Tóm tắt. Sinh viên sư phạm là người học tập, rèn luyện để trở thành nhà giáo, thực hiện
bước chuyển quan trọng từ người đi học thành người đi dạy, nên họ rất cần phải rèn luyện
và phát triển năng lực tư duy logic. Nghề dạy học đòi hỏi, người thầy phải giúp trò có khả
năng tư duy, nghiên cứu khái niệm chuẩn xác, để phát triển năng lực phán đoán, suy luận
tri thức mới theo các quy tắc, quy luật bắt buộc của tư duy. Thực tế cho thấy, nếu yếu kém
về năng lực tư duy logic thì người giáo viên khó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học.
Vì thế, bài viết tập trung phân tích và làm sáng tỏ vai trò của logic hình thức với việc phát
triển năng lực tư duy logic cho sinh viên sư phạm Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, đề
xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc dạy logic hình
thức cho sinh viên sư phạm Việt Nam hiện nay.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của logic hình thức trong rèn luyện tư duy logic cho sinh viên sư phạm Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
2014, Vol. 59, No. 6BC, pp. 314-321
This paper is available online at
VAI TRÒ CỦA LOGIC HÌNH THỨC TRONG RÈN LUYỆN TƯ DUY LOGIC
CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM VIỆT NAM HIỆN NAY
Hoàng Thúc Lân
Khoa Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Sinh viên sư phạm là người học tập, rèn luyện để trở thành nhà giáo, thực hiện
bước chuyển quan trọng từ người đi học thành người đi dạy, nên họ rất cần phải rèn luyện
và phát triển năng lực tư duy logic. Nghề dạy học đòi hỏi, người thầy phải giúp trò có khả
năng tư duy, nghiên cứu khái niệm chuẩn xác, để phát triển năng lực phán đoán, suy luận
tri thức mới theo các quy tắc, quy luật bắt buộc của tư duy. Thực tế cho thấy, nếu yếu kém
về năng lực tư duy logic thì người giáo viên khó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học.
Vì thế, bài viết tập trung phân tích và làm sáng tỏ vai trò của logic hình thức với việc phát
triển năng lực tư duy logic cho sinh viên sư phạm Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, đề
xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc dạy logic hình
thức cho sinh viên sư phạm Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: Tư duy logic; sinh viên sư phạm; tư duy khoa học; logic hình thức.
1. Mở đầu
Tư duy logic (tư duy chính xác) là yếu tố gốc trong nghiên cứu khoa học và truyền thụ tri
thức của người giáo viên. Thực tế cho thấy, bài giảng sẽ không đạt được giá trị khoa học nếu người
thầy yếu kém về tư duy logic. Vì vậy, sinh viên sư phạm phải được rèn luyện năng lực tư duy logic
để hoàn thành nhiệm vụ học tập, tu dưỡng trở thành nhà giáo. Rèn luyện tư duy logic cho sinh viên
sư phạm qua môn logic hình thức là rèn luyện tư duy khái niệm, năng lực phán đoán và suy luận,
sử dụng các quy luật tư duy, các phương pháp, thao tác chứng minh, bác bỏ trong học tập, nghiên
cứu khoa học.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tư duy logic
Tư duy logic có vai trò quan trọng trong phát minh tri thức mới, nên nó ra đời rất sớm, cùng
với sự hình thành và phát triển tư duy con người. Tư duy logic ra đời từ thế kỉ VI đến thế kỉ VIII
TCN, người sáng lập ra các hình thức và ba quy luật của tư duy logic là Arixtốt và sau này Lepnít
bổ sung và hoàn thiện thêm quy luật lí do đầy đủ,... tư duy logic mà logic hình thức nghiên cứu đòi
hỏi chủ thể nhận thức phải tuân theo các nguyên tắc, quy luật của tư duy chính xác để phát minh
ra các tri thức mới.
Liên hệ: Hoàng Thúc Lân, e-mail: hoangthuclan@gmail.com.
314
Vai trò của Logic hình thức trong rèn luyện tư duy logic...
Mặc dù tư duy logic có vai trò quan trọng như vậy, nhưng vẫn chưa được nhiều nhà khoa
học quan tâm nghiên cứu. Những công trình nghiên cứu về tư duy logic mới chỉ dừng lại ở một số
bài viết đăng trên các tạp chí khoa học, bàn đến những khía cạnh nhất định. Theo [2], “tư duy logic
là giai đoạn nhận thức lí tính, sử dụng các hình thức cơ bản, như khái niệm, phán đoán, suy luận
cùng các thao tác logic xác định của chủ thể, nhằm sản xuất ra tri thức mới với mục đích phản ánh
ngày càng sâu sắc hơn, chính xác hơn, đầy đủ hơn về hiện thực khách quan”. Tác giả khẳng định,
tư duy logic được logic hình thức nghiên cứu, nó cung cấp và trang bị các phương pháp, quy tắc
và quy luật, thao tác của tư duy nhằm nhận thức chính xác đối tượng trong trạng thái xác định. Tán
thành với định nghĩa trên, chúng tôi có thể định nghĩa một cách khái quát: Tư duy logic là hình
thức tư duy chính xác phản ánh hiện thực khách quan thông qua hình thức, quy luật, thao tác tư
duy theo các quy tắc bắt buộc, theo những trình tự nghiêm ngặt để nhận thức chân lí. Tư duy logic
có các đặc trưng như tính chính xác, tính hệ thống, tính tất yếu và chặt chẽ, nên nó rất cần thiết
trong nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn. Do vậy, nếu chủ thể thiếu một trong những đặc
trưng trên sẽ không có tư duy logic.
2.2. Sự tác động của logic hình thức đối với việc rèn luyện năng lực tư duy logic
cho sinh viên sư phạm Việt Nam hiện nay
Nội dung cơ bản của logic hình thức
Logic hình thức khoa học nghiên cứu những hình thức và quy luật tư duy để đạt tới tri thức
chân thực, chính xác. Hình thức tư duy bao gồm khái niệm, phán đoán và suy luận; các quy luật
tư duy gồm: quy luật đồng nhất, quy luật cấm mâu thuẫn, quy luật loại trừ cái thứ ba, quy luật lí
do đầy đủ; ngoài ra, dạy logic hình thức còn giúp sinh viên nắm vững và vận dụng các thao tác
tư duy quan trọng như định nghĩa, phân chia khái niệm, chứng minh, bác bỏ xây dựng giả thuyết
trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Mỗi đơn vị kiến thức của logic hình thức đều có
mối liên hệ mật thiết với nhau, nên nếu sinh viên không nắm vững kiến thức khái niệm, sẽ không
hiểu được phán đoán và suy luận. Vì thế, nắm vững tri thức logic hình thức sẽ giúp cho sinh viên
nâng cao năng lực tư duy chính xác, tạo khả năng sáng tạo tri thức mới.
Sự tác động của logic hình thức trong việc rèn luyện tư duy logic cho sinh viên sư phạm
hiện nay
Sinh viên sư phạm là người đang học tập tại các trường cao đẳng, đại học sư phạm, thực
hiện bước chuyển từ người đi học thành người đi dạy hay quản lí giáo dục, nên rất cần được trang
bị tư duy logic. Vì thế, họ phải nhận thức đúng được vai trò của logic hình thức đối với việc rèn
luyện năng lực tư duy logic nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu giáo dục nước nhà. Vai trò đó được
thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, logic hình thức rèn luyện năng lực tư duy khái niệm cho sinh viên sư phạm.
Khái niệm là hình thức của tư duy phản ánh dấu hiệu cơ bản, khác biệt của sự vật, hiện
tượng trong thế giới khách quan; khái niệm là nhân tố gốc tạo nên tri thức khoa học; không có khái
niệm con người không thể tư duy được. Mỗi môn khoa học đều được tạo thành, bị quy định bởi
hệ thống khái niệm đặc thù. Do vậy, để nắm vững tri thức khoa học của từng môn học, người học
phải hiểu nhuần nhuyễn được các khái niệm. Tư duy khái niệm giúp chủ thể nắm bắt thuộc tính cơ
bản, riêng biệt bên trong, gạt bỏ những cái cá biệt, ngẫu nhiên để đi sâu vào cái bản chất, tất yếu,
phổ biến của đối tượng. Tư duy khái niệm phải dựa theo những qui tắc, thao tác nhất định, nhờ thế
nó đi xa, đi sâu vào những điều bí ẩn mà tư duy trực quan không vươn tới được.
315
Hoàng Thúc Lân
Tư duy khái niệm trong môi trường sư phạm mang tính đặc thù ở chỗ, cả người dạy và người
học luôn phải giải quyết hai nhiệm vụ song hành: thứ nhất, trang bị tri thức thông qua hệ thống
khái niệm đã có; thứ hai, biến tri thức khái niệm thành các kĩ năng, kĩ xảo, nâng cao hiểu biết ở
người học; đồng thời, hướng dẫn người học phương pháp vận dụng linh hoạt, mềm dẻo khái niệm
trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Tư duy khái niệm ở sinh viên sư phạm hiện nay luôn được
sự điều khiển và hướng dẫn của giảng viên theo nguyên tắc, quy luật của quá trình dạy học. Quá
trình hình thành khái niệm trong giáo dục là sự thống nhất giữa hoạt động có mục đích và phương
pháp nên mang lại hiệu quả cao.
Tư duy khái niệm ở sinh viên sư phạm không dừng lại ở việc sử dụng các phương pháp,
thao tác tư duy nắm vững khái niệm cho bản thân, mà còn phải có năng lực dạy người học phương
pháp nghiên cứu, nắm bắt khái niệm (biết sử dụng các phương pháp xây dựng khái niệm, xác định
nội hàm, ngoại diên, biết định nghĩa, phân chia khái niệm...), đáp ứng mục tiêu của giáo dục và
đào tạo. Tư duy khái niệm giữ vị trí, vai trò quan trọng đối với sinh viên sư phạm, nên sinh viên
không có khả năng tư duy khái niệm, thì sẽ yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ như thủ thuật phân
tích và phương pháp dạy học các khái niệm,... cản trở quá trình nghiên cứu và dạy học sau này.
Trong dạy học, nếu người dạy không làm rõ khái niệm, sẽ đẩy người học vào sự mơ hồ, mông lung
khi giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan; không có khả năng dạy người học tư duy, chiếm lĩnh
khái niệm để làm giàu tri thức,...
Nghiên cứu, học tập logic hình thức giúp sinh viên sư phạm có khả năng sử dụng linh hoạt
các phương pháp xây dựng khái niệm (phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp,
phương pháp khái quát hóa và trừu tượng hóa khoa học, phương pháp diễn dịch và quy nạp...).
Đồng thời, sinh viên phải được hướng dẫn các thao tác xác định nội hàm, ngoại diên của khái niệm
để có khả năng phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm. Bên cạnh đó, sinh viên sư phạm được
rèn luyện năng lực mở rộng, thu hẹp, định nghĩa và phân chia khái niệm theo quy tắc của tư duy
logic. Năng lực phân chia khái niệm, giúp cho sinh viên sư phạm có khả năng phân chia các đơn
vị kiến thức khoa học, hệ thống, nhất quán, khắc phục sự trùng chéo, lạc chủ đề, lan man, bỏ sót
tri thức, đánh tráo khái niệm trong nghiên cứu và dạy học sau này.
Thứ hai, logic hình thức còn rèn luyện năng lực phán đoán tri thức cho sinh viên sư phạm.
Rèn luyện năng lực phán đoán là rèn luyện khả năng liên kết các khái niệm thông qua sự
khẳng định hay phủ định nhằm tổng hợp tri thức mới. Nắm vững các nguyên tắc xây dựng phán
đoán giúp sinh viên sư phạm diễn đạt linh hoạt các tư tưởng, ý nghĩ đã được định hình trong tư
duy về đối tượng. Muốn xây dựng phán đoán chân thực, sinh viên phải nắm vững các thuộc tính,
các dấu hiệu của khái niệm, phải sử dụng chính xác các liên từ logic trong ngôn ngữ dạy học (như:
“và”, “nếu,... thì”, “hoặc”, “khi và chỉ”). Năng lực phán đoán có vai trò quan trọng trong nghiên
cứu, biến đổi đẳng trị, làm cho tư duy linh hoạt, mềm dẻo hơn, cách diễn đạt tri thức mang tính đa
dạng, phong phú, là cơ sở nâng cao năng lực suy luận tri thức mới ở sinh viên sư phạm. Năng lực
này được rèn luyện qua từng môn học, thông qua các câu hỏi, bài tập hướng vào giải quyết mối
liên hệ giữa các đơn vị kiến thức của bài học, hay liên hệ giữa kiến thức của các môn học. Ví dụ
trong dạy ngoại ngữ thể hiện ở các dạng bài tập biến đổi câu, viết lại câu bằng các từ cho trước...
Phán đoán trong tư duy logic đòi hỏi sinh viên sư phạm phải có khả năng nhìn nhận bao
quát mối liên hệ giữa các khái niệm, nếu không có tư duy khái niệm chuẩn xác, sẽ dẫn đến những
sai lầm trong xây dựng phán đoán. Chẳng hạn, hai khái niệm liên kết với nhau để tạo thành các
phán đoán đơn đúng thì chúng ta phải chú ý đến chất, lượng từ, quan hệ giữa chủ từ và vị từ. Ví dụ
khái niệm: “sinh viên” và khái niệm “người Việt Nam” có quan hệ giao nhau, nên chúng ta chỉ có
316
Vai trò của Logic hình thức trong rèn luyện tư duy logic...
thể xây dựng được 4 phán đoán đơn đúng: Một số sinh viên là người Việt Nam; Một số sinh viên
không là người Việt Nam; Một số người Việt Nam là sinh viên; Một số người Việt Nam không là
sinh viên. Nếu ta dùng lượng từ chung (tất cả hay mọi) thì các phán đoán đó là sai lầm. Bên cạnh
đó, sinh viên sư phạm được rèn luyện khả năng xác định tính chu diên của các thuật ngữ trong các
phán đoán đơn một cách chính xác để khắc phục sự nhầm lẫn đối tượng trong tư duy; đồng thời,
cũng rèn luyện khả năng xác định giá trị của các phán đoán A, E, I, O theo hình vuông logic.
Nắm vững nguyên tắc, phương pháp xây dựng phán đoán không chỉ giúp sinh viên sư phạm
tự bổ sung tri thức, mà còn tạo ra khả năng dạy người khác phương pháp nghiên cứu, sử dụng phán
đoán chính xác, linh hoạt, mềm dẻo. Bên cạnh đó, nó giúp sinh viên sư phạm biết kế thừa, chọn
lọc các tư tưởng trong nghiên cứu khoa học, khắc phục sự sao chép nguyên xi, thiếu sáng tạo. Để
nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc rèn luyện năng lực phán đoán cho sinh viên sư phạm, người
dạy cần phải có khả năng đưa ra các khái niệm chuẩn, yêu cầu người học phải thiết lập các phán
đoán chân thực, gợi mở khả năng tư duy chính xác theo các nguyên tắc bắt buộc. Người học phải
có sự hiểu biết sâu sắc, vững vàng về các khái niệm trong từng môn học, xem xét mối quan hệ giữa
chúng, xây dựng các phán đoán chân thực.
Thứ ba, logic hình thức còn rèn luyện năng lực suy luận cho sinh viên sư phạm Việt Nam.
Trong dạy học, năng lực suy luận tri thức mới có vai trò quan trọng, cần thiết; người dạy
phải có khả năng tác động vào người học để khai thác năng lực tư duy sáng tạo; người học phải
nắm bắt được quy tắc suy luận để sản sinh tri thức mới. Thực tế cho thấy, nếu yếu kém về khả năng
suy luận sẽ cản trở quá trình tích lũy tri thức mới, kìm hãm năng lực tư duy sáng tạo, cũng như
khả năng khái quát hóa và trừu tượng hóa khoa học. Năng lực suy luận ở sinh viên sư phạm là khả
năng thiết lập mối quan hệ giữa các phán đoán đã biết để suy ra các phán đoán mới, tri thức mới
theo các quy tắc và quy luật bắt buộc của tư duy logic trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa
học, rèn luyện nghề nghiệp.
Suy luận trong logic hình thức bao gồm hai hình thức cơ bản: suy luận quy nạp và suy luận
diễn dịch. Suy luận quy nạp giúp sinh viên có khả năng tổng hợp, khái quát tri thức từ cái riêng đến
cái chung trong thực hành, thực tập, thí nghiệm khoa học trong học tập, nghiên cứu, nhằm nâng
cao khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa khoa học. Thông qua quy nạp phổ thông và quy nạp
khoa học, sinh viên sư phạm nắm bắt các phương pháp, thao tác tư duy (phương pháp giống nhau;
phương pháp khác nhau; phương pháp biến đổi kèm theo; phương pháp loại trừ) để nâng cao trình
độ, năng lực nghiên cứu khoa học. Rèn luyện năng lực suy luận diễn dịch nhằm tạo khả năng tư
duy đi từ cái chung đến cái riêng đến cái cụ thể, giúp sinh viên sư phạm khả năng vận dụng sáng
tạo tri thức vào cuộc sống. Suy luận diễn dịch bao gồm hai loại diễn dịch trực tiếp và diễn dịch
gián tiếp. Suy luận diễn dịch trực tiếp giúp sinh viên sư phạm có khả năng diễn đạt vấn đề bằng
nhiều hình thức khác nhau nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa, thông qua phép chuyển hóa, phép đảo
ngược và phép đối lập vị ngữ. Suy luận diễn dịch gián tiếp có tiền đề là phán đoán đơn (tam đoạn
luận) được thực hiện nghiêm ngặt theo bốn loại hình và 8 quy tắc chung, và quy tắc riêng của từng
loại hình nhằm đem lại cho chủ thể nhận thức các tri thức chân thực. Trong tư duy nếu vi phạm
một trong những quy tắc đó sẽ rơi vào sai lầm, ảnh hưởng đến quá trình nhận thức. Qua suy luận,
sinh viên sư phạm nâng cao năng lực liên kết giữa tri thức đã biết, luận giải tri thức chưa biết, phản
ánh đầy đủ, chính xác hơn đối tượng nhận thức. Nhờ đó, sinh viên sư phạm có khả năng dạy người
khác suy luận để rút ra tri thức mới, hoàn thiện bản thân. Năng lực suy luận ở sinh viên sư phạm
được rèn luyện thông qua hoạt động dạy học; nghiên cứu khoa học, kiểm tra, thi,... để sinh viên
luận giải tri thức mới thông qua những tri thức tiền đề đã lĩnh hội trong suốt quá trình học tập.
317
Hoàng Thúc Lân
Thứ tư, logic hình thức rèn luyện năng lực vận dụng các quy luật tư duy cho sinh viên sư
phạm Việt Nam hiện nay.
Các quy luật bắt buộc trong tư duy logic bao gồm quy luật đồng nhất, quy luật cấm mâu
thuẫn, quy luật loại trừ cái thứ ba, quy luật lí do đầy đủ. Mỗi quy luật có một vai trò nhất định
trong nhận thức chân lí khách quan. Quy luật đồng nhất đòi hỏi trong quá trình phán ánh mọi tư
tưởng phải đồng nhất với chính đối tượng (A là A); đối tượng thay đổi thì tư duy cũng phải thay
đổi. Quy luật này giúp tư duy sinh viên sư phạm ngày càng rõ ràng, chính xác, mạch lạc, khúc
triết; khắc phục tính mập mờ, không cụ thể, không xác định trong tư duy; khắc phục sự không nhất
quán trong sử dụng ngôn ngữ, lập luận dài dòng, nói năng không rõ ràng, vòng quanh, luẩn quẩn;
khắc phục lối tư duy đánh tráo khái niệm... Vì vậy, quy luật này là hết sức cần thiết đối với nghề
dạy học, bởi lẽ tính chính xác, rõ ràng là yêu cầu bắt buộc để cắt nghĩa một vấn đề khoa học luẩn
quẩn, vòng quanh, đa nghĩa, hay hiểu không đúng khái niệm. Do vậy, khi sinh viên sư phạm được
trang bị tri thức của quy luật đồng nhất sẽ khắc phục được những sai lầm trên bằng cách, phải hiểu
biết đầy đủ, sâu sắc về lĩnh vực nghiên cứu; đồng thời, rèn luyện cho họ bản lĩnh tự tin, tránh sự
xúc động, tâm lí không ổn định. . . dẫn tới lẫn lộn tri thức khoa học. Để khắc phục lỗi đánh tráo
khái niệm, sinh viên sư phạm phải hết sức thận trọng khi sử dụng những từ đồng âm khác nghĩa
hoặc từ đa nghĩa trong học tập, nghiên cứu; bên cạnh đó, việc tuân thủ quy luật này còn giáo dục
cho sinh viên sư phạm phẩm chất trung thực trong quá trình lập luận, phản ánh đối tượng.
Quy luật cấm mâu thuẫn trong tư duy logic đòi hỏi không được vừa khẳng định, vừa phủ
định một dấu hiệu nào đó ở một sự vật, trong cùng một thời gian, cùng một mối quan hệ. Quy
luật này không cho phép nhầm lẫn về quan hệ, về không gian, thời gian, về đối tượng khi lập luận.
Cùng một sự việc không được tồn tại hai cách giải thích đối lập, mâu thuẫn nhau, theo kiểu giấu
đầu hở đuôi. Hay sự việc diễn ra theo một kiểu xác định lại thể hiện nó theo kiểu đối lập. Chẳng
hạn, chúng ta dùng phủ định hai lần để ngăn cản một hành vi không đẹp, thì đều gặp phải mâu
thuẫn trong tư duy, cản trở mục đích và hiệu quả của công việc. Do vậy, quy luật này giúp cho tư
duy đảm bảo tính hệ thống, rõ ràng, mạch lạc; nâng cao khả năng phát hiện những sai lầm, mâu
thuẫn trong tư duy của người khác, từ đó bác bỏ mâu thuẫn đó để khẳng định tính chân lí của vấn
đề. Đồng thời, quy luật này còn rèn luyện bản lĩnh, lập trường của sinh viên sư phạm khi đứng
trước những ý kiến mâu thuẫn, phải biết bênh vực, bảo vệ cái đúng, chống lại cái sai. Thực tế cho
thấy, dạy học sẽ bị thất bại, nếu tư duy của thầy gặp mâu thuẫn, nên quy luật cấm mâu thuẫn giúp
sinh viên sư phạm nâng cao chất lượng nghiên cứu và học tập; phát hiện và sửa sai trong tư duy
của người khác...
Quy luật loại trừ cái thứ ba trong tư duy logic đòi hỏi hai tư tưởng mâu thuẫn nhau bao giờ
cũng có giá trị đối lập, không bao giờ có cùng giá trị chân thực hoặc giả dối. Do vậy, quy luật này
giúp sinh viên sư phạm khắc phục tính ba phải, mập mờ, đứng giữa hai ý kiến đối lập về một vấn
đề; thể hiện lập trường, bản lĩnh rõ ràng, biết ủng hộ quan điểm đúng, loại bỏ quan điểm sai. Vì
thế, nó rèn luyện nhân cách, bản lĩnh, lập trường kiên định, rõ ràng, chống lại tư tưởng cơ hội, đê
hèn ở mỗi sinh viên sư phạm. . . hình thành nhân cách cao đẹp người thầy để giáo dục nhân cách
cho người học. Chúng ta chỉ có thể tạo ra thế hệ công dân có nhân cách tốt khi có nền giáo dục
chất lượng, với đội ngũ nhà giáo mẫu mực.
Quy luật lí do đầy đủ đòi hỏi mỗi luận điểm rút ra trong quá trình lập luận, chỉ được thừa
nhận là đúng đắn khi có đầy đủ các lí do chân thực. Cơ sở khách quan của quy luật này xuất phát từ
mối liên hệ nhân quả. Nội dung của quy luật này đòi hỏi để đi đến kết luận cần dựa vào những cơ
sở chân thực đủ để chứng minh cho một kết quả đang nghiên cứu; cơ sở phải có quan hệ sản sinh
318
Vai trò của Logic hình thức trong rèn luyện tư duy logic...
với vấn đề đang xem xét. Quy luật này, giúp sinh viên sư phạm có căn cứ rõ ràng, chính xác để
khẳng định hay phủ định một vấn đề; khắc phục sự cả tin, mù quáng trước những hiện tượng nảy
sinh trong cuộc sống. Trong dạy học, việc tuân thủ quy luật lí do đầy đủ làm cho bài giảng có tính
thuyết phục cao, nâng cao chất lượng dạy học, tăng thêm độ tin cậy của người học khi có căn cứ,
cơ sở khoa học đúng đắn, khách quan và đầy đủ. . . Ngoài ra, logic học hình thức rèn luyện năng
lực sử dụng các phương pháp chứng minh, bác bỏ cho sinh viên sư phạm. Vì trong dạy học khi
giáo viên đưa ra luận đề thì đều phải chứng minh để thuyết phục người học. Việc bác bỏ tính giả
dối của một vấn đề trong tư duy logic nhằm rèn luyện phương pháp tư duy phản chứng, giúp sinh
viên sư phạm nâng cao trình độ sử dụng phương pháp này trong học tập, nghiên cứu khoa học, mà
còn rèn luyện cho người học những các thức bác bỏ một vấn đề sai lầm theo các quy tắc, quy luật
bác bỏ của tư duy logic.
Việc chiếm lĩnh những tri thức về logic hình thức để nâng cao năng lực tư duy logic cho
sinh viên nói chung và sinh viên sư phạm nói riêng được thực hiện bằng nhiều con đường với nhiều
giải pháp khác nhau. Song con đường ngắn nhất, giải pháp cơ bản nhất là thông qua dạy học logic
hình thức cho sinh viên.
2.3. Một số giải pháp phát huy vai trò dạy logic hình thức nhằm nâng cao năng
lực tư duy logic cho sinh viên sư phạm hiện nay
Thứ nhất, về phía nội dung chương trình logic hình thức. Nâng cao chất lượng dạy logic
hình thức nhằm rèn luyện