Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào thiết kế mẫu lời nói chỉ vị trí (Sách giáo khoa tiếng Nga 10)

1.1. Tính cấp thiết của đề tài Chúng ta đang ở vào thế kỷ XXI, thế kỷ mà cách mạng khoa học - công nghệ đang phát triển như vũ bão dẫn đến sự bùng nổ thông tin, đòi hỏi phải đổi mới trong nhiều lĩnh vực, và phương pháp dạy học không là một ngoại lệ. Sự thâm nhập các lĩnh vực khoa học cho phép người ta dịch chuyển các các tiếp cận khoa học: tiếp cận hệ thống, tiếp cận mô đun. vào quá trình dạy học, làm xuất hiện những phương pháp dạy học phức hợp: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề, dạy học dự án, mô đun dạy học. Lịch sử giảng dạy ngoại ngữ có bề dày hàng nghìn năm và trong quá trình đó phương pháp giảng dạy ngoại ngữ cũng không ngừng thay đổi, có thể kể đến: phương pháp truyền thống, phương pháp nghe nói, giáo học pháp nghe nhìn, đường hướng giao tiếp. Trong số đó, đường hướng giao tiếp xuất hiện sau cùng được coi như là một cuộc Cách mạng trong giảng dạy ngoại ngữ với những nguyên tắc như dạy ngoại ngữ tính đến nhu cầu về ngôn ngữ của người học, dạy ngoại ngữ trong các tình huống giao tiếp, dạy ngôn ngữ phải bao hàm dạy các kiến thức văn hóa xã hội, lấy người học làm trung tâm. Tuy nhiên sau một thời gian áp dụng trên các đối tượng người học khác nhau trên thế giới, đường hướng giao tiếp cũng đã bắt đầu bộc lộ những điểm yếu không thích hợp. Theo R. Gallisson, đường hướng giao tiếp không đáp ứng được tính đa dạng và tính phức tạp của nhu cầu và vẫn là sản phẩm của một phương pháp giảng dạy mang tính toàn năng, trong khi yêu cầu lại hướng về một phương pháp giảng dạy theo xu hướng ngữ cảnh hóa. Và người ta tự hỏi sau đường hướng giao tiếp sẽ là giáo học pháp nào có thể đáp ứng được sự đa dạng của các tình huống sư phạm trong dạy ngoại ngữ: sự đa dạng về mục tiêu, về văn hóa, về người dạy, người học. Sự đa dạng này đòi hỏi các phương pháp phải mềm dẻo và có tính thích ứng cao. Trong khi chờ đợi câu trả lời của các nhà giáo học pháp, người ta cho rằng mỗi người có thể tự do sử dụng các phương pháp mà mình cho là tốt trong một tình huống cụ thể. Người dạy có thể lấy trong tất cả các giáo học pháp hiện nay, thậm chí ở những lĩnh vực khác nhau, những gì là có ích để giảng dạy.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào thiết kế mẫu lời nói chỉ vị trí (Sách giáo khoa tiếng Nga 10), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 85 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN VÀO THIẾT KẾ MẪU LỜI NÓI CHỈ VỊ TRÍ (SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG NGA 10) Huỳnh Thị Hồng Khanh (SV năm 5, Khoa Nga văn) GVHD: ThS Nguyễn Thị Minh Nguyệt 1. Mở đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Chúng ta đang ở vào thế kỷ XXI, thế kỷ mà cách mạng khoa học - công nghệ đang phát triển như vũ bão dẫn đến sự bùng nổ thông tin, đòi hỏi phải đổi mới trong nhiều lĩnh vực, và phương pháp dạy học không là một ngoại lệ. Sự thâm nhập các lĩnh vực khoa học cho phép người ta dịch chuyển các các tiếp cận khoa học: tiếp cận hệ thống, tiếp cận mô đun... vào quá trình dạy học, làm xuất hiện những phương pháp dạy học phức hợp: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề, dạy học dự án, mô đun dạy học. Lịch sử giảng dạy ngoại ngữ có bề dày hàng nghìn năm và trong quá trình đó phương pháp giảng dạy ngoại ngữ cũng không ngừng thay đổi, có thể kể đến: phương pháp truyền thống, phương pháp nghe nói, giáo học pháp nghe nhìn, đường hướng giao tiếp. Trong số đó, đường hướng giao tiếp xuất hiện sau cùng được coi như là một cuộc Cách mạng trong giảng dạy ngoại ngữ với những nguyên tắc như dạy ngoại ngữ tính đến nhu cầu về ngôn ngữ của người học, dạy ngoại ngữ trong các tình huống giao tiếp, dạy ngôn ngữ phải bao hàm dạy các kiến thức văn hóa xã hội, lấy người học làm trung tâm. Tuy nhiên sau một thời gian áp dụng trên các đối tượng người học khác nhau trên thế giới, đường hướng giao tiếp cũng đã bắt đầu bộc lộ những điểm yếu không thích hợp. Theo R. Gallisson, đường hướng giao tiếp không đáp ứng được tính đa dạng và tính phức tạp của nhu cầu và vẫn là sản phẩm của một phương pháp giảng dạy mang tính toàn năng, trong khi yêu cầu lại hướng về một phương pháp giảng dạy theo xu hướng ngữ cảnh hóa. Và người ta tự hỏi sau đường hướng giao tiếp sẽ là giáo học pháp nào có thể đáp ứng được sự đa dạng của các tình huống sư phạm trong dạy ngoại ngữ: sự đa dạng về mục tiêu, về văn hóa, về người dạy, người học... Sự đa dạng này đòi hỏi các phương pháp phải mềm dẻo và có tính thích ứng cao. Trong khi chờ đợi câu trả lời của các nhà giáo học pháp, người ta cho rằng mỗi người có thể tự do sử dụng các phương pháp mà mình cho là tốt trong một tình huống cụ thể. Người dạy có thể lấy trong tất cả các giáo học pháp hiện nay, thậm chí ở những lĩnh vực khác nhau, những gì là có ích để giảng dạy. Vậy có thể vận dụng phương pháp dạy học dự án trong giảng dạy tiếng nước ngoài và phương pháp này có thể được sử dụng với một chủ đề cụ thể? Khi nói đến phương pháp dạy học dự án chúng ta không thể nào không nhắc đến các nhà sư phạm người Mĩ như John Dewey, William Kilpatrick xây dựng cơ sở lí luận cho phương pháp dạy - học này ở thế kỉ XX, Natalia Kochetueva người Nga đã tiến Năm học 2010 – 2011 86 hành dự án có tựa đề là "Word Class" theo chủ đề "phim ảnh". Dự án “iVamonos”- “Hãy lên đường” của cô giáo dạy ngoại ngữ tiếng Anh Mary Esther Provencio cùng với Karla Ramos, một giáo viên dạy tiếng Pháp. Tại Việt Nam phải kể đến các đóng góp của Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng và nhiều người khác. Tuy nhiên, trong lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ lại chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào cả phương diện lý thuyết lẫn thực hành. Theo chương trình cải cách giáo dục các ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga đều được biên soạn và xuất bản mới từ năm 2007 và tiếng Anh đã có cuốn “Thiết kế bài giảng tiếng Anh 10” của Chu Quang Bình. Với tiếng Nga, chúng tôi vẫn đang trông đợi một cuốn sách hướng dẫn tham khảo như vậy. Trong khi chờ đợi ấn phẩm này thì cùng với sự say mê và yêu thích môn học chúng tôi đã thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học nhằm thiết kế bài học tiếng Nga với tên gọi “Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào thiết kế mẫu lời nói chỉ vị trí (sách giáo khoa tiếng Nga 10)” với mong mỏi ngay từ năm lớp 10 học tiếng Nga, học sinh được tiếp cận với phương pháp dạy học theo dự án, đặc biệt sẽ hình thành năng lực giao tiếp cho học sinh, phát huy được tính tích cực chủ động thực sự của học sinh, biến quá trình học tiếng Nga thành quá trình tự học, tự làm việc cộng tác trong một môi trường hợp tác, thân thiện, giúp việc học tiếng Nga trở nên dễ dàng và thú vị. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nâng cao hiệu quả dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là dạy học tiếng Nga trong giai đoạn hiện nay, người thầy giáo tiếng Nga cần phải tìm cách tốt nhất gây hứng thú cho học sinh để các em học tốt hơn một ngôn ngữ vừa khó và chưa có một vị thế thích hợp ở trường trung học phổ thông (THPT), qua đó góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giảng dạy Nga ngữ cho học sinh phổ thông. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Mẫu lời nói chỉ vị trí trong sách giáo khoa (SGK) tiếng Nga 10. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Có thể vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy mẫu lời nói Nga ngữ được không? 1.5. Giả thuyết nghiên cứu Phải chăng mẫu lời nói chỉ vị trí được dạy theo phương pháp dự án giúp học sinh giao tiếp nhiều hơn ở môi trường học tập phi ngôn ngữ và gây hứng thú cho học sinh hơn các phương pháp giao tiếp? 1.6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy - học tiếng Nga bằng phương pháp dạy học theo dự án. - Thiết kế dự án học tập với mẫu lời nói chỉ vị trí (SGK tiếng Nga 10). 1.7. Phạm vi nghiên cứu Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 87 SGK tiếng Nga 10. 1.8. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp mô tả: Nghiên cứu, phân tích lí thuyết các vấn đề về phương pháp dạy học theo dự án, các mẫu lời nói và mẫu lời nói chỉ vị trí. - Nghiên cứu thống kê: phân loại các mẫu lời nói. - Nghiên cứu ứng dụng: thiết kế mẫu lời nói chỉ vị trí. - Phương pháp tổng hợp: viết báo cáo. 2. Những luận điểm của phương pháp dạy - học theo dự án 2.1. Khái niệm dạy - học theo dự án Dạy học theo dự án chỉ mới được nghiên cứu những năm gần đây, là kết quả của nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học, giáo viên, sinh viên và học sinh như: John Dewey, William Kilpatrick, Putt, Fried-Booth, Natalia Kocheturo, Elena Ivano, Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng theo cách tiếp cận mô đun và đã đạt được những thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực đào tạo nhằm phát huy tính tích cực của người học, đáp ứng phong cách học, phát huy khả năng tối đa của người học, đảm bảo cho người học học sâu và thoải mái. Đồng thời hình thành các kỹ năng giao tiếp, hợp tác, trình bày, tìm kiếm, thu thập, xử lý thông tin, giải quyết vấn đề, chuẩn bị hành trang cho học sinh đối diện với các thử thách trong cuộc sống, góp phần đào tạo nguồn lực theo yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội 2.2. Phương pháp dự án trong dạy học ngoại ngữ Mục đích của việc giảng dạy tiếng nước ngoài không phải là một hệ thống ngôn ngữ, mà là nắm vững và sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp thể hiện cụ thể trong các dạng hoạt động nói và là một phương tiện tương tác liên văn hoá. Dự án cho phép sử dụng ngữ liệu ngôn ngữ, biến các bài học thành các cuộc thảo luận, nghiên cứu, diễn kịch, đóng vai... Bản chất chính để hình thành các dự án là các ý tưởng, tính định hướng tới kết quả có một giá trị thực tiễn. Kết quả này có thể được nhìn thấy, giải thích, áp dụng trong thực tế. Để đạt được kết quả này cần thiết dạy cho học sinh suy nghĩ độc lập, tìm và biết giải quyết các vấn đề liên quan để đạt được mục đích từ kiến thức của nhiều lĩnh vực, dự đoán kết quả và hậu quả từ các cách giải quyết có thể để lựa chọn, để từ đó có các cách giải quyết tốt nhất cho một tình huống cụ thể. Tại sao phương pháp dự án cần thiết cho việc dạy học ngoại ngữ? Phương pháp này được sử dụng có tính đến các đặc điểm của việc dạy - học ngoại ngữ như thế nào? Trước tiên, giáo viên ngoại ngữ dạy học sinh cách thức giao tiếp trong hoạt động lời nói (nghe, nói, đọc, viết) nhằm hình thành năng lực giao tiếp - mục tiêu cuối cùng của việc dạy học ngoại ngữ thông qua một hệ thống bài tập nhằm thực hiện các nhiệm vụ giao tiếp cụ thể. Năm học 2010 – 2011 88 Như vậy, có thể khẳng định rằng các dạng bài tập khi hướng đến hoạt động tư duy tích cực đòi hỏi phải sử dụng thành thạo các phương tiện ngôn ngữ phù hợp và chỉ có phương pháp dự án ở giai đoạn ứng dụng các ngữ liệu ngôn ngữ một cách sáng tạo mới tạo điều kiện phát huy tính tích cực của học sinh nhất là môi trường phi ngôn ngữ. Việc hình thành và thực hiện dự án đặt người học vào trong rất nhiều tình huống và ngữ cảnh thể hiện qua rất nhiều vai và thay đổi liên tục thông qua các phương án giải quyết khác nhau, để tạo được các mẫu lời nói khác nhau từ một mẫu đã học tạo cơ hội cho học sinh giao tiếp nhiều hơn và có hứng thú hơn trong môi trường giao tiếp phi ngôn ngữ. Như vậy có thể khẳng định rằng: Phương pháp dạy học dự án là một trong những phương pháp dạy học tích cực đang được áp dụng vào dạy các môn học ở bậc học phổ thông (dạy kiến thức) trong đó có cả môn ngoại ngữ (dạy kỹ năng). Với những ngoại ngữ chưa chiếm vị thế như Nga, Trung, Pháp thì dạy học dự án gây hứng thú cho người học, thu hút các em tích cực học tập. 3. Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào thiết kế mẫu lời nói chỉ vị trí 3.1. Khái niệm mẫu lời nói “Mẫu lời nói là một đoạn lời nói được lựa chọn để nghiên cứu mô hình cấu trúc và thực hiện một nhiệm vụ giao tiếp cụ thể” [6, tr. 298]. Ngày nay việc sử dụng mẫu lời nói trong quá trình dạy - học ngôn ngữ không gây tranh cãi. Mẫu lời nói là đơn vị giới thiệu ngữ liệu SGK. Bản chất của mẫu lời nói có cấu trúc là câu điển hình và cứ mỗi lần được phát ngôn là một lần tạo được mẫu lời nói mới bằng cách thay đổi thành phần câu và lắp đầy từ vựng. 3.2. Ứng dụng vào thiết kế một bài học cụ thể Ví dụ: bài 7: Nói về vị trí trước, sau Дима. Что ты рисуешь, Саша? Саша. Я рисую леса. Видишь? За густыми лесами высокие горы. А за высокими горами голубое небо и белые облака. Дима. А что перед лесами? Cаша. Это большое озеро. Nhìn vào bức tranh minh họa cho ngữ cảnh và các phương tiện ngôn ngữ biểu đạt để có được mẫu lời nói chỉ vị trí: “nói về vị trí trước, sau” thiếu các nhân tố cần thiết như: hoàn cảnh giao tiếp, không gian giao tiếp, thời gian giao tiếp, là những nhân tố mà không tác giả SGK nào có thể mô tả hết và đầy đủ. Chỉ có người thầy với sự sáng tạo của mình, áp dụng cho một đối tượng cụ thể, với phương pháp tốt nhất sẽ bổ sung những khiếm khuyết khách quan này. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 89 Về mặt tâm lý, “núi” hay “hồ” cái nào ở trước hay ở sau không phải là điều học sinh quan tâm và học không có nhu cầu giao tiếp với mẫu như: За густыми лесами высокие горы hay перед лесами большое озеро “những ngọn núi cao ở đằng sau rừng, hồ ở trước núi” Vậy phải làm thế nào? Thử đặt bài học và tích hợp cùng các bài học có mẫu khác vào một dự án được không? 3.3. Tên dự án: “Thiết kế nhà nghỉ dành cho học sinh giỏi trường THPT chuyên Lê Hồng Phong” Ý tưởng: Hằng năm, sau một thời gian làm việc vất vả mọi người đều được nghỉ phép và nghỉ dưỡng, học sinh được nghỉ hè. Nếu có một sân chơi tốt, nó sẽ giúp các em nghỉ ngơi, vui chơi thoải mái lại khuyến khích động viên các em sau đó cố gắng học tập tốt hơn thì cần phải có một khu nghỉ riêng, xa hơn, rộng hơn và tốt hơn khu Thanh Đa. Đặc biệt là các trường chuyên, các em học tập thật sự vất vả và áp lực, vì ngoài nhiệm vụ học tập giống như các trường khác, các em còn tích cực học theo các môn chuyên đáp ứng nguồn nhân lực cho các đội tuyển quốc gia và quốc tế. Vậy địa điểm nào là thích hợp để đạt các mục tiêu trên mà lại phù hợp chi phí, xây dựng, đi lại, ăn ở cho học sinh của nhà trường? Để thực hiện dự án, giáo viên chia các em học sinh lớp 10 thành các nhóm như sau: - Nhóm 1 với vai trò các nhà địa ốc đi thực địa, quan sát tìm địa điểm. - Nhóm 2 với vai trò tư vấn phác thảo vị trí tổng quan trình Ban giám hiệu nhà trường xin ý kiến. - Nhóm 3 với vai trò thiết kế vẽ ngoại thất (bao gồm những hoạ sĩ-художники và những kĩ thuật viên-техники). Trong quá trình thực hiện dự án các nhóm thảo luận với nhau thông qua hoạt động cộng tác giữa các thành viên trong nhóm và giữa nhóm. Cứ mỗi lần thảo luận trong một tình huống cụ thể học sinh sẽ có cơ hội phát được nhiều mẫu lời nói chỉ vị trí hơn. Ví dụ: nhóm 1 thực hiện việc quan sát tìm địa điểm sẽ thảo luận: Где наша дача? (Nhà nghỉ của chúng ta ở đâu?) - Она находится около города. (Nó nằm gần thành phố). - Она находится недалеко от города. (Nó cách thành phố không xa). - Она находится в деревне. (Nó nằm ở miền quê) Và nhóm 1 sẽ thảo luận với các nhóm còn lại vị trí nào sẽ là thích hợp để xây dựng nhà nghỉ, chọn khu vực thích hợp cho các thiết kế ngoại thất Như vậy, cùng một lúc các thành viên trong nhóm 1 thảo luận được với nhau và với cả các nhóm khác. Cuối cùng các nhóm quyết định chọn thành phố Cần Giờ làm nơi xây dựng nhà nghỉ với phía trước nhà là những cây xanh cao, trước những cây xanh cao là một con đường Năm học 2010 – 2011 90 lớn, đằng sau nhà có những cánh đồng bao la, đằng sau những cánh đồng bao la là những khu rừng rậm, xa xa phía sau những khu rừng rậm có thể nhìn thấy những ngọn núi cao chót vót. Это наш родной дом. Перед(дом) стоят высокие зелёные деревья. Перед(высокие зелёные деревья) лежит большая дорога. За(дом) лежат широкие поля, а за(широкие поля) густые леса. Далеко за (густые леса) можно видеть высокие горы. (Đây là căn nhà của chúng tôi. Trước nhà có những cây xanh cao. Trước những cây xanh cao là một con đường lớn. Đằng sau nhà có những cánh đồng bao la, còn đằng sau những cánh đồng bao la là những khu rừng rậm. Xa xa phía sau những khu rừng rậm có thể nhìn thấy những ngọn núi cao chót vót). Nhiệm vụ là dạy mẫu lời nói có cấu trúc danh từ + giới từ cách 5, theo cách dạy truyền thống học sinh chỉ nghe, lặp lại theo giáo viên và sau đó trả lời câu hỏi hoặc làm bài tập. Khi được giao nhiệm vụ cụ thể trong dự án, các em phải ứng phó với nhiều tình huống cụ thể để bàn bạc tìm cách giải quyết từ đó các mẫu lời nói được hình thành thật đa dạng cả về số lượng và chất lượng. Về mặt thực tế, đề tài chưa có điều kiện thực nghiệm sư phạm nên chúng tôi chưa thể thông kê và có những số liệu cụ thể. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chu Quang Bình (2009), Thiết kế bài giảng tiếng Anh 10 tập 1, Nxb Hà Nội. 2. Nguyễn Lăng Bình, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng, Đỗ Hương Trà (2010), Dạy và học tích cực - một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Dự án Việt - Bỉ, Nxb Đại học Sư phạm. 3. Chương trình dạy học của Intel “Intel teach to the Future” (2003), Nxb Lao động Xã hội. 4. Nguyễn Trọng Do (2003), “Đào tạo chuyên gia ngoại ngữ hàng đầu ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học, số 3, Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trần Thị Hương, Lý luận dạy học, Khoa Tâm lý Giáo dục, Đại học Sư phạm TP HCM. 6. Азимов Э.Г; Щукин А.Н. (1999), Словарь методических терминов, Санкт Петербург («Златоуст»). 7. Наталья Кочетурова, Метод проектов в об9учении языку: теория и практика.
Tài liệu liên quan