Ứng dụng Portfolio để phát triển kỹ năng viết trong học ngoại ngữ

Các tài liệu nghiên cứu khoa học về việc giảng dạy ngoại ngữ từ trước tới nay luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của kỹ năng viết trong việc hỗ trợ và phát triển các kỹ năng như đọc, nghe và đặc biệt là kỹ năng nói. Nhưng trong thực tế hiện nay, khi mà việc học ngoại ngữ, đặc biệt là các ngôn ngữ châu Âu, hướng mục tiêu chính đến khả năng giao tiếp thành thạo bằng ngoại ngữ, thì kỹ năng nói được ưu tiên hàng đầu, còn viết mới chỉ được coi như là một phương tiện để học ngoại ngữ chứ chưa được chú trọng như một kỹ năng chiến lược. Viết trong giờ học ngoại ngữ đa phần mới chỉ dừng lại ở việc viết các bài tập ngữ pháp, viết bài kiểm tra, viết ghi chú cho bài giảng v.v. Ở đây cần hiểu kỹ năng viết là khả năng liên kết các ký tự ngôn ngữ về mặt cú pháp và ngữ nghĩa để tạo thành một văn bản hoàn chỉnh được sử dụng trong những ngữ cảnh giao tiếp cụ thể. Là một kỹ năng khó nhưng kỹ năng này lại chưa được người dạy và người học đầu tư thích đáng về công sức và thời gian. Bài viết này giới thiệu cho người đọc một phương pháp học tập có thể bổ trợ hoặc thay thế cho cách thức học kỹ năng viết truyền thống. Phương thức học tập với Portfolio, một dạng hồ sơ thể hiện năng lực, giúp hoàn thiện kỹ năng viết thông qua việc nâng cao tính tự giác và ý thức trong học tập bằng cách tự tổ chức bài học, tự lựa chọn dạng bài học, bên cạnh đó còn phát triển các kỹ năng mềm như kỹ năng tự đánh giá, kiểm điểm, kỹ năng làm việc nhóm v.v. Bài viết sẽ lần lượt giới thiệu cụ thể về khái niệm Portfolio, mục đích hướng tới, các dạng Portfolio, những nguyên tắc căn bản khi áp dụng Portfolio trong hỗ trợ phát triển kỹ năng vết.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 95 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng Portfolio để phát triển kỹ năng viết trong học ngoại ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ti u ban 1: Đào to chuyên ng 232 ỨNG DỤNG PORTFOLIO ĐỂ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG VIẾT TRONG HỌC NGOẠI NGỮ Vũ Thùy Phng Trường Đại học Hà Nội Tóm t t: Các tài liệu nghiên cứu khoa học về việc giảng dạy ngoại ngữ từ trước tới nay luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của kỹ năng viết trong việc hỗ trợ và phát triển các kỹ năng như đọc, nghe và đặc biệt là kỹ năng nói. Nhưng trong thực tế hiện nay, khi mà việc học ngoại ngữ, đặc biệt là các ngôn ngữ châu Âu, hướng mục tiêu chính đến khả năng giao tiếp thành thạo bằng ngoại ngữ, thì kỹ năng nói được ưu tiên hàng đầu, còn viết mới chỉ được coi như là một phương tiện để học ngoại ngữ chứ chưa được chú trọng như một kỹ năng chiến lược. Viết trong giờ học ngoại ngữ đa phần mới chỉ dừng lại ở việc viết các bài tập ngữ pháp, viết bài kiểm tra, viết ghi chú cho bài giảng v.v.. Ở đây cần hiểu kỹ năng viết là khả năng liên kết các ký tự ngôn ngữ về mặt cú pháp và ngữ nghĩa để tạo thành một văn bản hoàn chỉnh được sử dụng trong những ngữ cảnh giao tiếp cụ thể. Là một kỹ năng khó nhưng kỹ năng này lại chưa được người dạy và người học đầu tư thích đáng về công sức và thời gian. Bài viết này giới thiệu cho người đọc một phương pháp học tập có thể bổ trợ hoặc thay thế cho cách thức học kỹ năng viết truyền thống. Phương thức học tập với Portfolio, một dạng hồ sơ thể hiện năng lực, giúp hoàn thiện kỹ năng viết thông qua việc nâng cao tính tự giác và ý thức trong học tập bằng cách tự tổ chức bài học, tự lựa chọn dạng bài học, bên cạnh đó còn phát triển các kỹ năng mềm như kỹ năng tự đánh giá, kiểm điểm, kỹ năng làm việc nhóm v.v.. Bài viết sẽ lần lượt giới thiệu cụ thể về khái niệm Portfolio, mục đích hướng tới, các dạng Portfolio, những nguyên tắc căn bản khi áp dụng Portfolio trong hỗ trợ phát triển kỹ năng vết. Abstract: Scientific research in teaching and guiding foreign languages to date always put emphasis on significant role of writing skill to develop and reinforce other skills such as Reading, Listening and especially Speaking. Nonetheless, in the present time, as studying foreign language, specifically European languages, directs its main target towards fluent communication capability, Speaking skill is of top priority. On the contrary, writing is solely considered as an integral part of studying, rather than an important skill. Writing skill within class hours mostly focus on fragmented grammatical exercises, tests and lecture notes, etc. In the mean time, it should serve as ability to connect language characters in grammatical and meaning terms, thus creating a complete text applicable in certain context of communication. Considering as difficult, however, such skill has not received a due investment, effort and time alike, from both instructors and learners yet. The scientific research, namely “Applying Portfolio to develop and reinforce Writing skill in foreign language study“, introduces to learners a new method that either support or replace the traditional one. “Portfolio“ learning method presents as a capability report that perfects Writing skill by improving self- discipline through self-organization of lesson and kinds of lesson. In addition, “Portfolio” simultaneously develops such soft skills as self-evaluation and teamwork. This report will step-by-step address: definition of Portfolio, goal of the learning method, category and basic principles as applying Portfolio in developing and reinforcing Writing skill. 1. Mở đầu Các tài liệu nghiên cứu khoa học về việc giảng dạy ngoại ngữ từ trước tới nay luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của kỹ năng viết trong việc hỗ trợ và phát triển các kỹ năng như đọc, nghe và đặc biệt là kỹ năng nói (vgl. Bohn 2001: 923). Nhưng trong thực tế hiện nay, khi mà việc học ngoại ngữ, đặc biệt là các ngôn ngữ châu Âu, hướng mục tiêu chính đến khả năng giao tiếp thành thạo bằng ngoại ngữ, thì kỹ năng Nói được ưu tiên hàng đầu, còn viết thường chỉ được coi như là một phương tiện để học ngoại ngữ chứ chưa được chú trọng như một kỹ năng chiến lược (vgl. Faistauer 2010: 158). Viết trong giờ học ngoại ngữ đa phần mới Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 233 chỉ dừng lại ở việc viết các bài tập ngữ pháp, viết bài kiểm tra, ghi chép bài giảng v.v. Ở đây cần hiểu kỹ năng viết là khả năng liên kết các ký hiệu ngôn ngữ về mặt cú pháp và ngữ nghĩa để tạo thành một văn bản hoàn chỉnh được sử dụng trong những ngữ cảnh giao tiếp cụ thể (Segermann 2007: 292). Là một kỹ năng khó nhưng kỹ năng viết lại chưa được người dạy và người học đầu tư thích đáng về công sức và thời gian. Cho đến nay đã có rất nhiều phương pháp được nghiên cứu và áp dụng để phát triển kỹ năng viết như Viết sáng tạo (Creative writing), Viết theo nhóm (Cooperative writing) v.v. Phương pháp học với Portfolio (hay còn gọi là Hồ sơ năng lực) đã được phát triển tại Mỹ trong thời kỳ cải cách giáo dục những năm 80 cũng là một trong số đó. Kể từ đó Portfolio đã được nghiên cứu và nhân rộng ra áp dụng ở nhiều nước, nhiều bậc học và chương trình học trên toàn thế giới. Portfolio có thể được sử dụng dưới dạng Nhật kí cho các bé trong nhà trẻ (Elschenbroich/Schweitzer 2008) hay Hồ sơ phục vụ mục đích thuyết trình, phản ánh quá trình học tập, thành tích học tập trong trường phổ thông (Endres/Wiedenhorn/Engel 2008). Trong đó Portfolio cũng được áp dụng ở hầu hết các môn học như toán học (Stampfl 2006: 121-126), triết học – đạo đức học (Breuer 2009) hay ngoại ngữ (Ballweg/Bräuer 2011: 3-11). Ngoài ra mục đích sử dụng Portfolio cũng rất đa dạng phong phú. Trong nghiên cứu của mình, Häcker (2007) đã cho thấy Portfolio là công cụ hữu hiệu để phát triển khả năng và ý thức tự học. (Altrichter 2012: 33- 39) lại nghiên cứu sử dụng Portfolio phục vụ mục đích cải cách khung chương trình dạy và học ở trường phổ thông. Mặc dù đã trở thành một khái niệm quen thuộc trọng nền giáo dục ở Mỹ và các nước châu Âu, nhưng Portfolio lại hoàn toàn mới mẻ ở châu Á và cụ thể là ở Việt Nam. Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào tại Việt Nam về Portfolio, đặc biệt là việc áp dụng trong giảng dạy ngoại ngữ. Do vậy bài viết với chủ đề “Ứng dụng Portfolio để hỗ trợ phát triển kỹ năng Viết” sẽ giới thiệu với người đọc phương thức học tập mới này, để bổ trợ hay thay thế cho phương pháp học kỹ năng Viết truyền thống. Bài viết sẽ lần lượt giới thiệu cụ thể về khái niệm Portfolio, các dạng Portfolio, những nguyên tắc căn bản khi áp dụng và ưu điểm của Portfolio trong hỗ trợ phát triển kỹ năng Viết. 2. Khái niệm Portfolio Portfolio là một từ ghép có nguồn gốc từ tiếng Ý, trong đó “porte” có nghĩa là “mang, cầm”, “folio” là một trang giấy/sách/báo. Như vậy, Portfolio là một tập hồ sơ gồm nhiều trang tin chứa đựng những nội dung cốt lõi để người chủ mang đi giới thiệu về công việc, thành tích, sản phẩm v.v. của mình (vgl. Breuer 2009: 166). Ngay từ thời kỳ Phục hưng các họa sỹ hay kiến trúc sư đã sắp xếp các tác phẩm của mình dưới dạng một Portfolio và thông qua đó thể hiện phong cách, tài năng và khả năng phát triển của họ. Ngày nay Portfolio được sử dụng rộng rãi trong ngành tài chính, đầu tư để giới thiệu năng lực của công ty hay cá nhân đến khách hàng. Trong ngành giáo dục, Portfolio được phát triển ban đầu ở Mỹ từ những năm 80. Do những chỉ trích về chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành trong ngành giáo dục ở Mỹ. Kết quả cho thấy nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập sa sút của người học ở các trường phổ thông là do hình thức kiểm tra trắc nghiệm và các cách thức đánh giá năng lực học tập theo hướng khách quan (từ giáo viên, nhà trường) thay vì chủ quan (từ chính các em người học). Do vậy mà thời kỳ này Mỹ đã tiến hành một cuộc cải cách giáo dục lớn để nâng cao chất lượng dạy và học, thông qua việc đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và tăng cường ý thức tự giác trong học tập của người học. Portfolio ban đầu đã được áp dụng để cải thiện khả năng viết văn và là một công cụ để đánh giá thành tích học tập của người học. Dần dần việc sử dụng Portfolio trong giáo dục đã lan sang cả châu Âu, đặc biệt là các nước nói tiếng Đức (bao gồm Đức, Áo và Thụy Sỹ) Đã có rất nhiều định nghĩa về Portfolio được đưa ra trong các bài nghiên cứu khoa học trên thế giới, song khó có thể tìm được một định nghĩa Ti u ban 1: Đào to chuyên ng 234 hoàn chỉnh bao hàm đầy đủ ý nghĩa của Portfolio, bởi thuật ngữ này có thể được sử dụng trong nhiều phạm vi với các chức năng khác nhau và phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Häcker (2006: 28) không đưa ra một định nghĩa cụ thể cho Portfolio mà chỉ nêu lên hai điểm cốt lõi của Portfolio: một mặt Portfolio là sự phản ánh năng lực của người học, một mặt nó là quá trình hoàn thiện bản thân, ít nhiều dựa trên ý thức tự giác của mỗi cá nhân. Endres/Wiedenhorn/Engel (2008: 9) nhấn mạnh vai trò cá nhân của mỗi người học là nền tảng của Portfolio. Trong quá trình làm việc với Portfolio người học phải lựa chọn được những bài học cụ thể để đưa vào tập hồ sơ của mình và phân tích rõ chúng có vai trò như thế nào trong quá trình học tập, hoàn thiện bản thân. Thông qua những bước lựa chọn, phân tích và tự đánh giá này, người học làm rõ được những cố gắng nỗ lực của mình và chỉ ra những thành tích mình đã đạt được trong Portfolio. Bởi Portfolio đa dạng như chính những người học tạo ra chúng (vgl. Häcker 2007: 87), nên Breuer (2009) đã cố gắng đưa ra một định nghĩa chi tiết bao hàm được cả những định nghĩa của các tác giả trên và bao gồm đầy đủ những đặc trưng của Portfolio. Theo Breuer (2009: 168) Portfolio là tập hợp các bài học được người học lựa chọn và tự đánh giá theo một mục đích nhất định, nó phản ánh được những bước tiến bộ, thành tích học tập của người học trong một khoảng thời gian. Lý tưởng nhất là khi các học viên luôn được làm chủ quá trình tập hợp này, bằng cách bàn bạc với nhau, tự lựa chọn và đưa ra những mục tiêu học tập, những tiêu chí đánh giá kết quả học tập, rồi dựa vào đó tự đánh giá được quá trình học tập và năng lực của bản thân. Trong khi đó giáo viên chỉ hỗ trợ và đưa ra những lời khuyên khi cần thiết. Vì những đặc điểm này mà khi đánh giá một Portfolio chúng ta không chỉ coi nó như một “sản phẩm” học tập cụ thể mà còn cần phải xem xét cả quá trình thực hiện Portfolio. Mặc dù mỗi tác giả nêu trên đưa ra một định nghĩa và có những luận điểm riêng về Portfolio, song họ đều có điểm chung đó là Portfolio không chỉ đơn thuần là một tập hồ sơ lưu trữ các bài tập của người học, mà nó còn phản ánh được quá trình phát triển, những tiến bộ trong học tập của người tạo nên nó. Điểm mấu chốt trong quá trình làm việc với Portfolio chính là vai trò chủ động của người học và ý thức tự giác trong học tập luôn phải được hỗ trợ, thúc đẩy. Điểm này có thể được cụ thể hóa thông qua việc người học được tham gia vào việc xây dựng bài giảng, lựa chọn nội dung, tài liệu học, đưa ra các tiêu chí đánh giá bài tập và đặc biệt là việc thường xuyên tự đánh giá kiểm điểm quá trình học cũng như năng lực của bản thân. 3. Các dạng Portfolio Portfolio có thể được phân loại dựa trên các tiêu chí riêng biệt như mục đích sử dụng, nội dung, thời gian áp dụng v.v. Nếu dựa trên nội dung của Portfolio chúng ta có các dạng Portfolio về văn học, ngôn ngữ, thiết kế v.v. Dựa trên định dạng Portfolio thì bên cạnh những tập hồ sơ được in trên giấy và đóng thành quyển như truyền thống còn có các dạng Portfolio được số hóa thể hiện trên máy tính, Portfolio dưới dạng video nghe nhìn v.v.. Häcker (2007: 133) kết hợp ba yếu tố mục đích sử dụng, nội dung và vai trò của người học để đưa ra hai loại Portfolio chính là Hồ sơ trình bày (Showcase Portfolio) và Hồ sơ làm việc (Process Portfolio). Hồ sơ trình bày bao gồm những bài làm xuất sắc của người học nhằm mục đích thể hiện thành tích tốt nhất, năng lực cao nhất của bản thân. Hồ sơ trình bày thường được dùng để triển lãm hay để giới thiệu bản thân, do đó nó hướng tới nhiều đối tượng người xem khác nhau. Hồ sơ làm việc là nơi lữ trữ các bài học đã được người học lựa chọn, sắp xếp để phản ánh đầy đủ quá trình học tập của bản thân trong một giai đoạn nhất định. Hồ sơ làm việc thường chỉ hướng tới cá nhân người học để đánh giá kiểm điểm và xây dựng định hướng cho giai đoạn tiếp theo Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 235 4. Những nguyên tắc căn bản khi áp dụng Portfolio Không phụ thuộc vào hình thức, mục đích hay nội dung, Portfolio luôn phải đảm bảo một số quy tắc nhất định khi áp dụng trong giờ học. Breuer (2009: 186) đã liệt kê những nguyên tắc sau đây: Nguyên tắc tổ chức: luôn có sự bàn bạc thống nhất giữa giáo viên và người học về mục đích, nội dụng, hình thức của Portfolio. Nguyên tắc lựa chọn và lưu trữ: phải có những tiêu chí cụ thể để lựa chọn nội dung học tập được đưa vào Portfolio, phần biện luận giải thích cho mỗi lựa chọn là bắt buộc. Nguyên tắc giám sát: việc theo dõi, giám sát thực hiện Portfolio không phải chỉ là nhiệm vụ của giáo viên mà còn là ở bản thân người học và bạn học cùng. Nguyên tắc đánh giá: việc đánh giá Portfolio không chỉ dựa trên những bài tập được đưa vào mà quan trọng hơn là phần tự đánh giá, kiểm điểm của người học. Kết quả đánh giá có thể được dùng để bổ sung hay thay thế cách kiểm tra thông thường. Nguyên tắc giao tiếp: cần xem xét Portfolio như là cơ hội để người học trao đổi về nội dung học tập trong Portfolio việc thực hiện Portfolio hay về những phương pháp, kinh nghiệm trong học tập nói chung. Ngoài năm nguyên tắc nêu trên, Häcker (2007: 101) còn bổ sung thêm Nguyên tắc cá nhân của Portfolio. Mỗi cá nhân có những nhận thức, ưu nhược điểm, cách thức tổ chức, phương pháp học khác nhau. Dựa trên nguyên tắc này Portfolio mới đảm bảo phản ánh đúng năng lực và bước phát triển của cá nhân người tạo ra nó. 5. Vai trò của Portfolio trong hỗ trợ phát triển kỹ năng Viết 5.1. Nâng cao ý thức tự giác trong học tập Giờ học ngoại ngữ ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, ở trường phổ thông và cả ở bậc đại học hiện nay vẫn mang đậm nét truyền thống. Điều đó có nghĩa giáo viên là người quyết định, điều hành, giám sát mọi hoạt động trong giờ học, trong khi người học chỉ giữ vai trò bị động, lắng nghe và tiến hành theo đúng hướng dẫn. Trong giờ học hiếm khi có sự bàn bạc, trao đổi giữa người dạy và người học. Để mô tả một giờ học truyền thống, Winter (2010: 19) đã sử dụng một hình ảnh ẩn dụ: người học ngồi trong toa xe, được giáo viên kéo đi thăm quan tìm hiểu thiên nhiên (tranh số 1). Việc áp dụng Portfolio có thể thay đổi hoàn toàn phương thức học truyền thống này, bởi cách thức học này tạo điều kiện cho người học được chủ động trong học tập, từ đó nâng cao ý thức tự lập, tự giác của họ. Hình ảnh về lớp học lúc này là người học tự do đi lại khám phá, tìm hiểu thiên nhiên và tự chịu trách nhiệm về hành trình của mình, giáo viên chỉ là một người bạn đồng hành, giúp đỡ khi cần thiết (Tranh số 2). Điều này là đặc biệt cần thiết trong việc học kỹ năng Viết. Bởi khi đó người học sẽ học được cách tránh dập khuôn theo mẫu có sẵn, không phụ thuộc vào giáo viên, mà tự bản thân phải trau dồi, tích lũy, phải biết phân tích và áp dụng được những kiến thức đời sống xã hội cũng như ngôn ngữ đưa vào bài viết của mình Tranh 2: Giờ học theo phương thức mới (Winter 2010: 20) Tranh 1: Giờ học truyền thống (Winter 2010: 19) Ti u ban 1: Đào to chuyên ng 236 5.2. Nâng cao hứng thú học tập Khi một phương thức học tập mới được giới thiệu và áp dụng bước đầu nó sẽ khơi gợi trong người học trước hết là sự tò mò và hứng thú. Dần dần công thức mở và lấy cá nhân mỗi người học là trung tâm của Portfolio chính là những yếu tố nâng cao hứng thú trong học tập. Portfolio cho phép người học được tham gia tích cực vào quá trình học từ việc cùng bàn bạc đưa ra ý tưởng về nội dung học, lựa chọn tài liệu, đưa ra tiêu chí đánh giá năng lực đến việc dựa trên những tiêu chí này để tự đánh giá những gì mình đã đạt được, còn thiếu sót và cần bổ sung trong những bài tập tiếp theo. Ở đây cái tôi của họ được lắng nghe và được tôn trọng. Ngoài ra giữa những người học thường có sự khác biệt về trình độ, cách học, điều kiện học, ưu điểm và nhược điểm v.v.. Vì vậy bên cạnh bài tập bắt buộc, những bài tập lựa chọn trong Portfolio sẽ giúp người học cùng đạt được mục tiêu nhưng là theo những cách thức khác nhau phù hợp với bản thân mỗi người. Như vậy người học sẽ không cảm thấy bị gò ép hay bị yêu cầu quá cao mà mất đi hứng thú học tập. 5.3. Phát triển kỹ năng tự đánh giá, kiểm điểm Tự đánh giá, kiểm điểm là một kỹ năng quan trọng không chỉ trong học tập mà còn trong công việc và trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng theo cách học ngoại ngữ hiện nay, người học hầu như không có cơ hội được rèn luyện kỹ năng này, chỉ có giáo viên mới được cho là người có đủ khả năng nhận xét đánh giá năng lực của họ. Học tập với Portfolio giúp người học rèn luyện được kỹ năng tự đánh giá, kiểm điểm, thông qua việc người học phải thường xuyên tự đánh giá năng lực của bản thân, xem xét mình đã có những bước tiến nào, cần khắc phục hay bổ sung những gì và lên kế hoạch cho những bước tiếp theo để đạt được mục tiêu đã đề ra. Ví dụ khi người học phải lựa chọn một bài viết để đưa vào Portfolio, họ phải qua lần lượt các bước: tự đánh giá bài viết, trao đổi về bài viết với bạn học, giáo viên, sửa đổi nếu cần thiết và giải thích được tại sao họ lại lựa chọn bài này cho hồ sơ thể hiện năng lực của mình. Đó có thể là một bài viết xuất sắc, nhưng cũng có thể là một bài chưa hoàn chỉnh, còn nhiều lỗi sai nhưng quan trọng là từ đó người học có thể rút ra được kinh nghiệm và bài học cho bản thân. 5.4. Hỗ trợ quá trình rèn luyện kỹ năng Viết Trong học ngoại ngữ cần hiểu kỹ năng viết là khả năng liên kết các ký hiệu ngôn ngữ về mặt cú pháp và ngữ nghĩa để tạo thành một văn bản hoàn chỉnh được sử dụng trong những ngữ cảnh giao tiếp cụ thể (Segermann 2007: 292). Nó là một quá trình phức tạp bao gồm các bước: lập dàn ý, hành văn và chỉnh sửa (vgl. Becker-Mrotzek/Böttcher 2006: 25). Trong rèn luyện kỹ năng Viết hiện nay, năng lực của người học mới chỉ được đánh giá thông qua các bài viết đã hoàn chỉnh, trong khi cả quá trình viết không được chú trọng xem xét hay hướng dẫn đầy đủ. Với Portfolio quá trình viết bài sẽ được chia nhỏ thành từng bước (tìm ý tưởng, phát triển ý tưởng, diễn đạt câu văn, chỉnh sửa lại v.v.) và trong các bước đều có những bài tập nhỏ, những công cụ hỗ trợ (bản đồ tư duy, cụm từ hỗ trợ diễn đạt thành câu v.v.) hay thảo luận với bạn học, giáo viên để giải quyết những khó khăn gặp phải khi viết bài. Khi học kỹ năng viết, bước lập dàn ý và hành văn thường được chú trọng và rèn luyện khá kỹ lưỡng, trong khi bước chỉnh sửa bài viết còn bị xem nhẹ. Người học rất hiếm khi được yêu cầu tự sửa lại hay viết lại bài viết của mình, nếu có cũng chỉ là khi đã được giáo viên cho điểm, việc chỉnh sửa cũng thường chỉ tập trung vào các lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp. Thậm chí rất nhiều bài viết đã được giáo viên nhận xét, chỉnh sửa cũng không được người học xem lại. Vấn đề này có thể được khắc phục thông qua việc áp dụng dạng Hồ sơ làm việc. Người học sẽ thường xuyên được khuyến khích hay yêu cầu đọc lại, tự đánh giá các bài làm của mình, nghe nhận xét từ bạn học và giáo viên Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 237 để chỉnh sửa lại nếu cần thiết và rút kinh nghiệm cho những bài sau. Bước chỉnh sửa bài viết này chính là một trong những hình thức