Tóm tắt. Ngôn ngữ là công cụ biểu đạt tư duy, ngôn ngữ cho chúng hiểu về tư
tưởng, tình cảm, hoài bão, khát vọng của người sử dụng. Đối với nhà thơ, trong một
thi tập nếu tần số sử dụng nhóm từ nào cao hơn hẳn tần số sử dụng từ ngữ trung
bình của toàn thi tập thì chắc chắn tâm tư tình cảm của nhà thơ sẽ tập trung vào
những đề tài, chủ đề có liên quan tới nhóm từ đó. Xuất phát từ nhận định này chúng
tôi khảo sát số lượng từ ngữ được sử dụng và mật độ phân bố các nhóm từ trong
Ngôn chí thi tập để đưa tới những kết luận có cơ sở khoa học về nội dung, tư tưởng
của toàn thi tập. Đây cũng là một hướng đi đúng đắn có thể áp dụng trong quá trình
nghiên cứu tác phẩm của nhiều tác giả văn học khác nhau.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vài nét về tần số sử dụng ngôn ngữ trong Ngôn chí thi tập của Phùng Khắc Khoan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
2013, Vol. 58, No. 6B, pp. 43-51
This paper is available online at
VÀI NÉT VỀ TẦN SỐ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ
TRONG NGÔN CHÍ THI TẬP CỦA PHÙNG KHẮC KHOAN
Phùng Diệu Linh
Khoa Ngữ văn, Đại học Sư Phạm Hà Nội
Tóm tắt. Ngôn ngữ là công cụ biểu đạt tư duy, ngôn ngữ cho chúng hiểu về tư
tưởng, tình cảm, hoài bão, khát vọng của người sử dụng. Đối với nhà thơ, trong một
thi tập nếu tần số sử dụng nhóm từ nào cao hơn hẳn tần số sử dụng từ ngữ trung
bình của toàn thi tập thì chắc chắn tâm tư tình cảm của nhà thơ sẽ tập trung vào
những đề tài, chủ đề có liên quan tới nhóm từ đó. Xuất phát từ nhận định này chúng
tôi khảo sát số lượng từ ngữ được sử dụng và mật độ phân bố các nhóm từ trong
Ngôn chí thi tập để đưa tới những kết luận có cơ sở khoa học về nội dung, tư tưởng
của toàn thi tập. Đây cũng là một hướng đi đúng đắn có thể áp dụng trong quá trình
nghiên cứu tác phẩm của nhiều tác giả văn học khác nhau.
Từ khóa: Ngôn ngữ, Ngôn chí thi tập, thơ văn Phùng Khắc Khoan, tần số.
1. Mở đầu
Phùng Khắc Khoan (1528-1613) là nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội Việt
Nam thế kỉ XIV - XVII. Ông có những thành tựu xuất sắc ở nhiều lĩnh vực, từ chính trị,
kinh tế tới ngoại giao, văn học. Phùng Khắc Khoan để lại 4 tập thơ chữ Hán gồm: Ngôn
chí thi tập, Mai Lĩnh sứ hoa thi tập, Huấn đồng thi tập và Đa thức tập trong đó Ngôn chí
thi tập được xem là thành công nhất về cả phương diện nội dung và nghệ thuật.
Khảo sát toàn bộ ngôn ngữ của thi tập chúng tôi nhận thấy: Một số nhóm chữ được
sử dụng lặp đi lặp lại với tần suất dày đặc tạo nên những điểm nhấn về mặt nội dung cũng
như thể hiện đặc điểm phong cách sử dụng từ ngữ của tác giả. Bài viết sẽ trình bày chi
tiết, cụ thể kết quả khảo sát đồng thời bước đầu đưa ra những kiến giải của mình về hiện
tượng này.
2. Nội dung nghiên cứu
Bản Ngôn chí thi tập kí hiệu Vhv.1951 tại thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm chép
231 bài thơ của Phùng Khắc Khoan và khoảng vài chục bài của bạn hữu. Đây là bản Ngôn
Ngày nhận bài: 20/6/2013. Ngày nhận đăng: 28/9/2013
Liên hệ: Phùng Diệu Linh, e-mail: phungdieulinh@gmail.com
43
Phùng Diệu Linh
chí thi tập đầy đủ nhất hiện còn vì thế bài viết này chúng tôi lấy văn bản Ngôn chí thi
tập kí hiệu Vhv.1951 làm đối tượng khảo sát. Trong 231 đơn vị tác phẩm, tác giả sử dụng
1893 chữ Hán, sử dụng 11300 lượt (độ dài văn bản). Chúng tôi tính tần số xuất hiện trung
bình của các đơn vị văn tự bằng công thức: T= L/N=11300/1893 (xấp xỉ) 6 (lần). Trong
đó qui ước: T là tần số xuất hiện trung bình của các chữ trong tác phẩm (TSTB). L: tổng
lượt dùng các chữ (độ dài văn bản). N: Số lượng văn tự xuất hiện trong toàn văn bản Ngôn
chí thi tập.
Tuy nhiên trong thực tế số lượng các chữ được sử dụng trong văn bản xuất hiện
không đồng đều, nhiều nhóm chữ có số lần xuất hiện cao hơn rất nhiều so với tần số sử
dụng trung bình.
Bảng 1. Thống kê tần số xuất hiện của các chữ Hán trong Ngôn chí thi tập
I II III
Tần số
(lượt)
Số chữ
(Văn tự)
Tần số
(lượt)
Số chữ
(Văn tự)
Tần số
(lượt)
Số chữ
(Văn tự)
1. 706 24 7 50 2
2. 320 25 2 51 1
3. 193 26 4 52 1
4. 120 27 4 55 2
5. 86 28 4 56 2
6. 70 29 9 57 1
7. 64 30 4 63 1
8. 40 31 5 67 1
9. 22 32 3 76 1
10. 27 33 3 86 1
11. 39 34 1 89 1
12. 26 35 4 90 2
13. 18 36 4 95 1
14. 12 38 1 98 1
15. 24 40 4 114 1
16. 17 41 2 115 1
17. 16 42 2
18. 7 43 2
19. 14 44 1
20. 10 45 2
21. 5 46 3
22. 9 48 2
23. 7 49 1
Nhìn vào bảng trên chúng tôi nhận thấy có một nhóm văn tự được sử dụng với mật
44
Vài nét về tần số sử dụng ngôn ngữ trong Ngôn Chí Thi Tập của Phùng Khắc Khoan
độ dày đặc, cao hơn hẳn tần số sử dụng văn tự trung bình của toàn văn bản, ví dụ như
nhóm chữ chỉ thời gian: % xuân:115 lần, Hữu :114 lần, ) thiên: 98 lần, å nhật: 95
lần,t niên 86 lần; thế 50 lần, Ê kim: 50 lần sau đó là nhóm từ chỉ ngôi nhân xưng
thứ nhất Ngã 42 lần,> ngô 29 lần,Y dư 2 lần (tổng cộng 73 lần).
Khảo sát từng trường hợp cụ thể chúng tôi nhận thấy: Việc sử dụng lặp đi lặp lại
một nhóm từ nhất định không chỉ thể hiện thói quen ngôn ngữ mà còn bộc lộ phong cách
sáng tác và tư tưởng của tác giả. Một số hình ảnh, quan niệm, ý chí được tác giả nhắc đi
nhắc lại ở nhiều đơn vị tác phẩm tạo nên một hệ thống biểu tượng có giá trị đặc sắc mà
nổi bật hơn cả là thái độ lạc quan, nhãn quan tích cực xuyên suốt toàn bộ văn bản.
2.1. Quan niệm lạc quan về thiên mệnh
Quan niệm thiên mệnh là một điển hình về thế giới quan, nhân sinh quan của người
trung đại. Nó hàm chứa sự khuất phục vô điều kiện của người xưa với sức mạnh vô hình
của thần quyền, nó hàm chứa sự an bài tiên thiên đối với con người, quan niệm về thiên
mệnh thường nhuốm màu sắc bi quan, yếm thế.
Nguyễn Du là tác giả tiêu biểu nhất cho quan niệm bi quan về thiên mệnh: Biết thân
chạy chẳng khỏi trời/ Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh/... Ngẫm thay muôn sự tại
trời/ Trời kia đã bắt làm người có thần/ Bắt phong trần phải phong trần/ Cho thanh cao
mới được phần thanh cao (Truyện Kiều). Có đôi khi Nguyễn Du cũng hoài nghi quyền lực
của Thiên mệnh, nhưng sự phản ứng của ông rất yếu ớt, mong manh: Xưa nay nhân định
thắng thiên cũng nhiều (Truyện Kiều). Ngược lại với Nguyễn Du, Phùng Khắc Khoan có
một cái nhìn tích cực đối với thiên mệnh.
Ngôn chí thi tập sử dụng chữ) thiên 98 lần, cao gấp 16 lần so với TSTB. Tác giả
nhắc tới thiên mệnh với nhiều sự kết hợp khác nhau bộc lộ uy quyền cuả đấng tối cao siêu
nhiên này: )_ Thiên cơ, ) thiên ý, )} thiên mệnh, ) thiên nghê, )B thiên
thời,)Ã thiên tâm,)å thiên tri,) thiên khan...
Thứ nhất ông tin tưởng rằng trời đã trao cho ông sức khỏe, tài năng, phẩm cách với
sự ưu ái đặc biệt:¸ô ) Dung ngọc vu thành lại hữu thiên (Ngọc thô được
rèn giũa thành ngọc tốt ấy là nhờ có trời. - Hành niên) haytÊ·7x ) Niên ích
khang cường hạnh hữu thiên (Mỗi năm một khỏe mạnh đó là nhờ có trời. - Hành niên);
«·¶ð1) Thân khang gia thái phúc do thiên (Bản thân mạnh khỏe, gia đình
yên vui phúc ấy là nhờ trời (Hành niên).
Thứ hai, ông quan niệm trời và người có sự đồng thuận và mối liên hệ khăng khít
lẫn nhau, đó là mối quan hệ tương hỗ chứ không phải tương phản như thuyết tài mệnh
tương đố: )Bºiø¬ - Thiên thời nhân sự lưỡng tương thôi (Thiên thời và việc
người cả hai thúc đẩy nhau). Lòng trời và lòng người là hợp nhất:ºÃô)à Nhân
tâm trực dữ thiên tâm hợp (lòng người quả thực đã hợp với lòng trời - Trừ tịch thư hoài)
Ông luôn tin rằng, có tài, có đức thì trời sẽ không bạc đãi:)>Å
[ Thiên hậu
sinh ngô tất bất hư (Trời đã ưu ái sinh ra ta tất là không vô dụng - Tự thuật). Trời rất công
bằng dù đó có là bất kì ai, nếu có tài là có cơ hội cơ hội dành cho tất cả mọi người:)×
45
Phùng Diệu Linh
l! Thiên ý chí công vô hậu bạc (ý trời công bằng không coi trọng kẻ này coi nhẹ
kẻ khác - Bệnh trung thư hoài). Quan niệm này thực khác xa với thuyết tài mệnh tương đố
của Nguyễn Du sau này.
Vì tin vào sự tương trợ của “) thiên” nên ông luôn giữ được phong thái điềm đạm
đầy bản lĩnh. Ông có một cái nhìn ung dung, lạc quan tự tại và luôn ẩn chứa một niềm tin
tất thắng: ®2)}/ä}Kwl Vinh tiến an bài thiên mệnh định/ Cổ lai
bạch ốc khởi công danh (Vinh hoa thăng tiến mệnh trời đã định/ Từ xưa tới nay xuất thân
nghèo hèn vẫn làm tới công khanh - Bệnh trung thư hoài.)
Sở dĩ Phùng Khắc Khoan có được nhãn quan tích cực ấy là do trong ông hội tụ hai
con người: Thứ nhất ông là nhà Nho tài năng, giàu nhiệt huyết, giàu tình yêu nước thương
dân và tràn trề hoài bão kinh bang tế thế. Thứ hai ông là một nhà dịch số thông hiểu lẽ
biến đổi chuyển dịch của vũ trụ và cuộc đời. Bởi vậy, quan niệm về thiên mệnh của Phùng
Khắc Khoan mang một sắc thái mới, tươi tắn và nhẹ nhàng. Tin vào thần quyền nhưng lại
không bị chi phối, không bi quan chán nản mà hoàn toàn chủ động. Cái nhìn độc đáo ấy
của ông xuất phát từ một trí năng tuệ mẫn, một bản lĩnh kiên định và một tâm hồn luôn
tràn đầy sinh khí.
2.2. Quan niệm về thời gian
Căn cứ vào kết quả thống kê có thể quy chiếu thời gian trong Ngôn chí thi tập thành
hai trục chính: thời gian tuần hoàn tính theo mùa và thời gian tuyến tính tính bằng ngày,
tháng, năm.
2.2.1. Thời gian tuần hoàn - cảm thức mùa xuân
Trong Ngôn chí thi tập chữ% xuân xuất hiện trở đi trở lại tới 115 lần. Mùa xuân
dường như xuất hiện ở mọi giai đoạn mọi thời khắc trong cuộc đời Phùng Khắc Khoan.
Đọc thơ ông ta thấy đâu đâu cũng ngập tràn khí xuân ấm áp, sức xuân tươi mới, dạt dào.
Phùng Khắc Khoan làm nhiều thơ vịnh trong các dịp năm mới: Nguyên đánCæ(9
bài), Nguyên nhật Cå (12 bài), Hành niên Lt và Hành niên tự thuật Ltêð (32
bài). Hầu như năm nào cũng có thơ xuân tổng kết năm cũ và mở đầu năm mới. Chữ xuân
% lần lượt được dùng trong các vai trò: làm chủ thể hành động (chủ ngữ), làm đối tượng
tiếp nhận hành động (bổ ngữ), làm trung tâm ngữ và làm định ngữ. Với vai trò là một chủ
thể hành động,% xuân thường đứng trước các động từ chỉ sự xuất hiện: đáo0, nhậpe,
lai, hồiÞ, sinh:(q¨eIì/á³%0ô - Tạc dạ đông phong nhập
thảo lư/ Tín truyền xuân đáo ngũ canh sơ. (Đêm qua gió xuân thổi vào nhà tranh/ báo tin
cho biết xuân đã đến vào đầu năm canh - Nguyên nhật thư hoài); ¬ » % Î o }
/~±d} - Đông khứ xuân lai phong cảnh hảo/ Bách hoa tòng thử hướng
dương khai - (Mùa đông qua đi, mùa xuân tới, phong cảnh tươi đẹp/ Trăm hoa theo đó
hướng tới mặt trời mà nở - Trừ tịch thư hoài)
Chỉ duy nhất một lần tác giả dùng xuân khứ%» (xuân đi). Có lẽ sự xuất hiện của
mùa xuân với những đặc trưng về thời tiết, hoa cỏ làm rung động tác giả hơn là khi nó ra
46
Vài nét về tần số sử dụng ngôn ngữ trong Ngôn Chí Thi Tập của Phùng Khắc Khoan
đi. Thơ xuân Phùng Khắc Khoan phản ánh bầu nhiệt huyết, niềm trăn trở đầy hào khí của
ông với cuộc đời, ông nhìn đâu cũng thấy sắc xuân, có lẽ đây là lí do khiến nhiều lần chữ
xuân% được dùng làm định ngữ: Xuân sắc%r, xuân quang%I, xuân tín%á, xuân
phong%¨, xuân tùng%~, xuân diện%b, xuân lãng%j, xuân ý%, xuân mai%
, xuân hữu%Ë, xuân bôi%Ã, xuân tửu%R...
Hoạt động rộng rãi của chữ xuân% ảnh hưởng sâu sắc tới toàn bộ tư tưởng Ngôn
chí thi tập. Phùng Khắc Khoan đã tạo được một biểu tượng mùa xuân mang đậm tính triết
lí. Xuân là khởi đầu của những điều tốt đẹp, của sự thành công, nó đối lập với sự lạnh lẽo
u ám của mùa đông. Suốt chặng đường đời gian nan của mình, không ít lần Phùng Khắc
Khoan thốt lên: ¬Éå%Å - Đông hậu ưng tri xuân tất lai (-Biết rằng sau mùa
đông mùa xuân nhất định tới). Có lúc triết lí này bộc lộ niềm tin tất thắng của tác giả vào
một ước mơ tương lai tươi đẹp lí tưởng được thực hiện; có khi là sự ung dung tự tại của
một trí tuệ đã nắm rõ quy luật vần xoay của tạo hoá:)Bºiø¬/¬»Éå%Å
- Thiên thời nhân sự lưỡng tương thôi/ Đông khứ ưng tri xuân tất lai (Thời của trời, việc
của người hai thứ cùng thôi thúc nhau/Mùa đông qua đi đã biết xuân tất đến - Trừ tịch
ngôn hoài).
Xuân trong Ngôn chí thi tập đã cho ta thấy nhiều nét cụ thể của tâm hồn kẻ sĩ Phùng
Khắc Khoan. Ông tin tưởng vào khả năng của bản thân và tin vào đại nghiệp quốc gia.
Xét trong hoàn cảnh lịch sử lúc ấy, niềm tin đó thật hiếm hoi và đáng trân trọng.
2.2.2. Thời gian tuyến tính - Con người sống hết mình với hiện tại
Thời gian tuyến tính đặc tả sự chảy trôi không ngừng nghỉ của cuộc đời, thời gian
trải qua các trạng thái quá khứ, hiện tại, tương lai. Thơ văn trung đại nói chung đều có tinh
thần hoài cổ, thời gian trong thơ thường là thời gian dĩ vãng, hoài niệm, kí ức được nhắc
tới nhiều hơn hiện tại, “cái xưa là quý “xưa làm nay bắt chước”, “xưa sao nay vậy”” [3;91]
vì thế mà chữä cổ thường được dùng nhiều hơnÊ kim, nhóm từ chỉ quá khứ thường cao
hơn nhóm từ chỉ hiện tại. Nếu có nói tớiÊ kim thì lại thường biểu lộ tâm trạng nuối tiếc
quá khứ. Trong Ngôn chí thi tập nhóm từ chỉ thời gian quá khứ thấp hơn nhóm từ chỉ thời
gian hiện tại, kết qua này ngược với kết quả chung của nhiều nhà thơ trung đại khác.
Bảng 2. Thống kê nhóm từ chỉ thời gian trong
Ngôn chí thi tập, Giới Hiên thi tập1, Ức Trai thi tập2
Tác giả Nhóm từ chỉ quá khứ Từ chỉ hiện tại Tỉ lệ từ chỉ qk/ht
ä Cổ E Cố Tích Ê Kim
Giới Hiên thi tập 12 10 1 9 2.55
Ức Trai thi tập 9 21 4 11 3.27
Ngôn chí thi tập 40 0 10 56 0.71
1Tác giả Nguyễn Tài Cẩn cho biết Giới Hiên thi tập có 83 bài; tổng số 1292 chữ, 3981 lượt dùng;
TSTB: 3.08 [1;58]
2Tác giả Lê Văn Toan cho biết: Ức Trai thi tập (Bản Vhv.1772) gồm 105 bài 1389 chữ Hán,
4826 lượt dùng, TSTB 3.47 [2;130]
47
Phùng Diệu Linh
Thời gian trong thơ cổ vốn là thời gian ước lệ với những từ ngữ phiếm chỉ như thiên
thu, vạn tải, tha niên. . . Trong Ngôn chí thi tập thời gian lại rất rõ ràng: đêm là đêm nay,
ngày là ngày này, sáng nay - cụ thể và xác định như khắc như tạc. Trong 56 lần xuất hiện,
kim chủ yếu làm định ngữ cho các danh từ chỉ thời gian:Ê kim triêu (sáng nay),ʵ
kim tiêu (đêm nay),Êå kim nhật (ngày hôm nay),Ê% kim xuân (xuân này),Êt kim
niên (năm nay):)_©ã /À0ÊÈ
C, Thiên cơ vãng phục diệu nan ngôn/
Tiết đáo kim triêu hựu thượng nguyên (Thiên cơ đi rồi lại, diệu kì khó nói thành lời/ Mỗi
tiết tới, sáng nay lại là ngày đầu tiên-Nguyên đán).
Có thể nói Phùng Khắc Khoan sống hết mình với từng khoảnh khắc hiện tại. Những
giây phút đáng nhớ ông đều ghi lại. Thời gian hiện tại trong Ngôn chí thi tập gắn bó chặt
chẽ với hành trình của tác giả, gắn bó với cuộc sống thường nhật và hoài bão lớn lao của
ông. Nhờ có hoài bão kinh bang tế thế mà mỗi ngày của ông như thêm nhiều sức sống.
«Ìr»!á/JÊ%Ý% - Mạc hiềm tuế nguyệt khứ thuân tuần/ Liêu hỉ kim
xuân thắng tích xuân (Chớ lo lắng rằng năm tháng nhanh trôi qua/ Hãy vui mừng vì xuân
năm nay hơn xuân năm ngoái - Nguyên nhật thư hoài)xÊÈ
ì/~dIoÍ
° Quý sửu như kim hựu thượng tuần/ Càn khôn quang cảnh hỷ trùng tân. (Nay là năm
Quý Sửu lại là ngày thượng tuần/ Quang cảnh trời đất mừng lại thêm một lần mới)oi
¿Êå}/_qOÝtR - Cảnh vật tiện tòng kim nhật hảo/ Giang sơn thiên thắng
tích niên thanh (Cảnh vật tự hôm nay tươi tốt thật/ Non sông so với năm ngoái trong trẻo
hơn nhiều - Nguyên đán).
Cảm thức về hiện tại đã làm nên nét độc đáo cho sáng tác của Phùng Khắc Khoan,
nó tạo thành những vẫn thơ tươi tắn, sôi nổi, hào hứng và nhiệt thành. Cảm thức ấy gần
gũi với các nhà thơ hiện đại hơn là một nhà thơ trung đại.
Nhóm từ chỉ thời gian trong thơ Ngôn chí cho ta thấy hai đặc điểm nổi bật thuộc
nội dung tư tưởng tác phẩm, đó là thơ ngôn chí thiên nhiều về mùa xuân và đề cao hiện
tại. Hai đặc điểm này làm cho Ngôn chí thi tập có một diện mạo tươi sáng, ấm áp. Nó
phản ánh đúng tâm tư, tình cảm của một tấm lòng yêu nước và thiết tha muốn cống hiến
tài năng cho đời.
2.3. Ý thức cá nhân mạnh mẽ
So với những thi tập thời trung đại khác có lẽ Ngôn chí thi tập của Phùng Khắc
Khoan sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất nhiều hơn cả, chữ ngã 42 lần;> ngô 29
lần;Y dư: 2 lần, tổng cộng là 73 lần (gấp 12 lần TSTB). Tìm hiểu hiện tượng này chúng
tôi thấy nổi bật lên 2 trường hợp chính:
Tác giả dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất khi thể hiện ý thức, lòng tự tin của ông
về tài năng, phẩm hạnh của mình và khi bộc lộ tâm nguyện, hoài bão lớn lao về sự nghiệp
của bản thân.
Ngôn chí thi tập ghi lại những bài thơ từ năm tác giả 16 tuổi. Ngay từ những năm
tháng hoa niên này ông đã bộc lộ chí lớn và quyết tâm hoàn thành sự nghiệp kinh bang tế
thế. Khẳng định bản ngã, khẳng định khát vọng bản thân là một trong những nét nổi bật
48
Vài nét về tần số sử dụng ngôn ngữ trong Ngôn Chí Thi Tập của Phùng Khắc Khoan
của thơ Phùng Khắc Khoan. Ông háo hức muốn nhanh chóng nhập vào thời cuộc:ºÌr
»A/¹tñ - Nhân hiềm tuế nguyệt khữ như lưu/ Ngã hỷ phương niên dữ
ngã câu - (Người ta lo lắng vì thời gian trôi như nước/ Còn ta vui mừng vì có tuổi trẻ đồng
hành cùng - Nguyên nhật). Ngay khi còn rất trẻ Phùng Khắc Khoan đã khao khát “chiếm
bảng mai”: Å-E:ù/ øv`
Thế tình tranh bạo khu na trúc/ Ngã ý
tương kỳ chiếm bảng mai (Thế thái nhân tình đốt pháo xua tà khí, còn ta cùng với tiếng
pháo chiếm bảng mai). Tự tin về tài năng :giÕ/Fïcú } Cố ngã thi
thành sinh ý động/ Bút đoan tán xuất hữu dương hòa (Mong thơ ta viết xong ý sống rung
động/ Đầu ngọn bút tỏa ánh dương ấm áp - Trừ tịch) và phẩm hạnh:::PBÀ/Ì
Ì À± Dĩnh dĩnh phong tư chung tú dị/ Lăng lăng tố tiết bão trinh kiên (Phong
tư thẳng thắn chung đúc khí tốt lạ/ Khí tiết tố chất bền vững ấp ủ nét kiên trinh - Vịnh nộn
mai)
Có lẽ Phùng Khắc Khoan là nhà thơ, nhà chính trị trung đại duy nhất dám tự khẳng
định tài năng của mình một cách mạnh mẽ, trực tiếp không thông qua các hình ảnh ví von,
ẩn dụ:/¶ñó/@@UÅOÖC - Ngã sự quốc gia chân trụ thạch/ Khu khu hà
tất vấn nham quynh (Ta chính là trụ cột chân chính của quốc gia/ Hà tất phải khư khư tìm
hỏi người ở ẩn - Thanh sơn viễn vọng).
Cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII đất nước chia cắt loạn lạc, các tập đoàn phong
kiến tranh quyền đoạt lợi, nhà Nho đa phần theo xu hướng từ quan ẩn dật để bảo về danh
tiết của riêng mình. Người dám nhập thế, dám nhận trách nhiệm với thời cuộc mà vẫn giữ
trọn lương tâm như Phùng Khắc Khoan thật đáng trân trọng.
Không chỉ có niềm tin vào tài năng và phẩm hạnh của mình ông còn nuôi dưỡng
ý chí, khát khao được dùng tài năng ấy vào công việc trị bình thiên hạ. Đó là cái “chí”
xuyên suốt tập thơ của ông.
Ngay trong bài tựa của Ngôn chí thi tập, Phùng Khắc Khoan đã phát biểu quan niệm
của mình về chí trong thơ: “. . . chí ở đạo đức thì tất là phát ra lời lẽ hồn hậu, chí mà ở sự
nghiệp thì tất phải nhả ra khí phách hào hùng” (chí ư đạo đức giả tác phát hồn hậu chi từ,
chí ư sự nghiệp giả tắc thổ hùng hào chi khí). Với riêng Ngôn chí thi tập, quan điểm và
tiêu chí sáng tác của ông là “để nói cái chí của riêng mình” (cái diệc ngôn phù kỉ chi chí).
Qua 231 bài thơ thuộc Ngôn chí thi tập, với 20 lần trực tiếp sử dụng chữ× chí, chúng tôi
nhận thấy tiêu chí sáng tác trên nhất quán toàn bộ tác phẩm. Từ những bài thơ đầu tiên
năm 16 tuổi tới những bài thơ những năm về già “× chí” tuy biểu hiện có lúc khác nhau
nhưng đều phát triển và xoay quanh một trục chính: Chí ở học hành, thi cử, đỗ đạt và Chí
ở việc kinh bang tế thế phò vua trợ dân.
Đây là con đường chung của tất cả các môn đệ cửa Khổng sân Trình, tuy nhiên
không phải ai cũng theo đuổi được tận cùng ý chí ấy, cũng không phải ai cũng đủ niềm tin
đi đến tận cùng con đường này, nhất là trong giai đoạn nước nhà loạn lạc, lầm than. Ngôn
chí thi tập ra đời trong giai đoạn phong kiến suy tàn nhưng tình cảm chất chứa trong đó
lại không hề gượng ép, bởi lẽ nó xuất phát từ một tầm lòng chân thành đầy nhiệt huyết,
một trái tim tận lực muốn đổi thay vận mệnh nước nhà.
49
Phùng Diệu Linh
16 tuổi Phùng Khắc Khoan đã ý thức rất rõ con đường lập thân của mình:êºt¹
×xË/l
2BÏä¬ Tự giác niên phương chí học thu / Công danh dục toại mỗi cần
cù (Tự biết mình đang tuổi để chí vào học tập, Muốn đạt được công danh hàng ngày đều
phải cần cù - Tự thuật). Đây là con đường đi của đức thánh Khổng Tử. Phùng Khắc Khoan
cũng hiện thực hóa "× chí" ấy bằng cách rèn luyện văn chương, tu dưỡng đạo đức chờ
ngày vượt vũ môn. Ở mỗi một giai đoạn,× chí biểu hiện một mức độ khác nhau, có sự kế
thừa và phát triển. Khi trưởng thành, đứng trước sự lựa chọn mang tính thời đại theo Mạc
hay phù Lê, ông không khỏi bối rối:ßB âº×/Ç;6Zz Tế thời thô hữu
hiền nhân chí/Trạch chủ do tàm trí giả minh (Giúp đời ta vụng không có chí của người
hiền/ chọn chúa, xấu hổ vì chưa có sự sáng suốt của bậc trí giả - Khiển muộn). Cuối cùng
quyết định vào Thanh Hóa phù Lê, ông lại ôm ấp nuôi dưỡng chí lớn chờ thời cơ cho chim
bằng sải cánh:Ï#
Bþ × Tàng khí đãi thời tằng hữu chí (từng có chí giấu mình
đợi thời cơ). Suốt thời gian dài chờ gặp minh chủ, ông luôn đau đáu một nỗi niềm. Nếu
không gặp được minh quân sẽ không thực thi được giấc mộng kinh bang như vậy chẳng
thể cứu vớt đời tao loạn:ß ÷e" Tế thế hữu hoài tần nhập mộng. . . Ã÷
),À/ª"^ ô Ưu quốc tâm hoài thiên vạn trạng/Ái thân mộng nhiễu nhị tam
canh (Tấm lòng lo việc nước ngổn ngang ngàn mối/ Lòng thương yêu cha mẹ quẩn quanh
trong giấc ngủ lúc canh hai canh ba - Thu dạ hữu hoài).
Hoài bão kinh bang tế thế và