Những năm gần đây, Moodle được biết
đến là một phần mềm quản lý học tập miễn phí hàng
đầu và ngày càng được sử dụng nhiều tại Việt Nam để
xây dựng hệ thống học tập trực tuyến. Bài viết này thảo
luận một số khía cạnh về việc sử dụng Moodle trong
môi trường giảng dạy ngôn ngữ tại Việt Nam liên quan
tới các đặc thù nghiên cứu của việc học và dạy tiếng
Việt và đề xuất sử dụng rộng rãi Moodle tại Việt Nam.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 183 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng Moodle trong hệ thống đào tạo giảng dạy ngoại ngữ trực tuyến ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
687
ỨNG DỤNG MOODLE TRONG HỆ THỐNG ĐÀO TẠO
GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ TRỰC TUYẾN Ở VIỆT NAM
Đinh L Giang
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh
Tóm t
t: Những năm gần đây, Moodle được biết
đến là một phần mềm quản lý học tập miễn phí hàng
đầu và ngày càng được sử dụng nhiều tại Việt Nam để
xây dựng hệ thống học tập trực tuyến. Bài viết này thảo
luận một số khía cạnh về việc sử dụng Moodle trong
môi trường giảng dạy ngôn ngữ tại Việt Nam liên quan
tới các đặc thù nghiên cứu của việc học và dạy tiếng
Việt và đề xuất sử dụng rộng rãi Moodle tại Việt Nam.
Abstract: Moodle has been known for years as a
leading free learning management software and more
and more used in Vietnam to build online learning
systems. The paper discusses theoretical backgrounds
of Moodle to be served as language teaching
environment in Vietnam with regards of studied
characteristics of Vietnamese language learning and
teaching and suggest nationwide use of Moodle in
Vietnam.
1. Dẫn nhập
Sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT)
nói chung, mạng toàn cầu nói riêng mang lại
những ảnh hưởng và thay đổi đáng kể về nhiều
mặt của cuộc sống trong mấy chục năm trở lại đây,
từ lối sống, ứng xử xã hội, tâm lý đến các giao
thức truyền đạt, thu nhận, xử lý thông tin và giáo
dục đào tạo. Mạng di động, Facebook, Twitter,
các blogs, trang tin điện tử, các diễn đàn cộng
đồng đang làm việc tiếp cận kiến thức – chất
liệu của giáo dục – trở nên dễ dàng, phi
không/thời gian và phát triển đa thức. Vì vậy, ứng
dụng CNTT trong giáo dục và quản lý giáo dục
đào tạo ngày càng được quan tâm, bởi tính hiệu
quả, tiết kiệm, nhanh chóng, tiện lợi và khoa học.
Hai thập niên trở lại đây chứng kiến sự phát
triển của rất nhiều các công cụ - sản phẩm của
CNTT phục vụ giáo dục, với sự đầu tư rất lớn của
các quốc gia và các tập đoàn công nghệ, và của
các cộng đồng. Việc dạy và học ngoại ngữ cũng
không nằm ngoài xu hướng ứng dụng công nghệ
ấy và vì vậy, xây dựng các công cụ công nghệ
phục vụ giảng dạy ngoại ngữ (các phần mềm dạy
học trên máy và trực tuyến, nhận dạng lời nói,
dịch tự động, kiểm tra chính tả, tương tác thông
minh) luôn song hành với nghiên cứu khoa học
và giáo học pháp. Chất lượng đào tạo ở xu hướng
mới này là cái tâm của tam giác: phương pháp
giảng dạy, công nghệ hiện đại và nội dung hợp lý.
Trong đó, xu hướng mở, miễn phí và chia sẻ nhằm
mục đích phát triển là những giải pháp cho các
nước đang phát triển, nơi việc đầu tư hàng triệu,
hàng tỷ đô la cho các giải pháp công nghệ là
không thể. Nhiều giải pháp phần mềm mã nguồn
mở và miễn phí 1 cho đến nay được xây dựng
nhằm cung cấp cho giáo viên, trường học, tổ chức
giáo dục những công cụ xây dựng cho mình các
hệ thống dạy học, quản lý người học từ trực
tuyến đến cục bộ. Trong số đó, Moodle nổi lên
như là một giải pháp công nghệ trực tuyến mạng,
tiết kiệm mà hiệu quả cho nhu cầu xây dựng các
hệ thống học tập điện tử trực tuyến hiện nay.
Bài viết này thảo luận về một số khía cạnh
trong việc sử dụng Moodle trong việc xây dựng
các hệ thống dạy học ngoại ngữ trực tuyến tại Việt
Nam. Hiểu rõ và khai thác đúng đắn và phù hợp
Moodle đối với đặc thù dạy và học ngoại ngữ ở
Việt Nam sẽ không những phục vụ cho các mục
tiêu phát triển và nâng cao trình độ ngoại ngữ, mà
còn giúp tiết kiệm chi phí, giúp gợi ý các mô
hình/tiêu chuẩn đánh giá cho các hệ thống giảng
dạy ngoại ngữ trực tuyến hiện nay tại Việt Nam,
vốn vẫn còn ở giai đoạn manh nha, tự phát và
khác biệt về chất lượng.
1
Cần phân biệt 2 khái niệm gần nhau nhưng không trùng
nhau này
Tiu ban 5: #ng d$ng công ngh và thit b trong ging dy và nghiên c%u v ngoi ng
688
2. Về Moodle và tình hình sử dụng Moodle
hiện nay
Moodle, được định nghĩa như là một VLE2,
một LMS3 hay có khi là CLMS4, là phần mềm mã
nguồn mở/miễn phí, được sử dụng để xây dựng
một hệ thống quản lý nội dung và dạy học trực
tuyến (ngoài những mục đích khác được sử dụng
làm như trang tin, cổng thông tin, trang cộng
đồng). Được xây dựng từ 2001, đến nay sau 14
năm, Moodle phiên bản 2.7.1 (tháng 8/2014) có
rất nhiều các tính năng phục vụ học tập (các tính
năng cơ bản và dưới dạng các plugins do cộng
đồng người sử dụng Moodle và các công ty phát
triển Moodle thực hiện). Gói mã nguồn cũng như
hàng trăm các plugins có thể được tải miễn phí, có
hướng dẫn sử dụng. Trang chủ Moodle.org có đến
32 diễn đàn chính thức hỗ trợ sử dụng, trong đó có
27 diễn đàn thuộc các ngôn ngữ khác ngoài tiếng
Anh (bao gồm cả tiếng Việt). Moodle được dịch
ra 109 gói ngôn ngữ khác nhau. Có thể nói
Moodle là hệ thống học tập điện tử miễn phí và
mã nguồn mở lớn nhất hiện nay, được hàng chục
ngàn trường học, tổ chức giáo dục và công ty sử
dụng.Mỗi ngày có khoảng 2.000 lần các phiên bản
của Moodle được tải xuống5. Với một vài thao tác
không yêu cầu kỹ năng CNTT cao, các cá nhân,
các giáo viên riêng lẻ cho đến các nhóm trường
đại học lớn đến hàng trăm nghìn sinh viên đã có
thể có trong tay một công cụ mạnh và nhiều tính
năng để phục vụ cho mục đích dạy học, quản lý
học sinh/sinh viên lớp học, xây dựng cộng đồng
học tập v.v.. Tình hình sử dụng Moodle trên thế
giới và một số quốc gia (trong đó có Việt Nam)
được chúng tôi tổng hợp từ nhiều nguồn dữ liệu
khác nhau như sau (tính đến giữa tháng 8/2014):
Số trang đăng ký (trên Moodle.org): 64,385
Số quốc gia: 235
Tổng số khóa học: 7.637.558
2
Môi trường học ảo – Virtual Learning Environment
3
Hệ thống quản lý học tập – Learning Management
System
4
Hệ thống quản lý học tập các khóa học – Courses
Learning Management System
5
Số liệu tính ngày 25/8/2014
Tổng số người dùng: 72.265.428
Tổng số giáo viên: 1.153.671
Tổng số đăng ký học: 103.589.557
Tổng số bài diễn đàn: 135.074.005
Tổng số tài nguyên: 70.156.884
Tổng số câu trắc nghiệm: 217.631.936
Số trang Moodle đăng ký ở VN: 490
(Số liệu tổng hợp từ nguồn: moodle.org)
3. Cơ sở triết lý và giáo học pháp của
Moodle
Moodle được xây dựng trên nền tảng tương tác
xã hội giữa người học với môi trường, thể hiện ở 4
lý thuyết giáo dục hiện đại (là đề tài của nhiều
nghiên cứu, khóa luận, luận văn cao học, luận án
tiến sĩ và bài viết hội thảo quốc tế). Sự hình thành
triết lý giáo dục của Moodle là một quá trình vừa
tuyến tính vừa đa chiều giữa một số các lý thuyết
giáo dục học. Trước hết là lý thuyết kiến tạo
(constructivism). Theo lý thuyết này, con người
chủ động hình thành kiến thức mới khi học tương
tác với môi trường chung quanh. Những gì chúng
ta đọc, xem, nghe, cảm nhận sẽ được kiểm
chứng thông qua hệ kiến thức đã có sẵn và nếu
kiến thức đó phù hợp, kiến thức mới sẽ được hình
thành. Như thế, người học không chỉ là một ngân
hàng bộ nhớ (memory bank) thẩm thấu thông tin
một cách thụ động, cũng như kiến thức không chỉ
được chuyển một cách máy móc sang người học
qua các giác quan thu nhận (receptive). Điều này
không phủ nhận việc thông tin được chuyển trực
tiếp từ nguồn thông tin, mà nhấn mạnh rằng sự
chuyển dịch phải được thực hiện thông qua một
quá trình lĩnh hội. Lý thuyết kiến tạo xã hội
(Social constructivism), phát triển từ lý thuyết
kiến tạo trong môi trường xã hội, nơi các nhóm
xây dựng kiến thức cho nhau, cùng hợp tác xây
dựng một môi trường văn hóa nội nhóm cùng với
việc chia sẻ ý nghĩa của các sự vật hiện tượng. Khi
đó, người học sẽ chìm vào và là một phần của cái
môi trường văn hóa đó ở những mức độ khác nhau
và sẽ ứng xử theo các đặc tính của môi trường đó.
Có thể nói Lý thuyết kiến tạo xã hội là quan điểm
chủ đạo của Moodle.Martin Dougiamas, nhà sáng
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
689
lập Moodle, đã thể hiện quan điểm kiến tạo xã hội
ở Moodle qua luận án tiến sĩ ở 5 luận điểm chính.6
Ngoài ra, Moodle còn có hai cơ sở triết lý nữa
là quá trình thụ đắc kiến thức qua lý thuyết tạo
dựng (Constructionism) và các dạng ứng xử phân
tách và kết nối (Separate and connected) trong
thảo luận nhóm. Lý thuyết tạo dựng cho rằng quá
trình học chỉ hiệu quả khi người học tạo dựng cái
gì đó cho sự trải nghiệm của người khác. Các
dạng ứng xử phân tách và kết nối quan tâm đến
động cơ bên trong của các cá nhân tham gia một
thảo luận hay các hệ thống mạng xã hội.7
Như vậy, có thể thấy nền tảng triết lý giáo dục
của Moodle được xây dựng trên tính cộng đồng,
tính tương tác, tính chủ động thụ đắc và tính đa
dạng – là những đặc trưng cơ bản của thuyết kiến
tạo xã hội và là các tiêu chuẩn không thể thiếu của
một công cụ hệ thống dạy học hiện nay.
4. Một số ưu điểm của Moodle đối với việc
giảng dạy ngoại ngữ ở Việt Nam
Qua việc khảo sát một số hệ thống tương tự
như Moodle, có thể nhận thấy Moodle, ngoài một
vài nhược điểm kỹ thuật thì chứng tỏ nhiều ưu
điểm – lý do cho tính phổ biến của nó.
Trước hết, có thể thấy Moodle được xây dựng
6
Tóm tắt 5 luận điểm như sau:
(1) Mỗi người học đều là người dạy tiềm năng trong
một môi trường cộng tác (collaborative).
(2) Một cách học hiệu quả là thông qua quá trình tạo
hay giải thích nội dung kiến thức cho người khác
hiểu. Đây là cách “học qua hành động”.
(3) Nhận thức của người học phần lớn diễn ra qua quá
trình quan sát các hoạt động của người khác.
(4) Việc giảng dạy sẽ được thực hiện dưới hình thức
chuyển hóa (transformational) thông qua hiểu biết
nhất định về bối cảnh của người khác.
(5) Môi trường học cần phải mềm dẻo và phù hợp thì
mới đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người học.
7
Ứng xử tách biệt là khi một ai đó cố gắng giữ cho khách
quan và nhìn nhận trên sự việc (factual) và có khuynh
hướng bảo vệ quan điểm của học thông qua việc sử dụng
lô gích nhằm tìm ra các lỗ hổng của ý kiến của đối
thủ.Ứng xử kết nối là hướng tiếp cận đồng cảm hơn, chấp
nhận tính chủ quan, cố gắng lắng nghe và chất vấn trong
một nỗ lực để hiểu các quan điểm của người khác. Nói
chung ứng xử kết nối trong một cộng đồng học tập là một
yếu tố kích thích quá trình học, không chỉ mang người
học lại gần nhau nhưng cùng lúc kích thích những phản
xạ và quá trình tái xem xét những niềm tin về các giá trị
của họ.
trên nền tảng lý thuyết giáo dục học rõ rệt và nhất
quán. Cơ sở triết lý và lý thuyết giáo học pháp làm
nền tảng cho Moodle có thể nói là rất phù hợp với
xu hướng tương tác trực tuyến hiện nay và với
khuynh hướng giáo dục của thế kỷ 21 và khuynh
hướng web tương tác (Web 2.0), lấy cộng đồng
làm nền tảng và lấy bản sắc cá nhân làm điểm tựa
cho tri thức. Đối với Việt Nam, cơ sở giáo học
pháp này lại càng quan trọng vì nó giúp người dạy
và người học thoát khỏi được cách thức giảng dạy
ngoại ngữ truyền thống theo các phương pháp cũ
như ngữ pháp dịch chẳng hạn (vốn vẫn được áp
dụng khá nhiều ở lớp học ngoại ngữ tiểu học) và
đề xuất cách thức tổ chức dạy học theo hướng lấy
người học làm trung tâm.
Thứ hai, phải nói đến tính phù hợp của Moodle
trong việc triển khai các giáo trình, các khóa học
ngoại ngữ ở Việt Nam thường đặt cơ sở trên các
đơn vị bài/chương/phần, với sự tách rời các kỹ
năng. Đặc biệt các công cụ tương tác đồng thời và
lịch thời tỏ ra khá mạnh giúp cho người học và
người dạy có thể xây dựng một môi trường tương
tác qua lại. Các tính năng kiểm tra chuyên cần,
báo cáo hoạt động của người học và quản lý điểm
số theo hệ số, khả năng tạo các vai trò và tùy biến
tính năng của các vai v.v và v.v cũng rất phù hợp
và cần thiết với tình hình đào tạo ngoại ngữ chính
thức cũng như bổ trợ hiện nay ở Việt Nam.
Thứ ba là tính tùy biến và đa dụng của Moodle.
Đây có thể nói là một trong những ưu điểm lớn
của Moodle khi nó có thể sử dụng cho nhiều mục
đích giảng dạy khác nhau, nhiều kỹ năng khác
nhau và nhất là có sự tùy biến cả về nội dung lẫn
hình thức. Moodle cho phép nhiều cấp độ của việc
học tập kết hợp (blended learning), cho phép sự
phân cấp, phân vai, phân loại người học và bao
hàm rất nhiều các công cụ cho một quá trình học
cộng tác (collaborative learning). Tính tùy biến
này giúp cho các khóa học của Moodle trở nên đa
dạng, phong phú về hình thức, tài nguyên và
hướng tiếp cận nội dung. Ở góc độ kỹ thuật, tính
tùy biến (bao gồm cả các gói ngôn ngữ) giúp
chúng ta có thể điều chỉnh, thay đổi Moodle cho
phù hợp với đặc thù của người học và hệ thống
giáo dục Việt Nam. Tính đa dụng của Moodle
Tiu ban 5: #ng d$ng công ngh và thit b trong ging dy và nghiên c%u v ngoi ng
690
giúp cho nó là một sự tích hợp của không những
hệ thống cung cấp tài liệu học tập, tài liệu tra cứu,
mà hệ thống các lớp học theo nhiều kiểu định
dạng theo chủ đề, theo tuần, theo chương/bài, theo
hoạt động nhóm, theo dự án cho đến các khu
vực thảo luận hỗ trợ và bài tập cá nhân, bài tập
nhóm cho đến các trang tin tức, diễn đàn, blogs v.v.
Thứ tư, đặc biệt là với các nước đang phát triển
như Việt Nam, là tính tiết kiệm trong đầu tư xây
dựng. Trong điều kiện kinh phí đầu tư cho giáo
dục hiện nay ở Việt Nam còn hạn chế, Moodle có
thể nói là một giải pháp để trường học ở Việt Nam
có thể sở hữu hệ thống học tập trực tuyến với chi
phí không đáng kể. Chỉ cần so sánh đơn giản với
rất nhiều phần mềm thương mại khác thì chi phí
bỏ ra cho việc xây dựng, tập huấn sử dụng, thậm
chí là thực hiện nội dung trên cơ sở Moodle còn
thấp hơn là chi phí ban đầu duy nhất để mua một
phần mềm thương mại 8 . Ngoài ra, vấn đề bản
quyền và sở hữu trí tuệ của Moodle cũng rất rõ
ràng và nhất quán, giúp cho việc sử dụng, tùy biến,
chỉnh sửa, thương mại hóa nội dung giảng dạy
trong Moodle dễ dàng và được bảo vệ.
5. Kinh nghiệm và gợi ý trong triển khai e-
learning và khai thác Moodle tại Việt Nam
5.1. Góc độ phương pháp
- Mô hình học trực tuyến hay/và kết hợp: Trên
cơ sở các yếu tố như nội dung, đặc điểm môn học,
trình độ, Moodle gợi ý và cho phép triển khai
các mô hình học từ hoàn toàn trực tuyến đến kết
hợp, đến vai trò phụ trợ. Với đặc điểm các môn
thực hành ngoại ngữ, việc kết hợp giữa hoạt động
trực tuyến và trên lớp, giữa trực tuyến và trực diện,
giữa giáo viên với lớp (kênh tương tác chung) và
các học viên với nhau (kênh tương tác cá nhân) là
cần thiết. Ngoài ra, cần có sự lựa chọn nội dung
cho phần trực tuyến hay ngoại tuyến. [Garrison, D.
R.; H. Kanuka (2004), Watson, J., (2008)]
- Tiếp cận hình thức học trực tuyến: Việc triển
8
Chẳng hạn với MindFlash, phiên bản không giới hạn có
giá 4.999U$/tháng (bao gồm máy chủ). Như vậy, chỉ để
có 1 hệ thống LMS trong thời gian 3 năm thì số tiền lên
đến gần 180.000U$ chưa có nội dung và chi phí quản lý,
chi phí trả cho giáo viên.
khai e-learning nói chung và trên cơ sở Moodle
nói riêng cần có một quá trình liên tục và có chiến
lược, giúp người dạy và người học từng bước làm
quen với hình thức học mới. Quá trình đó cần đi
từ nội dung ít đến nhiều, từ vai trò thụ động đến
chủ động của người học, từ hoạt động cá nhân đến
hoạt động nhóm, từ hình thức học truyền thống
đến hiện đại, từ cách học có hướng dẫn đến tự học,
từ mục tiêu đánh giá tham khảo (quá trình) đến
đánh giá chính (qua các bài kiểm tra trên mạng)
v.v.. Quá trình tiếp cận có định hướng sẽ giúp
người học tự nhận ra những ưu điểm của hình
thức học trực tuyến thông qua quá trình tham gia.
- Mạng xã hội: Mạng xã hội như Facebook,
Twitter ngày càng thu hút và ở một mức độ nào đó
thay đổi ứng xử của người dùng internet. Khả
năng sẵn có trong việc bổ sung các tính năng hay
tích hợp mạng xã hội vào hệ thống học tập của
Moodle giúp tạo động lực học tập, nâng cao các
khả năng tương tác theo hướng kiến tạo xã hội,
đặc biệt là đối với thực hành (đọc viết) ngoại ngữ.
Các khu vực thảo luận, việc đánh giá hay hưởng
ứng một hoạt động học, các nhóm học tập khác
nhau, khả năng lựa chọn các hoạt động học ưa
thích, khả năng tương tác lẫn nhau trong quá trình
học làm cho việc học ngoại ngữ trên mạng có
những điểm tương tự như một mạng xã hội trong
đó người học là một thành viên đa quan hệ và
đóng vai trò tích cực, sẽ có hiệu quả hơn là họ chỉ
là những người thu nhận kiến thức/kỹ năng một
chiều từ giáo viên và các bài học trên mạng.
- Tính tự giác/tự chủ trong học tập: Với đặc
điểm của học tập trực tuyến, thông qua quá trình
tự đánh giá (self-evaluation) và đánh giá đồng cấp
(peer evaluation) cũng như quá trình tự đánh giá
hoàn thành nhiệm vụ học tập tự đánh giá kết quả
tiếp thu nội dung. Các dạng hoạt động như
workshop, wiki, glossary trên Moodle cho phép
xây dựng các quá trình đánh giá và tự đánh giá
như thế. Moodle cho phép thông báo về mức độ
hoàn thành bài học, những nhắc nhở đối với người
học và các hình thức tự đánh giá.
- Đa dạng trong quản lý và giảng dạy nội
dung: Kết hợp giữa các kỹ năng giao tiếp trên cơ
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
691
sở cùng chia sẻ chủ đề/đề tài/chủ điểm ngữ
pháp trong các bài tập/thực hành/dự án, kết hợp
giữa nội dung ngôn ngữ và nội dung văn hóa/văn
minh thông qua việc khai thác tài nguyên có sẵn
trên mạng (ở các dạng âm thanh, phim ảnh, hình
ảnh v.v.), vốn là một trong các điểm mạnh của
Moodle. Moodle dễ dàng cho phép nhiều dạng bài
khác nhau trong cùng một bài tập theo trình tự nào
đó hay truy xuất một cách ngẫu nhiên.
- Các công cụ trực quan sinh động như bảng
trắng (white board), bài giảng video, phim hoạt
hình, phim ảnh tư liệu, các đoạn âm thanh trong
môi trường ngôn ngữ xã hội và môi trường tự
nhiên, các dạng bài tập sinh động như kéo thả, sắp
xếp thứ tự, các dạng bài tập dự án như từ điển
mở, bảng từ mở, FAQ v.v. đều là các tính năng
sẵn có trong Moodle hay có thể tích hợp dễ dàng
vào Moodle.
- Lý thuyết tạo dựng trong triển khai lớp học:
Áp dụng lý thuyết tạo dựng bằng cách cho phép
người học cùng tham gia vào quá trình dạy các
khóa học theo các hình thức thao giảng trực tuyến,
chuẩn bị nội dung giảng dạy, đánh giá kết quả
hoạt động của người khác theo nhóm hay luân
phiên [Lê Đức Long, Trần Văn Hạo, Alex
Hunger (2011)]
5.2. Góc độ tổ chức quản lý và kỹ thuật
- Hệ thống hóa quản lý đào tạo: Moodle cho
phép tùy biến và xây dựng hệ thống học tập trực
tuyến với đầy đủ các bộ phận quản lý giáo dục. Vì
vậy hệ thống học tập trực tuyến dành cho giảng
dạy ngoại ngữ cũng cần được xây dựng với đầy đủ
các bộ phận quản lý trường học như bộ phận quản
lý đào tạo, trung tâm khảo thí, ban đảm bảo chất
lượng, bộ phận tư vấn học tập, bộ phận kỹ thuật
và cơ sở vật chất, các nhóm nghiên cứu phương
pháp Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận
này hoàn toàn có thể được trực hiện trên Moodle
nhằm tạo nên một hệ thống quản lý đào tạo.
- Tối ưu hóa hệ thống, khắc phục các vấn đề cơ
sở hạ tầng mạng: Cần xây dựng cơ sở hạ tầng
mạng tốt và đường truyền tốc độ nhanh nhằm
khắc phục tình hình tốc độ internet còn chậm và
chưa ổn định hiện nay tại Việt Nam. Triển khai
Moodle với nhiều dạng bài tập đa phương tiện cũng
cần lưu ý đến việc bố trí nhằm tiết kiệm băng
thông, giảm thời gian tải trang cho người dùng.
Nhiều biện pháp từ kỹ thuật đến thủ thuật có
thể sử dụng, thí dụ như:
+ lựa chọn các dạng tập tin có dung lượng thấp;
+ chia nhỏ các trang hiển thị, trang bài tập;
+ giảm thiểu việc tải nhiều lần cùng một nội
dung (bằng cách sử dụng các cửa sổ, các trình đơn
đổ xuống riêng biệt);
+ tắt các mô đun, các tính năng chưa sử dụng
hay không cần thiết nhằm giải thoát bộ nhớ;
+ sử dụng các máy chủ bên ngoài, máy chủ
công cộng như flickr, youtube, mediafire, picasa,
google docs, icloud, dropbox v.v. để lưu trữ nội
dung;
+ giới hạn số lượng truy cập vào một số tài
nguyên;
+ đặt thời gian với những thao tác lặp lại như
thời gian giữa hai bài viết diễn đàn, thời gian giữa
2 lần tải cùng nội dung;
+ lập lịch chéo trong truy cập bài kiểm tra, bài
học, các kh