Ứng dụng mô hình 4C-ID trong dạy học kĩ thuật nhằm giảm “tải nhận thức”

1. Mở đầu Lí thuyết học tập là những khung khái niệm mô tả cách thức thông tin được hấp thụ, xử lí và giữ lại trong quá trình học tập. Lí thuyết tâm lí học về nhận thức giải thích, học tập dựa vào quá trình xử lí thông tin của bộ não để từ đó đưa ra các biện pháp, kĩ thuật thúc đẩy học tập. Khái niệm “tải nhận thức” (Cognitive load) xuất hiện để giải thích hoạt động thần kinh, hoạt động học tập bên trong tâm trí con người. Ngày nay, quan điểm của lí thuyết tải nhận thức (Cognitive load theory) có ảnh hưởng rất lớn đến thiết kế dạy học. Lí thuyết tải nhận thức cho rằng, bộ nhớ làm việc có giới hạn và nếu bị quá tải thì việc học, sự ghi nhớ và khả năng ứng dụng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Lí thuyết tải nhận thức thừa nhận rằng, người học có ba nguồn tải nhận thức độc lập với nhau: tải nhận thức bắt buộc, tải nhận thức ngoại lai và tải nhận thức lược đồ. Cả ba nguồn tải nhận thức này cùng phối hợp với nhau tạo thành bộ nhớ làm việc trong suốt quá trình học tập của người học (Nguyễn Văn Hạnh và Nguyễn Hữu Hợp, 2016). Mục tiêu của thiết kế dạy học là để tạo ra các nhiệm vụ học tập nhằm kiểm soát tải nhận thức bắt buộc ở mức vừa phải; phát triển các thiết kế dạy học để giảm tải nhận thức ngoại lai; thúc đẩy người học tham gia vào quá trình xử lí tích cực để huy động tải nhận thức lược đồ (Nguyễn Văn Hạnh và Nguyễn Hữu Hợp, 2016). Hiện nay có nhiều mô hình hướng dẫn thiết kế dạy học, mô hình 4C-ID được rất nhiều các nhà nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu và áp dụng để hướng dẫn thiết kế dạy học hướng đến đạt được các mục tiêu của thiết kế dạy học như trên. Bài viết đề xuất quy trình dạy học kĩ thuật dựa trên mô hình 4C-ID nhằm giảm tải nhận thức trong quá trình dạy học kĩ thuật.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng mô hình 4C-ID trong dạy học kĩ thuật nhằm giảm “tải nhận thức”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 135-139 ISSN: 2354-0753 135 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH 4C-ID TRONG DẠY HỌC KĨ THUẬT NHẰM GIẢM “TẢI NHẬN THỨC” Nguyễn Thị Cúc Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Hưng Yên Email: nguyenthicucspkthy@gmail.com Article History Received: 16/4/2020 Accepted: 08/5/2020 Published: 25/5/2020 Keywords technical teaching, 4C-ID model, cognitive load, teaching design. ABSTRACT In Vietnam, there are many studies on building a technical teaching model based on learning theories. However, the studies on cognitive load theory and instructional design model to reduce cognitive load are still few. The article analyzes the memory model, the cognitive load in the information processing process, and the structure of the 4C-ID model. From there, the author proposes a technical teaching process based on 4C-ID model to reduce cognitive load in the technical teaching process. Those studies will contribute to the theoretical basis for the specific design of technical and professional lessons. 1. Mở đầu Lí thuyết học tập là những khung khái niệm mô tả cách thức thông tin được hấp thụ, xử lí và giữ lại trong quá trình học tập. Lí thuyết tâm lí học về nhận thức giải thích, học tập dựa vào quá trình xử lí thông tin của bộ não để từ đó đưa ra các biện pháp, kĩ thuật thúc đẩy học tập. Khái niệm “tải nhận thức” (Cognitive load) xuất hiện để giải thích hoạt động thần kinh, hoạt động học tập bên trong tâm trí con người. Ngày nay, quan điểm của lí thuyết tải nhận thức (Cognitive load theory) có ảnh hưởng rất lớn đến thiết kế dạy học. Lí thuyết tải nhận thức cho rằng, bộ nhớ làm việc có giới hạn và nếu bị quá tải thì việc học, sự ghi nhớ và khả năng ứng dụng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Lí thuyết tải nhận thức thừa nhận rằng, người học có ba nguồn tải nhận thức độc lập với nhau: tải nhận thức bắt buộc, tải nhận thức ngoại lai và tải nhận thức lược đồ. Cả ba nguồn tải nhận thức này cùng phối hợp với nhau tạo thành bộ nhớ làm việc trong suốt quá trình học tập của người học (Nguyễn Văn Hạnh và Nguyễn Hữu Hợp, 2016). Mục tiêu của thiết kế dạy học là để tạo ra các nhiệm vụ học tập nhằm kiểm soát tải nhận thức bắt buộc ở mức vừa phải; phát triển các thiết kế dạy học để giảm tải nhận thức ngoại lai; thúc đẩy người học tham gia vào quá trình xử lí tích cực để huy động tải nhận thức lược đồ (Nguyễn Văn Hạnh và Nguyễn Hữu Hợp, 2016). Hiện nay có nhiều mô hình hướng dẫn thiết kế dạy học, mô hình 4C-ID được rất nhiều các nhà nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu và áp dụng để hướng dẫn thiết kế dạy học hướng đến đạt được các mục tiêu của thiết kế dạy học như trên. Bài viết đề xuất quy trình dạy học kĩ thuật dựa trên mô hình 4C-ID nhằm giảm tải nhận thức trong quá trình dạy học kĩ thuật. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Lí thuyết “tải nhận thức” Thuyết tải nhận thức được xây dựng trên một loạt các giả định về cấu trúc nhận thức con người (Moreno và Park, 2012) bao gồm: (1) Bộ nhớ làm việc và khả năng xử lí của con người có giới hạn; (2) Bộ nhớ dài hạn gần như không bị giới hạn về kích thước; (3) Tính tự động của quá trình xử lí nhận thức làm giảm tải cho bộ nhớ làm việc. Ý tưởng trọng tâm của thuyết tải nhận thức là bộ nhớ làm việc có giới hạn và nếu bị quá tải thì việc học, sự ghi nhớ và khả năng ứng dụng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Như vậy, quá trình xử lí thông tin của người học diễn ra trong bộ nhớ làm việc và áp đặt lên bộ nhớ làm việc một tải trọng nhận thức gọi là tải nhận thức (cognitive load). Thuyết tải nhận thức thừa nhận rằng, người học có 3 nguồn tải nhận thức độc lập với nhau, cả 3 hình thức tải nhận thức này cùng phối hợp với nhau tạo thành tải kí ức làm việc đặt lên người học trong suốt quá trình học: - Tải nhận thức bắt buộc (intrinsic cognitive load): Tải nhận thức bắt buộc xuất hiện trong quá trình học tập khi người học phải xử lí thông tin từ học liệu, quá trình xử lí này diễn ra trong bộ nhớ làm việc và áp đặt lên bộ nhớ làm việc (Đặng Đức Trọng và Lê Quốc Dũng, 2017). Tải bắt buộc chịu áp đặt bởi bản chất và cấu trúc bên trong của các thông tin từ học liệu. Cụ thể, yếu tố của thông tin ảnh hưởng đến độ cao/thấp của tải bắt buộc chính là mức tương tác thành tố của thông tin ấy. Thông tin tương tác cao đòi hỏi tải bắt buộc cao lên trong bộ nhớ làm việc và ngược lại. Trong thiết kế dạy học có thể kiểm soát mức độ của nó ở mức vừa sức người học. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 135-139 ISSN: 2354-0753 136 - Tải nhận thức ngoại lai (extraneous cognitive load): là loại tải hình thành do cách trình bày thông tin hoặc do các hoạt động học tập mà người học tham gia, nó cũng đòi hỏi các nguồn lực của bộ nhớ làm việc (Đặng Đức Trọng và Lê Quốc Dũng, 2017). Loại tải này không cần thiết và không liên quan đến mục tiêu học tập, nó được áp đặt bởi các phương thức/thiết kế dạy học được sử dụng. Các bài học trình bày chưa phù hợp, chưa hiệu quả sẽ gây ra loại tải nhận thức này. Loại tải này cũng được xác định bởi mức tương tác thành tố của thông tin được trình bày. Để giảm loại tải này, khi thiết kế dạy học cần chú ý về cách trình bày thông tin và tổ chức các hoạt động học tập phù hợp. - Tải nhận thức lược đồ (germane cognitive load): Mục đích của việc học tập là sự xây dựng và tự động hóa lược đồ. Sự xây dựng lược đồ liên quan đến các quá trình như giải thích, minh họa, phân loại, suy luận, phân biệt, và tổ chức xảy ra ở bộ nhớ làm việc. Các yếu tố của thông tin sau khi được xử lí bởi các quá trình này sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ dài hạn dưới dạng các lược đồ. Sau đó, trước một nhiệm vụ nhận thức, nếu lược đồ ấy có thể sử dụng được, trí nhớ của chủ thể nhận thức sẽ chuyển lược đồ ấy đến bộ nhớ làm việc và ứng dụng chúng một cách có ý thức. Nếu quá trình ứng dụng này được lặp đi lặp lại, ý thức của chủ thể trong quá trình ứng dụng sẽ giảm dần đến mức độ tối thiểu. Quá trình ứng dụng lược đồ tương ứng với mức độ nỗ lực và ý thức tối thiểu ấy được gọi là sự tự động hóa lược đồ (Đặng Đức Trọng và Lê Quốc Dũng, 2017). Do hai quá trình xây dựng và tự động hóa lược đồ diễn ra trong bộ nhớ làm việc nên chúng sẽ áp đặt lên bộ nhớ làm việc tải nhận thức lược đồ. Trong quá trình học tập, một nhiệm vụ nhận thức sẽ áp đặt một lượng tải nhận thức (gồm tổng lượng tải của cả ba loại tải) lên bộ nhớ làm việc, tức đòi hỏi một dung lượng nhất định của bộ nhớ làm việc để lưu giữ và xử lí các thông tin của nhiệm vụ ấy. Nếu dung lượng bộ nhớ làm việc được đòi hỏi cao hơn cái mà nó sẵn sàng đáp ứng thì sẽ xảy ra tình trạng quá tải nhận thức (cognitive overlad), gọi tắt là quá tải (overload). Nếu dung lượng của bộ nhớ làm việc bị quá tải trong khi xử lí một khối thông tin thì sau đó một vài, hoặc tất cả, thông tin ấy sẽ bị mất (Đặng Đức Trọng và Lê Quốc Dũng, 2017). 2.2. Mô hình 4C-ID (Four Components - Instructional Design Model) Mô hình 4C-ID (Four Components - Instructional Design Model) (Van Merriënboer, 1997) giả định rằng, tất cả kiến thức của con người được lưu trữ trong các lược đồ nhận thức. Mô hình này hướng dẫn thiết kế dạy học dựa trên cả kiến trúc của con người và nguyên tắc đa phương tiện để đảm bảo người học sẽ làm việc trong một môi trường có mục tiêu, hiệu quả và hấp dẫn. Mô hình gồm có 4 thành phần (hình 1): - Nhiệm vụ học tập (learning tasks): Các nhiệm vụ học tập được thể hiện dưới dạng vòng tròn; một chuỗi các nhiệm vụ đóng vai trò là xương sống của khóa học hoặc chương trình giảng dạy. Tải nhận thức bắt buộc xuất hiện khi người học nỗ lực giải quyết các nhiệm vụ học tập; vì vậy, nó bị ảnh hưởng rất lớn bởi chuyên môn học tập. Để kiểm soát tải nhận thức liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, cần thiết kế tổ chức các nhiệm vụ học tập từ đơn giản đến phức tạp và sự hỗ trợ giảm đi trong quá trình học tập khi người học có thêm chuyên môn (hình 1). - Thông tin hỗ trợ (supportive information): Thông tin hỗ trợ được liên kết với các lớp nhiệm vụ, bởi vì thông tin này có liên quan đến tất cả các nhiệm vụ học tập trong cùng một lớp (hình 1). Thông tin hỗ trợ thường có tính tương tác cao; do đó, không nên trình bày cho người học trong khi thực hiện các nhiệm vụ học tập. Thông tin hỗ trợ được trình bày tốt nhất trước khi người học bắt đầu thực hiện một nhiệm vụ học tập để không bị quá tải. Theo cách này, một lược đồ nhận thức có thể được xây dựng trong bộ nhớ dài hạn; sau đó, có thể được kích hoạt trong bộ nhớ làm việc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Thông tin hỗ trợ phải được xác định đúng loại với số lượng hỗ trợ phù hợp và để nó giảm dần vào thời điểm thích hợp, bởi vì quá nhiều hoặc quá ít hỗ trợ có thể cản trở quá trình học tập. Đặc biệt, khi trình bày thông tin cần chú ý đến nguyên tắc xử lí thông tin theo mô hình học tập đa phương tiện để người học không bị quá tải trong quá trình tiếp nhận thông tin (Merriënboer và Kirschner, 2018). - Thông tin thủ tục (procedural information): Thông tin về thủ tục chỉ ra rằng, các đơn vị thông tin được kết hợp rõ ràng với các nhiệm vụ học tập riêng biệt. Thông tin thủ tục bao gồm các hướng dẫn từng bước và phản hồi khắc phục; do đó, thông tin thủ tục tốt nhất là được trình bày chính xác khi người học cần nó. Thông tin về thủ tục cần được trình bày cho người học chính xác vào thời điểm cần thiết và chỉ được trình bày nếu người học không thể nhớ lại. Mô hình 4C-ID lập luận rằng, bằng cách chỉ đưa ra thông tin về thủ tục khi cần thiết, có thể hạn chế các hiệu ứng chú ý phân chia theo thời gian; từ đó, giảm được tải nhận thức (Merriënboer và Kirschner, 2018). - Thực hành từng phần nhiệm vụ (part - task practice): Thực hành từng phần nhiệm vụ đại diện cho các mục thực hành xen kẽ với các nhiệm vụ học tập; điều này sẽ đem lại hiệu quả trong việc giảm tải nhận thức của người học, đặc biệt đối với người học có ít kinh nghiệm và kiến thức nền. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 135-139 ISSN: 2354-0753 137 Hình 1. Mô hình 4C-ID (Van Merriënboer và Paul A. Kirschner, 2018, tr 13) 2.3. Đề xuất quy trình dạy học kĩ thuật dựa theo mô hình 4C-ID Dưới góc độ giáo dục, kĩ thuật là một ngành học truyền đạt kiến thức khoa học về thiết kế và xây dựng cấu trúc, máy móc, vật liệu, hệ thống và quy trình giống như là ứng dụng kiến thức khoa học. Quá trình học tập kĩ thuật có ý nghĩa khi người học được thực hiện các nhiệm vụ học tập gắn liền với thực tiễn nghề nghiệp; thông qua đó, người học sẽ xây dựng lược đồ nhận thức cho bản thân và tự động hoá lược đồ khi người học áp dụng kiến thức mới vào trong những tình huống bối cảnh nghề nghiệp khác nhau. Do đó, quá trình dạy học kĩ thuật dựa theo mô hình 4C-ID sẽ giúp giáo viên có cơ sở trong thiết kế dạy học để giảm tải nhận thức cho người học. Chúng tôi đề xuất quy trình dạy học kĩ thuật dựa theo mô hình 4C-ID được tiến hành qua 4 bước cơ bản: (1) Bước 1. Xác định mục tiêu bài học: Mục tiêu học tập được xác định tuân theo chương trình giáo dục của môn học, hoặc tuân theo chuẩn học vấn đã quy định trong chương trình. Thiết kế mục tiêu học tập cần bao quát đủ 3 lĩnh vực của học tập là: 1. Nhận thức (tri thức và kĩ năng về sự kiện; kĩ năng hẹp - hiểu, kĩ năng mở rộng - phân tích, tổng hợp, đánh giá); 2. Cảm xúc (bao gồm kĩ năng cảm thụ và phán xét giá trị, ứng xử tình cảm và văn hóa thẩm mĩ, biểu đạt thái độ và giá trị như rung cảm, đồng cảm, bất bình, hài lòng); 3. Hoạt động thực tiễn (di chuyển tri thức và phương thức hành động trong các tình huống thực tế, giải quyết vấn đề từ sự kiện thực tế). (2) Bước 2. Thiết kế bài học: giáo viên cần thực hiện các công việc cụ thể sau: - Thiết kế nhiệm vụ học tập: phải thực hiện các công việc như thiết kế các nhiệm vụ học tập phù hợp mục tiêu, nội dung và sắp xếp các nhiệm vụ vào các lớp nhiệm vụ từ đơn giản đến phức tạp thuận lợi cho quá trình tiếp thu và xây dựng lược đồ nhận thức và giảm tải cho người học trong quá trình học tập. Thiết kế các nhiệm vụ học tập kĩ thuật cần: + Phải xuất phát từ nhiệm vụ thực tế làm cơ sở cho quá trình học tập phù hợp với bối cảnh nghề nghiệp. + Xây dựng dựa trên cơ sở phân tích mục tiêu bài học, thành phần nội dung tri thức, các kĩ năng hợp thành. + Xây dựng dựa trên sự tích hợp kiến thức và kĩ năng để giải quyết các nhiệm vụ. + Chiến lược xây dựng lược đồ nhận thức theo cách thiết kế các nhiệm vụ học tập là học tập quy nạp, kiến thức được tạo ra từ kinh nghiệm cụ thể; vì vậy, nhiệm vụ học tập được thiết kế cần phải cung cấp cho người học những kinh nghiệm cụ thể để xây dựng các lược đồ nhận thức mới và sửa đổi những cái hiện có trong bộ nhớ. + Sắp xếp các nhiệm vụ học tập thành các lớp nhiệm vụ từ đơn giản và phức tạp phải dựa trên cơ sở của kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Để giảm tải trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập thì hướng dẫn hỗ trợ sẽ giảm dần khi người học có thêm kiến thức chuyên môn. + Xác định môi trường thực hiện các nhiệm vụ học tập là môi trường mô phỏng hay môi trường thực tế. Nếu là môi trường mô phỏng phải thiết kế chân thực nhất môi trường thực tế. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 135-139 ISSN: 2354-0753 138 + Thiết kế thông tin hỗ trợ giúp người học xây dựng các kết nối giữa những gì người học đã biết và thông tin hữu ích để thực hiện thành công các nhiệm vụ học tập. Xác định các thông tin hỗ trợ cần trình bày: thông tin chung, ví dụ minh hoạ và phản hồi nhận thức. + Thiết kế thông tin chung theo tiếp cận có hệ thống để giải quyết vấn đề và mô hình miền, sử dụng các phương pháp hướng dẫn nhấn mạnh mối quan hệ có ý nghĩa giữa các yếu tố để giúp người học hiểu thông tin. + Thiết kế hệ thống giải quyết vấn đề phải có bối cảnh và chỉ rõ các giai đoạn giải quyết vấn đề và quy tắc giúp người học hoàn thành từng giai đoạn. + Thiết kế phản hồi nhận thức: yêu cầu người học so sánh và đối chiếu các quy trình và giải pháp giải quyết vấn đề của chính họ với những người khác. + Thông tin hỗ trợ được trình bày dưới dạng bài giảng đa phương tiện kết hợp hình ảnh và chữ viết trong một giao diện khi xuất hiện và được trình bày trước khi người học thực hiện nhiệm vụ để giảm tải nhận thức ngoại lai. - Thiết kế thông tin thủ tục: Thông tin thủ tục trong dạy học kĩ thuật được trình bày dưới dạng bảng quy trình kĩ thuật hay những hướng dẫn của giáo viên trong quá trình người học thực hiện nhiệm vụ. Để thiết kế thông tin thủ tục, giáo viên cần thực hiện các công việc sau: + Xác định nội dung của thông tin thủ tục cần trình bày cho bài học: Người học cần thông tin về thủ tục để thực hiện các khía cạnh thường xuyên của các nhiệm vụ học tập. Thông tin thủ tục là “hướng dẫn cách làm”, “hướng dẫn dựa trên quy tắc” hoặc “hướng dẫn từng bước” và thường được trình bày bởi người hướng dẫn hoặc được cung cấp dưới dạng hướng dẫn, hệ thống trợ giúp (trực tuyến), hướng dẫn tham khảo nhanh, ứng dụng trợ giúp trên máy tính bảng và / hoặc điện thoại thông minh,... Thông tin thủ tục còn là các phản hồi khắc phục giúp người học phát hiện, sửa lỗi và hình thành các quy tắc nhận thức chính xác. + Xác định chiến lược trình bày thông tin thủ tục giảm sự phân chia sự chú ý của người học trong quá trình học tập (nhằm làm giảm tải nhận thức bên ngoài) trên giao điện của bài học: Khi sử dụng thông tin thủ tục, người học phải phân chia sự chú ý của họ giữa nhiệm vụ học tập mà họ đang thực hiện và thông tin thủ tục được trình bày để chỉ định cách thực hiện các khía cạnh lặp lại của nhiệm vụ. Trong tình huống này, người học phải liên tục chuyển sự chú ý giữa thông tin thủ tục và nhiệm vụ học tập để tích hợp tinh thần cả hai. Việc chuyển đổi liên tục giữa các hoạt động tinh thần (nghĩa là thực hiện nhiệm vụ và xử lí thông tin thủ tục) có thể làm tăng tải nhận thức bên ngoài và cản trở việc học. Để ngăn chặn hiệu ứng phân chia chú ý, điều quan trọng là tích hợp đầy đủ thông tin thủ tục vào môi trường nhiệm vụ và thay thế nhiều nguồn thông tin bằng một nguồn thông tin tích hợp duy nhất. Sự tích hợp này làm giảm tải nhận thức bên ngoài và có tác dụng tích cực trong học tập. + Thiết kế giao diện trình bày thông tin thủ tục: thoả mãn các điều kiện tích hợp đầy đủ thông tin thủ tục vào môi trường nhiệm vụ và thay thế nhiều nguồn thông tin bằng một nguồn thông tin tích hợp duy nhất; hiển thị thông tin chỉ trong thời gian chỉ định cách thực hiện các nhiệm vụ đó ở mức độ chi tiết có thể được hiểu ngay lập tức bởi tất cả người học. Các phương tiện truyền thông truyền thống để trình bày thông tin về thủ tục là giáo viên và tất cả các loại công cụ hỗ trợ công việc trên giấy và hỗ trợ học tập. Vai trò của giáo viên là quan sát lớp học, phòng thí nghiệm hoặc nơi làm việc và đưa ra hướng dẫn để thực hiện. Trong môi trường dựa trên máy tính, việc trình bày thông tin về thủ tục đang được tiếp nhận bởi các công cụ hỗ trợ công việc trực tuyến và hệ thống trợ giúp và các tác nhân sư phạm thông minh. Trong môi trường nhiệm vụ mô phỏng và thực tế, các thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng đã trở thành công cụ quan trọng để trình bày thông tin về thủ tục. - Thiết kế thực hành: Thực hành từng phần nhiệm vụ được thiết kế giúp người học luyện tập lặp đi lặp lại để đạt ở mức độ tự động rất cao. Trong dạy học kĩ thuật sẽ được thể hiện là các bài tập để người học luyện tập trong các lớp nhiệm vụ học tập. (3) Bước 3. Tổ chức dạy học: Những bài học được thiết kế dựa vào mô hình 4C-ID sẽ được tổ chức theo hình thức học tập kết hợp và hình thức tự học. Bảng 1. Cách tổ chức hoạt động học tập cho 4 thành phần với 2 trường hợp theo hình thức kết hợp và hình thức tự học (Merriënboer và Kirschner, 2018) Hình thức kết hợp (Điều khiển bởi giáo viên và hệ thống bài học được thiết kế trên máy tính) Hình thức tự học (Người học tự điều khiển quá trình học tập trên giao diện bài học trên máy tính) 1. Nhiệm vụ học tập Giáo viên/hệ thống lựa chọn và trình bày các nhiệm vụ học tập phù hợp cho từng cá nhân người học. Người học tự định hướng tìm kiếm và chọn nhiệm vụ học tập của riêng mình. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 135-139 ISSN: 2354-0753 139 2. Thông tin hỗ trợ Giáo viên/hệ thống trình bày thông tin hỗ trợ có liên quan trước khi người học bắt đầu làm việc với một lớp nhiệm vụ mới và đảm bảo thông tin này vẫn có sẵn. Người học tự định hướng tìm kiếm và nghiên cứu thông tin hỗ trợ hữu ích từ tất cả các tài nguyên có sẵn (ví dụ: Internet, thư viện) 3. Thông tin thủ tục Giáo viên/hệ thống đóng vai trò là trợ lí và trình bày thông tin thủ tục chính xác khi người học cần. Người học tự định hướng và tìm kiếm hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn tham khảo nhanh khi cần trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. 4. Thực hành từng phần nhiệm vụ Giáo viên/hệ thống cung cấp thực hành từng phần nhiệm vụ cho một khía cạnh lặp lại được tự động hóa để người học luyện tập. Người học tự định hướng tìm kiếm và thực hành từng phần nhiệm vụ để cải thiện hiệu suất toàn bộ nhiệm vụ của mình. (4) Bước 4. Đánh giá kết quả học tập: Đánh giá kết quả dạy học theo tiếp cận lí thuyết tải nhận thức trên các tiêu chí sau: + Bài kiểm tra, đánh giá: Kĩ năng nghề nghiệp và sản phẩm tương ứng (công cụ bài kiểm tra lí thuyết, thực hành); kĩ năng phân tích và chuyển giao thực tế (kĩ năng lập luận) (Melo và Mirand, 2014). + Phiếu phản hồi: đánh giá sự hài lòng của người học (xây dựng thang tiêu chí đánh giá sự hài lòng); sự cam kết của người học cho buổi học sau (xây dựng thang tiêu chí để đánh giá); nỗ lực tinh thần (dùng thang đo Likert để xác định nỗ lực mà người học đã đầu tư để thực hiện một nhiệm vụ được giao) (Melo và Mirand, 2014). + So sánh kết quả học tập đạt được và nỗ lực tinh thần của người học phải thực hiện trong quá trình học tập để đánh giá hiệu quả của quá trình học tập theo mô hình. 3. Kết luận Bài viết đã phân tích các loại tải nhận thức trong quá trình học tập theo lí
Tài liệu liên quan