-Đảng ta vận dụng tư tưởng này vào sự nghiệp xây
dựng, củng cố nền VH mới tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc ở nước ta hiện nay. Đây là điều hết sức cần
thiết và đúng đắn.
-Thấy được sự cống hiến to lớn của tư tưởng HCM trong
việc xây dựng nền VH mới ở nước ta.
42 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỒ CHÍ MINH ĐẸP NHẤT TÊN NGƯỜI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TÔN ĐỨC THẮNG
Bài 7
Người soạn: Nguyễn Thị Hồng
Năm - 2013
- Đảng ta vận dụng tư tưởng này vào sự nghiệp xây
dựng, củng cố nền VH mới tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc ở nước ta hiện nay. Đây là điều hết sức cần
thiết và đúng đắn.
A. Mục đích, yêu cầu
- Nắm khái niệm, tính chất, chức năng của VH
- Thấy được sự cống hiến to lớn của tư tưởng HCM trong
việc xây dựng nền VH mới ở nước ta.
B.Kết cấu nội dung, phân chia thời gian và trọng tâm
của bài
I. Hồ Chí Minh- nhà văn hóa lớn
1. Khái niệm văn hóa
2. Cống hiến của nhà văn hóa HCM
II.Tư tưởng HCM về văn hóa
1. Văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu Của cách
mạng
2. Giữ gìn cốt cách VH dân tộc, tiếp thu tinh Hoa VH
nhân loại
3. Mặt trận VH và chiến sĩ VH
4. VH do ND, vì NDdưới sự lãnh đạo của Đảng
5. Xây dựng nền VH mới VN
III. Xây dựng nền VH mới VN tiên tiến, đậm đà Bản
sắc dân tộc theo tư tưởng HCM
1. Thực trạng và những vấn đề đặt ra với VHVN trong xu
thế hội nhập
2. Xây dựng và phát triển nền VHVN tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc dưới ánh sáng tư tưởng HCM
*Đặt vấn đề
- Không phải chỉ trong thời kì vừa kháng chiến vừa kiến
quốc mà hiện nay tư tưởng HCM coi VH cũng là một mặt
trận và những người làm công tác VH là chiến sĩ trên mặt
trận ấy vẫn giữ nguyên tính thời sự nóng hổi.
- Mặc dù không có tiếng súng song hiện nay mặt trận VH
cũng không phải là một mặt hồ yên tĩnh. Hằng ngày hằng
giờ CNĐQ và các thế lực phản cách mạng vẫn thông qua
nhiều con đường trong đó có VH tiến công làm suy yếu
hòng xoá bỏ chủ nghĩa XH.
Hiện nay không ít người vẫn còn hoang mang dao động
hoài nghi về xu hướng tất yếu đi lên CNXH con đường
cách mạng của dân tộc mà đảng và Bác Hồ đã lựa chon.
- Chính vì thế nắm vững tư tưởng HCM về văn hoá trong
giai đoạn hiện nay là để chống lại nguy cơ "DBHB" chống
phá sự phá hoại của kẻ thù trên lãnh vực VH là một vấn
đề cần thiết.
TƯ TƯỞNG HCM VỀ VĂN HÓA
I. HCM nhà văn hóa lớn
1. Khái niệm VH
a. Khái niệm VH của tổ chức giáo dục, khoa học và
VHLHQ ( Unesco)
Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo về
giá trị vật chất và tinh thần khắc hoạ bản sắc tạo nên đặc
trưng riêng của cộng đồng trong quá khứ và trong hiện
tại của mỗi dân tộc.
Unesco đã chỉ ra cho chúng ta thấy, Văn hóa là bao gồm
cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng
tạo ra.
b. Khái niệm VH của HCM
"Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống loài
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,
đạo đức, pháp luật, KH, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và
các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và
phát minh đó tức là văn hoá. VH là sự tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài
người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời
sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
Theo nghị quyết của Đại hội đồng Unesco, Họp ngày 20
tháng 10 đến ngày 20 tháng 11 năm 1987 đã tôn vinh
HCM là anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn
hóa lớn.
2. Cống hiến của nhà VH HCM
Nghị quyết cho thấy sự
thống nhất, hòa quyện giữa
văn hóa với cách mạng,
cách mạng với văn hóa
trong con người của chủ tịch
HCM.
HCM, để lại dấu ấn trong quá trình phát triển của nhân
loại, vì đã góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu nhân
văn của loài người.
Đồng thời, trên cơ sở nhận thức, sức mạnh của văn hóa,
HCM đã sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển của
đất nước. Đó là các kế sách về chống giặc dốt, xây dựng
đời sống mới, nền đạo đức mới
Chủ tịch Hồ Chí
Minh tham gia vào
chương trình bình
dân học vụ, xoá mù
chữ cho nhân dân
II. Tư tưởng HCM về văn hóa
1. Văn hóa vừa là động lực,vừa là mục tiêu của cách
mạng
a. Văn hóa là động lực của cách mạng:
Một là: Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp
cho con người để nâng cao đời sống tinh thần cho nhân
dân
- Tư tưởng và tình cảm là 2 vấn đề chủ yếu nhất của đời
sống tinh thần của con người. Nhưng, tư tưởng cũng có tư
tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp và ngược lại
Theo HCM, VH có chức năng là phải bồi dưỡng tư tưởng
đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ
những sai lầm và thấp hèn có thể có trong tư tưởng, tình
cảm của mỗi người.
Nhưng, bồi dưỡng phải được tiến hành thường xuyên, vì
tư tưởng, tình cảm con người luôn chuyển biến, biến đổi
theo hoạt động thực tiễn XH của con người.
Bồi dưỡng, phải chú ý đến những tư tưởng và tình cảm
lớn, chi phối đời sống tinh thần của con người và dân tộc.
Vì thế, phải làm cho tư tưởng, tình cảm lớn thấm sâu vào
tâm lý quốc dân, vì tư tưởng, tình cảm khi đã đi sâu vào
tâm lý quốc dân sẽ biến thành sức mạnh vật chất, tạo dộng
lực cho cách mạng.
Chủ tịch HCM từng nói:“ Phải làm thế nào cho VH vào
sâu trong tâm lý của quốc dân, nghĩa là VH phải sửa đổi
được tham nhũng, được lười biếng, phù hoa, xa xỉĐồng
thời VH phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì
nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên đi lợi ích riêng
mình...’’.
Hoặc : “ đối với xã hội, VH phải làm thế nào cho mỗi
người dân VN từ già đến trẻ, cả đàn ông và đàn bà ai
cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biết hạnh phúc của riêng
mình nên được hưởng. Số phận dân ta là ở trong tay ta,
VH phải soi đường cho quốc dân đi”
Hai là: Nâng cao dân trí cho nhân dân:
- Dân trí là sự hiểu biết của người dân, trên tất cả các mặt
của đời sống XH. Như chính trị, kinh tế, văn hoá, chuyên
môn, KH, KT, thực tiễn
Nhưng con đường để nâng cao dân trí là phải thông qua
con đường văn hóa, trước hết là văn hóa giáo dục.Ngay
sau khi giành được độc lập, HCM đã xác định một trong
những nhiệm vụ cấp bách lúc này là xóa nạn mù chữ,
chống giặc dốt, nâng cao dân trí.
Vì thế, dù kháng chiến bùng nổ, khó khăn rất nhiều.
Nhưng, hưởng ứng lời kêu gọi của HCT “ Diệt giặc đói,
diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. Cán bộ bình dân học
vụ đã cố gắng khắc phục khó khăn, anh dũng chiến đấu
chống giặc dốt”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh
tham gia vào chương
trình bình dân học vụ,
xoá mù chữ cho nhân
dân
Vì theo Người “ một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”; và
“ Dốt thì dại, dại thì hèn. Vì không chịu dại, không chịu
hèn, cho nên thanh toán nạn mù chữ là một trong những
việc cấp bách và quan trọng của nhân dân các nước dân
chủ mới”
Ba là: Bồi dưỡng những phẩm chất cao đẹp, lối sống lành
mạnh cho nhân dân.
Văn hóa góp phần bồi dưỡng phẩm chất đạo đức để sửa
đổi thói hư tật xấu như tham nhũng, lười biếnghướng
con người đến cái chân - thiện - mỹ. Văn hóa góp phần
chống giặc nội xâm.
Văn hóa có vai trò bồi dưỡng phẩm chất chính trị, phẩm
chất chuyên môn tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp cách
mạng.
Văn hóa là chất keo liên kết và điều tiết các mối quan hệ
làm cho con người gắn bó và xích lại gần nhau hơn.
b. Văn Hóa là mục tiêu của cách mạng
Theo chủ tịch HCM,Triết lý phát triển xã hội VN của
HCM là độc lập dân tộc, dân chủ, CNXH.
là xây dựng một XH phát triển hài hòa, bền vững cả
đời sống vật chất và tinh thần, trong đó chú trọng một XH
công bằng, dân chủ, văn minh, đầy tình thương và lòng
nhân ái với những giá trị cao đẹp.
Triết lý phát triển HCM lấy chất lượng làm cơ bản và lâu
dài, vì hạnh phúc con người.
Tóm lại: Mục tiêu cuối cùng của VH là vì con người. Do
đó, con người là động lực, là mục tiêu của VH. Nếu
không quan tâm đến con người là đi ngược lại mục tiêu
của VH, tức không coi trọng con người, không quan tâm
đến sự phát triển và hoàn thiện con người.
- Cốt cách VH dân tộc là bản sắc của dân tộc bao gồm
những giá trị VH bền vững của cộng đồng các dân tộc
VN, được vun đắp qua hàng ngàn năm lịch sử, như lòng
yêu nước, ý chí tự cường, tự tôn dân tộc; tinh thần đoàn
kết, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng
nghĩa tình, cần cù sáng tạo trong lao động.
2. Giữ gìn cốt cách VH dân tộc, tiếp thu tinh hoa VH
nhân loại
a. Giữ gìn cốt cách VH dân tộc
Cốt cách VH dân tộc đóng vai trò to lớn trong sự nghiệp
dựng nước và giữ nước. tạo nên sức mạnh chiến thắng
mọi kẻ thù hung bạo, cũng như chống thiên tai
b. Tiếp thu tinh hoa VH nhân loại
Tiếp thu một cách toàn diện cả Đông, Tây, kim cổ. Toàn
diện còn thể hiện ở chỗ tiếp thu nhiều mặt, học thuật tư
tưởng như khổng giáo, phật giáo,
Tiếp thu nhiều mặt, nhiều lĩnh vực như tôn giáo, các học
thuyết, triết học
Chủ tịch HCM đã khẳng định :
“ VH dân tộc: “ Đối với VH dân tộc khác cần phải nghiên
cứu toàn diện, chỉ có trong những trường hợp đó mới có
thể tiếp thu chính xác hơn cho VH của chính mình”
Mặt trận VH là cuộc đấu tranh cách mạng trên lĩnh vực
VH, tư tưởng.
3. Về mặt trận VH và chiến sĩ VH
a. Mặt trận VH
Mục đích của mặt trận VH phải gắn với kháng chiến, phục
vụ kháng chiến, phục vụ chính trị, để giải phóng dân tộc,
giải phóng XH và giải phóng con người.
Mặt trận VH là một bộ phận của cách mạng, có vai trò
ngang hàng với các mặt trận khác như chính trị, quân sự,
ngoại giao...Nó có mặt trong mọi công tác cách mạng theo
tinh thần “ Văn hóa hóa kháng chiến”.
Nhưng hoạt động cách mạng trên lĩnh vực VH, nó có tính
chất khác với các mặt trận khác là lâu dài, gian khổ, phức
tạp.
Cả trong đấu tranh giành chính quyền cũng như xây dựng
chính quyền. Trong đấu tranh giành chính quyền là phải
đối mặt với kẻ thù, trong xây dựng là phải đấu tranh
chống lại thói hư tật xấu, nghèo nàn, lạc hậu
Nội dung đấu tranh trên lĩnh vực VH rất phong phú và đa
dạng. Nhưng cốt lõi là khẳng định, nhấn mạnh hệ tư tưởng
mới bao gồm cả về chính trị, triết học, đạo đức và nghệ
thuật.
Vì vậy xây dựng nền VH mới là dựa trên hệ tư tưởng của
CNMLN. Làm cho thế giới quan MLN chiếm vai trò chủ
đạo trong đời sống tinh thần của XH. Quan điểm này được
thể hiện trong hàng loạt các bài viết của Người trong suốt
cuộc đời hoạt động của mình.
b. Chiến sĩ VH
Chiến sĩ VH là người hoạt động trên mặt trận tư tưởng –
VH
Những người hoạt động trên lĩnh vực VH có vai trò rất
quan trọng và rất nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang.
Chủ tịch HCM nói:
“ cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm
vụ nhất định, tức là phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ
quốc, phụng sự nhân dân
Người cũng yêu cầu đối với cán bộ hoạt động trong lĩnh
vực VH phải có lập trường chính trị, tư tưởng vững vàng,
đồng thời phải dứng trên lập trừng quan điểm của
CNMLN. Đây là một loại vũ khí vô cùng sắc bén không
gì lây chuyển nổi.
Các chiến sĩ trên mặt trận VH phải biết dùng Ngòi bút của
mình làm vũ khí chiến đấu. Đây là một loại vũ khí vô
cùng sắc bén trên mặt trận tư tưởng VH.
Người nói:
“ Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong
sự nghiệp phò chính trừ tà, mà anh em VH và trí thức phải
làm cũng như là những chiến sĩ anh dũng trong cuộc
kháng chiến để tranh lại quyền thống nhất và độc lập cho
Tổ quốc”
Ngày nay các nhà báo đã dùng ngòi bút của mình chống
tham ô, tham nhũngNgười chiến sĩ trên mặt trận VH,
phải gắn bó với quần chúng nhân dân.
HCM yêu cầu người chiến sĩ phải “ thật hòa mình với
quần chúng” và không được quên rằng “ chỉ có nhân dân
mới nuôi dưỡng cho sáng tác của các nhà VH bằng những
nguồn nhựa sống..
Đòi hỏi người chiến sĩ VH phải có trí tuệ, bản lĩnh, đạo
đức cách mạng, chuyên môn sâu để tham gia tích cực vào
cuộc đấu tranh cách mạng chống mọi kẻ thù. Chống lại
cái ác, cái xấu bênh vực cái tốt..
Người thường nhắc nhở: “ Để là trọn nhiệm vụ, chiến sĩ
nghệ thuật cần có lập trường vững, tư tưởng đúng”
4. VH do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của
Đảng
Nhân dân là chủ thể của VH. Họ là những người sáng tạo
ra VH;
Văn hóa phục vụ nhân dân, nhân dân cũng là người kiểm
nghiệm, đánh giá, phản biện các sản phẩm văn hóa một
cách trung thực, khách quan.
kMọi hoạt động của văn hóa, xây dựng văn hóa của nhân
dân phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
5. Xây dựng nền VH mới VN
- Trước cách mạng tháng 8, HCM chủ trương xây dựng
nền VH dân tộc với 5 điểm lớn
Trong kháng chiến chống TDP xâm lược HCM chủ trương
xây dựng VHV có tính dân tộc, KH, đại chúng
Trong cách mạng XHCN , có nội dung nền VH XHCN và
tính dân tộc.
III. Xây dựng nền VH mới VN tiên tiến , đậm đà bản sắc
dân tộc theo tư tưởng HCM
1. Thực trạng và những vấn đề đặt ra với VH VN trong
xu thế hội nhập
2. Xây dựng và phát triển nền VHVN tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc dưới ánh sáng tư tưởng HCM
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH SỐNG MÃI TRONG SỰ
NGHIỆP CỦA CHÚNG TA
CÁM ƠN CÁC ĐỒNG CHÍ ĐÃ CHÚ Ý LẮNG
NGHE!