Vai trò của cộng đồng trong phục dựng và thực hành lễ hội truyền thống

Tóm tắt Trong bối cảnh các lễ hội truyền thống được phục dựng và thực hành sôi nổi ở khắp nơi trên cả nước như hiện nay, vấn đề xác định các chủ thể nào liên quan đến quá trình phục dựng và thực hành lễ hội cũng như họ có vai trò ra sao trong quá trình ấy là vấn đề nghiên cứu thú vị và có khả năng mang đến những đóng góp quan trọng cho việc nhìn nhận và hiểu sâu hơn về bức tranh lễ hội truyền thống trong xã hội đương đại. Trên cơ sở quan sát và nghiên cứu về các lễ hội truyền thống trong nhiều năm qua, bài viết tìm hiểu vai trò của cộng đồng làng1 trong quá trình phục dựng và thực hành lễ hội truyền thống hiện nay để chỉ ra các cách thức và mức độ tham gia khác nhau của cộng đồng làng vào lễ hội mà họ vốn được xem là chủ nhân, từ đó khẳng định lễ hội chỉ thực sự được phục dựng và thực hành tốt nhất khi cộng đồng làng thực sự có được vai trò chủ đạo đối với lễ hội của chính họ.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của cộng đồng trong phục dựng và thực hành lễ hội truyền thống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
25Số 29 (Tháng 9 - 2019) DI SẢN VĂN HÓA NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG PHỤC DỰNG VÀ THỰC HÀNH LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHÂM Tóm tắt Trong bối cảnh các lễ hội truyền thống được phục dựng và thực hành sôi nổi ở khắp nơi trên cả nước như hiện nay, vấn đề xác định các chủ thể nào liên quan đến quá trình phục dựng và thực hành lễ hội cũng như họ có vai trò ra sao trong quá trình ấy là vấn đề nghiên cứu thú vị và có khả năng mang đến những đóng góp quan trọng cho việc nhìn nhận và hiểu sâu hơn về bức tranh lễ hội truyền thống trong xã hội đương đại. Trên cơ sở quan sát và nghiên cứu về các lễ hội truyền thống trong nhiều năm qua, bài viết tìm hiểu vai trò của cộng đồng làng1 trong quá trình phục dựng và thực hành lễ hội truyền thống hiện nay để chỉ ra các cách thức và mức độ tham gia khác nhau của cộng đồng làng vào lễ hội mà họ vốn được xem là chủ nhân, từ đó khẳng định lễ hội chỉ thực sự được phục dựng và thực hành tốt nhất khi cộng đồng làng thực sự có được vai trò chủ đạo đối với lễ hội của chính họ. Từ khóa: Vai trò cộng đồng, phục dựng, thực hành, lễ hội truyền thống Abstract In the context of traditional festivals being restored and practiced vigorously throughout the country today, the issue of determining which subject is involved in the restoration and practice process of the festival as well as the roles they play in that process is an interesting research and is able to make important contributions to the recognition and deeper understanding of the traditional festival picture in contemporary society. Based on observations and research on traditional festivals over the years, the paper explores the role of village communities in the process of restoring and practicing traditional festivals today to show the ways and different level of participation of the village community in the festival, in which, they are considered to be the owner, thereby asserting that the festival is only really restored and best practices when the village community actually has the main role in their own festival. Keywords: Community roles, restoration, practices, traditional festivals 1. Nhu cầu phục dựng lễ hội truyền thống Trong khoảng hơn hai thập kỷ trở lại đây, cùng với sự thay đổi chung của đất nước, chúng ta chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ của đời sống tín ngưỡng và lễ hội. Các di tích (đình, chùa, đền, miếu, phủ,) được phục dựng, trùng tu hoặc xây mới ở khắp nơi (từ nông thôn đến đô thị, từ miền núi đến miền biển, từ các cộng đồng trong nước đến các cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài,) và đi cùng với đó là sự phục hồi lại các lễ hội truyền thống. Nhiều thông điệp truyền thông đã nói tới sự “nở rộ lễ hội”, “bùng nổ lễ hội”, “được mùa lễ hội”, “phục hưng lễ hội”, trong khoảng gần 30 năm trở lại đây và con số 7.966 lễ hội trong một năm ở nước ta, trong đó có 7.039 lễ hội dân gian2 đã là minh chứng thuyết phục cho điều đó. Rõ ràng, sự trở lại ngày càng sôi động của các lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện nay không phải là ngẫu nhiên mà là một hiện tượng hàm Số 29 (Tháng 9 - 2019)26 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA chứa trong đó nhiều ý nghĩa về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội rất cần được nghiên cứu. Xã hội đương đại gắn với kinh tế thị trường, với nhịp sống công nghiệp và các dòng chảy thương mại toàn cầu khiến thế giới trở nên nhỏ bé hơn, “phẳng” hơn, nhất thể hóa nhanh hơn và hiện hữu rõ nét nguy cơ mai một tính đa dạng văn hóa, làm mất đi màu sắc văn hóa các địa phương, con người bị cuốn vào vòng quay nghiệt ngã của kinh tế, hàng hóa, tiêu thụ và mưu sinh. Môi trường sống và môi trường văn hóa cộng đồng trở nên bất ổn, ô nhiễm, suy giảm tài nguyên, rồi hiệu ứng nhà kính, rác thải, biến đổi khí hậu, thảm họa thiên tai, tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội, bệnh tật, thực phẩm độc hại, tất cả đã khiến cuộc sống con người hiện nay nhiều bất trắc, trở nên mong manh hơn. Trong bối cảnh xã hội như vậy, lễ hội truyền thống với vai trò là sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc trưng, nơi hình thành, lưu giữ và trao truyền bản sắc văn hóa với những nét đẹp của thuần phong mỹ tục, của lối ứng xử đậm chất nhân văn và cũng là nét văn hóa trội, phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác, làng này với làng khác, vùng này với vùng khác, quốc gia này với quốc gia khác, đáp ứng được nhu cầu về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, nhu cầu du lịch giải trí, nhu cầu về nguồn, nhu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, và trở thành nét văn hóa truyền thống được con người trong xã hội đương đại quan tâm ngày càng nhiều. Xuất phát từ nhu cầu thực hành tín ngưỡng ngày càng cao của xã hội đương đại, nhu cầu hành hương đến các lễ hội ngày càng sôi nổi của dân chúng mà các lễ hội truyền thống được phục dựng ở khắp nơi, tạo nên xu hướng hay một thực tế xã hội không thể phủ nhận trong bức tranh văn hóa hiện nay. Chúng ta đang chứng kiến một thực tế là làng quê nào, vùng miền nào, tộc người nào cũng tìm lại trong vốn văn hóa truyền thống của mình những yếu tố liên quan đến lễ hội để phục dựng lễ hội, để trình diễn nét đặc sắc văn hóa của mình. Nếu nơi nào lễ hội chưa bị đứt đoạn, mai một thì họ tiếp tục phát huy, nơi nào đã mai một thì phục dựng lại, có những địa phương lễ hội đã lùi xa vào dĩ vãng, người dân cũng vẫn cố gắng phục dựng từ các nguồn tư liệu cổ, từ trí nhớ của những người già, thậm chí nhiều yếu tố được họ sáng tạo ra, du nhập mới về để thành lễ hội. 2. Các chiều cạnh biểu hiện vai trò cộng đồng trong phục dựng và thực hành lễ hội truyền thống Công ước về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể được Đại hội đồng UNESCO thông qua vào ngày 17/10/2003, có hiệu lực từ tháng 4/2006 đã ghi nhận rằng các cộng đồng, đặc biệt là các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân bản địa đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra, bảo tồn, duy trì và tái tạo di sản văn hóa phi vật thể, từ đó làm giàu thêm sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người. Tổ chức này nhấn mạnh vai trò của các cộng đồng trong việc thực hiện các quyền liên quan đến bảo vệ các di sản văn hóa và thiên nhiên. Vai trò này được nói tới trong nhiều điều khoản của các Công ước: “Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức và kỹ năng (...) mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ.” [8, Điều 2.1]; các cộng đồng sẽ tham gia vào các hoạt động nhận diện và xác định các loại hình Di sản văn hóa phi vật thể [8, Điều 11]; không thể tiếp cận với các di sản văn hóa phi vật thể nếu không tôn trọng tập tục của các cộng đồng [8, Điều 13]; và cuối cùng, cần có “sự tham gia tối đa của các cộng đồng” vào toàn bộ các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể [8, Điều 15] Như vậy, cộng đồng ở đây vừa được xem như một không gian không thể thiếu cho cuộc sống và sự tồn tại của các giá trị văn hóa, vừa được nhìn nhận như là môi trường cần thiết và bền vững cho việc thực hiện các quyền liên quan đến cuộc sống và biểu đạt văn hóa của 27Số 29 (Tháng 9 - 2019) DI SẢN VĂN HÓA NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA mỗi con người. Những nét đặc trưng của cộng đồng có thể khác nhau giữa các quốc gia, dân tộc, song khái niệm cộng đồng trong vai trò là môi trường sống, môi trường sáng tạo, thực hành và trao truyền các giá trị văn hóa là giống nhau trên toàn cầu. Với lễ hội truyền thống, môi trường văn hóa làng thực sự là môi trường sáng tạo, thực hành và trao truyền lễ hội và trong bối cảnh xã hội đương đại, cộng đồng làng vẫn luôn có vai trò quan trọng trong quá trình phục dựng và thực hành lễ hội. Thực tế việc phục dựng và thực hành lễ hội truyền thống trong bối cảnh xã hội hiện nay cho thấy vai trò của cộng đồng làng được thể hiện ở nhiều chiều cạnh khác nhau, khi thì cộng đồng làng có vai trò hiện hữu, khi thì có vai trò ẩn, khi thì vai trò đó rõ nét, khi thì mờ nhạt, có lễ hội thì vai trò của cộng đồng làng được khẳng định gắn liền với dấu ấn quyền lực của cộng đồng này trong quá trình phục dựng và thực hành, song cũng có lễ hội dù vai trò của cộng đồng làng được khẳng định nhưng lại hầu như không có tiếng nói trong toàn bộ quá trình phục dựng và thực hành lễ hội truyền thống. Song có thể thấy rõ rằng ở đâu mà cộng đồng làng chủ động với lễ hội truyền thống, có ý kiến quyết định trong việc phục dựng và thực hành lễ hội truyền thống thì lễ hội đó thành công và trở thành nét văn hóa trội, là điểm nhấn quan trọng trong bức tranh văn hóa của địa phương. Ngược lại, lễ hội truyền thống nào được phục dựng không bám sát vào nhu cầu của cộng đồng làng, cũng không có sự tham gia một cách chủ động và tích cực của cả cộng đồng cũng như các cá nhân trong làng thì lễ hội đó dù được tổ chức lớn đến thế nào cũng trở thành xa lạ với cộng đồng, thậm chí cộng đồng không chấp nhận và đứng ngoài lễ hội. Có thể khái quát vai trò của cộng đồng làng trong quá trình phục dựng và thực hành lễ hội truyền thống ở ba dạng biểu hiện cơ bản là: Vai trò chủ động, vai trò thụ động và vai trò kết hợp, chia sẻ. Lễ hội đền Hùng, cụ thể là lễ Giỗ tổ Hùng Vương hiện nay là một trường hợp mà việc phục dựng, làm mới và thực hành lễ hội chưa thực sự gắn kết hợp lý với nhu cầu của người dân, của cộng đồng vốn là chủ thể của lễ hội này. Khu di tích đền Hùng ở thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (ngày nay thuộc thành phố Việt Trì) với tổng diện tích tự nhiên trên 1.000ha, thuộc địa giới hành chính của 7 xã: Hy Cương, Chu Hóa, Thanh Đình, Tiên Kiên, Phù Ninh, Kim Đức, Vân Phú, là một quy mô hoàn toàn mới. Vốn dĩ ban đầu khu di tích này thờ các vị thần núi của dân làng ở đây. Các vị thần núi này vốn được các làng thuộc Cổ Tích, Hy Cương phụng thờ như các vị thành hoàng làng. Vua Hùng với vai trò là một vị Tổ của toàn dân tộc thực sự được tôn vinh từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX. Từ năm 2000, lễ hội đền Hùng được tổ chức theo nghi thức Quốc giỗ vào những năm chẵn (5 năm một lần) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, còn vào các năm lẻ do Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Phú Thọ đứng ra tổ chức. Từ đây, toàn bộ việc thực hành lễ Giỗ tổ Hùng Vương được quy định chặt chẽ theo kịch bản của nghi thức quốc gia. Có thể thấy rõ rằng, lễ hội đền Hùng hiện nay là do Nhà nước quản lý, tổ chức và quyết định hầu như tất cả các thực hành nghi lễ trong lễ hội này. Người dân ba làng Vi, Trẹo, Cổ Tích vốn xưa được coi là “trưởng tạo lệ” có trách nhiệm đứng ra tổ chức lễ hội theo “lệ” làng, người dân có nghĩa vụ đóng góp công sức, thời gian và tài chính thì nay họ tham gia vào lễ hội theo sự chỉ đạo và phân công nhiệm vụ từ “cấp trên”. Người dân ba làng không còn đóng vai trò “trưởng tạo lệ” nên không có trách nhiệm tổ chức lễ hội và chủ tế cũng không còn là đại diện của ba làng. Các làng xã tổ chức rước kiệu, dâng hương theo yêu cầu của ban tổ chức lễ hội, họ tham gia các hoạt động tại các đền ở khu đền Hùng theo nhiệm vụ được phân công từ chính quyền địa phương. Nhìn vào lễ hội đền Hùng hiện nay thì UBND tỉnh là cơ quan quyền lực cao nhất điều hành lễ Giỗ tổ Số 29 (Tháng 9 - 2019)28 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Hùng Vương tại khu di tích lịch sử đền Hùng. Với sự tham gia của các sở, ban ngành trong toàn tỉnh, lễ Giỗ tổ được tổ chức một cách bài bản, chặt chẽ và theo quy định của pháp luật. Các cấp chính quyền tham gia và can thiệp sâu vào việc xây dựng kịch bản lễ hội, tham gia thực hiện nghi lễ (lãnh đạo làm vai trò làm chủ lễ), việc phân công các đoàn rước và cả các chương trình nghệ thuật, thể thao. Thực tế này đã làm giảm tính chủ động của cộng đồng đối với lễ hội của họ. Cộng đồng thực hiện “mệnh lệnh” của cấp trên bằng những chỉ thị, văn bản, kế hoạch, phân công nhiệm vụ. Mọi hoạt động của lễ hội đều do các cấp quản lý phân công, còn cộng đồng chỉ là những người thực hiện khiến cho người dân không phát huy vai trò chủ động vốn có của mình trong tổ chức lễ hội. Sự chỉ đạo về mặt hành chính bằng văn bản từ các cấp lãnh đạo trong các nội dung “truyền thống” như rước kiệu, làm bánh chưng, trò chơi, thi nấu cơm, gói bánh, v.v... cũng làm giảm tính chủ động và sự tích cực của cộng đồng. Hơn thế nữa, sự can thiệp và chỉ đạo của Nhà nước dường như đã làm mất đi cảm giác thuộc về lễ hội đó của người dân, điều này dẫn đến việc cộng đồng các làng cũng như mỗi người dân làng không còn coi lễ hội đền Hùng là của họ mà là của Nhà nước. Lễ hội đền Trần (Nam Định) lại là một ví dụ khác về sự suy giảm vai trò của cộng đồng làng trong tổ chức lễ hội hiện nay. Nổi lên từ những năm 2000 với việc phát ấn, lễ hội đền Trần có sự can thiệp chính thức của Nhà nước vào công tác tổ chức lễ hội một cách đồng bộ, từ việc giao các cơ quan chức năng lo các công việc chuẩn bị, đảm bảo trật tự, an ninh, việc quảng bá cũng như phân bổ thời gian hợp lý cho việc thực hành các nghi lễ. Điều này khiến nhiều người dân làng Tức Mặc, phường Lộc Vượng - cộng đồng chủ nhân của lễ hội truyền thống thấy rằng họ dường như đã mất đi lễ hội của làng mình, lễ hội truyền thống của họ đã bị thay đổi đến mức chính họ cũng không còn quen thuộc nữa. Trước kia, lễ Khai ấn chỉ diễn ra trong phạm vi làng Tức Mặc, ấn đóng trong dịp đầu năm đủ để phát cho dân làng, mỗi nhà đều sẽ có một lá ấn. Theo người dân trong làng cho biết, trước kia mỗi lá ấn phát về cho mỗi gia đình trong làng Tức Mặc (chủ yếu con cháu họ Trần) thì công đức cho mỗi tờ ấn là khoảng 2.000 đồng; hiện nay mỗi gia đình cũng được phát một lá ấn nhưng tiền công đức đã là 20.000 đồng. Còn riêng đối với du khách đến lễ hội, có thể đăng ký trước, sau đó, đóng tiền công đức với giá tối thiểu là 20.000 đồng và nhận biên lai, đến chính hội sẽ được nhận ấn. Việc lá ấn được phát ra quá nhiều, lá ấn trở thành quà tặng cho các cơ quan, đoàn thể ở xa, lá ấn trở thành vật trao đổi, mua bán, thật giả lẫn lộn, chất lượng khác nhau, đã khiến cho sự linh thiêng của lễ Khai ấn cũng như lá ấn suy giảm và đồng thời lễ hội truyền thống của cộng đồng làng Tức Mặc đã trở thành lễ hội mang nặng tính chất hành chính và thương mại. Khác với hai lễ hội trên, hội Gióng lại là một ví dụ sống động thể hiện vai trò chủ động, tích cực của cộng đồng làng trong phục dựng, quản lý và tổ chức lễ hội. Lễ hội được tổ chức bởi Ban quản lý di tích lịch sử xã Phù Đổng, với sự tham gia trực tiếp của các cụ có am hiểu về lễ hội truyền thống. Các cụ và dân làng tổ chức hội Gióng theo những quy định chặt chẽ được ghi trong Sổ hội lệ. Cụ thể, mọi công việc như trông coi, quản lý, bảo vệ di tích, đèn nhang hương khói và thực hiện các công việc tế lễ, lễ hội là do các cụ trong Ban quản lý di tích cùng với các cụ trong Ban khánh tiết đền thực hiện. Một công việc quan trọng trong công tác tổ chức hội Gióng là tuyển các vai diễn trong hội rồi tập luyện cho họ việc đi đứng, lễ nghi như thế nào đều do các cụ trong Ban quản lý phân công người hướng dẫn, luyện tập và thực hành theo Sổ hội lệ. Như vậy, các công việc điều hành, tổ chức các hoạt động chính trong lễ hội là do đại diện cộng đồng trong Ban quản 29Số 29 (Tháng 9 - 2019) DI SẢN VĂN HÓA NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA lý di tích thực hiện. Cộng đồng làng tham gia và chủ động trong công việc này vừa đảm bảo được chức năng và tính thiêng vốn có của lễ hội truyền thống, lại vừa giữ được sự cố kết cộng đồng chặt chẽ. Nhà nước vẫn thực hiện các hình thức quản lý của mình song việc thực hiện đó chủ yếu chỉ ở đường hướng chỉ đạo, ở sự trợ giúp “vòng ngoài” với các công tác an ninh trật tự, truyền thông, cơ sở hạ tầng, mà không can thiệp sâu vào quá trình thực hành lễ hội. Vì vậy, vai trò của cộng đồng được phát huy tối đa và lễ hội Gióng đã chứng tỏ một điều rằng dù đã trở thành một lễ hội lớn mang tầm quốc gia song cộng đồng làng vẫn có thể đảm nhiệm được việc thực hành các nghi lễ theo đúng lệ truyền thống, tức là đảm nhiệm phần cốt lõi, phần hồn của lễ hội và người dân thực sự xem lễ hội là của họ, của cộng đồng họ nên họ có trách nhiệm, có nghĩa vụ và cả quyền lợi trong đó. Một trường hợp khác là lễ hội đền Bà Chúa Kho (Cổ Mễ, Bắc Ninh), từ một ngôi miếu nhỏ trở thành một ngôi đền lớn, từ một vị Thánh được người dân tôn thờ vì có công chiêu dân lập làng, mở mang sản xuất đến một vị Thánh có quyền năng đặc biệt trong việc quản lý kho tiền bạc, tài lộc để dân chúng có thể “vay - trả”, từ quy mô lễ hội là lễ giỗ Bà diễn ra trong một ngày với sự tham gia của cộng đồng địa phương đến quy mô lễ hội diễn ra trong suốt 3 tháng với sự tham gia của rất đông khách thập phương, lễ hội đền Bà Chúa Kho đã trải qua cả một quá trình phục dựng, làm mới với những sự thay đổi căn bản. Tuy nhiên, dù lễ hội lớn như vậy nhưng các thành viên trong cộng đồng làng Cổ Mễ đã đứng ra lo liệu và quản lý hiệu quả lễ hội này, họ đã tối ưu hóa được lợi ích của cộng đồng làng và duy trì được sự cố kết bền chặt các thành viên trong làng, tạo ra một quy trình quản lý và tổ chức khép kín trong cộng đồng theo kiểu tự quản mà người bên ngoài và cả các cấp chính quyền khó có thể can thiệp được. Ban quản lý di tích đền Bà Chúa Kho được dân cử ra có nội quy hoạt động một cách rõ ràng, quy định cụ thể trách nhiệm và nghĩa vụ của các thành viên. Có thể nói rằng, việc phân bổ công việc, tổ chức công việc tại khu di tích và lễ hội được cộng đồng làng Cổ Mễ triển khai là hết sức khoa học và hợp lý, ai cũng có quyền lợi ở trong đó và quyền lợi được phân chia hết sức công bằng. Hội người cao tuổi của làng bầu và lựa chọn người cho các ban: Ban quản lý di tích, Ban an ninh, Ban bảo vệ, Ban xây dựng, Ban tài chính, Ban kiểm soát, các ban này có nhiệm vụ rõ ràng. Mỗi ban lại tiếp tục chia ra thành các tổ và công việc được phân công đến từng người cụ thể theo ca, theo ngày, theo các đầu công việc từ việc nhỏ đến việc lớn. Đi cùng với sự phân công ấy là quyền lợi mỗi người cũng được quy định rõ ràng, minh bạch. Có thể thấy cộng đồng này cố kết chặt chẽ để bảo vệ di sản quan trọng nhất của họ là lễ hội đền Bà Chúa Kho, họ thể hiện rõ vai trò chủ nhân của mình nên chủ động trong mọi công việc liên quan đến lễ hội. Lễ hội đền Bà Chúa Kho đã cho thấy một mô hình quản lý cộng đồng rất hiệu quả đã và đang được duy trì, ở đây vai trò của cộng đồng làng được phát huy tối đa. Lễ hội đền Bà Chúa Kho không còn là lễ hội làng nữa mà đã là lễ hội lớn thu hút rất đông khách thập phương, lại diễn ra trong suốt 3 tháng cao điểm và rải rác trong cả năm, Ban quản lý cũng lên đến cả 500 người, song dân làng vẫn đảm nhiệm được toàn bộ công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Điều này cho thấy sức mạnh của cộng đồng làng và khi mà quyền lợi và trách nhiệm gắn kết hài hòa được với nhau, khi mà mục đ