Tóm tắt
Qua hơn ba mươi năm đổi mới, đất nước ta
có những biến đổi sâu sắc và toàn diện. Kinh tế thị
trường đã đem lại cho chúng ta nhiều thành tựu
trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Bên cạnh
những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường, cũng
biểu hiện những mặt tiêu cực, đó là sự yếu kém về
mặt tư tưởng, đạo đức và lối sống của một bộ phận
sinh viên. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế trong
tình hình xã hội còn kém phát triển vừa đem lại cho
ta những giá trị tốt đẹp đồng thời tạo ra nhiều biến
động trong lối sống, suy nghĩ, tư tưởng của con
người làm cho không ít người có suy nghĩ và hành
vi lệch lạc, đặc biệt là sinh viên. Vì vậy, trong giai
đoạn hiện nay, chúng ta cần phải chú trọng việc
giáo dục tư tưởng, đạo đức cho sinh viên cả nước
nói chung trong đó có sinh viên ở trường Đại Học
Xây dựng Miền Trung nói riêng với sự vận dụng học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
theo chỉ thị 03/BCT – Khóa XI.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng chỉ thị 03/BCT – Khóa XI, trong giảng dạy học phần tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Xây dựng miền Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 1/2017 No. 1/2017
80
VẬN DỤNG CHỈ THỊ 03/BCT – KHÓA XI, TRONG GIẢNG DẠY
HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
XÂY DỰNG MIỀN TRUNG
Nguyễn Thành Đạo
Khoa Lý luận Chính trị, Trường ĐH Xây dựng Miền Trung
Tóm tắt
Qua hơn ba mươi năm đổi mới, đất nước ta
có những biến đổi sâu sắc và toàn diện. Kinh tế thị
trường đã đem lại cho chúng ta nhiều thành tựu
trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Bên cạnh
những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường, cũng
biểu hiện những mặt tiêu cực, đó là sự yếu kém về
mặt tư tưởng, đạo đức và lối sống của một bộ phận
sinh viên. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế trong
tình hình xã hội còn kém phát triển vừa đem lại cho
ta những giá trị tốt đẹp đồng thời tạo ra nhiều biến
động trong lối sống, suy nghĩ, tư tưởng của con
người làm cho không ít người có suy nghĩ và hành
vi lệch lạc, đặc biệt là sinh viên. Vì vậy, trong giai
đoạn hiện nay, chúng ta cần phải chú trọng việc
giáo dục tư tưởng, đạo đức cho sinh viên cả nước
nói chung trong đó có sinh viên ở trường Đại Học
Xây dựng Miền Trung nói riêng với sự vận dụng học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
theo chỉ thị 03/BCT – Khóa XI.
Từ khóa
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh
1. Những nội dung cụ thể trong vận dụng
“Việc học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh” vào tổ chức giảng dạy
học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh của Khoa
Lý luận chính trị, Trường Đại Học Xây
dựng Miền Trung
Là cán bộ giảng dạy các môn khoa học
lý luận Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh
cho sinh viên, chúng tôi luôn ý thức cần phải
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh. Luôn xác định trước hết là hoàn
thành tốt những nhiệm vụ được giao. Luôn
chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Xây
dựng được tinh thần đấu tranh thẳng thắn,
trung thực, bảo vệ lẽ phải bằng tự phê bình
và phê bình. Bản thân giáo viên không chỉ
thường xuyên rèn luyện để có chất lượng
chuyên môn tốt, phương pháp truyền đạt hay
mà còn phải là tấm gương đạo đức tốt để học
sinh và sinh viên noi theo.
Trong giảng dạy học phần Tư tưởng Hồ
Chí Minh, bản thân giảng viên luôn rất coi
trọng không chỉ giờ lý thuyết mà còn đề cao
giờ thực hành. Vì thế, dù thời lượng lên lớp chỉ
30 tiết, chúng tôi vẫn dành ra 6 tiết để hướng
dẫn các em thảo luận, viết bài thu hoạch liên
hệ thực tế học phần với thực tiễn địa phương.
Kết hợp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đối
với sinh viên một cách khách quan, công
bằng, chính xác, bằng kết hợp nhiều hình
thức: Kiểm tra thường xuyên, định kỳ, tổ chức
làm việc nhóm, viết bài thu hoạch ở nhà và
kiểm tra trắc nghiệm. Mặc dù sự kết hợp đánh
giá này là rất vất vả cho bản thân giảng viên.
2. Vận dụng nội dung cơ bản “việc học tập
và làm theo tấm gương đạo đức của Bác”
trong giảng dạy Học phần Tư tưởng Hồ
Chí Minh hiện nay
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 1/2017 No. 1/2017
81
Trong giảng dạy học phần Tư tưởng Hồ
Chí Minh, bản thân giảng viên luôn chú trọng
vận dụng sát nhất, thực tế nhất các nội dung
“Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận
động học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh” vào từng tiết giảng trong điều
kiện có thể, chứ không chỉ truyền đạt kiến
thức chủ yếu của Giáo trình. Cụ thể:
- Trong chương mở đầu, phải làm rõ tư
tưởng Hồ Chí Minh đã xuất hiện trên vũ đài
chính trị thế giới từ rất sớm (ít nhất là năm
1930 chứ không như nhiều người hiểu nhầm
đến 1991 Đảng ta tổ chức cho ra đời môn học
Tư tưởng Hồ Chí Minh và buộc mọi người phải
nghiên cứu). Ở góc độ lý luận (thể hiện bằng
tác phẩm và hoạt động thực tiễn có ảnh hưởng
đối với một bộ phận dân cư nhất định) có thể
thấy tư tưởng Hồ Chí Minh đã xuất hiện và
ngày càng hoàn thiện theo các mốc sau: 1919
với Bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”,
1927 với “Đường kách mệnh”, 1930 với
“Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng
sản Việt Nam”, 1945 với “Tuyên ngôn độc lập
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”,.. Do
bối cảnh quốc tế chưa thuận lợi, mà đến 1991
là thời điểm chín muồi về bối cảnh quốc tế và
trong nước cho sự ra đời môn học Tư tưởng
Hồ Chí Minh.
Làm rõ Tư tưởng Hồ Chí Minh là khoa
học đang vận động; đối tượng nghiên cứu của
học phần bao gồm 3 nhóm (- Cuộc đời và sự
nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh gắn liền
với hai cuộc cách mạng ở Việt Nam. - Sự vận
dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-
Lênnin của Hồ Chí Minh vào cách mạng Việt
Nam. - Sự kết tinh tinh hoa văn hoá dân tộc
và trí tuệ thời đại của Hồ Chí Minh. Cả ba
nhóm đối tượng đó đều nhằm mục đích giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải
phóng con người). Vì vậy trong nội dung
chương trình chúng ta cần làm rõ thêm các
vấn đề cụ thể như sau:
- Trong chương 1, phải làm rõ Hồ Chí
Minh là người tiếp thu đầy đủ chủ nghĩa yêu
nước truyền thống của Việt Nam trước khi ra
nước ngoài tìm đường cứu nước, và là người
phát huy cao nhất chủ nghĩa yêu nước truyền
thống của Việt Nam ở thế kỷ XX. Với các phẩm
chất cách mạng đặc biệt, Người đã hóa giải tài
tình văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân
loại, thời đại tạo ra phong cách, tác phong
cách mạng Hồ Chí Minh – Bài học quý báu cho
nhân loại về tư duy độc lập tự chủ, sáng tạo
và đổi mới, phương pháp kế thừa và phát triển
tuyệt vời.
- Trong chương 2, phải làm rõ “Không có
gì quý hơn độc lập tự do” không chỉ là lý tưởng
mà còn là lẽ sống, là học thuyết cách mạng
của Hồ Chí Minh. Đó là lý do chiến đấu, là
nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của sự
nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của cả dân
tộc Việt Nam, đồng thời là nguồn động viên
đối với các dân tộc bị áp bức hiện nay trên thế
giới. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân
tộc mang một nội dung toàn diện, sâu sắc và
triệt để; không chỉ bao hàm độc lập, tự do,
thống nhất cho dân tộc, mà còn chứa đựng cả
con đường và điều kiện phát triển dân tộc. Đó
là gắn độc lập dân tộc với dân chủ của nhân
dân, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Quan
điểm đó trở thành mục tiêu, lý tưởng, thành
khẩu hiệu động viên, cổ vũ nhân dân Việt Nam
làm nên kỳ tích oai hùng, đánh thắng mọi kẻ
thù, đưa đến độc lập, thống nhất cho đất nước;
đồng thời cơ sở lý luận để hoạch định chính
sách dân tộc đúng đắn của Đảng, kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Hồ Chí Minh đã phát triển cách mạng vô
sản của chủ nghĩa Mác-Lênin bằng hiện thực
hóa lý luận của Lênin về cách mạng dân chủ
tư sản kiểu mới; tin dân, dựa vào dân và đề
cao vai trò của nhân dân; đề cao dân tộc
nhưng không hạ thấp giai cấp; khẳng định
cách mạng giải phóng dân tộc có khả năng
thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính
quốc; bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh luôn
gắn bó mật thiết với hòa bình và nhân nghĩa.
Đó là những nội dung cơ bản để ngày nay
Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam hoạch
định đường lối kiên định hòa bình, giương cao
đồng thời 2 ngọn cờ ĐLDT và CNXH nhằm giải
quyết vấn đề chủ quyền của Việt Nam tại
Hoàng Sa và Trường Sa.
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 1/2017 No. 1/2017
82
- Trong chương 3, phải làm rõ tư tưởng
Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là chủ
nghĩa Mác-Lênin đã được Việt Nam hóa bởi Hồ
Chí Minh. Nếu Lênin từng tuyên bố “không có
CNXH giống nhau cho mọi dân tộc, chỉ có
CNXH phù hợp với từng dân tộc” thì Hồ Chí
Minh cũng đã dũng cảm tuyên bố “Liên Xô có
đặc điểm của Liên Xô, Việt Nam có đặc điểm
của Việt Nam. Chúng ta làm khác Liên Xô
chúng ta vẫn là Mac-xit”. Tư tưởng đó trở
thành tài sản vô giá, cơ sở lý luận và kim chỉ
nam cho việc kiên trì, giữ vững định hướng xã
hội chủ nghĩa của Đảng ta, đồng thời gợi mở
nhiều vấn đề về xác định hình thức, biện pháp
và bước đi lên CNXH phù hợp với những đặc
điểm dân tộc và xu thế vận động của thời đại
ngày nay. Công cuộc đổi mới hiện nay của Việt
Nam là đổi mới nhưng luôn kiên định hai mục
tiêu ĐLDT gắn liền với CNXH.
- Trong chương 4, phải làm rõ các nội
dung Hồ Chí Minh đã phát triển chủ nghĩa
Mác-Lênin về quy luật ra đời của ĐCSVN; về
ĐCSVN không chỉ là đảng của giai cấp công
nhân mà chủ yếu còn là đảng của dân tộc,
đảng của nhân dân lao động Việt Nam; về
ĐCSVN cầm quyền là người đầy tớ thật trung
thành của nhân dân lao động Việt Nam.
- Trong chương 5, phải làm sáng tỏ các
nội dung Hồ Chí Minh đã phát triển chủ nghĩa
Mác-Lênin về MTDTTN; về đoàn kết nhân dân
lao động của nước thuộc địa với nước chính
quốc; về MTĐKQT.
- Trong chương 6, phải làm sáng tỏ các
nội dung Hồ Chí Minh đã phát triển chủ nghĩa
Mác-Lênin về dân chủ; về nhà nước của dân,
do dân và vì dân.
- Trong chương 7, phải làm sáng tỏ các
nội dung Hồ Chí Minh đã phát triển Chủ nghĩa
Mác-Lênin và cống hiến cho nhân loại về định
nghĩa văn hóa theo nghĩa rộng; về phát hiện
thêm loại hình văn hóa mới “văn hóa sinh
thái”; Hồ Chí Minh là một trong số hiếm của
nhân loại vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là
nhà đạo đức học. Tấm gương đạo đức của Hồ
Chí Minh chói ngời cả trên ba phương diện: 1.
Với tự mình phải rất nghiêm khắc: Tự giác tu
dưỡng rèn luyện đạo đức suốt đời. Luôn luôn
tự giác chấp hành nghiêm túc mọi đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước,.. vì lợi ích của Đảng, của Dân tộc, của
Nhân dân, của Tập thể là trước hết, trên hết.
2. Với người phải thật sự khoan dung, độ
lượng: Thật sự yêu thương con người, có niềm
tin mãnh liệt vào sự vươn dậy của con người.
Đấu tranh tự phê bình và phê bình trên tinh
thần xây dựng, thống nhất, đoàn kết, cùng
tiến bộ. Đồng thời, luôn cảnh giác, nghiêm
khắc và kiên quyết đấu tranh đến cùng đối với
những ai lợi dụng lòng nhân ái mưu cầu lợi ích
riêng không chính đáng, đi ngược lại lợi ích
của dân tộc, của nhân dân, của tập thể. 3. Với
công việc phải tận tâm, tận lực: Luôn phấn
đấu học tập để không ngừng nâng cao trình
độ lý luận Mác-Lênin và trình độ chuyên môn
nghiệp vụ. Có ý chí và nghị lực vượt mọi khó
khăn, thách thức hoàn thành tốt mọi nhiệm
vụ được giao. Đã nhận việc là phải hoàn thành
công việc được giao đến nơi, đến chốn với hiệu
quả, chất lượng cao. Luôn luôn có ý thức và
thực hiện cải tiến, đổi mới phương pháp làm
việc vì sự tiến bộ và phát triển của nước Việt
Nam.
3. Nội dung học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh của sinh viên
trường Đại Học Xây dựng Miền Trung, cụ
thể là:
3.1. Thực trạng đạo đức, lối sống trong sinh
viên ở Trường Đại Học Xây dựng Miền Trung
hiện nay
Trong nền kinh tế thị trường, phần lớn
sinh viên, thanh niên trí thức giữ được lối
sống tình nghĩa, trong sạch, lành mạnh; cần
cù, sáng tạo trong học tập; sống có bản lĩnh,
có chí lập thân, lập nghiệp, năng động, nhạy
bén, dám đối mặt với những khó khăn, thách
thức, dám chịu trách nhiệm, không ỷ lại,
chây lười; luôn gắn bó với nhân dân, đồng
hành cùng dân tộc, phấn đấu cho sự nghiệp
dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh.
Bên cạnh đó, cũng có một bộ phận sinh
viên phai nhạt niềm tin, lý tưởng, mất phương
hướng phấn đấu, không có chí lập thân, sống
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 1/2017 No. 1/2017
83
thử, sống dựa dẫm, sa sút về đạo đức lối sống,
thiếu trách nhiệm, thờ ơ với gia đình và xã hội,
thiếu trung thực, gian lận trong thi cử, chạy
theo điểm, chạy theo bằng cấp...
Tác phong, lối sống, văn hóa giao tiếp,
ứng xử, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên trong học
tập và rèn luyện của một số sinh viên còn có
hạn chế nhất định.
Nhận thức tư tưởng, đạo đức lối sống
trong một số sinh viên chưa thật tốt, do vậy
vẫn còn số ít sinh viên có ý thức chấp hành và
thực hiện nội qui, qui chế, ý thức rèn luyện
đạo đức, lối sống, sinh hoạt chưa cao. Vẫn còn
một số sinh viên bỏ tiết, nghỉ học không lý do;
trang phục chưa đúng quy định, chưa tự giác
chấp hành đúng quy chế văn hóa học đường
của Trường đề ra.
3.2. Nội dung Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh của sinh viên trường Đại
Học Xây dựng Miền Trung hiện nay.
Một là, học trung với nước, hiếu với dân,
suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con
người. Phải luôn luôn nâng cao chí khí cách
mạng, yêu Tổ Quốc, yêu nhân dân gắn liền với
yêu chủ nghĩa xã hội. Xây dựng tinh thần đoàn
kết, tình nguyện, tương thân tương ái vì cộng
đồng. Chống lối sống bàng quan, vị kỷ cá
nhân, thiếu trách nhiệm đối với Tổ Quốc, với
nhân dân, với cộng đồng.
Hai là, học cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống
giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Xây dựng
ý thức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư,
thật thà, ngay thẳng, khiêm tốn, giản dị, trong
sạch, chất phác, tiêu dùng đúng khả năng,
thực hiện khẩu hiệu: “cần kiệm là nếp sống
đẹp của tuổi trẻ”. Thực hành tự phê bình và
phê bình nghiêm chỉnh để giúp nhau cùng tiến
bộ mãi. Chống tham ô, lãng phí, xa hoa, tính
phô trương trong sinh hoạt, lao động, chống
chủ nghĩa cá nhân.
Ba là, đức tin tuyệt đối vào sức mạnh
của nhân dân, kính trọng nhân dân và hết
lòng, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái,
vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người.
Xây dựng ý thức công dân, ý thức cộng đồng,
thói quen ứng xử văn hoá, tôn trọng và bảo
vệ lẽ phải, trung thực, sáng tạo, tích cực tham
gia xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn
minh. Chống tự do, tuỳ tiện, các biểu hiện coi
thường pháp luật cũng như các hành vi thiếu
văn hoá trong đời sống, sự giả dối và nạn giáo
điều, thiếu sáng tạo. Chống tính ích kỷ, vụ lợi,
lối sống tạm thời.
Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị
lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi
thử thách, gian nguy để đạt được mục đích
cuộc sống. Xây dựng tinh thần hăng hái, kiên
quyết, không sợ khó, không sợ khổ, siêng học,
siêng làm, quyết hoàn thành bằng được kế
hoạch đã đặt ra theo tinh thần “chủ trương
một, biện pháp mười, quyết tâm hai mươi”.
Chống chây lười, thụ động, ỷ lại, thiếu sáng
tạo, vô kỷ luật trong học tập, lao động, ngại
khó, ngại khổ, thiếu ý chí tiến thủ; chống vết
tích nô lệ trong tư tưởng và hành động. Xây
dựng thái độ học tập đúng đắn, nâng cao trình
độ chính trị, khoa học kỹ thuật và quân sự,
nghiên cứu khoa học thực chất, làm việc gì
cũng phải học: Học mọi lúc, mọi nơi, học suốt
đời; học ở trường, học sách vở, học lẫn nhau,
học nhân dân, học từ thực tiễn cuộc sống,
trong việc làm hàng ngày; có thái độ cầu thị.
Có ý thức thi đua và thực hành dân chủ trong
học tập. Bồi đắp bản lĩnh chính trị, ý chí tự
lực, tự cường, tự tin trong hội nhập kinh tế
quốc tế. Chống tiêu cực, bệnh thành tích trong
học tập, bệnh thi đua hình thức, hư danh, giả
dối, sao chép, học thuộc lòng, sự tụt hậu về
trình độ, kiến thức khoa học và nhận thức xã
hội; những biểu hiện tự ti, mặc cảm trong hội
nhập kinh tế quốc tế. Chống kiêu căng, tự
mãn trong học tập.
Năm là, học những nguyên tắc tu dưỡng
đạo đức mới của Hồ Chí Minh. Tu dưỡng bền
bỉ suốt đời, học đi đôi với lao động, lý luận đi
đôi với thực hành, cần cù đi đôi với tiết kiệm.
Chống đầu voi đuôi chuột, thiếu thực tế, bệnh
anh hùng, tự cao tự đại, chuộng hình thức, ít
xem xét kết quả. Nêu gương đạo đức, nói đi
đôi với làm. Chống nói không đi đôi với làm,
nói nhiều làm ít, nói một đường làm một nẻo.
4. Các giải pháp đẩy mạnh việc học tập và
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 1/2017 No. 1/2017
84
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,
đối với sinh viên Trường Đại Học Xây
dựng Miền Trung hiện nay
- Về Cách thức giáo dục đạo đức: Con
người không chỉ cần có tài mà phải có đức
nữa. Do vậy, con người rất cần phải được giáo
dục đạo đức. Từ trước tới nay, trong các
chương trình giáo dục của nhà trường, chúng
ta đã có những bài học về giáo dục đạo đức.
Song vẫn còn chung chung.
Vì vậy, môn học này cần được giảng dạy
với hình thức là những chuyên đề, nhằm trang
bị cho sinh viên một số phạm trù cơ bản và
một số đặc trưng cơ bản của đạo đức xã hội
chủ nghĩa. Việc giáo dục đạo đức cách mạng
cho sinh viên là một quá trình từ thấp đến cao.
Giai đoạn sau phải biết kế thừa có chọn lọc
những phẩm chất đạo đức tốt đẹp và được
hình thành từ giai đoạn trước, biết tìm cách
khắc phục, ngăn chặn các thói hư tật xấu
chớm nở. Tính chất phức tạp của việc giáo dục
đạo đức cách mạng cho sinh viên còn thể hiện
ở chỗ, mỗi giai đọan của lứa tuổi với đặc điểm
tâm lý, sinh lý của thanh niên là khác nhau.
Nó phải được tiến hành trong cuộc hoạt động,
giao lưu của sinh viên, tức là thông qua việc
học tập, lao động, công tác xã hội và vui chơi,
văn nghệ, thể dục - thể thao,... trong tập thể,
ở gia đình và nhà trường. Hồ Chí Minh chỉ rõ:
Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa
xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng
ngày mà phát triển và củng cố, cũng như ngọc
càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng
trong.
Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh
viên không chỉ dừng ở những bài học, mà phải
được củng cố bằng hành động thực tế, đó là
sự gương mẫu của các bậc cha mẹ, thầy cô
giáo, của các nhà lãnh đạo các cấp. Hồ Chí
Minh đã lưu ý một đặc điểm của người phương
Đông - “một tấm gương sống còn có giá trị
hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”
Trong nội dung giảng dạy phải làm cho
sinh viên nhận thức đúng và hiểu sâu: Vì lý
tưởng cao đẹp là độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, mà biết bao người con yêu quý của dân
tộc đã hy sinh, biết bao lớp tuổi tuổi thanh
niên đã lên đường chiến đấu. Con đường đến
với lý tưởng cao đẹp là con đường phải tốn
nhiều mồ hôi, xương máu, nhưng cũng đầy
vinh quang và sự tích anh hùng. Để từ đó góp
phần giác ngộ sinh viên giúp họ thấy rõ vinh
dự trách nhiệm của tuổi trẻ, nhằm đảm đương
được sứ mệnh đưa sự nghiệp cách mạng của
Đảng và dân tộc đến thắng lợi cuối cùng.
Trách nhiệm giáo dục đạo đức cách
mạng cho sinh viên không chỉ là nhiệm vụ của
nhà trường, mà còn là nghĩa vụ thường xuyên
của gia đình và cơ quan có nhiệm vụ chăm lo
đời sống tinh thần, giáo dục nhân cách cho
sinh viên, như văn hoá, giáo dục truyền
thông,.. phải lấy mục đích nâng cao đạo đức,
thuần phong mỹ tục của xã hội làm sản phẩm
của mình chứ không được chạy theo lợi ích
kinh tế trước mắt.
Để giác ngộ sâu sắc về lý tưởng cách
mạng, trước hết cần trang bị cho sinh viên
kiến thức về thế giới quan duy vật khoa học
và phương pháp biện chứng của chủ nghĩa
Mác-Lênin, về nhân sinh quan cách mạng,
những hiểu biết đúng đắn về chủ nghĩa xã hội.
Phải giáo dục cho sinh viên hiểu không chỉ
mục tiêu trước mắt, mà phải cả mục đích cao
đẹp cuối cùng phải tiến tới. Nếu chỉ thấy mục
tiêu hiện trước mắt mà không thấy được mục
đích cuối cùng thì sẽ trở thành thiện cận, chỉ
để thoả mãn những gì đã đạt được, dễ dừng
lại nữa chừng.
Sinh viên Việt Nam vinh dự sinh ra và
lớn lên trong thời đại Hồ Chí Minh. Đạo đức,
lối sống và cuộc đời của Người là tấm gương
sáng ngời cho tất cả chúng ta noi theo. Vì vậy,
giáo dục cho sinh viên theo tinh thần đạo đức
của Hồ Chí Minh là một yêu cầu, một nội dung
quan trọng, đặc biệt trong lúc có một bộ phận
thanh niên đang có biểu hiện suy đồi đạo đức,
khi chúng ta đang phải đối đầu với những mặt
trái của cơ chế thị trường, và nguy cơ đánh
mất bản sắc văn hoá dân tộc.
Kho tàng tư tưởng của Hồ Chí Minh hết
sức rộng lớn, toàn diện. Cuộc đời cách mạng
của Người là tấm gương lớn về đạo đức trên
mọi phương diện. Những lời chỉ dẫn của Người
về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technolo