Lâu nay, khi nói về công tác đào tạo, giảng dạy, bồi dưỡng báo chí ở nước ta, có
một vấn đề thường xuyên được nêu ra, đó là: dạy báo chí phải là dạy nghề. Chính
từ vấn đề này, đã nảy sinh một loạt các vấn đề khác như những hệ quả tất yếu: đã
là dạy nghề thì người dạy phải có nghề; vậy nếu giảng viên không làm báo, không
viết báo thì lấy gì để dạy nghề cho người khác về cách làm báo, viết báo? Thậm
chí, còn có ý kiến đại loại rằng: Trong các lớp báo chí hiện nay, người học không
cần biết người đứng trên bục có học vị hay hàm gì! Họ chỉ quan tâm đây có phải
là nhà báo giỏi hay không? Do đó, phương pháp dạy báo tốt nhất là mời các nhà
báo giỏi đến để truyền nghề, còn đào tạo như hiện nay là không hiệu quảv.v.
11 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề chất lượng giảng viên với việc nâng cao chất lượng đào tạo báo chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vấn đề chất lượng giảng viên với việc nâng cao chất lượng đào tạo báo chí
Bài viết này không nhằm bàn luận về năng lực, phẩm chất nghề nghiệp của
giảng viên báo chí mà chủ yếu đề cập đến vai trò, tầm quan trọng của nó trong
việc nâng cao chất lượng của quá trình tổ chức thực hiện các môn học thuộc
các chuyên ngành báo chí. Đây là một điểm mấu chốt vì không phải cứ có một
quy trình đào tạo tốt là tự nó đã có thể tạo ra được chất lượng đào tạo tốt theo ý
muốn.
1. Lâu nay, khi nói về công tác đào tạo, giảng dạy, bồi dưỡng báo chí ở nước ta, có
một vấn đề thường xuyên được nêu ra, đó là: dạy báo chí phải là dạy nghề. Chính
từ vấn đề này, đã nảy sinh một loạt các vấn đề khác như những hệ quả tất yếu: đã
là dạy nghề thì người dạy phải có nghề; vậy nếu giảng viên không làm báo, không
viết báo thì lấy gì để dạy nghề cho người khác về cách làm báo, viết báo? Thậm
chí, còn có ý kiến đại loại rằng: Trong các lớp báo chí hiện nay, người học không
cần biết người đứng trên bục có học vị hay hàm gì! Họ chỉ quan tâm đây có phải
là nhà báo giỏi hay không? Do đó, phương pháp dạy báo tốt nhất là mời các nhà
báo giỏi đến để truyền nghề, còn đào tạo như hiện nay là không hiệu quả v.v...
Cũng đề cập đến vấn đề đào tạo báo chí ở nước ta, một bài báo trên mạng đã mở
đầu như thế này: “Giáo trình cũ kỹ. Phương pháp đào tạo không gắn liền với thực
tiễn đời sống. Có cả những giáo viên giảng dạy chuyên ngành báo chí nhưng
không (hay không viết nổi) một cái tin theo đúng nghĩa? Hậu quả là sinh viên ra
trường mơ hồ, non nớt về nghề nghiệp nên rất khó kiếm việc làm. Không ít Tổng
biên tập tuyên bố thẳng thừng là không muốn nhận sinh viên tốt nghiệp tại các lò
đào tạo chuyên ngành báo chí” (1).
Tại Hội thảo khoa học “Đào tạo báo chí đáp ứng nhu cầu xã hội” do Khoa Báo
chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chức cũng đã có những ý kiến khá gay gắt.
Một vài đại biểu từ các cơ quan báo chí đến đã nói thẳng: Nếu giảng viên báo chí
không viết báo, không làm báo thì cũng không thể có đủ tư cách để dạy người làm
báo (2)..
Như vậy, có thể thấy xung quanh vấn đề này đã thực sự có những quan điểm khác
biệt và trong thực tế đã dẫn đến những tranh cãi. Từ góc độ của những người làm
công tác nghiên cứu, giảng dạy báo chí, trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày
quan điểm của mình để các nhà nghiên cứu và đồng nghiệp cùng luận bàn, trao
đổi.
Trước hết, cần thấy rằng trong các ý kiến nêu trên không phải là không có những ý
đúng mà trong đó đáng chú ý nhất là việc đòi hỏi các giảng viên báo chí không chỉ
là những người thầy về lý thuyết mà còn phải là những người viết báo và làm báo.
Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng: không ai có thể phủ nhận vai trò của
nhà trường trong đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (và trong bất cứ lĩnh vực
nào khác). Làm báo là một nghề, do đó phải có dạy nghề và tất nhiên phải có
trường, có lớp. Thực tế cho thấy ở bất cứ quốc gia nào có hoạt động báo chí đều
có trường dạy nghề báo với nhiều loại chương trình dành cho các đối tượng khác
nhau. Trong Hội thảo quốc tế có chủ đề: “Truyền thông đại chúng - đào tạo, bồi
dưỡng thời kỳ hội nhập” do Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức, tất cả các
tham luận của các đại biểu từ các trung tâm đào tạo báo chí lớn của các nước
Trung Quốc, Thụy Điển, Ốttrâylia, Thụy Điển, Hồng Kông... đều khẳng định vai
trò quan trọng và sự cần thiết của các nhà trường dạy nghề báo (3).
Tất nhiên, ở mỗi quốc gia, do những nét đặc thù của nền báo chí và của những
điều kiện kinh tế, xã hội nên công việc này có những khác biệt. Hơn nữa, ngay
trong cùng một nước, mỗi cơ sở đào tạo lại còn có những phương pháp, cách thức,
trường phái không hoàn toàn giống nhau. Do đó, theo chúng tôi vấn đề cần đặt ra
không phải là nên có hay không có nhà trường dạy báo chí mà là ở chỗ: dạy nghề
báo như thế nào để có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn đời
sống báo chí trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay?
2. Để trả lời câu hỏi trên, trước hết chúng ta phải bắt đầu từ việc nhìn nhận một
cách khái quát về thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng báo chí ở nước ta. Đến
này, sau nhiều lần thay đổi, cải tiến chương trình và phương pháp giảng dạy, ở
nước ta hiện đang có những phương thức đào tạo, bồi dưỡng báo chí sau đây:
Thứ nhất là cách đào tạo theo phương thức truyền thống. Theo đó, trước hết người
học phải học lý thuyết. Phần này có thể có thời lượng lớn trong toàn khóa học.
Phần thực hành được thể hiện tập trung trong các đợt kiến tập cuối năm học và chủ
yếu nhất là trong đợt thực tập cuối khóa (kết hợp với việc làm khóa luận hoặc ôn
thi tốt nghiệp). Có thể thấy hầu hết chương trình của các cơ sở đào tạo báo chí bậc
đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay đều theo phương thức này. Cũng do có thời
lượng lý thuyết lớn nên có thể gọi đây là phương thức đào tạo chú trọng trang bị
lý thuyết.
Thứ hai là phương thức tiếp thu được từ các chuyên gia nước ngoài đã đến nước ta
để giảng dạy, trao đổi nghiệp vụ hoặc tham gia các hội thảo khoa học về đào tạo
báo chí. So với phương thức thứ nhất, phương thức này chú trọng rèn luyện về các
kỹ năng thực hành.
Trong các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (thường là ngắn hạn) ở nước
ta do các chuyên gia nước ngoài trực tiếp giảng dạy, phần thực hành rất được chú
trọng. Ở đó, sau phần khai giảng được tiến hành rất ngắn gọn, giảng viên chỉ dành
một ít thời gian để thày trò làm quen với nhau. Tiếp đó là một số nội dung lý
thuyết được giới thiệu sơ lược. Tất cả những nội dung trên chỉ diễn ra trong
khoảng một buổi hoặc nhiều lắm cũng chỉ là trong ngày đầu tiên của khóa học.
Sau đó, học viên đăng ký đề tài cho các tác phẩm báo chí (hoặc chương trình phát
thanh, truyền hình) sẽ thực hiện để giảng viên góp ý. Hầu hết thời gian còn lại của
khóa học chủ yếu là dành cho học viên đi thực tế sáng tạo tác phẩm, xây dựng
chương trình và đem sản phẩm về cho giảng viên sửa chữa, nhận xét, góp ý...
Một số lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí ngắn hạn do các trung tâm bồi dưỡng báo
chí của các Hội nhà báo Trung ương và địa phương hoặc của các cơ quan báo chí
tự tổ chức hầu hết được thực hiện theo phương thức này. Trong đó, các giảng viên
(thường là các nhà báo được mời đến giảng dạy) chỉ tập trung cho kỹ năng thực
hành chứ hầu như không quan tâm nhiều đến lý thuyết.
Có thể thấy cả hai phương thức nêu trên đều có những ưu điểm, hạn chế riêng và
chỉ phù hợp với những đối tượng học viên cụ thể. Phương thức thứ nhất nhìn
chung là vẫn thích hợp với đối tượng là sinh viên trẻ được tuyển lựa qua các kỳ thi
đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phương thức thứ hai chỉ phát huy ưu thế nếu
học viên là những người lớn tuổi hơn, có đầy đủ phương tiện nghiệp vụ và đã có
kinh nghiệm thực tế do đang làm việc tại một cơ quan báo, đài.
Hai phương thức nêu trên, tự nó đã tạo ra một đội ngũ giảng viên báo chí với
những phẩm chất nghề nghiệp không hoàn toàn giống nhau. Tại các cơ sở đào tạo
đại học, cao đẳng báo chí, khá phổ biến là các giảng viên tuy nắm vững các kiến
thức lý luận nhưng do ít khi (hoặc thậm chí là không) tham gia làm báo, viết báo
nên kỹ năng thực hành rất kém, thậm chí là không có.
Do kém về kỹ năng, nhiều giảng viên không có khả năng hướng dẫn sinh viên
thực hành một cách thực sự có chất lượng. Sinh viên sau khi ra trường tuy được
trang bị nhiều lý thuyết nhưng do thiếu kỹ năng nên vẫn lúng túng trong quá trình
tác nghiệp trong thực tế, vì vậy không đáp ứng ngay được những đòi hỏi thường là
rất cao của các cơ quan báo chí. Từ đó, dẫn đến những nghi ngờ về chất lượng đào
tạo của các nhà trường như những ý kiến đã nêu ở trên.
Trong khi đó, đội ngũ giảng viên là các nhà báo ở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn tuy
rất giàu kinh nghiệm và thực tiễn làm báo, nhưng lại rất yếu (hoặc thậm chí là
không nắm vững) lý thuyết. Do đó, khi giảng dạy họ thiên về việc truyền đạt kinh
nghiệm cá nhân theo kiểu truyền nghề và yêu cầu người học phải có tác phẩm để
góp ý, nhận xét, sửa chữa. Với đội ngũ này, người học được rèn luyện nhiều về kỹ
năng nhưng do không được trang bị những tri thức lý luận cần thiết nên nhiều khi
rất lúng túng nếu muốn cắt nghĩa, lý giải một cách rõ ràng về công việc hoặc về
tác phẩm do chính họ làm ra. Điều này là nguyên nhân dẫn đến những cuộc tranh
luận gay gắt không có hồi kết (nhất là về những vấn đề xung quanh các thể loại
báo chí).
3. Do nhận thức được những ưu thế và nhược điểm của cả hai phương thức nêu
trên, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong nhiều năm qua, một số giảng viên
đã chủ động triển khai chương trình theo một phương thức khác. Điểm nổi bật của
phương thức này là vừa chú trọng lý thuyết, vừa tăng cường phần thực hành. Vẫn
là trên cơ sở khung chương trình đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, các
môn học được thiết kế với thời lượng thực hành tăng lên đáng kể. Trong các môn
học về sáng tạo tác phẩm báo chí, tỷ lệ thông thường là: lý thuyết 50% và phần
thực hành 50%. Với những môn học phải sử dụng máy móc, thiết bị kỹ thuật
chuyên ngành - nhất là các môn học về sáng tạo tác phẩm báo chí của các chuyên
ngành báo in, báo ảnh, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử và quay phim
truyền hình, phần thực hành có thể được tăng lên đến 60, 70% trong tổng thời
lượng của môn học.
Ưu điểm của phương thức này là phần thực hành được thể hiện không chỉ trong cả
khóa học mà ngay trong từng học phần. Thậm chí, ngay cả trong hình thức đánh
giá kết quả học phần (thi hết môn) cũng là bằng tác phẩm thực hành. Do đó, sinh
viên được trang bị không chỉ về lý thuyết mà còn về những kỹ năng thực tiễn (dù
chỉ là ở mức ban đầu) nên không quá bỡ ngỡ khi bước chân vào cơ quan báo chí.
Có thể lấy ví dụ với môn “Phóng sự phát thanh”. Môn học này hiện có tổng thời
lượng là 60 tiết (4 đơn vị học trình). Trong đó, giảng viên chỉ dành từ 15 đến 20
tiết cho việc giảng lý thuyết và thảo luận trên lớp và 10 tiết (hai buổi) để mời các
nhà báo phát thanh đến báo cáo, trao đổi kinh nghiệm thực tế. Toàn bộ thời gian
còn lại sẽ dành cho sinh viên được thực hành với nhiều cấp độ khác nhau như:
thực hành trên lớp (tập nhận xét tác phẩm; phát hiện đề tài, chọn góc độ; rút tít,
viết sa-pô...); thực hành ngoài hiện trường (quan sát hiện trường; khai thác tư
liệu; ghi âm tiếng động hiện trường và thực hiện phỏng vấn với các nhân
chứng...); thực hành trong studio (thực hành phỏng vấn ;biên tập âm thanh trên
máy tính; thể hiện lời dẫn; hoàn thiện tác phẩm với các khâu: đọc, chuyển trích
âm thanh gốc, pha nhạc v.v.). Theo cách tính hiện nay, cứ 3 buổi thực hành mới
được tính bằng một buổi lý thuyết (5 tiết) thì với 30 tiết còn lại của môn học, sinh
viên sẽ được làm thực hành khoảng 18 buổi (thực hành trong phòng máy và ngoài
hiện trường). Một trong những yêu cầu bắt buộc của phần thực hành là mỗi sinh
viên phải tự mình làm ra được ít nhất một tác phẩm phóng sự phát thanh hoàn
thiện để giảng viên nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm.
Riêng về cách đánh giá kết quả (thi học phần), hầu hết các môn học về thể loại của
các chuyên ngành báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đều sử dụng hình
thức thi bằng tác phẩm thực hành kết hợp với lý thuyết. Trở lại với ví dụ về môn
“Phóng sự phát thanh” nêu trên, bài thi học phần của mỗi sinh viên phải là một tác
phẩm phóng sự hoàn thiện theo thời lượng quy định (từ 6 đến 8 phút) do sinh viên
trực tiếp thực hiện với các nhân chứng có thật, đã được dàn dựng hoàn chỉnh và
thu vào băng, đĩa.
Phương thức chấm thi, cho điểm là: giảng viên nghe, đánh giá và cho điểm bài
phóng sự. Sau đó, sinh viên còn phải vận dụng kiến thức lý thuyết đã được học để
trả lời những câu hỏi xung quanh tác phẩm thực hành này; khẳng định tác phẩm có
thể hiện đúng và đầy đủ các tiêu chí của một phóng sự phát thanh theo lý thuyết
hay không? Ví dụ: Đây là dạng phóng sự gì? Mâu thuẫn, vấn đề đặt ra trong bài
phóng sự là gì? Tính nhân văn của bài viết thể hiện ở những yếu tố nào trong bài?
Đặc trưng phóng sự phát thanh đã được vận dụng trong bài này như thế nào? v.v.
Tương tự như vậy, sinh viên thi môn Tin thì phải viết tin, làm bản tin, thi phỏng
vấn thì phải có tác phẩm phỏng vấn, thi môn Tọa đàm thì phải làm tọa đàm v.v.
Mặc dù những tác phẩm như trên chỉ là những bài tập, nhưng do được khai thác tư
liệu từ thực tế đời sống nên bước đầu đã trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần
thiết để không quá bỡ ngỡ khi bước vào nghề báo.
Trong thực tế, nhiều tác phẩm của sinh viên đang theo học các chuyên ngành Phát
thanh, Truyền hình, Báo in, Báo ảnh, Báo mạng điện tử của Học viện do có chất
lượng tốt nên thường xuyên được các cơ quan đài, báo Trung ương và các địa
phương sử dụng. Điều đó đã tạo ra được sự tự tin cần thiết để họ sẵn sàng bước
vào nghề báo sau khi nhận bằng tốt nghiệp.
Như vậy, phương thức đào tạo báo chí ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã kết
hợp được những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của hai phương thức đào
tạo, bồi dưỡng báo chí nêu trên. Đó là việc tạo ra sự cân đối hợp lý giữa lý thuyết
và thực hành. Tất nhiên, quá trình thực hiện không phải không còn những vấn đề
đặt ra, chẳng hạn như: trong đào tạo báo chí, có nên xây dựng đội ngũ giảng viên
chuyên về thực hành không? Hoặc: số lượng và chất lượng của hệ thống máy móc,
thiết bị kỹ thuật (máy ảnh, máy ghi âm, camera, bàn dựng tiếng, dựng hình, làm
ảnh...) cần phải được trang bị như thế nào để đảm bảo cho sinh viên làm thực
hành có hiệu quả? Và điều quan trọng hơn nữa là: mặc dù có nhiều ưu điểm so với
hai phương thức kia nhưng hiệu quả cuối cùng của phương thức đào tạo này vẫn
phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của quá trình thực hiện quy trình đào tạo. Điều
này, xét cho cùng lại phụ thuộc vào chất lượng của đội ngũ giảng viên. Thực tế đã
cho thấy rằng: cùng trên cơ sở của một khung chương trình và đối tượng học viên
như nhau, sự khác biệt về năng lực của giảng viên sẽ tạo ra sự khác biệt về chất
lượng đào tạo.
Như vậy, chúng ta có thể khẳng định: muốn nâng cao chất lượng công tác đào tạo
báo chí, trước hết cần phải nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng viên.
Vậy thì một giảng viên báo chí hiện nay phải có được những năng lực, phẩm chất
nghề nghiệp như thế nào để có thể đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của
thực tiễn? Như đã nói ở trên, phải coi đây là một vấn đề lớn, và do đó cần phải
được bàn luận kỹ lưỡng nên chúng tôi sẽ đề cập đến trong một bài viết khác.
4. Trở lại với vấn đề đã nêu ở đầu bài viết này, dù muốn hay không chúng ta vẫn
buộc phải thừa nhận một thực tế hiển nhiên là: dạy báo chí là dạy nghề. Có thể so
sánh với một ngành học rất gần gũi với báo chí học là văn học để làm rõ điều này.
Dạy văn là dạy cách cảm nhận đúng đắn, tinh tế về tác phẩm văn học với tư cách
là một loại hình nghệ thuật ngôn từ, còn dạy báo chí là dạy cách làm ra được
những tác phẩm báo chí có giá trị thông tin cao. Một giáo viên dạy văn không
nhất thiết phải là người viết văn, nhưng một giảng viên báo chí dứt khoát phải là
một nhà báo, phải hiểu biết công việc của nghề báo và tốt nhất là phải trực tiếp
tham gia viết báo, làm báo.
Tất nhiên, trong thực tế không phải tất cả các học phần có trong chương trình
chuyên ngành báo chí đều đặt ra yêu cầu này. Chẳng hạn với hầu hết những môn
học thuộc phần cơ sở ngành như: Lý thuyết truyền thông; Cơ sở lý luận báo chí;
Ngôn ngữ báo chí; Lịch sử báo chí...., người dạy không nhất thiết phải là một nhà
báo và trực tiếp tham gia làm báo, viết báo. Tất nhiên, nếu giảng viên là một nhà
báo có kinh nghiệm nghề nghiệp thì chất lượng giảng dạy của những môn học này
vẫn có nhiều khác biệt về chất lượng so với những giảng viên không tham gia hoạt
động báo chí.
Tuy nhiên, trong phần này cũng có những môn học đòi hỏi giảng viên phải có kinh
nghiệm nghề nghiệp. Chẳng hạn như môn Lao động nhà báo, nếu giảng viên
không tham gia hoạt động báo chí, không làm báo thì lấy gì để có thể hướng dẫn
sinh viên những thủ thuật trong quá trình tác nghiệp ngoài nhắc lại những điều do
người khác kể lại? Điều này cũng vô lý như người dạy bơi mà lại không biết bơi;
người dạy võ mà không biết gì về võ. Hơn nữa, thầy có giỏi thì học trò mới giỏi
được.
Nhưng với hầu hết những môn thuộc phần kiến thức ngành và cơ sở ngành thì đây
phải coi là một yêu cầu bắt buộc. Rõ ràng là nếu giảng viên chưa từng làm điều
tra, chưa từng viết tin thì cũng không thể hướng dẫn sinh viên thực hành viết tin
hay làm điều tra một cách thực sự có chất lượng. Hãy thử hình dung: nếu giảng
viên dạy môn Phóng sự không chỉ là người nắm vững và biết cách truyền đạt lý
thuyết thể loại Phóng sự một cách sinh động, mà còn là một cây bút phóng sự có
kinh nghiệm, có nhiều tác phẩm thì chắc chắn chất lượng giảng dạy sẽ khác hẳn so
với một giảng viên không viết phóng sự.
Mặc dù vậy, trong thực tế của công tác giảng dạy báo chí hiện nay, không thiếu
những giảng viên đang giảng dạy theo kiểu dạy bơi, dạy võ (mà không biết bơi,
biết võ) như trên. Nếu là ở phần lý thuyết thì nhìn chung vẫn còn có thể chấp nhận
được. Nhưng khi chuyển sang hướng dẫn thực hành thì những nhược điểm của
thầy bắt đầu bộc lộ. Tuy nhiên, do sinh viên là những người còn quá trẻ, chưa có
kinh nghiệm nghề nghiệp nên họ không thể nhận thấy điều này. Chính vì thế,
giảng viên có thể nghĩ ra những bài thực hành (nhiều khi thực sự là không cần
thiết) nhưng sinh viên vẫn tuân thủ. Nếu tình hình đó cứ kéo dài hết lớp này qua
lớp khác, hết khoá này sang khóa khác và nếu không bị phê phán thì dần dần có
thể sẽ tạo ra cho giảng viên ảo tưởng là công việc của họ là tốt đẹp, hoàn hảo; việc
giảng dạy như vậy là đảm bảo chất lượng và không cần phải thay đổi, phải bổ sung
hay nâng cao gì thêm nữa.
Công bằng mà nói thì đã có nhiều giảng viên tự nhận thấy những nhược điểm của
mình. Tuy nhiên, để có thể tham gia hoạt động báo chí lại không phải là một công
việc dễ dàng. Viết báo, làm báo là một nghề nguy hiểm, nặng nhọc, đòi hỏi không
chỉ về năng khiếu mà còn về hàng loạt những phẩm chất nghề nghiệp quan trọng
khác mà không phải ai cũng có được, kể cả đó là giảng viên báo chí. Muốn viết
báo giỏi, trước hết phải có khả năng phát hiện vấn đề, khả năng lăn lộn trong cuộc
sống để khai thác tư liệu và phải có năng khiếu viết... Những phẩm chất nghề
nghiệp này thực sự là những thách thức nếu muốn tham gia hoạt động báo chí, chứ
chưa nói gì đến việc trở thành một cây bút giỏi. Cuối cùng là những ràng buộc về
thời gian, về tính chất của công việc giảng dạy cũng là những khó khăn nếu giảng
viên muốn đi viết báo hay tham gia làm báo
Bên cạnh đó, do hệ thống nhà trường của chúng ta thường chỉ đòi hỏi giảng viên
phải phấn đấu để có được học vị thạc sỹ, tiến sỹ chứ không coi khả năng viết báo,
làm báo như những tiêu chuẩn về năng lực, phẩm chất nghề nghiệp. Do đó, các
giảng viên trẻ thường coi trọng việc đi học để có được học vị hơn là tham gia hoạt
động báo chí để có tay nghề vững vàng. Đây cũng là một trong những nguyên
nhân quan trọng dẫn đến tình trạng nhiều giảng viên dạy báo mà không biết viết
báo, không tham gia làm báo như hiện nay. Và đương nhiên không thể nói quy
trình đào tạo đã được họ thực hiện một cách thực sự có chất lượng.
Mặc dù vẫn còn có những quan điểm khác nhau, không ai có thể phủ nhận tầm
quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng. Có thể nói sự tồn tại của các trường
báo chí với một đội ngũ giảng viên không chỉ giỏi về lý thuyết mà còn giỏi nghề
chính là một điều kiện của quá trình phát triển, một yếu tố có vai trò quyết định
trong việc nâng cao chất lượng hoạt động báo chí.
Trong bối cảnh hiện nay, với sự bùng nổ của các loại hình truyền thông - đặc biệt
là sự phát triển chóng mặt của hệ thống internet và loại hình báo mạng điện tử,
việc tham gia hoạt động báo chí đã trở nên thuận tiện hơn trước rất nhiều. Bây giờ
người ta có thể tham gia viết báo, làm báo ngay trong môi trường quen thuộc của
mì