Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo, sự vận dụng của Đảng vào giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

Tóm tắt Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đây là lực lượng cần thiết thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều quan điểm về giáo dục và đào tạo có giá trị to lớn như: mục đích của giáo dục và đào tạo, nội dung giáo dục và đào tạo, phương pháp giáo dục và phải đào tạo được đội ngũ giáo viên có năng lực cho nền giáo dục mới. Những nội dung đó đã được Đảng vận dụng vào nền giáo dục đào tạo của nước ta hiện nay, đặc biệt ở các trường đại học. Sự vận dụng đó đã đạt được một số thành tựu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Việt Nam, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Bài báo đã trình bày được các nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, đồng thời làm rõ sự vận dụng của Đảng vào giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo, sự vận dụng của Đảng vào giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
120 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo, sự vận dụng của Đảng vào giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay Ho Chi Minh's thought about education and training, the application of the Party to Vietnamese higher education at present Nguyễn Thị Tình, Vũ Thị Lương, Phạm Thị Mai Email: tinh261086@gmail.com Trường Đại học Sao Đỏ Ngày nhận bài: 27/4/2018 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 10/6/2019 Ngày chấp nhận đĕng: 28/6/2019 Tóm tắt Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đây là lực lượng cần thiết thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều quan điểm về giáo dục và đào tạo có giá trị to lớn như: mục đích của giáo dục và đào tạo, nội dung giáo dục và đào tạo, phương pháp giáo dục và phải đào tạo được đội ngũ giáo viên có nĕng lực cho nền giáo dục mới. Những nội dung đó đã được Đảng vận dụng vào nền giáo dục đào tạo của nước ta hiện nay, đặc biệt ở các trường đại học. Sự vận dụng đó đã đạt được một số thành tựu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Việt Nam, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Bài báo đã trình bày được các nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, đồng thời làm rõ sự vận dụng của Đảng vào giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Tư tưởng Hồ Chí Minh; tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo; giáo dục đại học; giáo dục đại học ở Việt Nam. Abstract Education and training play an important role in training high quality human resources, which is an essential force to promote the development of each nation. Therefore, President Ho Chi Minh gave many views on education and training of great value such as the purpose of education and training, the content of education and training, as well as the methods of education and training to create well qualified teachers for new education. Those contents have been applied by the Party to our country's education and training today, especially in universities to improve the quality. That application has gained some important achievements that contribute to improving the quality of education in Vietnam, besides there are still some limitations to overcome. The article presented the basic contents of Ho Chi Minh’s thought about education, and clarified the Party's application to the current higher education in Vietnam. Keyword: Ho Chi Minh’s thought; Ho Chi Minh’s thought about education and training; higher education; higher education in Vietnam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, đồng thời là nhà giáo dục, nhà vĕn hoá lớn của thế giới. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm việc mở mang dân trí, chĕm lo cho sự nghiệp giáo dục. Với nhiệm vụ trọng đại là nâng cao dân đức, mở mang dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài thì nền giáo dục mới chính là động lực phát triển của đất nước. Tư tưởng về giáo dục và đào tạo của Hồ Chí Minh luôn thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến con người và coi trọng con người. Những nĕm qua, tiếp thu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định vai trò hết sức quan trọng của giáo dục, nhất là giáo dục đại học trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Sự vận dụng đó đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần xây dựng và phát triển con người Việt Nam, xã hội Việt Nam. Việc tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và Người phản biện: 1. PGS.TS. Đoàn Ngọc Hải 2. TS. Phạm Thị Hồng Hoa LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC 121Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019 đào tạo không những góp phần làm sáng tỏ thêm tư tưởng của Người mà còn có giá trị rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam hiện nay. 2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 2.1. Mục đích của giáo dục đào tạo là xây dựng con người mới Mục đích trọng tâm và xuyên suốt trong tư tưởng về giáo dục và đào tạo của Hồ Chí Minh là vì con người, cho con người, xây dựng con người mới và đào tạo ra những con người biết làm chủ nước nhà. Trong thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay cần đào tạo được những con người xã hội chủ nghĩa và phải biết chú trọng nhiệm vụ học tập. Giáo dục nhằm đào tạo lớp người có đức, có tài, kế tục sự nghiệp cách mạng của nước nhà. Một nền giáo dục mới là phải thực hiện dạy và học theo hướng phục vụ Tổ quốc và nhân dân. Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để sửa chữa tư tưởng. Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng. Học để tin tưởng. Học để hành. Giáo dục để đào tạo con người mới và cán bộ mới. Chất lượng và hiệu quả giáo dục không phải ở chỗ học nhiều, học vẹt, học thuộc lòng từng câu từng chữ, mà là giáo dục người học trở thành những người công dân hữu ích cho đất nước, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những nĕng lực sẵn có của những người trẻ tuổi. Đây là một nhiệm vụ vừa cơ bản, vừa lâu dài, vừa cấp bách đối với Việt Nam. Giáo dục là yếu tố quyết định trực tiếp nâng cao trình độ học vấn và giúp người học có kiến thức về lịch sử, vĕn hóa của dân tộc Việt Nam, thế giới. Để thực hiện được mục đích đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định nền giáo dục mới phải có nội dung toàn diện. 2.2. Nội dung giáo dục phải toàn diện và đào tạo ra những con người vừa “hồng”, vừa “chuyên” Trong giáo dục cần tránh tình trạng học lệch về một mặt nào đó, nặng về chuyên môn, xem nhẹ quan điểm tư tưởng, nặng lý thuyết, xem nhẹ thực hành. Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến tính toàn diện, cả nĕng lực và phẩm chất của người học. Theo Người, sản phẩm của giáo dục phải là những con người “hoàn toàn” vừa “hồng” vừa “chuyên”. Trước hết phải giáo dục chính trị tư tưởng, theo Hồ Chí Minh, chính trị là linh hồn, chuyên môn là cái xác. Có chuyên môn mà không có chính trị thì chỉ còn cái xác không hồn. Phải có chính trị trước rồi có chuyên môn. Thống nhất chính trị tư tưởng sẽ thống nhất hành động. Giáo dục chính trị tư tưởng sẽ giúp khắc phục tư tưởng lạc hậu, nâng cao tinh thần tự giác, tính tích cực của người học. Đào tạo con người xã hội chủ nghĩa thì trước hết phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Chính trị tư tưởng làm cho người học tin tưởng vào Đảng, vào nhân dân, vào tương lai tươi sáng của cách mạng. Giáo dục đạo đức cách mạng, Người khẳng định: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [7]. Trong giáo dục, Hồ Chí Minh thường nhắc nhở rèn luyện đạo đức là phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu khoa học, yêu lao động, thật thà, dũng cảm, sẵn sàng tham gia lao động và bảo vệ Tổ quốc. Thầy và trò phải yêu nước thương nòi, có ý chí tự lập tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ. Mọi người phải có tinh thần chất phác, hĕng hái, cần kiệm, xóa bỏ những vết tích nô lệ trong tư tưởng và hành động; tẩy sạch óc kiêu ngạo, tự phụ... Giáo dục vĕn hóa, chuyên môn, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vĕn hóa ứng xử trong nhà trường. Đó là cách ứng xử giữa thầy và trò, giữa thầy và thầy, giữa trò và trò, giữa thầy và trò với người quản lý. Cùng với giáo dục vĕn hóa là giáo dục chuyên môn về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và các nghiệp vụ khác. Người chỉ rõ đối với đại học thì chú ý cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn của Việt Nam, để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà. Các nội dung trên được Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát lại trong hai chữ “tài” và “đức”. Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam là phải đào tạo ra những con người vừa hồng, vừa chuyên, vừa có đức, vừa có tài: “Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức...” [4]. Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh những nội dung cốt yếu trong quá trình giảng dạy và học tập của mỗi người là: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc, rất là quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng. Đạo đức cách mạng là triệt để trung thành với cách mạng, một lòng, một dạ phục vụ nhân dân” [12]. Bên cạnh đó, Người cũng lưu ý nội dung giáo dục được đưa vào giảng dạy phải theo nguyên tắc “Quý hồ tinh bất quý hồ đa” (quý ở chất lượng, không quý ở số lượng). 122 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019 Với nội dung giáo dục toàn diện như trên, đã góp phần đào tạo những con người phát triển cả phẩm chất và tài nĕng của con người mới - con người xã hội chủ nghĩa. 2.3. Giáo dục đào tạo phải có phương pháp phù hợp Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng phương pháp giáo dục. Người nhấn mạnh, muốn học tập có kết quả tốt thì phải có phương pháp giáo dục đúng đắn. Từ đó, Hồ Chí Minh đã đưa ra một số phương pháp như sau: Thứ nhất, kết hợp học với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Tầm quan trọng của lý luận và sự cần thiết phải học tập lý luận được Hồ Chí Minh khẳng định trong nhiều bài nói, bài viết. Người nghiêm khắc phê phán bệnh coi thường lý luận, tình trạng kém và thiếu lý luận, lý luận suông, chỉ học thuộc lòng để đem lòe thiên hạ. Người cũng lưu ý, lý luận phải đem ra thực hành, thực hành phải theo lý luận : “ Lý luận rất cần thiết, nhưng nếu cách học tập không đúng thì sẽ không có kết quả. Do đó, trong lúc học tập lý luận, chúng ta cần nhấn mạnh: lý luận phải liên hệ với thực tế” [8]. Và “Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau” [12]. Thứ hai, dạy học phải phù hợp với trình độ người học, phù hợp với lứa tuổi. Theo Hồ Chí Minh, khả nĕng nhận thức của mỗi người là khác nhau, hoàn cảnh, điều kiện và tính cách cũng khác nhau. Do đó, muốn thực hiện tốt phương pháp này, giáo viên và người tổ chức phải có khả nĕng hiểu biết và nắm vững đặc điểm, tâm lí của đối tượng giáo dục, đồng thời phải cĕn cứ vào nhu cầu của người học trong quá trình giáo dục. Thứ ba, học tập phải liên tục và suốt đời. Hồ Chí Minh nhấn mạnh học tập là một việc phải thực hiện suốt đời: “học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi, thế giới ngày nay đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ. Cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến kịp nhân dân” [6]. Người cũng là một tấm gương học tập suốt đời bền bỉ và khiêm tốn, theo Người còn sống là còn phải học. Thứ tư, sửa đổi triệt để chương trình, sách giáo khoa cho phù hợp với từng giai đoạn và nhiệm vụ của cách mạng như kháng chiến, kiến quốc, khôi phục kinh tế, củng cố quốc phòng, xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất nước nhà,... Người nói: Giáo dục như người làm ra hàng. Làm ra hàng phải đúng với nhu cầu của người tiêu thụ. Nếu người ta cần nhiều xe mà mình làm ra nhiều bình tích thì hàng ế. Giáo dục cũng phải cĕn cứ vào trình độ vĕn hóa, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng. Vì vậy, cần có tài liệu thích hợp với từng đối tượng, nếu tài liệu không thích hợp thì học không có lợi gì [5]. Như vậy, để chuyển tải nội dung giáo dục một cách có hiệu quả nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những phương pháp hết sức sinh động và thiết thực. Tất cả những phương pháp đó luôn mang tính linh hoạt, mềm dẻo, ứng phó kịp thời với mọi tình huống trong giáo dục. Để thực hiện được những phương pháp giáo dục đó cần phải xây dựng được đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất và nĕng lực. 2.4. Xây dựng đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất và nĕng lực chuyên môn Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của thầy, cô giáo đối với xã hội. Người nhấn mạnh: "Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất..., những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh... Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội được? Vì vậy, nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang" [11] . Ðể làm tròn sứ mệnh vẻ vang ấy, người thầy giáo phải có chuyên môn vững và phẩm chất tốt. Bác nhắc nhở: "Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là vĕn hóa, chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức... Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con" [9]. Với quan điểm như vậy, trong quá trình giáo dục, người giáo viên phải luôn ý thức trau dồi đạo đức cách mạng, không ngừng rèn luyện chuyên môn, phải là tấm gương sáng để học sinh noi theo, phải gương mẫu từ lời nói đến việc làm, phải thương yêu chĕm sóc học sinh như con em ruột thịt của mình, phải thật sự yêu nghề, yêu trường, không ngừng học hỏi để tiến bộ mãi. Bên cạnh đó, mỗi giáo viên còn phải tự hình thành cho mình những nĕng lực sư phạm khác như: nĕng lực dạy học, nĕng lực ngôn ngữ, nĕng lực tổ chức, nĕng lực giao tiếp, Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đã vạch ra phương hướng cơ bản cho chiến lược con người, chiến lược phát triển giáo dục ở Việt Nam trong suốt mấy chục nĕm qua và cả thời gian sắp LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC 123Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019 tới. Quán triệt tư tưởng của Người, Đảng và Nhà nước Việt Nam hết sức quan tâm đến giáo dục và khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của Việt Nam, đặc biệt là giáo dục đại học. 3. VẬN DỤNG VÀO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học, công nghệ trên thế giới cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang phát triển mạnh mẽ. Trong xu thế đó, Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Bối cảnh đó đã đặt ra yêu cầu đối với Việt Nam là phải xây dựng được nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, Đảng luôn chú trọng việc tiếp thu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào công tác giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều chủ trương đúng đắn để lãnh đạo, phát triển giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quá trình vận dụng này đã đạt được một số kết quả nhất định. 3.1. Kết quả của giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay Quy mô các trường đại học ở Việt Nam tĕng lên nhanh chóng. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tháng 9 nĕm 2009 chỉ có 150 trường đại học, trong đó có 44 trường tư thục. Nhưng đến nĕm 2018, hệ thống giáo dục Việt Nam hiện có 235 trường đại học, học viện, tĕng gấp 1,57 lần so với nĕm 2009 (bao gồm 170 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn nước ngoài), 37 viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, phân bố ở hầu hết khắp các vùng trên cả nước. Từ quy mô như trên chúng ta có thể khẳng định, công tác xã hội hoá giáo dục ngày càng được đẩy mạnh, nguồn lực trong xã hội đầu tư cho giáo dục được huy động ngày càng nhiều. Sự phân bố các cơ sở giáo dục đại học đã dần rộng khắp trên phạm vi cả nước. Điều này là hết sức quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ có chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của từng địa phương và cả nước và đạt được mục đích của giáo dục. Cũng theo kết quả thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy mô sinh viên của các trường đại học nĕm học 2016-2017 tĕng 0,84% so với nĕm 2015-2016, nĕm học 2015-2016 trên cả nước có 1.753.174 sinh viên, nĕm học 2016-2017 tĕng lên 1.767.679 sinh viên, trong đó có 1.524.904 sinh viên học hệ công lập, 64.798 sinh viên học hệ ngoài công lập. Đến nĕm 2018-2019, sinh viên đại học chính quy gồm 1.443.000. Với quy mô như vậy đã giúp cho việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam có thể đáp ứng được nhu cầu của thời đại, góp phần xây dựng đất nước. Nghiên cứu khoa học là hoạt động được sinh viên tích cực tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Nĕm 2018, giải thưởng nghiên cứu khoa học của sinh viên đã thu hút được tổng số 389 đề tài với tổng số sinh viên tham gia là 982. Đây là những đề tài xuất sắc nhất được lựa chọn từ hàng nghìn đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên ở 88 trường đại học, học viện trong cả nước. Kết quả, Hội đồng chung khảo đã xét chọn được 9 đề tài đạt giải Nhất như: đề tài “Xây dựng sách ảnh minh họa kiến thức Tâm lý học đại cương dành cho sinh viên các khoa không chuyên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh” của nhóm sinh viên: Nguyễn Hải Uyên, Vũ Thị Yến Nhi, Trần Thị Thu Trang, khoa Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; 96 đề tài đạt giải Ba, 137 đề tài giải Khuyến khích. Tổng số có 249 đề tài đạt giải do 698 sinh viên thực hiện [14]. Với những kết quả trên đã góp phần thực hiện được mục đích của giáo dục đại học Việt Nam hiện nay là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và nĕng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng những con người mới xã hội chủ nghĩa, chủ động tích lũy kiến thức cũng như rèn luyện phẩm chất đạo đức. Tuy nhiên, một bộ phận sinh viên chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế, khả nĕng ngoại ngữ và kỹ nĕng mềm còn yếu. Các trường đại học Việt Nam hiện nay chưa đào tạo được lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao tương ứng với nhịp độ tĕng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế. Việc đào tạo ồ ạt dẫn đến nghịch lý là số lượng sinh viên đông nhưng chất lượng chưa tương xứng đã khiến các cử nhân sau khi ra trường khó có thể tìm cho mình một công việc thích hợp. Sinh viên khó có khả nĕng tiếp cận thị trường lao động do kỹ nĕng mềm còn hạn chế. Nhiều cử nhân khi làm việc tại các doanh nghiệp thì vẫn phải đào tạo lại. Hạn chế nữa lớn nhất với sinh viên Việt Nam là khả 124 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019 nĕng ngoại ngữ, nhất là trong thời kỳ hội nhập thì đó thực sự là rào cản lớn. Vì vậy, hằng nĕm có khoảng 72 nghìn sinh viên không có việc làm sau khi tốt nghiệp 12 tháng là điều đáng lo ngại [13]. Vì vậy, Đại hội XII của Đảng đã vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh khẳng định phải hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học gắn với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. 3.2. Nội dung giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay Đảng đã đưa ra quan điểm về giáo dục đào tạo là phải giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, giáo dục đạo đức, lối sống và nâng cao trình độ chuyên môn là những nội dung quan trọng trong giáo dục đại học. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, vĕn hóa, đạo đức trong các trường đại học rất được chú trọng. Các môn học về chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Tài liệu liên quan