Vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

1. Sơ lƣợc quá trình ra đời của giá trị thặng dƣ, sự cần thiết phải vận dụng các phƣơng pháp sản xuất giá trị thặng dƣ trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Việt Nam hiện nay Trong giai đoạn đầu của chế độ Cộng sản nguyên thủy, năng suất lao động rất thấp, chưa có sản phẩm thặng dư. Đến cuối chế độ Cộng sản nguyên thủy và đầu chế độ Chiếm hữu nô lệ, khi sức sản xuất của lao động tăng lên trong các ngành chăn nuôi gia súc, trồng trọt, thủ công nghiệp gia đình, thì khi đó con người có khả năng sản xuất được nhiều sản phẩm hơn số sản phẩm cần thiết cho sự duy trì sức lao động của họ, nghĩa là xuất hiện sản phẩm thặng dư.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 783 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 28 VẬN DỤNG CÁC PHƢƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƢ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ThS. Võ Xuân Hội Khoa Lý luận Chính Trị, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung Tóm tắt: Giới thiệu sơ lược lịch sử ra đời của giá trị thặng dư, sự cần thiết phải vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Từ khóa: Giá trị thặng dư, quy luật sản xuất, học thuyết, vận dụng các phương pháp sản xuất. 1. Sơ lƣợc quá trình ra đời của giá trị thặng dƣ, sự cần thiết phải vận dụng các phƣơng pháp sản xuất giá trị thặng dƣ trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Việt Nam hiện nay Trong giai đoạn đầu của chế độ Cộng sản nguyên thủy, năng suất lao động rất thấp, chưa có sản phẩm thặng dư. Đến cuối chế độ Cộng sản nguyên thủy và đầu chế độ Chiếm hữu nô lệ, khi sức sản xuất của lao động tăng lên trong các ngành chăn nuôi gia súc, trồng trọt, thủ công nghiệp gia đình, thì khi đó con người có khả năng sản xuất được nhiều sản phẩm hơn số sản phẩm cần thiết cho sự duy trì sức lao động của họ, nghĩa là xuất hiện sản phẩm thặng dư. Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế khác nhau, đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hóa. Trong kinh tế tự cấp tự túc, sản phẩm làm ra không được trao đổi mua bán nên không mang hình thái giá trị, do đó sản phẩm thặng dư chỉ biểu hiện dưới hình thái hiện vật. Khi kinh tế hàng hóa phát triển thì sản phẩm thặng dư mang hình thái hàng hóa, cũng có hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị của sản phẩm thặng dư là giá trị thặng dư (giá trị mới dôi ra ngoài hao phí sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không; hoặc giá trị thặng dư là một bộ phận giá trị mới do lao động của người công nhân làm thuê tạo ra ngoài giá trị sức lao động, là kết quả lao động không công của người công nhân bị nhà tư bản chiếm đoạt). Ngày lao động của người lao động được chia làm hai phần, phần thứ nhất là thời gian lao động cần thiết (tất yếu), sản xuất ra sản phẩm cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động của người công nhân. Phần ngày lao động thứ hai là thời gian lao động thặng dư, sản xuất ra sản phẩm thặng dư cho xã hội, đây là cơ sở của sự tích lũy, là nguồn gốc của sự giàu có. Trong chủ nghĩa tư bản (CNTB), thời gian lao động thặng dư tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Ở nước ta, trước đây, do đối lập một cách máy móc CNXH với CNTB đã hình thành quan điểm sai lầm cho rằng: CNXH, thậm chí trong thời kỳ quá độ lên CNXH không có kinh tế hàng hóa, không có kinh tế thị trường. Do đó, không có các phạm trù giá trị và giá trị thặng dư. Ngày nay, trải qua thực tiễn, chúng ta đã nhận thức rõ: sản xuất hàng hóa không đối lập với CNXH, mà là thành tựu phát triển chung của nền văn Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 29 minh nhân loại, sản xuất hàng hóa tồn tại khách quan và cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH và cả khi CNXH đã được xây dựng. Lênin viết: “Tri thức về CNTB thì chúng ta có, nhưng chúng ta chưa có tri thức về tổ chức với quy mô hàng triệu người, chưa có tri thức về tổ chức và phân phối sản phẩm,”, “cho nên chúng ta nói, dù hắn là tên đại bịp bợm, nhưng một khi chúng đã tổ chức ra được Tơ-Rớt, khi hắn là một thương nhân đã từng làm công việc tổ chức sản xuất và phân phối cho hàng triệu và hàng chục triệu người, một khi hắn có kinh nghiệm thì chúng ta phải học ở hắn”. Như vậy, trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay, chúng ta cần vận dụng một cách linh hoạt và hợp lý những thành tựu mà CNTB đã đạt được, cần thiết phải phát triển kinh tế hàng hóa, phát triển nền kinh tế thị trường, thừa nhận sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình doanh nghiệp, nhiều hình thức tổ chức sản xuất - kinh doanh, thừa nhận sự bóc lột, thừa nhận phạm trù giá trị thặng dư. Chúng ta cần thiết phải sử các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư - cách thức mà các nhà tư bản, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa (TBCN) đạt đến sự giàu có vào điều kiện cụ thể của đất nước, nhằm xây dựng một nước Việt Nam XHCN “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. 2. Phƣơng pháp sản xuất giá trị thặng dƣ tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dƣ tƣơng đối Mục đích của nền sản xuất TBCN là sản xuất ra giá trị thặng dư và giá thặng dư tối đa, các nhà tư bản luôn tìm mọi cách để đạt được lợi nhuận lớn nhất thông qua việc tăng cường áp dụng các phương tiện kỹ thuật và quản lý như tăng cường độ lao động, kéo dài ngày lao động, tăng năng suất lao động, áp dụng cộng nghệ hiện đại vào hoạt động sản xuất - kinh doanh - quản lý, mở rộng sản xuất, để bóc lột càng nhiều lao động làm thuê. Có hai phương pháp để đạt được mục đích đó là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong giai đoạn đầu phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa, thời kỳ hiệp tác lao động giản đơn và thời kỳ công trường thủ công, khi trình độ kỹ thuật còn thấp, lao động thủ công, thô sơ thì phương pháp chủ yếu để tăng giá trị thặng dư là kéo dài ngày lao động của công nhân làm thuê. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối được thực hiện bằng cách kéo dài ngày lao động (hay tăng cường độ lao động) trong khi năng suất lao động không đổi, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không đổi, nhờ đó kéo dài thời gian lao động thặng dư (tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên). Ngày nay, các nhà tư bản luôn tìm mọi cách để kéo dài ngày lao động, nhưng ngày lao động có những giới hạn nhất định. Giới hạn trên của ngày lao động (tối đa 24h/ngày) do thể chất và tinh thần của người lao động quyết định. Vì người công nhân cần phải có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi sức khoẻ. Ngoài ra, việc kéo dài ngày lao động còn vấp phải sự phản kháng của giai cấp công nhân. Còn giới hạn dưới của ngày lao động không thể bằng thời Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 30 gian lao động tất yếu, tức thời gian lao động thặng dư bằng không, điều này có nghĩa là nhà tư bản đầu tư nhưng không thu được bất kỳ một đồng lợi nhuận nào thì chắc chắn họ sẽ không đầu tư vì mục đích của họ là lợi nhuận. Như vậy, về mặt kinh tế, ngày lao động phải dài hơn thời gian lao động tất yếu, nhưng không thể vượt quá giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động. Độ dài của ngày lao động là đại lượng không cố định và có nhiều mức khác nhau. Độ dài cụ thể của ngày lao động do cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản trên cơ sở tương quan lực lượng quyết định. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi ngày lao động tiêu chuẩn, ngày làm 8 giờ đã kéo dài hàng thế kỷ. Khi sản xuất TBCN phát triển đến giai đoạn đại công nghiệp cơ khí, kỹ thuật đã tiến bộ làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng, thì các nhà tư bản thấy rằng việc sử dụng phương pháp này không còn phù hợp nữa và chuyển sang phương thức bóc lột tinh vi hơn dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động, đó là bóc lột giá trị thặng dư tương đối. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối: Phương pháp sản xuất giá trị thăng dư tương đối được thực hiện bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội, làm cho giá trị hàng hóa sức lao động giảm xuống, trong khi độ dài ngày lao động không đổi và thời gian lao động thặng dư tăng lên tương ứng. Chẳng hạn: Giả sử độ dài ngày lao động là 8 giờ và nó được chia thành 4 giờ là thời gian lao động tất yếu (t) và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư (t’), được biểu diễn như sau: Tỷ suất giá trị thặng dư lúc này là: m’ = t’/t*100% = 4/4*100% = 100% Giả định rằng ngày lao động không thay đổi, nhưng bây giờ công nhân chỉ cần 3 giờ lao động đã tạo ra được một lượng giá trị mới bằng với giá trị sức lao động của mình. Khi đó, tỷ lệ phân chia ngày lao động sẽ thay đổi: 3 giờ là thời gian lao động tất yếu và 5 giờ là thời gian lao động thặng dư. Do đó, bây giờ tỷ suất giá trị thặng dư sẽ là: m’ = 5/3*100% = 166,7 % Kết quả, tỷ suất giá trị thặng dư đã tăng từ 100% lên 166,7%. Như vậy, làm thế nào để có thể rút ngắn được thời gian lao động tất yếu? Thời gian lao động tất yếu có quan hệ với giá trị sức lao động. Muốn rút ngắn thời gian lao động tất yếu phải giảm giá trị sức lao động. Muốn hạ thấp giá trị sức lao động phải giảm giá trị những tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân. Điều đó chỉ có thể thực hiện được bằng cách tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân hay tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt đó. Nếu trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp chủ yếu, thì đến giai đoạn tiếp sau, khi kỹ thuật phát triển, t=4h t’=4h t=3h t’=5 h Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 31 sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp chủ yếu. Lịch sử phát triển của lực lượng sản xuất và của năng suất lao động xã hội dưới chủ nghĩa tư bản đã trải qua ba giai đoạn: hiệp tác lao động giản đơn, công trường thủ công và đại công nghiệp cơ khí, đó cũng là quá trình nâng cao trình độ bóc lột giá trị thặng dư tương đối. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nói trên được các nhà tư bản sử dụng kết hợp với nhau để nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê trong quá trình phát triển của CNTB. Dưới CNTB, việc áp dụng máy móc không phải là để giảm nhẹ cường độ lao động của công nhân, mà trái lại tạo điều kiện để tăng cường độ lao động. Ngày nay, việc tự động hoá sản xuất làm cho cường độ lao động tăng lên, nhưng dưới hình thức mới, sự căng thẳng của thần kinh thay thế cho cường độ lao động cơ bắp. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh giữa các nhà tư bản là hết sức khốc liệt, buộc họ phải áp dụng phương pháp sản xuất tốt nhất, cách quản lý tốt nhất để tăng năng suất lao động trong xí nghiệp của mình nhằm giảm giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội, giá trị thị trường của hàng hoá, nhờ đó thu được giá trị thặng dư siêu ngạch. Giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ do một số ít các nhà tư bản có kỹ thuật tiên tiến, áp dụng sớm nhất công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh và thu được, khi đa số các nhà tư bản áp dụng công nghệ này vào sản xuất kinh doanh thì giá trị thặng dư siêu ngạch không còn mà nó trở thành giá trị thặng dư tương đối. Xét trên góc độ toàn xã hội thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên. Theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là khát vọng của nhà tư bản và là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tiết kiệm chi phí, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, hoàn thiện tổ chức lao động và tổ chức sản xuất để tăng năng suất lao động, giảm giá trị của hàng hoá. C.Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối, vì giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động (mặc dù một bên là dựa vào tăng năng suất lao động cá biệt, còn một bên dựa vào tăng năng suất lao động xã hội). 3. Vận dụng các phƣơng pháp sản xuất giá trị thặng dƣ, nhất là phƣơng pháp sản xuất giá trị thặng dƣ tƣơng đối và giá trị thặng dƣ siêu ngạch trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta hiện nay Một là, học tập các nhà tư bản sản xuất ra càng nhiều sản phẩm thặng dư cho xã hội, càng nhiều giá trị thặng dư càng tốt. Việc vận dụng hai phương pháp trên trong các doanh nghiệp sẽ kích thích hoạt động sản xuất - kinh doanh, vì mục tiêu lợi nhuận chính là động lực giúp doanh nghiệp sẽ không ngừng cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới - hiện đại vào sản xuất - kinh doanh, hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm thời gian và chi phí nhằm tăng năng suất lao động cá biệt của đơn vị mình, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa do doanh nghiệp mình sản xuất ra thấp hơn giá trị thị trường, nâng cao giá trị hàng háo và dịch vụ từ đó mang lại lợi nhuận và lợi nhuận siêu ngạch cho các doanh nghiệp. Đồng thời, thúc đẩy lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, thúc Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 32 đẩy quá trình phân công lao động xã hội, tạo ra nhiều việc làm, gợi mở cách thức làm tăng của cải trong doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Hai là, cần tận dụng sử dụng triệt để các nguồn lực cho phát triển kinh tế đất nước. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi một số nguồn lực để phát triển kinh tế trở nên khan hiếm thì việc huy động và sử dụng các nguồn lực cho phát triển như vốn, lao động, khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, đất đai, phải làm sao mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất, tránh trường hợp sử dụng không hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí. Ba là, không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật. Một mặt, yêu cầu các nhà tư bản phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng lợi ích chính đáng của người công nhân. Mặt khác, nhà nước cần có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của các nhà tư bản, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, thực thi nhất quán chính sách thuế sao cho nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận thích đáng thì họ mới mạnh dạn đầu tư, làm ăn lâu dài. Bên cạnh đó, không ngừng hoàn thiện luật doanh nghiệp, luật đầu tư theo hướng ngày càng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư hơn. Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, sự cạnh tranh giữa các nước trong thu hút vốn đầu tư ngày càng gay gắt. Do đó, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi đầu tư nhiều hơn để thu hút mạnh hơn các nhà đầu tư. Bốn là, cần kết hợp hài hòa các lợi ích giữa Nhà nước - doanh nghiệp - người lao động. Đối với thành phần kinh tế Nhà nước và tập thể dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất thì kết quả sản xuất thuộc về Nhà nước hay tập thể lao động của doanh nghiệp. Vì vậy, việc phân phối giá trị thặng dư phải làm sao cho vừa tăng thu cho ngân sách nhà nước, vừa tăng thu nhập của người lao động, lại vừa tăng các quỹ của doanh nghiệp (quỹ tái sản xuất mở rộng, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng), càng nhiều lợi nhuận thì lợi ích của ba thành phần trên càng tăng cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hội đồng TW chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. 2008. Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác - Lênin, NXB CT - QG, Hà Nội. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2012. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, NXB CT - QG Sự thật, Hà Nội. [3] PGS.TS Lê Danh Tốn, GS-TS Đỗ Thế Tùng. 2008. Một số chuyên đề về Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội. [4] PGS.TS Hoàng Bích Loan, TS Vũ Thị Thoa. 2009. Hỏi đáp Kinh tế Chính trị Mác - Lênin, NXB CT - HC, Hà Nội. [5] Lê Quan Diên, Trường Đại học kinh tế, Đại học Huế. 2012. Sự cần thiết và những hướng khai thác khi vận dụng học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 3 năm 2012.