Thời đại ngày nay là thời đại của công nghệ thông tin (CNTT). Công nghệ thông
tin “bùng nổ” đã được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống con người, trong đó có
cả lĩnh vực giáo dục.
Việc ứng dụng CNTT trong nhà trường như một công cụ lao động "Trí tuệ"giúp
Ban giám hiệu nhà trường nâng cao chất lượng quản lí, giúp các thầy cô giáo nâng cao
chất lượng dạy học, trang bị cho học sinh kiến thức về CNTT, học sinh sử dụng các thiết
bị kĩ thuật số như một công cụ học tập, góp phần rèn luyện cho học sinh một số phẩm
chất cần thiết của người lao động trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Để thực hiện tốt đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và đổi mới giáo dục tiểu
học nói riêng đạt kết quả, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy và học tập có một vai trò
tích cực. CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình
thức học tập.
21 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 4397 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin vào làm đồ dùng dạy học và soạn giáo án điện tử như thế nào để đạt hiệu quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề
"ứng dụng CNTT vào làm đồ dùng dạy học và soạn giáo án điện tử
như thế nào để đạt hiệu quả"
Phần mở đầu
I. Lí do chọn chuyên đề.
Thời đại ngày nay là thời đại của công nghệ thông tin (CNTT). Công nghệ thông
tin “bùng nổ” đã được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống con người, trong đó có
cả lĩnh vực giáo dục.
Việc ứng dụng CNTT trong nhà trường như một công cụ lao động "Trí tuệ" giúp
Ban giám hiệu nhà trường nâng cao chất lượng quản lí, giúp các thầy cô giáo nâng cao
chất lượng dạy học, trang bị cho học sinh kiến thức về CNTT, học sinh sử dụng các thiết
bị kĩ thuật số như một công cụ học tập, góp phần rèn luyện cho học sinh một số phẩm
chất cần thiết của người lao động trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Để thực hiện tốt đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và đổi mới giáo dục tiểu
học nói riêng đạt kết quả, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy và học tập có một vai trò
tích cực. CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình
thức học tập.
Năm học 2008 - 2009 được chọn là "Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong
giáo dục” Và là năm học thứ tư Phòng giáo dục Hải An đã chỉ đạo các nhà trường tích
cực triển khai ứng dụng CNTT vào quản lí và dạy học.
Tập thể cán bộ, giáo viên trường Tiểu học Đằng Hải đã nhận thức được rằng:
Việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong
những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất. Song để ứng dụng CNTT hiệu quả trong
giảng dạy thì công việc đầu tiên và quan trọng đối với người giáo viên là làm đồ dùng
dạy học và soạn giáo án điện tử.
Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học được sự chỉ đạo của Phòng giáo dục và Đào
tạo Quận Hải An, tập thể cán bộ giáo viên trường Tiểu học Đằng Hải đã mạnh dạn đi sâu
nghiên cứu chuyên đề. "ứng dụng CNTT vào làm đồ dùng dạy học và soạn giáo án điện
tử như thế nào để đạt hiệu quả"
II. Cơ sở lí luận:
Ban chấp hành TW Đảng khoá IX đã có định hướng cho phát triển giáo dục "Tập
trung chỉ đạo phát triển giáo dục và đào tạo khoa học công nghệ thực sự ngang tầm là
quốc sách hàng đầu". Nhà nước đã có Nghị định số 64/2007/NĐ- CP ngày 10 tháng 4
năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước và
Chỉ thị số 55/2008 CT - BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo về
tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 -
2012.
Để con người Việt Nam nhanh chóng tiếp cận nền khoa học hiện đại tiên tiến của
thế giới và để mỗi học sinh nắm bắt được kho tàng kiến thức của nhân loại thì cần phải
thực hiện đổi mới giáo dục trước tiên phải đổi mới phương pháp dạy và học. Phương
pháp dạy học trước đây nặng nề về truyền thụ kiến thức thì ngày nay phương pháp dạy
học phải được thay đổi cách thức, hình thành những năng lực hoạt động, tìm tòi, khám
phá cho học sinh.
Vì vậy chúng ta cần phải quan tâm đặc biệt đến việc đổi mới phương pháp dạy
học bằng nhiều hình thức nhằm giúp cho học sinh phát triển năng lực tư duy, óc sáng
tạo, có ý chí tự lực trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Quá trình lĩnh hội kién thức của
học sinh là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ “tư duy trừu tượng đến thực
tiễn”. Chính vì vậy việc ứng dụng CNTT vào làm đồ dùng dạy học và soạn giáo án điện
tử có vai trò tác dụng to lớn trong việc giảng dạy học sinh tiểu học.
III. Cơ sở thực tiễn:
1. Thuận lợi:
*) Về đội ngũ có:
+ Trình độ Đại học Tin học: 2 đ/c.
+ 100% Giáo viên có chứng chỉ tin học (A, B),biết sử dụng máy vi tính và các đồ
dùng dạy học hiện đại, nhiệt tình trong công tác giảng dạy.
+ Đội ngũ giáo viên đã được học tập bồi dưỡng kiến thức Tin học và sử dụng các
thiết bị dạy học hiện đại theo chương trình bồi dưỡng của dự án phát triển giáo viên tiểu
học và dự án bồi dưỡng của Canada tài trợ.
+ Giáo viên đã quen với việc ứng dụng CNTT làm đồ dùng dạy học và soạn giáo
án điện tử. Điều đó đã được đánh giá bằng chất lượng của giáo viên tham dự các hội thi
và chuyên đề giáo dục trong nhà trường.
+ Bản thân mỗi giáo viên tự học và bồi dưỡng thêm kiến thức Tin học cho mình
: qua tài liệu tham khảo, sách báo, qua bạn đồng nghiệp…
+ Học sinh đã được tiếp xúc với các CNTT trong cuộc sống như ti vi, đài, máy
tính… trong gia đình và nhà trường.
* Về cơ sở vật chất.
+ Toàn trường có 26 máy vi tính. Trong đó:
. 1 phòng máy vi tính (gồm 17 máy được nối mạng Lan).
. 7 máy vi tính phục vụ cho công tác quản lý, kế toán, khảo thí, thư viện, công
đoàn nối mạng Internet.
. 2 máy tính xách tay
+ 2 máy chiếu Projecter.
+ 1 máy Scaner.
+ 4 máy in.
+ 1 máy Fotocopy.
+ 1 máy ảnh
+ 1 máy Fax.
+ Trường có một trang Website riêng.
* Trường đã luôn nhận được sự quan tâm của Sở giáo dục đào tạo, các ban ngành
chức năng từ thành phố đến quận, phường. Đặc biệt là sự chỉ đạo của Phòng giáo dục -
đào tạo về chuyên môn và sự hỗ trợ tích cực của phụ huynh học sinh đầu tư kinh phí cơ
sở vật chất, mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ cho dạy và học.
2. Khó khăn:
- Trình độ, năng lực giáo viên không đồng đều, một bộ phận giáo viên tuổi cao,
sức khoẻ yếu khi tiếp cận các phương tiện hiện đại và ứng dụng CNTT còn hạn chế.
- Việc ứng dụng CNTT làm đồ dùng dạy học và soạn giáo án điện tử thường mất
thời gian và mất công tìm tòi khai thác nên nhiều giáo viên còn ngại làm. Một số giáo
viên chưa nhận thức đúng việc ứng dụng CNTT vào dạy học cho rằng đây là việc làm
chưa thật cần thiết dẫn đến ý thức tự học còn chưa cao.
- Khả năng thiết kế bài giảng của một số giáo viên còn hạn chế nên chưa khai
thác được tiện ích của CNTT vào soạn giáo án điện tử mà phần nhiều còn phải nhờ kỹ
thuật viên tin học (GV dạy Tin học).
Để thiết kế và đưa ĐDDH và GAĐT thực hiện được thành công phải cần rất
nhiều phương tiện máy móc hỗ trợ song CSVC của nhà trường chưa đủ đáp ứng trang bị
phương tiện máy móc điện tử tới từng lớp học để khai thác giảng dạy nên việc sử dụng
ĐDDH và GAĐT đại trà ở các lớp chưa thực hiện được. Chủ yếu chỉ sử dụng ĐDDH và
GAĐT vào Hội giảng, hội thi, chuyên đề.
B. Phần nội dung
I. Vai trò của đồ dùng dạy học điện tử và giáo án điện tử trong việc đổi mới
phương pháp dạy học.
1. Đồ dùng dạy học điện tử là gì?
- Nếu đồ dùng dạy học truyền thống là những trang ảnh, mô hình, vật thật …
để mô phỏng, minh hoạ cho kiến thức bài dạy. Học sinh có thể cầm, nắm, sò mó, ngửi,
nếm được … Thì đồ dùng dạy học điện tử là những hình ảnh sống động, có màu sắc,
âm thanh sống động được xử lí bằng CNTT và phương tiện hiện đại để minh hoạ cho
nội dung kiến thức bài dạy.
- Đồ dùng dạy học điện tử được xây dựng bằng tri thức, bằng tư duy tổng hợp
và bằng các phương tiện hiện đại nên chỉ có thể sử dụng được bằng các ĐDDH hiện
đại và phụ thuộc vào năng lực, điều kiện cơ sở vật chất được đáp ứng thì mới có hiệu
quả.
2. Thế nào là giáo án điện tử?
- Giáo án điện tử khác với giáo án truyền thống là giáo án được xây dựng bằng
CNTT được kết hợp giữa kênh hình và kênh chữ, có tạo hình ảnh, màu sắc, âm thanh,
hiệu ứng sống động hấp dẫn hơn. Nhờ có CNTT giúp bài giảng được nhẹ nhàng, sinh
động hơn. Học sinh được kích thích trí tuệ, tiếp thu bài nhanh và cũng nhớ lâu hơn.
*ĐDDH điện tử và GAĐT là phương tiện dạy học mang tính hiện đại và
công nghệ cao, có vai trò tích cực cho việc đổi mới phương pháp dạy học, giúp học
sinh học tập và phát triển.
II. Những điều kiện để ứng dụng CNTT vào làm đồ dùng dạy học và
soạn giáo án điện tử hiệu quả.
1.Những kiến thức Tin học giáo viên cần có để thực hiện ƯD CNTT:
Muốn ứng dụng CNTT vào làm đồ dùng dạy học và soạn giáo án điện tử đạt hiệu
quả người giáo viên cần phải :
- Có kiến thức cơ bản về trình độ Tin học, sử dụng thành thạo máy tính, soạn thảo
văn bản.
- Biết sử dụng phần mềm trình diễn Power point.
- Biết cách truy cập Internet và thu nhận các nguồn tư liệu trên
mạng.
- Có khả năng sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh, làm các ảnh động, cắt các file
âm thanh.
Có được như vậy thì khi làm việc, người giáo viên không nhất thiết lúc nào cũng
cần phải có một giáo viên kĩ thuật viên tin học hỗ trợ.
VD: Đối với môn Lịch sử, Địa lí bài giảng thường đi kèm với nhiều hình ảnh
minh hoạ. Có thể là hình ảnh mô tả một trận chiến, các căn cứ địa cách mạng hay hình
ảnh của các vùng kinh tế mới, khí hậu, diện tích lãnh thổ của các nước trên thế giới, …
Nếu chỉ trình bày hoặc bằng lược đồ mô phỏng nội dung bài sẽ chưa hay, chưa hấp dẫn,
học sinh sẽ chóng chán không thích thú học tập. Nhưng dạy bằng giáo án điện tử thì lại
làm cho nội dung bài giảng phong phú hơn. Hiện tại những hình ảnh minh hoạ, phần
mềm cho các nội dung bài dạy nói trên tương đối nhiều trên Internet. Nhà trường đã lắp
đặt Internet đường truyền tốc độ cao ADSL, chúng tôi chỉ cần bỏ một chút thời gian lên
mạng là khai thác được, hình ảnh, đoạn phim cần minh hoạ cho bài giảng, điều đó đồng
nghĩa vối việc giáo viên phải biết cách truy cập Internet để lấy thông tin. Tuy nhiên
không phải hình ảnh nào cũng lấy từ Internet được mà những hình ảnh cần lấy từ sách
giáo khoa thì lúc đó ta phải Scaner (quét ảnh ) và chỉnh sửa ….
VD 1: Khi dạy Toán 1 bài "Phép cộng trong phạm vi 4" để hình thành các phép
cộng giáo viên sử dụng các hình ảnh các con vật sống động (các chú chim đang bay, các
con vật đang bơi) học sinh quan sát và nhận xét, các em sẽ nắm chắc kiến thức và nhớ
lâu hơn khi sử dụng hình ảnh con vật (tranh tĩnh).
VD 2: Khi dạy Lịch sử 4 bài “Chiến thắng Chi Lăng” giáo viên dạy bằng giáo án
điện tử với lược đồ tạo hiệu ứng giúp học sinh dễ dàng hình dung được diễn biến của
trận đánh.
Qua khảo sát hiệu quả từ phía học sinh cho thấy, nếu sử dụng phương pháp dạy
học truyền thống với phấn trắng bảng đen thì hiệu quả chỉ có 50%, trong khi hiệu quả
của phương pháp Multimedia (nhìn - nghe) lên đến 70%.
Như vậy để có một đồ dùng dạy học hay soạn một giáo án điện tử có hiệu quả thì
mỗi giáo viên cũng cần phải có kĩ thuật tin học .
Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học bằng đồ dùng dạy học và giáo án điện
tử thì giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Ngoài kiến thức
căn bản về vi tính, sử dụng thành thạo phần mềm Power point, giáo viên cần phải có ý
tưởng và niềm say mê thật sự với công việc thiết kế. Công việc đó đòi hỏi người giáo
viên phải có sự sáng tạo nhạy bén và tính thẩm mĩ.
2. Điều kiện về sở vật chất và trang thiết bị hiện đại để thực hiện UD CNTT.
Muốn ƯDCNTT vào làm được ĐDDH và soạn GAĐT thì cần phải có các phương
tiện hỗ trợ để thực hiện như :
+ Máy tính nối mạng Internet.
+ Máy chiếu Projecter.
+ Máy Scaner.
+ Các phần mền hỗ trợ làm ĐDDH và soạn GAĐT: Microsoft Powerpoint,
Violet, Macromedia Flash…
+ Máy ảnh.
+ Loa, mic …
Nhà trường Đằng Hải hiện nay đã có đủ các điều kiện về CSVC để đáp ứng việc
ƯDCNTT vào làm được ĐDDH và soạn GAĐT (như phần thuận lợi đã trình bày)
III. Một số biện pháp để ứng dụng CNTT vào làm đồ dùng dạy học và soạn
giáo án điện tử để đạt hiệu quả.
Qua 4 năm ứng dụng CNTT vào làm đồ dùng dạy học và soạn giáo án điện tử
chúng tôi đã sử dụng một số biện pháp sau:
1. Xây dựng kế hoạch làm đồ dùng dạy học và soạn giáo án điện tử ở tổ khối
chuyên môn và giáo viên.
Không phải bài học nào, kiến thức nào cũng làm được ĐDDH và GAĐT. Chính
vì vậy các tổ, khối, giáo viên xây dựng kế hoạch lựa chọn bài trong chương, ở từng khối
lớp theo tích hợp dọc và tích hợp ngang kiến thức môn học để có ý tưởng và định hướng
cho cho việc làm ĐDDH và soạn GAĐT.
Ví dụ 1: Môn Toán – Chúng tôi chọn thiết kế ĐDDH theo mảng kiến thức: Hình
học.
+ Lớp 1: Hình vuông, hình tròn, hình tam giác, điểm, đoạn thẳng, điểm ở trong,
điểm ở ngoài một hình.
+ Lớp 2: Đường thẳng, đường gấp khúc, Chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ
giác…
+ Lớp 3: Chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông, diện tích hình chữ nhật, điểm ở
giữa, trung điểm của đoạn thẳng…
+ Lớp 4: Góc tù, góc nhọn, góc bẹt, hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng
song song, hình bình hành, diện tích hình bình hành, hình thoi, diện tích hình thoi…
+ Lớp 5: Hình tam giác, diện tích hình tam giác, hình thang, diện tích hình thang,
hình tròn, đường tròn, chu vi hình tròn, diện tích hình tròn, hình hộp chữ nhật, hình lập
phương...
Qua các đồ dùng bằng CNTT về những khái niệm: điểm , đoạn thẳng, giới thiệu
các hình ở lớp 1, lớp 2, lớp 3 HS đã nắm được bản chất cấu tạo của các loại hình để các
em tiếp tục học cách tính chu vi, diện tích , thể tích các hình ở lớp 4, lớp 5.
Chương trình kiến thức môn học ở Tiểu học được thiết kế “đồng tâm”. Do vậy
chúng tôi đã chọn mảng kiến thức làm đồ dùng dạy học để có thể sử dụng ĐDDH đó
vào dạy được nhiều bài, nhiều khối lớp rất thuận lợi và hiệu quả.
VD1: Khi làm đồ dùng môn TNXH chúng tôi chọn làm ĐDDH mảng kiến
thức chủ đề phần Tự nhiên, các dữ liệu có trong đồ dùng có thể lấy làm minh họa cho
nhiều giáo án điện tử. Nhóm đồ dùng đó chúng tôi sử dụng vào nhiều bài dạy. Cụ thể :
Lớp 1: TNXH bài: Con mèo, Con cá, Con gà, Cây rau, Cây hoa, Cây gỗ.
Lớp 2: TNXH bài: 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30.
Lớp 3: TNXH bài: Thực vật, Thân cây, Lá cây, Hoa, Động vật, Tôm, Cá, Chim,
Thú.
Ngoài ra, còn có thể lấy dữ liệu để xây dựng giáo án điện tử cho các môn học
khác :
+Tiếng Việt lớp 1: Bài 30: ua – ưa (Cua bể)
Bài 62: ôm - ơm (Con tôm)
Bài 82: êch – ich (Con ếch)
+ Lớp 4: Tập làm văn: Miêu tả con vật – Tuần 29, 30, 31, 32, 33
Khoa học: Dạy Chương : Thực vật và động vật:
Bài 58: Nhu cầu nước của thực vật.
Bài 63: Động vật ăn gì để sống?
Bài 67, 68: Ôn tập : Thực vật và động vật.
VD2: Khi làm đồ dùng môn Toán lớp 3, chúng tôi chọn làm ĐDDH về Bảng
nhân (Bảng chia): ứng dụng vào giảng dạy ở các khối 2, khối 3, khối 4, khối 5. Nhờ có
ĐDDH "Bảng nhân" giúp cho HS kiểm tra, tổng hợp, hệ thống kiến thức nhân, chia
trong bảng.
* Nhờ có CNTT để làm ra những đĩa ĐDDH điện tử sinh động hấp dẫn giúp
giáo viên tổng hợp kiến thức và học sinh tích cực học tập, hệ thống hoá kiến thức một
cách dễ dàng, hiệu quả nhằm khắc sâu nội dung kiến thức bài học hiệu quả hơn.
2. Khai thác Internet để tìm kiếm các thông tin, hình ảnh, phim tư liệu để
lựa chọn tư liệu làm đồ dùng dạy học và giáo án điện tử.
Để xây dựng được đồ dùng dạy học và giáo án điện tử có nội dung phong phú,
hình ảnh đẹp sống động chúng tôi đã không bỏ qua một thư viện khổng lồ, là nơi lưu
chứa tri thức của toàn nhân loại đó là “ Mạng Internet”. Như vậy một vấn đề quan trọng
và bắt buộc đối với giáo viên trong việc UD CNTT vào làm đồ dùng dạy học và soạn
giáo án điện tử là phải biết khai thác nguồn tài nguyên phong phú trên Internet.
VD 1: Khi dạy Lịch sử lớp 5 bài "Chiến thắng Điện Biên Phủ" để có những đoạn
phim tư liệu nhằm tái hiện diễn biến trận đánh chúng tôi đã khai thác Internet. Cắt ghép
từng đoạn phim hay, phù hợp với nội dung kiến thức cần cung cấp để làm GAĐT.
VD 2: Khi soạn giáo án điện tử môn TNXH lớp 3 bài Côn trùng:
Nhờ khai thác mạng Internet mà chúng tôi có thể cung cấp cho học sinh được
hình ảnh rất nhiều loại côn trùng với hình ảnh sống động màu sắc đẹp và đặc biệt hơn cả
chúng tôi còn có thể sử dụng các đoạn phim hoặc video clip về ích lợi của côn trùng
cũng như tác hại của chúng.
VD 3: Soạn giáo án điện tử môn Tiếng Anh giáo viên có thể lấy các hình ảnh
minh họa và cho các em nghe các đoạn hội thoại do người bản xứ đọc. Có như thế bài
giảng sẽ sinh động hẳn, các em lại nhớ được các từ vựng và phát âm chuẩn hơn. Có thể
đây là thao tác tương đối phức tạp nhưng nó mang lại tính hiệu quả cao trong công tác
giảng dạy.
* Khai thác dữ liệu qua mạng Internet có nhiều thuận lợi, bên cạnh khai thác
những hình ảnh sống động, hấp dẫn và hiện thực thì chúng tôi cần ghi được những lời
bình, lời nói, âm thanh tạo cho ĐDDH và GAĐT thêm sinh động.
Bên cạnh đó các nguồn thông tin tìm kiếm được rất phong phú nên chúng tôi đã
ứng dụng được các chức năng lưu trữ để hệ thống các tư liệu tìm được theo từng dạng
nhất định như văn bản, hình ảnh, phim … tập hợp và chia mảng kiến thức tạo cơ sở dữ
liệu phục vụ cho làm đồ dùng dạy học và soạn giáo án điện tử. Đồng thời chúng tôi ghi
vào đĩa CD, VCD để lưu trữ và giúp giáo viên khi sử dụng ĐDDH điện tử vào từng bài
giảng, từng khối lớp được thuận lợi hơn.
3. Sử dụng các phần mềm phục vụ làm đồ dùng dạy học và soạn giáo án điện
tử.
Trong quá trình xử lí dữ liệu để tạo ra những sản phẩm phù hợp với yêu cầu và
mục tiêu cần có một số phần mềm hỗ trợ. Chẳng hạn như:
* Microsoft Powerpoint: Phần mềm cho phép soạn các bài trình chiếu hấp dẫn để
làm bài giảng điện tử. Powerpoit có thể sử dụng được các tư liệu ảnh phim, cho phép tạo
được các hiệu ứng chuyển động khá hấp dẫn và các mẫu giao diện đẹp.
VD: Khi soạn GAĐT môn Mĩ thuật lớp 4 - Bài 23: Vẽ cái ca và quả. Chúng tôi
dùng phần mềm Powerpoint để giúp học sinh xác định được điểm cao nhất, thấp nhất,
giới hạn hai bên của hai mẫu vật. Nhờ đó học sinh xá định được khung hình chung của
hai mẫu vật...
* Phần mềm Violet: Dùng cho giáo viên có thể tự thiết kế và xây dựng được
những bài giảng điện tử sinh động, hấp dẫn, để trợ giúp cho các giờ dạy học trên lớp (sử
dụng với máy chiếu projector hoặc ti vi), hoặc để đưa lên mạng Internet. Tương tự như
Powerpoint nhưng Violet có nhiều điểm mạnh hơn như giao diện Tiếng Việt, dễ dùng,
có những tính năng chuyên dụng cho bài giảng như tạo các loại bài tập, chức năng thiết
kế riêng cho mỗi môn học và đặc biệt là khả năng gắn kết được với các phần mềm công
cụ khác.
* Macromedia Flash: Đây là phầm mềm cho phép vẽ hình, tạo ra hình ảnh động,
các hiệu ứng chuyển động và biến đổi, lập trình tạo ra các hoạt động mô phỏng và tương
tác sinh động, hấp dẫn. Thông thường chúng tôi không dùng Flash để tạo cả một bài
giảng vì nó sẽ tốn khá nhiều công sức, mà chỉ dùng để tạo ra các tư liệu rồi kết hợp với
Violet hoặc Powerpoint để tạo thành một bài giảng hoàn chỉnh.
VD 1: Bài “ Sự sinh sản của ếch” môn Khoa lớp 5 chúng tôi sử dụng phần mềm
này kết hợp các hiệu ứng để giới thiệu các giai đoạn phát triển của ếch.
Sử dụng một số đoạn video clip, hình ảnh cần chuyển định dạng đuôi cho phù
hợp việc sử dụng như phần mềm: xilisoft, autoramadia.
Sử dụng một số phần mềm cắt, ghép phim: Movie maker, Hero supper player…
VD2: Đồ dùng dạy học phần Tự nhiên lớp 1, cần hình ảnh tư liệu về cây hoa, giới
thiệu làng nghề truyền thống trồng hoa Đằng Hải, chúng tôi sử dụng máy quay phim nhỏ
để quay những tư liệu sống động về làng hoa và người trồng hoa sau đó chuyển đổi, cắt
ghép lấy những đoạn phù hợp với từng bài để dùng, Vì nếu chúng tôi dùng cả đoạn phim
sẽ rất dài làm cho tiết học không đảm bảo thời gian.
* Scaner: (Máy quét tranh ảnh) Nhà trường đã cung cấp trang thiết bị này để
phục vụ giảng dạy và đặc biệt làm đồ dùng dạy học và giáo án điện tử. Một số hình ảnh
không tìm được trên mạng hoặc không có sẵn bên ngoài chúng tôi phải sử dụng máy này
và quét ảnh từ trong SGK ra, đưa qua Photoshop để xử lí rồi sử dụng.
VD: Khi dạy Môn Địa lý lớp 5 bài :"Châu Phi "chúng tôi sử dụng quét ảnh SGK
các lược đồ Châu Phi cùng với kĩ thuật CNTT tạo hiệu ứng cho lược đồ làm cho học
sinh thấy rõ vị trí của Châu Phi trên bản đồ thế giới.
* Sound recorder: (Ghi âm và lồng tiếng)
VD: Khi soạn giáo án điện tử môn Đạo đức lớp 2 bài: “Quan tâm giúp đỡ bạn”
Chúng tôi sử dụng phần mềm này để lồng tiếng cho câu chuyện giới thiệu hành vi ở hoạt
động 1 và lồng tiếng cho các nhân vật trong tranh để giúp đỡ học sinh phân tích tình
huống ứng xử ở hoạt động 2.
* Adobe Photoshop: Là phần mềm xử lí ảnh và tạo được các ảnh động, cắt
ghép ảnh thông dụng nhất. Một số văn bản, tệp tin được lưu dưới định dạng pdf cần có
Adobe Reader mới đọc được.
VD: ĐDDH phân môn Kể chuyện lớp 1- Bài 31: “Khỉ và Rùa” và môn Tiếng
Anh với chủ đề "Nghề nghiệp" sau khi quét tranh ảnh trong SGK chúng tôi sử dụng phần
mềm Photoshop để chỉnh sửa ảnh và tạo ảnh động (hoạt