing but also influencing religious citizens in different ways. Applying
his ideology in our innovation cause will ensure that all religions comply with the laws and
bring to light all conspiracy of using religion against the socialist state of Vietnam.
Keywords: Ho Chi Minh ideology, religion, influencing religious followers
1. ĐẶT VẤN ĐỀ*
Trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân ta đang tích cực đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm thực hiện
thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”, để giải
quyết tốt vấn đề tôn giáo, không có gì khác
hơn, cần phải quay trở về với tư tưởng Hồ
Chí Minh, trong đó công tác vận động quần
chúng là nội dung cốt lõi của công tác tôn
giáo và cũng là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của công tác Đảng hiện nay.
Cái “cốt lõi” là công tác vận động quần
chúng tức là cái quan trọng nhất, cái chủ
yếu nhất, đóng vai trò là cơ sở, nền tảng để
giải quyết các vấn đề còn lại của công tác
(*)
TS, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
tôn giáo. Không phải ngẫu nhiên, Hội nghị
Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ
bảy, khóa IX đã khẳng định: “Nội dung cốt
lõi của công tác tôn giáo là công tác vận
động quần chúng. Mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
là điểm tương đồng để gắn bó các tôn giáo
với sự nghiệp chung. Mọi công dân không
phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có
quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc” [1, tr. 50].
Đặc biệt, vấn đề tôn giáo và công tác
tôn giáo được Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ: “Tiếp tục hoàn
thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng,
tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng.
Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt
đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức
4
tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời đẹp
đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan
tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn
giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ
của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước
công nhận, đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên
quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng
tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ,
phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc”
[2, tr. 81].
2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC
VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG TÍN ĐỒ
TÔN GIÁO
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những
giá trị tư tưởng của nhân loại, mà trực tiếp
là chủ nghĩa Mác – Lênin, trên nền tảng
truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam và
tinh hoa văn hóa nhân loại, tư tưởng Hồ
Chí Minh về công tác vận động quần
chúng tín đồ tôn giáo thể hiện ở sự trân
trọng những giá trị nhân sinh tích cực của
các tôn giáo, ở tinh thần tôn trọng giáo chủ
và các chức sắc tôn giáo, ở việc chăm lo
đời sống kinh tế, văn hóa cho đồng bào có
đạo, ở việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ làm công tác vận động quần chúng
tín đồ tôn giáo.
Thứ nhất, công tác vận động quần
chúng tín đồ tôn giáo phải trân trọng
những giá trị nhân sinh tích cực của các
tôn giáo.
Hồ Chí Minh ca ngợi chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản, coi đó là thiên đàng
của nhân loại, nhưng đồng thời, Người
cũng không quên ca ngợi những giá trị
nhân bản của các tôn giáo. Người không
bao giờ có thái độ kỳ thị tôn giáo này, coi
trọng tôn giáo kia, mà trái lại, mỗi tôn giáo
đều có những yếu tố giá trị mà có thể kế
thừa, nhất là mặt đạo đức. Hồ Chí Minh
thường khai thác những giá trị nhân văn
của các tôn giáo để cổ vũ, khích lệ đồng
bào các tôn giáo phát huy những giá trị đó.
Bằng lời văn mộc mạc, chân thành có sức
thuyết phục lòng người, khi nói về các vị
sáng lập ra các tôn giáo, Hồ Chí Minh viết:
“Chúa Giê-su dạy: Đạo đức là bác ái. Phật
Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng Tử
dạy: Đạo đức là nhân nghĩa” [7, 225]. Hoặc
là: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm
của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân.
Tôn giáo Giê-su có ưu điểm của nó là lòng
nhân ái cao cả,...” [7, 225]. Từ đó Người đi
đến kết luận: “Nếu các vị ấy còn sống,
cùng với C. Mác, Ph. Ăngghen, V. I. Lênin
ngồi lại một chỗ, thì sẽ tìm ra được một
quan điểm chung đó là mưu cầu hạnh phúc
cho con người; còn tôi cố gắng làm học trò
nhỏ của các vị ấy” [7, 225]. Người đã nhấn
mạnh điểm chung giữa lý tưởng của chủ
nghĩa Mác với tôn giáo và các học thuyết
có tính tiến bộ, đó là mưu cầu hạnh phúc
cho nhân loại. Đây là một đặc điểm lớn
được Hồ Chí Minh khai thác một cách tài
tình và triệt để trong việc giải quyết các
vấn đề có liên quan đến tôn giáo.
Để giáo dục lòng yêu nước thương nòi,
giác ngộ ý thức cách mạng cho đồng bào
các tôn giáo, Hồ Chí Minh thường trích
dẫn những lời hay ý đẹp trong Kinh Phật,
Kinh Thánh,, rồi chuyển tải, định hướng
những lời hay ý đẹp đó theo một thế giới
quan và nhân sinh quan mới – thế giới
quan, nhân sinh quan khoa học, cách mạng.
Chẳng hạn, Người viết: “Trong Công giáo
có câu: “Tam vị nhất thể”, nhà Phật có câu:
“Vạn chúng nhất tâm” nên chúng ta phải
hy sinh cho nhân loại và chúng sinh” [3, tr.
116]. Trong lĩnh vực giáo dục ý thức chính
trị, nhằm khơi dậy truyền thống đấu tranh
bất khuất, ý chí tự lập tự cường của dân
5
tộc, Hồ Chí Minh luôn tin tưởng vào đồng
bào các tôn giáo bởi tinh thần yêu nước và
ý thức dân tộc sâu sắc của họ. Người viết:
“Phần lớn đồng bào tôn giáo, nhất là các
tầng lớp lao động đều yêu nước kháng
chiến, như Công giáo ở nhiều nơi, như Cao
Đài kháng chiến, v.v” [7, tr. 461]. Chính
niềm tin ấy của Người là động lực tinh thần
to lớn để đồng bào các tôn giáo một lòng
một dạ đi theo cách mạng, đấu tranh vì độc
lập cho dân tộc, tự do cho nước nhà.
Thứ hai, công tác vận động quần
chúng tín đồ tôn giáo phải biết tôn trọng
giáo chủ và các chức sắc tôn giáo.
Các tín đồ tôn giáo luôn luôn có một
lòng sùng kính và tôn vinh những vị giáo
chủ của mình, như Thích Ca Mâu Ni, Đức
chúa Giê-su,...Cho nên để đập tan âm mưu
chia rẽ của kẻ thù và để tăng cường sự hòa
hợp, đoàn kết giữa tín đồ các tôn giáo với
toàn thể dân tộc thì việc tôn trọng giáo chủ
của các tín đồ tôn giáo và các chức sắc tôn
giáo là điều hết sức cần thiết. Hồ Chí Minh
mượn lời cầu nguyện của Chúa Kitô:
“Nguyện cho hết thảy đồng bào hoàn toàn
hợp nhất với nhau” [9, tr. 285].
Khi phát động phong trào thi đua yêu
nước, kháng chiến kiến quốc, Người đã
trích dẫn tinh thần trong Kinh Phúc âm và
khẳng định: “Chúng ta kháng chiến cứu
nước, thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm,
cải cách ruộng đất làm cho người cày có
ruộng, tín ngưỡng tự do. Như thế là những
việc Chính phủ và nhân dân ta làm, đều
hợp với tinh thần Phúc âm. Cho nên tôi
chúc đồng bào Công giáo làm trọn chính
sách của Chính phủ cũng là làm trọn tinh
thần của Chúa Cơ đốc” [8, tr. 197].
Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác
vận động đối với các chức sắc tôn giáo.
Người luôn động viên, khơi dậy lòng yêu
nước thương nòi, giữ gìn, phát huy truyền
thống tốt đẹp của dân tộc. Người luôn biểu
lộ sự tôn trọng, quan tâm đối với các chức
sắc tôn giáo và tranh thủ sự đồng tình, ủng
hộ của họ. Ngay cả những Giám mục bị bọn
đế quốc phản động lợi dụng như Giám mục
Lê Hữu Từ, Người cũng có thái độ ứng xử
rất mềm dẻo, chân tình, lựa lời khuyên giải
để vị Giám mục này trung thành với Chính
phủ. Đồng thời, Người cũng có thái độ xử
sự dứt khoát, kiên quyết trừng trị những kẻ
mượn tiếng đạo, làm nhục Chúa, làm hại
dân. Đối với kẻ lợi dụng tôn giáo để gây
chia rẽ, dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào chống lại
Tổ quốc, Người chỉ rõ: “Chính phủ sẽ
nghiêm trị những kẻ lừa bịp, cưỡng bức
đồng bào phải lìa bỏ quê hương, sa vào một
đời sống tối tăm cực khổ về phần xác cũng
như phần hồn” [10, tr. 606].
Đặc biệt, trong các dịp lễ trọng đại của
các tôn giáo, Người không quên chúc phúc,
an lành đến các chức sắc và tín đồ các tôn
giáo. Hồ Chí Minh chân thành bày tỏ và
khẳng định: “Ý dân là ý Chúa”. Con đường
yêu nước mà đồng bào đang đi là hoàn toàn
đúng. Tôi mong các cụ phụ lão, các vị
giám mục và các linh mục hăng hái khuyến
khích tín đồ trong mọi công việc ích nước,
lợi dân” [11, tr. 314]. Đồng thời, Người
cũng kịp thời động viên, khen ngợi, tuyên
dương những người có công lao, thành tích
đóng góp cho cách mạng. Trong Thư gửi
đồng bào các tôn giáo Cao Đài, Hòa Hảo,
Người viết: “Hai phái đạo Cao Đài do cụ
Cao Triều Phát lãnh đạo luôn luôn cùng
đồng bào toàn quốc hăng hái kháng chiến.
Tổ quốc và Chính phủ sẽ nhớ công những
người con trung thành” [6, tr. 422]. Tình
cảm chân thành, trọng thị của Hồ Chí Minh
với giáo chủ và các chức sắc tôn giáo đã
góp phần củng cố lòng tin, tăng cường sự
nhất trí, đoàn kết giữa các tín đồ, chức sắc
tôn giáo với toàn thể dân tộc, để ngày càng
6
xích lại gần nhau, hoạt động vì lợi ích
chung của toàn thể dân tộc.
Thứ ba, công tác vận động tín đồ tôn
giáo phải quan tâm xây dựng đời sống kinh
tế, văn hóa cho đồng bào có đạo.
Theo Hồ Chí Minh, nội dung công tác
vận động quần chúng tín đồ tôn giáo phải
thiết thực, không dừng lại ở việc tuyên
truyền, thuyết phục, mà quan trọng hơn,
phải xây dựng đời sống kinh tế, văn hóa
ngày càng phát triển cho đồng bào. Hồ Chí
Minh đặc biệt coi trọng việc phát triển sản
xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho đồng bào ở những vùng đông
người theo đạo. Trong Bài nói chuyện tại
lớp bồi dưỡng cán bộ về công tác mặt trận,
Người huấn thị: “Phải ra sức củng cố hợp
tác xã, phát triển sản xuất, tăng thu nhập
cho xã viên. Đồng thời phải đảm bảo tín
ngưỡng tự do. Nhưng hoạt động tôn giáo
không được cản trở sản xuất của nhân dân,
không được trái với chính sách và pháp
luật của Nhà nước” [10, tr. 606]. Từ lập
trường duy vật mác-xít, Người động viên
đồng bào: “Từ nay với sự cố gắng của
đồng bào, sản xuất sẽ ngày càng phát triển,
phần xác ta được ấm no thì phần hồn cũng
được yên vui, việc đấu tranh giành thống
nhất Tổ quốc, giữ gìn hòa bình càng chóng
thắng lợi như bài hát: “Sáng danh Thiên
chúa trên các tầng giời, hòa bình cho người
lành dưới thế”” [9, tr. 285].
Hồ Chí Minh luôn chăm lo đến đời
sống của đồng bào tôn giáo, chăm sóc cả
“phần xác” và “phần hồn”. Theo Người,
“phần xác có no ấm thì phần hồn mới
thong dong”, từ đó Người chỉ đạo Chính
phủ cần có chính sách cụ thể để cải thiện
cuộc sống cho đồng bào. Đối với “phần
hồn” của đồng bào tôn giáo, Người không
chỉ đánh giá cao giá trị của văn hóa tôn
giáo, mà còn trực tiếp quan tâm tới sinh
hoạt tôn giáo. Người đã nhiều lần đến các
chùa chiền, nhà thờ với tấm lòng thành
kính dự các lễ nghi tôn giáo như: Lễ Phật
đản, Lễ Giáng sinh,...
Thứ tư, phải quan tâm đến việc xây
dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công
tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo.
Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò
của người cán bộ làm công tác vận động
quần chúng, bởi vì chính họ là những
người tuyên truyền, tổ chức thực hiện các
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước đến đồng bào các tôn giáo.
Người khẳng định, cán bộ là gốc của mọi
công việc và công việc thành công hay thất
bại là do cán bộ tốt hay kém. Theo Hồ Chí
Minh, người cán bộ làm công tác vận động
quần chúng tín đồ tôn giáo cần phải có
những phẩm chất sau:
Một là, phải nắm vững chính sách,
pháp luật của Nhà nước nói chung và
chính sách, pháp luật về tín ngưỡng tôn
giáo nói riêng.
Bởi vì: “Bất cứ việc to, việc nhỏ, lập
trường phải vững, chính sách phải hiểu cho
thấu, luôn luôn gần gũi học hỏi nhân dân,
đi đúng đường lối quần chúng thì việc gì
cũng thành công. Trái lại, thì thất bại” [8,
tr. 55-56] và “nếu cán bộ không nắm vững
chính sách, không đi đúng đường lối quần
chúng thì chính sách hay cũng hóa dở, tốt
cũng hóa xấu”, “nếu làm sai chính sách
không những dân ghét cán bộ, mà còn oán
Chính phủ, oán Đảng” [8, tr. 55].
Hồ Chí Minh từng nói về vai trò của
đội ngũ cán bộ làm công tác vận động đồng
bào tôn giáo như sau: “Ở Việt Nam có vấn
đề tôn giáo, đặc biệt là Thiên Chúa giáo;
nơi nào cán bộ tốt, tổ chức hợp tác xã đưa
lại quyền lợi cho giáo dân thì giáo dân rất
đồng tình” [11, tr. 118]. Ngược lại, “nơi
nào dân cũng tốt, lương cũng như giáo;
7
nhưng vì có những cán bộ không biết tổ
chức, không biết giải thích tuyên truyền, lại
tự tư, tự lợi, không cảnh giác để cho bọn
phản động chui vào các đoàn thể rồi phá
hoại” [8, tr. 55].
Hai là, phải có kiến thức nhất định về
tín ngưỡng, tôn giáo; am hiểu đặc điểm địa
bàn công tác.
Cán bộ làm công tác vận động quần
chúng tín đồ tôn giáo phải là người am
hiểu giáo lý, giáo luật của các tôn giáo để
khi giao tiếp, nói được ngôn ngữ tôn giáo
với đồng bào có đạo. Người không chỉ viết
thư thăm hỏi, chúc mừng khi Lễ Giáng
sinh, Lễ Phật đản mà còn chia sẻ với các
tín đồ bằng tình cảm sâu sắc. Với Công
giáo, Người kêu gọi họ “Phụng sự Thiên
Chúa và Tổ quốc”, “Kính chúa, yêu nước”.
Với đồng bào Phật giáo, Người động viên
các tín đồ hãy hành động theo lời Đức
Phật: “Lợi lạc quần sinh, vô ngã vị tha”.
Còn với đồng bào Cao đài, Hòa Hảo,
Người thúc đẩy lòng “ái quốc”,..v.vHiểu
rõ các tôn giáo, Người biết chắt lọc những
tinh hoa của các tôn giáo để vận động đồng
bào có cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”. .
Trong bài học về sáu điều nên làm và
sáu điều không nên làm dành cho cán bộ,
đảng viên, bộ đội thì điều thứ năm ghi rõ:
“Không nên xúc phạm đến tín ngưỡng
phong tục của dân (như nằm trước bàn thờ,
giơ chân lên bếp, đánh đàn trong nhà,
v.v.)” [6, tr. 409-410] và điều thứ năm nên
làm là: “Nghiên cứu cho hiểu rõ phong tục
mọi nơi, trước là để gây cảm tình và sau để
dần dần giải thích cho dân bớt mê tín” [6,
tr. 409-410]. Khi tuyên truyền ở những
vùng có nhiều tín đồ tôn giáo thì người cán
bộ phải biết hòa mình vào trong đời sống
hằng ngày của họ. Người lấy ví dụ về đồng
chí Lý An “Đến thôn thấy đồng bào lợp
nhà, đồng chí An lên lợp nhà giúp,Đồng
chí không nói mình là cán bộ, không tuyên
truyền thuế, dân công gì cả. Đồng chí ấy
chỉ nói những chuyện: bộ đội chiến thắng
thế nào, nhân dân các nơi hăng hái đi dân
công và đóng thuế nông nghiệp như thế
nào. Đồng bào nghe chuyện thích đòi đồng
chí ấy nói chuyện này qua chuyện khác.
Kết quả, họ tự động xin đóng thuế, xin đi
dân công” [7, tr. 393].
Ba là, phải có phương pháp đúng đắn,
phù hợp trong việc vận động quần chúng
tín đồ tôn giáo.
Nhấn mạnh đến phương pháp vận động
quần chúng của cán bộ, Người cho rằng,
đồng bào thiểu số hay đa số, lương hay
giáo, cán bộ biết cách làm thì đều vận động
được. Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ
phải có phương pháp trong việc tuyên
truyền, giáo dục, thuyết phục. Người dặn
dò người cán bộ phải thực sự “ba cùng”
(cùng sống, cùng ăn, cùng làm việc) với
nhân dân. Đặc biệt: “Phải biết nhẫn nại.
Nói với người nghe một lần người ta không
hiểu thì nói đến hai lần, ba lầnVề đức
tính này, phải học những người đi truyền
giáo” [5, tr. 64].
Hồ Chí Minh cho rằng, không nên
dùng lý luận cao siêu, những lời lẽ phức
tạp trong công tác tuyên truyền, vận động.
Người phê bình, uốn nắn các cán bộ cố
nhồi nhét chủ nghĩa Mác – Lênin cho đồng
bào có đạo. Người không đồng tình với
cách: “Đối với nông dân Công giáo, có đội
đã đưa chủ nghĩa Mác – Lênin ra giải
thích” [8, tr. 332]. Người thường nói những
điều vừa tầm, phù hợp với trình độ dân
chúng và tình cảm của giáo dân, như việc
tuyên truyền tình cảm yêu quê hương, đất
nước, nhu cầu về độc lập dân tộc và tự do
tín ngưỡng vốn là nhu cầu thiết thân đối
với họ. Người căn dặn, trong công tác
tuyên truyền, vận động, tốt nhất là nên
8
miệng nói, tay làm, tai lắng nghe, làm
gương cho người khác, từ cử chỉ đến diện
mạo, từ đạo đức đến tác phong: “Quần
chúng chỉ quý mến những người có tư cách
đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình
phải làm mực thước cho người ta bắt
chước” [6, tr. 552].
Đặc biệt, phương pháp vận động quần
chúng tín đồ tôn giáo phải biết gắn nhiệm
vụ của cách mạng với lý tưởng của những
người sáng lập ra các tôn giáo. Người
thường trích dẫn lời lẽ trong Kinh Thánh,
Kinh Phật nhằm động viên tín đồ các tôn
giáo tham gia tích cực vào sự nghiệp cứu
nước, kiến quốc. Hồ Chí Minh rất coi trọng
công tác tuyên truyền cho đồng bào tín đồ
các tôn giáo hiểu rõ chính sách của Đảng
và Chính phủ để họ tự giác thực hiện và
đấu tranh chống lại âm mưu lợi dụng tôn
giáo của địch. Người thường xuyên nhắc
nhở cán bộ, đảng viên: “Khi phát động
quần chúng, cán bộ phải hết sức chú ý đến
điều đó. Sai một ly đi một dặm, nơi nào
dân cũng tốt, lương cũng như giáo; nhưng
vì có cán bộ không biết tổ chức, không biết
tuyên truyền, lại tự tư tự lợi, không cảnh
giác nên đã để cho bọn phản động chui vào
các đoàn thể rồi phá hoại” [7, tr. 395].
3. KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác
vận động quần chúng tín đồ tôn giáo là một
nội dung quan trọng trong hệ thống lý luận
của Người về cách mạng Việt Nam. Đó là
sự vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa
Mác – Lênin về vấn đề “tính chất quần
chúng của tôn giáo”, phù hợp với đặc điểm
tôn giáo, xã hội và con người Việt Nam.
Tư tưởng đó đã trở thành quan điểm nhất
quán xuyên suốt mọi thời kỳ cách mạng do
Đảng lãnh đạo. Vận dụng đúng đắn tư
tưởng của Người trong sự nghiệp đổi mới
hiện nay sẽ đảm bảo cho các tôn giáo hoạt
động đúng pháp luật, vạch trần mọi mưu
toan của các thế lực thù địch lợi dụng tôn
giáo chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận
động quần chúng tín đồ tôn giáo là những
chỉ dẫn tuyệt vời mà ngày nay chúng ta còn
phải tiếp tục đào sâu, nghiên cứu kỹ. Bản
thân Người cũng là mẫu mực của một cán
bộ làm công tác tôn giáo không những giỏi
về nghệ thuật quản lý mà còn giỏi về việc
vận động đồng bào có đạo với những
phương thức linh hoạt. Người lôi cuốn
được đông đảo đồng bào có đạo theo cách
mạng không chỉ bằng đường lối đúng đắn
mà còn bằng cả trái tim nhiệt huyết, chân
thành và những hiểu biết sâu rộng của mình
về tôn giáo. Đó là tấm gương sáng mà tất cả
chúng ta cần phải học tập để góp phần củng
cố khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện
thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương
khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Hồ Chí Minh (1994), Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9
4. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, t.2, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội
5. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, t.4, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, t.5, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, t.6,