Tóm tắt. Nhiệm vụ quan trọng trong quản lý và khai thác du lịch là xác định, đánh
giá và hình thành tài nguyên. Lạng Sơn có nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn cũng
như các điểm đến nổi tiếng, nhưng hoạt động khai thác còn nhiều hạn chế. Vì vậy,
áp dụng các tiêu chí đánh giá một cách khoa học nhằm xác định các điểm du lịch
có giá trị thực tiễn cao. Các tiêu đánh giá bao gồm sự hấp dẫn, khoảng cách, thời
gian có thể khai thác, hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật, sức chứa. Đánh giá, hình
thành và sắp xếp các điểm tài nguyên giúp địa phương định hướng khai thác và bảo
vệ nguồn tài nguyên hợp lý và bền vững hơn.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 189 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng hệ thống tiêu chí đánh giá để xác định một số điểm du lịch có ý nghĩa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 2, pp. 89-94
VẬN DỤNG HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
ĐỂ XÁC ĐỊNHMỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH
CÓ Ý NGHĨA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
Cao Hoàng Hà
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
E-mail: havns.edu@gmail.com
Tóm tắt. Nhiệm vụ quan trọng trong quản lý và khai thác du lịch là xác định, đánh
giá và hình thành tài nguyên. Lạng Sơn có nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn cũng
như các điểm đến nổi tiếng, nhưng hoạt động khai thác còn nhiều hạn chế. Vì vậy,
áp dụng các tiêu chí đánh giá một cách khoa học nhằm xác định các điểm du lịch
có giá trị thực tiễn cao. Các tiêu đánh giá bao gồm sự hấp dẫn, khoảng cách, thời
gian có thể khai thác, hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật, sức chứa. Đánh giá, hình
thành và sắp xếp các điểm tài nguyên giúp địa phương định hướng khai thác và bảo
vệ nguồn tài nguyên hợp lý và bền vững hơn.
Từ khóa: Điểm du lịch, tiêu chí đánh giá, Lạng Sơn, quản lí, khai thác du lịch.
1. Mở đầu
Lạng Sơn là tỉnh giàu tiềm năng về du lịch với thiên nhiên, lịch sử, con người đã
đan kết tạo nên những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử - văn hóa, những sắc
thái dân tộc đặc sắc. Nhận thức được tiềm năng cũng như vai trò của ngành du lịch trong
việc phát triển kinh tế, Lạng Sơn luôn coi du lịch là một ngành kinh tế quan trọng. Xuất
phát từ yêu cầu thực tiễn và kế thừa các kết quả nghiên cứu đi trước về vấn đề du lịch,
chúng tôi tiến hành vận dụng cơ sở khoa học cho việc đánh giá và xây dựng lại một số
điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Các tiêu chí đánh giá điểm du lịch
Căn cứ vào các điều kiện thực tế, để đánh giá các điểm du lịch, có thể lựa chọn hệ
thống tiêu chí bao gồm độ hấp dẫn, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật, thời gian hoạt
động du lịch, sức chứa điểm du lịch, vị trí của điểm du lịch và khả năng tiếp cận điểm du
lịch (tính từ trung tâm gửi khách gần nhất), độ bền vững. Mỗi tiêu chí sẽ có ý nghĩa khác
nhau với số điểm là 4, 3, 2, 1 căn cứ vào 4 mức độ khác nhau từ cao đến thấp. Dựa vào
tầm quan trọng của các chỉ tiêu, tính trọng số và mức điểm thích hợp: tiêu chí có ý nghĩa
rất quan trọng – hệ số 3; tiêu chí có ý nghĩa quan trọng – hệ số 2 và tiêu chí có ý nghĩa ít
89
Cao Hoàng Hà
quan trọng – hệ số 1. Tổng điểm của tiêu chí sẽ có các mức điểm như Bảng 1. Qua tổng
số điểm, có thể đánh giá mức độ thuận lợi của các điểm du lịch theo thang điểm.
Bảng 1. Điểm đánh giá tổng hợp các tiêu chí điểm du lịch
TT Tiêu chí Trọng số Thang bậc
Rất thuận
lợi Thuận lợi Ít thuận lợi
Không
thuận lợi
1 Hấp dẫn 3 12 9 6 3
2 CSVCKT – HT 3 12 9 6 3
3 Thời gian hoạt động 3 12 9 6 3
4 Vị trí 2 8 6 4 2
5 Sức chứa 2 8 6 4 2
6 Độ bền vững 1 4 3 2 1
Tổng số điểm 56 42 28 14
Bảng 2. Mức độ thuận lợi của các điểm du lịch
STT Mức độ đánh giá Điểmđánh giá
Tỉ lệ phần trăm so
với số điểm tối đa
1 Rất thuận lợi (Điểm du lịch có ý nghĩa QT, QG) 42 - 56 75 - 100%
2 Thuận lợi (Điểm du lịch có ý nghĩa vùng) 28 - 41 50 - 74%
3 Ít thuận lợi (Điểm du lịch có ý nghĩa địa phương) 14 - 27 25 - 49%
4 Không thuận lợi (Điểm du lịch tiềm năng) < 14 < 25%
2.2. Kết quả xây dựng các điểm du lịch
Các danh thắng và cảnh quan tự nhiên đẹp cũng như các di tích văn hoá – lịch sử
được coi là điểm tài nguyên. Dựa tình hình thực tế của địa phương, các tác nhân khách
quan và yếu tố chủ quan, từ hơn 600 điểm tài nguyên trên địa bàn của tỉnh, tác giả lựa
chọn ra 20 đối tượng di tích được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh để tiến hành đánh
giá: Nhất – Nhị - Tam Thanh, nàng Tô Thị và thành nhà Mạc, đền Kỳ Cùng, phố chợ Kỳ
Lừa, đền Mẫu Đồng Đăng, ải Chi Lăng, nhà đồng chí Hoàng Văn Thụ, Mẫu Sơn, Hang
Thẩm Khuyên - Thẩm Hai - Kéo Lèng, pháo đài Đồng Đăng, hang Gió, bia đá Ngô Thì
Sĩ, đền thờ Hai Bà Trưng, di tích chủ tịch Hồ Chí Minh, di tích Thất Khê và chiến dịch
1950, đền Khánh Sơn, hang Pò Háng, đình làng và cầu lợp Long Đống, đền Bắc Lệ, đền
Suối Ngang.
Bảng 3. Kết quả đánh giá tổng hợp các tiêu chí
Stt Điểm tàinguyên Huyện
Độ
hấp
dẫn
Thời
gian
hoạt
động
CSHT và
CSVCKT
Sức
chứa
Vị
trí
Độ
bền
vững
Tổng
điểm
1 Nhất - Nhị -
Tam Thanh
Tp. Lạng
Sơn
12 12 12 8 8 4 56
90
Vận dụng hệ thống tiêu chí đánh giá để xác định một số điểm du lịch...
2 Nàng Tô Thị và
thành nhà Mạc
Tp. Lạng
Sơn
12 12 12 8 8 4 56
3 Đền Kỳ Cùng Tp. Lạng
Sơn
9 12 12 6 8 3 50
4
Phố Chợ Kỳ
Lừa
Tp. Lạng
Sơn 9 12 12 8 8 4 53
5
Đền Mẫu Đồng
Đăng
Cao Lộc 9 12 9 6 8 3 47
6
Pháo đài Đồng
Đăng
Cao Lộc 6 12 9 4 8 2 41
7 Ải Chi Lăng Chi Lăng 9 9 6 8 8 4 44
8 Hang Gió Chi Lăng 9 9 6 6 8 3 41
9
Nhà đ/c Hoàng
Văn Thụ Văn Lãng 9 12 6 4 8 3 42
10
Bia đá Ngô Thì
Sĩ
Văn Lãng 6 12 6 4 8 3 39
11
Đền thờ Hai Bà
Trưng
Văn Lãng 6 12 6 4 8 3 39
12 Di tích chủ tích
Hồ Chí Minh
Tràng
Định
9 9 6 4 6 3 37
13
Di tích Thất
Khê và chiến
dịch 1950
Tràng
Định
9 9 6 8 6 3 41
14 Mẫu Sơn Lộc Bình 12 9 9 8 8 4 50
15 Đền Khánh Sơn Lộc Bình 6 9 9 4 8 3 39
16 Hang Pò Háng Đình Lập 6 9 3 6 6 3 33
17
Hang Thẩm
Khuyên, Thẩm
Hai, Kéo Lèng
Bình Gia 12 9 6 6 6 4 43
18
Đình làng và
cầu lợp Long
Đống
Bắc Sơn 9 9 6 4 6 3 37
19 Đền Bắc Lệ Hữu Lũng 9 9 6 6 8 3 41
20
Đền Suối
Ngang
Hữu Lũng 6 9 6 4 8 3 36
- Các điểm du lịch rất thuận lợi (có ý nghĩa quốc gia, quốc tế) gồm: Nhất – Nhị
- Tam Thanh, nàng Tô Thị và thành nhà Mạc, đền Kỳ Cùng, phố chợ Kỳ Lừa, đền Mẫu
Đồng Đăng, ải Chi Lăng, nhà đồng chí Hoàng Văn Thụ, Mẫu Sơn, Hang Thẩm Khuyên -
Thẩm Hai - Kéo Lèng.
- Các điểm du lịch khá thuận lợi (có ý nghĩa vùng) bao gồm: pháo đài Đồng Đăng,
hang Gió, bia đá Ngô Thì Sĩ, đền thờ Hai Bà Trưng, di tích chủ tịch Hồ Chí Minh, di tích
Thất Khê và chiến dịch 1950, đền Khánh Sơn, hang Pò Háng, đình làng và cầu lợp Long
91
Cao Hoàng Hà
Đống, đền Bắc Lệ, đền Suối Ngang.
- Không có điểm tài nguyên nào ở mức độ ít thuận lợi hoặc không thuận lợi.
Từ các điểm du lịch được đánh giá, xin giới thiệu một số điểm du lịch có ý nghĩa
quốc gia quan trọng:
2.3. Một số điểm du lịch có ý nghĩa
2.3.1. Điểm du lịch Nhất - Nhị - Tam Thanh
Quần thể du lịch Nhất - Nhị - Tam Thanh nằm sát TP. Lạng Sơn, được Bộ Văn hóa
- Thông tin xếp hạng di tích quốc gia năm 1962. Đi từ Hà Nội lên, qua cầu kỳ Lừa rẽ trái
qua Ngã Sáu khoảng 300m là động Tam Thanh, rẽ trái 200m là động Nhất Nhị Thanh và
chùa Tam Giáo. Chùa Tam Giáo là một vòm hang rộng, sâu, trong hang có những nhũ đá
lớn, thông từ trần vòm xuống mặt đất. Những giọt nước trong veo, mát rượi tí tách từ trên
trần nhỏ xuống một chiếc bồn lớn như miệng giếng con. Trên bệ thờ là tượng các Phật
sơn son thếp vàng. Ngoài cửa động có một tảng đá lớn to chắn giữa có tên là Lư Hương
Thạch. Hai bên cửa động có chạm trổ phù điêu, một bên rồng, một bên hổ.
Động Tam Thanh là một quần thể nhiều hang động: động Long Châu, động Long
Hoa (Thủy Tiên động); đây là di tích gắn với nhiều công lao của Ngô Thì Sĩ. Thủy Tiên
động có hình như Kim tự tháp, có 3 cửa là Bắc, Nam và Tây Nam. Động Long Châu cũng
là một quả núi cùng tên, cạnh đó là núi Mặt Quỷ chột. Vách đá trong động có nhiều hình
thù như sư tử, Tôn Ngộ Không đằng vân, con rết ngàn chân, con voi phục, cánh buồm...
Trong động Tam Thanh có chùa Tam Thanh thờ tượng Phật A Di Đà khắc trên vách đá
cao 202cm, rộng 65cm. Chùa Tam Thanh nổi tiếng linh thiêng trong dân gian. Nơi vào
cửa động cao ráo rất thuận lợi cho việc hành lễ. Giữa động có hồ “Âm Ty” (hoặc gọi là
hồ “Cảnh”), có thể làm nơi biểu diễn rối nước. Chùa Tam Thanh không chỉ mang giá trị
danh thắng mà còn mang giá trị văn hóa, nghệ thuật hàm chứa trong từng di tích được lưu
trữ tại bên trong chùa. Nổi bật là hệ thống văn bia ghi lại quá trình tôn tạo chùa và cảm
tác của các nhân văn, thi sĩ qua nhiều thời kì tại Lạng Sơn. Theo thời gian, chùa vẫn giữ
được vẻ đẹp tự nhiên vốn có hấp dẫn du khách và là một trong “Trấn doanh bát cảnh” của
xứ Lạng. Tại chùa có hội chùa Tam Thanh, tổ chức vào ngày 15 tháng giêng âm lịch hàng
năm, còn có tên gọi là hội chùa chúng sinh. Hội có nhiều nghi lễ và trò chơi khá hấp dẫn.
2.3.2. Điểm du lịch núi nàng Tô Thị và thành cổ Nhà Mạc
Núi nàng Tô Thị cách động Tam Thanh khoảng 300m về hướng Đông Bắc, được
công nhận là di tích cấp quốc gia năm 1962. Tượng đá nàng Tô Thị nằm gần đỉnh núi có
hình người mẹ bồng con, ở phía sau có hình con hổ đá minh họa cho truyền thuyết về lòng
chung thủy của người vợ chờ chồng đi đánh giặc xa nhà. Hình ảnh và truyền thuyết về
nàng Tô Thị đã đi vào tâm khảm của dân tộc Việt Nam.
Bao quanh tượng đá Nàng Tô Thị là bốn ngọn núi nhỏ, bờ giữa là khoảng đất rộng
ở độ cao 30m so với phố Kỳ Lừa và ở khe núi là dấu vết của thành cổ Nhà Mạc được xây
dựng vào thế kỉ XVI. Sau khi leo lên núi chiêm ngưỡng nàng Tô Thị và các bức thành Nhà
Mạc rêu phong, du khách có thể dứng ngắm nhìn toàn cảnh TP. Lạng Sơn dưới sắc trời
92
Vận dụng hệ thống tiêu chí đánh giá để xác định một số điểm du lịch...
trong xanh.
2.3.3. Điểm du lịch Mẫu Sơn
Mẫu Sơn là vùng núi cao nhất tỉnh Lạng Sơn, nằm ở phía Đông Bắc thuộc huyện
Lộc Bình và Cao lộc, cách TP. Lạng Sơn 30km về phía Đông với đỉnh cao nhất là 1541m
so với mực nước biển. Do nằm trong lòng máng trũng Thất Khê - Lộc Bình nên đường
lên Mẫu Sơn không mấy hiểm trở. Đi qua miền máng trũng tương đối bằng phẳng là vùng
đồi lượn sóng dưới chân Mẫu Sơn. Hình thái địa hình ở đây có sự thay đổi, gây sự hứng
thú cho du khách. Đỉnh núi Mẫu Sơn nhô cao như một cái vòm lớn màu tím sẫm, sườn núi
theo dạng tỏa tia choãi ra vững chãi, bao quanh là hàng trăm quả núi nhỏ. Mùa đông, đỉnh
núi luôn bị sương mù bao phủ với nền trắng huyền ảo. Do ảnh hưởng của độ cao nên vùng
đỉnh núi nhiệt độ không khí luôn thấp hơn vùng chân núi, với nhiệt độ trung bình năm là
15,50C, thậm chí một số năm trong mùa đông còn có tuyết rơi rất hấp dẫn du khách từ các
vùng khác tới, nhất là đồng bằng sông Hồng.
Trong mùa hè, sáng sớm và những ngày thời tiết ẩm thấp cũng có sương mù khá dày
đặc tạo ra cảnh quan kì ảo lí thú. Vào mùa xuân cả vùng Mẫu Sơn đỏ rực sắc hoa đào. Đặc
biệt những cánh đào phai với sắc hồng như má người thiếu nữ giữa đất trời thoáng đãng,
nền trời xanh nhạt làm cho bức tranh thiên nhiên thêm hoàn mỹ, sống động. Trái đào Mẫu
Sơn vừa to vừa ngọt tựa như Đào Tiên. Tại vùng núi này, đồng bào dân tộc Dao Đỏ đã tìm
ra loại thuốc tắm với 36 vị được lấy từ những cây trong rừng rậm, có tác dụng phục hồi,
tăng cường sức khỏe cho nhiều lứa tuổi. Cũng tại đây, có rất nhiều đặc sản như rượu Mẫu
Sơn, chè San tuyết... Nhiều công trình đá cổ ở đây có niên đại từ thời đồ sắt, trùng với thời
kì đầu của nền văn minh sông Hồng. Ngoài ra, còn có nhiều di vật lịch sử có giá trị.
Hiện nay, Mẫu Sơn còn 5380 ha rừng, trong đó 1540 ha là rừng nguyên sinh. Khí
hậu, cảnh sắc ở đây được ví đẹp không kém gì Sa Pa. Chính vì vậy, vào thời Pháp người ta
đã xây dựng trên đỉnh núi một khu nghỉ mát cho các quan khách. Điểm du lịch Mẫu Sơn
đang được đầu tư xây dựng với nhiều loại hình du lịch như du lịch leo núi, thám hiểm và
nghỉ dưỡng, trong đó có giá trị nhất là du lịch nghỉ dưỡng. Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở
vật chất kĩ thuật như đường giao thông, điện nước, thông tin liên lạc, khách sạn, nhà hàng
đang được xây dựng với tốc độ khá nhanh với nhiều thành phần tham gia. Các khách sạn,
nhà nghỉ có chất lượng tại Mẫu Sơn là khách sạn Mỹ Sơn, nhà nghỉ Mẫu Sơn, nhà nghỉ dã
ngoại Chân Mây, khách sạn Hoàng Đạt...
2.3.4. Điểm du lịch hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai và Kéo Lèng
Thẩm Khuyên và Thẩm Hai là hai hang có phát hiện thấy hóa thạch người cổ bởi
nhà khoa học người Pháp H. Mansuy năm 1906. Hiện nay, các hang Thẩm Khuyên, Thẩm
Hai và Kéo Lèng được rất nhiều người quan tâm và biết đến, đặc biệt là giới khoa học.
Tại hai hang Thẩm Khuyên và Thẩm Hai có rất nhiều hóa thạch động vật có tuổi
khoảng nửa triệu năm trước như: báo sao, hổ, gấu và hóa thạch vượn khổng lồ, đặc biệt
là hóa thạch người vượn được các nhà khảo cổ cho rằng rất gần gũi với người vượn Bắc
Kinh. Các di chỉ khảo cổ trên có sức thu hút rất lớn, gây sự tò mò, khám phá, tìm hiểu của
khách du lịch. Đây cũng là tư liệu quý giá cho việc nghiên cứu giai đoạn sơ kì đá cũ nói
93
Cao Hoàng Hà
chung và sự xuất hiện người vượn ở Việt Nam và Đông Nam Á.
3. Kết luận
Vận dụng hệ thống tiêu chí đánh giá một cách khoa học và chọn lọc các vấn đề lí
luận, thực tiễn và các phương pháp xây dựng tuyến điểm du lịch, căn cứ vào tình hình thực
tế của cả nước, vùng và tỉnh Lạng Sơn, tác giả đã xác định một số điểm du lịch của tỉnh.
Trong quá trình này, chúng tôi tiến hành kiểm kê, phân tích, đánh giá và tính toán những
lợi thế về tài nguyên du lịch cũng như vị trí của tỉnh (độ hấp dẫn, thời gian hoạt động,
sức chứa, độ bền vững, vị trí...), từ đó đánh giá tiềm năng, giá trị tại các điểm du lịch, xác
định được các điểm du lịch có giá trị quốc gia, vùng hoặc địa phương. Công tác đánh giá
và xác định này là cở sở cho các hoạt động đầu tư, quản lý, xúc tiến – quảng bá các điểm
du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Các Báo cáo về Văn hóa - Du lịch Lạng Sơn. UBND tỉnh Lạng Sơn.
[2] Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn, 2008. Báo cáo Tình hình quy hoạch phát
triển du lịch Lạng Sơn.
[3] Nguyễn Thế Chinh, 1993. Cơ sở khoa học cho việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch
Nghệ An. Luận án Tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.
[4] Hồ Công Dũng, 1996. Cơ sở khoa học cho việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch vùng
Bắc Trung Bộ. Luận án Phó tiến sĩ
[5] Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, 1999. Địa chí Lạng Sơn. Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
[6] Lê Nguyễn và nnk, 2004. Chào mừng quý khách đến Lạng Sơn. Nxb Thông tấn, Hà
Nội.
[7] Niên giám Thống kê tỉnh Lạng Sơn (2000 - 2008). Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn.
[8] UBND Lạng Sơn, 1997. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lạng Sơn (1996 -
2010). Báo cáo tổng hợp.
ABSTRACT
Applying systemic norms
to determine significant destinations in Lang Son province
The important function of tourism management and exploition is the determining,
evaluating and forming tourism resources for tourism operations. Lạng Sơn province has
so many attractive tourism resources as well as place names in which little tourism is tak-
ing place. Therefore, a applying scientific foundation in order to form tourism destinations
has great significance. Norms for forming and evaluating are the degree of attractiveness,
distance, service life, standard of infrastructure and material facilities, capacity and level
of sustainability. Evaluating, forming and arranging tourism resources helps provinces
form an exploitation strategy and protects tourism resources in terms of sustainability.
94