Vận dụng phương pháp trực quan trong việc dạy chữ Hán giai đoạn sơ cấp

1. Lời mở đầu Trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, chữ viết có một vai trò rất quan trọng. Chữ viết là phương tiện để ghi lại thông tin, không có chữ viết thì không thể có sách, các phát minh, các thành tựu của tổ tiên cũng không thể truyền lại. Âm thanh hay lời nói là chỉ là vỏ vật chất của ngôn ngữ. Nó vẫn có những hạn chế nhất định, có giới hạn, không thể truyền đạt rộng rãi, chính xác và lưu giữ lâu dài như chữ viết. Âm thanh bị hạn chế về khoảng cách và thời gian theo kiểu “tam sao thất bản”. Chữ viết khắc phục được những điểm trên và trở thành phương tiện hoàn hảo nhất, tối ưu nhất để truyền đạt thông tin, lưu giữ thông tin, kích thích sự sáng tạo, là thành quả kì diệu, vĩ đại của loài người. Vì thế, chữ viết ra đời là một sự tất yếu. “Chữ viết là cột mốc quan trọng của văn minh nhân loại. Chữ viết sớm nhất xuất hiện đầu tiên ở một vài quốc gia cổ văn minh phương Đông của thế giới. Cùng với chữ Sumer cổ tượng hình, chữ Ai Cập cổ, chữ Ấn Độ cổ, chữ Hán buổi ban đầu của người Trung Quốc cũng là chữ tượng hình giống như hình vẽ. Những loại chữ viết này cổ xưa như nhau, nhưng lại có vận mệnh khác nhau. Trong tiến trình lịch sử, chữ viết Sumer cổ, chữ Ai Cập cổ và chữ Ấn Độ cổ lần lượt biến mất.” [2;7]. Nhưng chữ Hán vẫn tiếp tục tồn tại, hòa vào thời đại thông tin và được truyền bá ngày càng rộng rãi. Chính vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài “Vận dụng phương pháp trực quan trong việc dạy chữ Hán giai đoạn sơ cấp” để giúp người học viết chữ Hán nói chung và sinh viên Khoa Tiếng Trung nói riêng, dễ dàng ghi nhớ cách viết chữ Hán, qua đó hỗ trợ rất nhiều trong việc tìm hiểu chuyên sâu về văn hóa đất nước con người Trung Quốc.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng phương pháp trực quan trong việc dạy chữ Hán giai đoạn sơ cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 172 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG VIỆC DẠY CHỮ HÁN GIAI ĐOẠN SƠ CẤP Hồ Nhựt Nguyên, Lý Thế Phượng (Sinh viên năm 4, Khoa Tiếng Trung) GVHD: TS Tô Phương Cường 1. Lời mở đầu Trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, chữ viết có một vai trò rất quan trọng. Chữ viết là phương tiện để ghi lại thông tin, không có chữ viết thì không thể có sách, các phát minh, các thành tựu của tổ tiên cũng không thể truyền lại. Âm thanh hay lời nói là chỉ là vỏ vật chất của ngôn ngữ. Nó vẫn có những hạn chế nhất định, có giới hạn, không thể truyền đạt rộng rãi, chính xác và lưu giữ lâu dài như chữ viết. Âm thanh bị hạn chế về khoảng cách và thời gian theo kiểu “tam sao thất bản”. Chữ viết khắc phục được những điểm trên và trở thành phương tiện hoàn hảo nhất, tối ưu nhất để truyền đạt thông tin, lưu giữ thông tin, kích thích sự sáng tạo, là thành quả kì diệu, vĩ đại của loài người. Vì thế, chữ viết ra đời là một sự tất yếu. “Chữ viết là cột mốc quan trọng của văn minh nhân loại. Chữ viết sớm nhất xuất hiện đầu tiên ở một vài quốc gia cổ văn minh phương Đông của thế giới. Cùng với chữ Sumer cổ tượng hình, chữ Ai Cập cổ, chữ Ấn Độ cổ, chữ Hán buổi ban đầu của người Trung Quốc cũng là chữ tượng hình giống như hình vẽ. Những loại chữ viết này cổ xưa như nhau, nhưng lại có vận mệnh khác nhau. Trong tiến trình lịch sử, chữ viết Sumer cổ, chữ Ai Cập cổ và chữ Ấn Độ cổ lần lượt biến mất...” [2;7]. Nhưng chữ Hán vẫn tiếp tục tồn tại, hòa vào thời đại thông tin và được truyền bá ngày càng rộng rãi. Chính vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài “Vận dụng phương pháp trực quan trong việc dạy chữ Hán giai đoạn sơ cấp” để giúp người học viết chữ Hán nói chung và sinh viên Khoa Tiếng Trung nói riêng, dễ dàng ghi nhớ cách viết chữ Hán, qua đó hỗ trợ rất nhiều trong việc tìm hiểu chuyên sâu về văn hóa đất nước con người Trung Quốc. 2. Lí do chọn đề tài Do sự phát triển của xã hội, cũng như sự giao lưu kinh tế - văn hóa giữa hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc, tiếng Trung Quốc ngày càng được phổ biến ở Việt Nam. Nhiều người đã chọn học tiếng Trung Quốc là ngôn ngữ thứ hai, tuy nhiên khi tiếp xúc với ngôn ngữ này thì chữ viết của nó – chữ Hán là một trong những khó khăn mà người học thường gặp phải. Khi nhắc đến chữ Hán ta không thể không nhắc đến những đặc điểm tính chất của nó. Sự phức tạp trong cấu tạo, các bộ, các nét khiến chữ Hán trở nên khó nhận biết, khó viết và khó nhớ. Từ đó gây khó khăn cho người học trong việc ghi nhớ chữ, cũng như khiến họ trở nên lúng túng trong mỗi lần viết chữ. Vì chưa có cái nhìn đúng đắn, hiểu Năm học 2015 - 2016 173 biết về cấu tạo của chữ Hán, người đọc không tránh khỏi tình trạng nhầm lẫn giữa các chữ đồng âm, các chữ có hình dạng gần giống nhau, hay viết thiếu hoặc dư nét dẫn đến viết sai chữ Hán. Tiếng Trung là một ngôn ngữ có hệ thống chữ viết tượng hình nên điều này đã tạo ra mức độ khó cho những người mới bắt đầu học tiếng Trung. Nhằm giải quyết những khó khăn này và giúp cho sinh viên hứng thú trong việc học tiếng Trung, chúng tôi quyết định chọn “Vận dụng phương pháp trực quan trong việc dạy chữ Hán giai đoạn sơ cấp” làm đề tài nghiên cứu khoa học. 3. Mục đích nghiên cứu Khi mới bắt đầu học chữ Hán, đa số mọi người đều cảm thấy chữ Hán khó học, vì chữ Hán khó nhớ, khó viết, khó nhận mặt chữ. Dựa trên việc tìm hiểu về đặc điểm tính chất và cấu tạo chữ Hán, chúng tôi tổng hợp thành các file flash nhằm hỗ trợ thiết thực cho quá trình học, ghi nhớ từ vựng của sinh viên diễn ra một cách dễ dàng nhất và ghi nhớ lâu nhất cũng như nâng cao khả năng ghi nhớ và bổ trợ kĩ năng viết cho người học. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu a. Phạm vi nghiên cứu: Giáo trình《大学汉语(初级精读)》1 b. Đối tượng nghiên cứu: Người học tiếng Trung giai đoạn sơ cấp, cụ thể là sinh viên mới bắt đầu học tiếng Trung của khoa Tiếng Trung, gồm:  Sinh viên năm 1 hệ chính quy,  Sinh viên năm 1 hệ văn bằng 2. 5. Ý nghĩa thực tiễn Sống trong thời đại hội nhập, kinh tế phát triển như vũ bão, xu thế toàn cầu hóa diễn ra hết sức mạnh mẽ, các quốc gia trên thế giới không ngừng đẩy mạnh hợp tác lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực, để quá trình hội nhập hóa đạt hiệu quả cao, ngoại ngữ là chiếc cầu nối quan trọng giúp kết nối các nước và các khu vực trên thế giới xích lại gần nhau hơn. Như chúng ta đã biết Trung Quốc là một nước lớn, có tầm ảnh hưởng trên thế giới. Nhắc đến Trung Quốc là ta phải nói đến nền văn hóa rực rỡ, đậm đà bản sắc phương Đông. Trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay thì văn hoá phương Đông lại càng được nghiên cứu nhiều hơn và việc học tiếng Trung là công cụ tốt nhất để hỗ trợ rất nhiều cho việc tìm hiểu về văn hoá phương Đông nói chung và văn hóa Trung Quốc nói riêng. Giờ đây, Trung Quốc lại được nhiều người biết đến như một nền kinh tế và kĩ thuật trên đà phát triển mạnh mẽ và một nền giáo dục và đào tạo chất lượng cao và thực sự thiết thực với tình hình phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam. Có rất nhiều quốc gia trên thế giới đưa tiếng Trung vào dạy chính thức ở các cấp học như Anh, Mỹ, Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 174 Canada, Đức, Hàn Quốc Ở Việt Nam, cũng đã có rất nhiều trường đại học đưa tiếng Trung vào giảng dạy như: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ Huế, Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh Vì thế mà tiếng Trung đã trở thành lựa chọn của rất nhiều sinh viên. Nhưng cùng với sự lựa chọn đó thì khi mới bắt đầu học tiếng Trung người học gặp không ít khó khăn với chữ Hán. Bởi vì chữ Hán của tiếng Trung là văn tự ngữ tố còn chữ Quốc ngữ của ta là văn tự âm tố. Chữ Quốc ngữ tuân thủ các nguyên tắc ngữ âm học. Nó dùng một số kí hiệu nhất định mượn ở hệ thống chữ cái Latinh, có bổ sung một số dấu phụ để ghi các âm vị và thanh điệu tiếng Việt. Nó dễ học, dễ viết và có thể giúp người học dễ dàng tiếp thu. Chính vì sự khác biệt này đã tạo ra mức độ khó trong việc học viết chữ Hán. Vì thế đối với thứ ngôn ngữ tượng hình xa lạ này chúng ta cần rất nhiều thời gian để thích nghi và học thuộc những quy tắc của nó. Vì vậy, trong giai đoạn đầu học tiếng Trung, người học nên dành thêm thời gian cho việc học viết chữ Hán. Thông qua đề tài này, chúng tôi giới thiệu khái quát cho người học về đặc điểm và cấu tạo chữ Hán, qua đó trình bày ý kiến về việc tiếp cận chữ Hán trong giáo trình 《大学汉语(初级精读)》1 để người học có cái nhìn tổng thể về lý luận chữ Hán, qua đó nâng cao khả năng nhớ chữ, tránh viết nhầm, viết sai chữ trong giai đoạn sơ cấp. 6. Nội dung nghiên cứu Trong đề tài nghiên cứu “Vận dụng phương pháp trực quan trong việc dạy chữ Hán giai đoạn sơ cấp”, phần nội dung gồm 3 chương sau đây: 6.1. Sơ lược về phương pháp trực quan Ở chương này trình bày khái niệm phương pháp trực quan, phân loại, tầm quan trọng của phương pháp trực quan và ứng dụng phương pháp trực quan trong việc giảng dạy tiếng Trung trong giai đoạn sơ cấp. 6.2. Những phương pháp thường dùng dạy chữ Hán giai đoạn sơ cấp Trong quá trình dạy chữ Hán, nếu như vận dụng một phương pháp dạy chữ Hán giai đoạn sơ cấp thích hợp không những giúp sinh viên giảm thiểu những khó khăn khi học chữ Hán, mà còn làm tăng tính hứng thú học chữ Hán. Chương này còn trình bày những phương pháp dạy chữ Hán thường dùng trong giai đoạn sơ cấp. 6.3. Vận dụng phương pháp trực quan trong việc dạy chữ Hán giai đoạn sơ cấp Chương này chủ yếu vận dụng phương pháp trực quan trong việc dạy chữ Hán giai đoạn sơ cấp bằng cách vận dụng file flash chữ Hán. Các file flash chữ Hán chủ yếu được biên dịch từ phần mềm 《快乐想象识字》trên trang web www.shizi123.com/ tiếng Trung sang Việt. Từ đó vận dụng và ứng dụng các file flash trong việc dạy học chữ Hán. Xét về quá trình dạy trên lớp, việc dạy chữ Hán phải tuân theo các bước nhất định. Nhìn chung, chúng ta có thể thực hiện việc dạy chữ Hán trên lớp theo 3 bước sau: dẫn nhập, giải thích và luyện tập. Đối với mỗi bước dạy học chữ Hán, ta có nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Việc lựa chọn và phối hợp các phương pháp sẽ làm tăng hiệu quả giảng dạy và giảm thiểu những khó khăn mà người học chữ Hán gặp phải. Năm học 2015 - 2016 175 7. Kết luận Trong quá trình học ngoại ngữ nói chung và học tiếng Trung Quốc nói riêng thì việc học chữ viết rất quan trọng. Vì chữ viết là ký âm của ngôn ngữ, cho nên với bất kì người học tiếng Trung nào thì việc học viết chữ Hán cũng có vai trò rất to lớn. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu học tiếng Trung thì người học vấp phải trở ngại rất lớn – đó là chữ Hán. Chữ Hán là một loại chữ rất khó học, điều này rất đúng vì khi học chữ Hán, người học thường gặp phải những khó khăn như: khó nhớ, khó viết và khó nhận mặt chữ. Theo thống kê số liệu những năm gần đây, số lượng sinh viên của Khoa Tiếng Trung Trường Đại học Sư phạm TPHCM không ngừng gia tăng. Điều đáng lưu ý là số lượng sinh viên này đa phần được tuyển từ nguyện vọng 2 và thi đầu vào là khối D1, tức là những sinh viên này trước đó chưa từng có ý định xem tiếng Trung là chuyên ngành của mình trong tương lai và đặc biệt có một bộ phận khá đông sinh viên chưa từng biết đến hoặc chưa từng học qua tiếng Trung. Qua khảo sát sơ bộ, dựa vào định hướng học tập, chúng ta có thể chia đối tượng sinh viên nói trên thành hai nhóm lớn: nhóm có định hướng (26.25%), nhóm chưa có định hướng rõ (73.75%).1 Trong đó “nhóm sinh viên chưa có định hướng rõ” là những sinh viên chưa xác định phương hướng rõ ràng khi học chuyên ngành ngôn ngữ tiếng Trung, đa phần nhóm đối tượng này vì các áp lực (gia đình, người thân, bạn bè, xã hội...) nên chỉ chọn ngành tiếng Trung với lý do đủ điểm chuẩn và được mang danh “thi đậu đại học”. Và điều tất yếu sẽ xảy ra là các sinh viên này sẽ mang tâm thế học đại một năm để năm sau ôn thi lại. Khi khảo sát những sinh viên này với câu hỏi: “Bạn cảm thấy tiếngTrung khó hay dễ, vì sao?”, 98% sinh viên đều trả lời: “khó vì chữ tiếng Trung khó nhớ”. Bên cạnh đó, “nhóm sinh viên có định hướng học tập rõ” là những sinh viên đã tự xác định phương hướng học tập riêng cho mình ngay từ đầu, hoặc đã được phụ huynh hướng dẫn, chỉ định sẵn phương hướng, hầu hết nhóm đối tượng này đều xem ngành ngôn ngữ tiếng Trung là chuyên ngành tương lai của mình. Và khi khảo sát những sinh viên này với cùng một câu hỏi: “Bạn cảm thấy tiếng Trung khó hay dễ, vì sao?”, một bộ phận lớn sinh viên (chiếm 75%) trả lời: “khó, do chữ nhiều nét khó nhớ dễ nhầm, chẳng hạn như các chữ (千,干), (已,己,巳)”. Khi tiến hành khảo sát quá trình học chữ tiếng Trung của hai nhóm đối tượng trên, chúng ta thu được kết quả như sau: phần đông sinh viên (chiếm 76.27%) đều mong muốn học chữ tiếng Trung kết hợp với hình ảnh liên quan, bộ thủ của chữ, sao cho việc ghi nhớ chữ tiếng Trung trở nên đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng. Qua các kết quả khảo sát trên, chúng ta đã thấy việc tạo ra một phương pháp học chữ một cách dễ dàng hơn, sinh động hơn, và khơi gợi được tính hiếu kì, sự thích thú 1 (Sinh viên năm 1 hệ chính quy; sinh viên năm 1 hệ văn bằng hai) Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 176 của hai nhóm đối tượng sinh viên trên, là một việc làm cần thiết và mang tính cấp bách, bởi một khi hai nhóm đối tượng này tìm được hứng thú, say mê trong việc học tiếng Trung, họ chắc chắn sẽ có động lực học tập, có quyết tâm theo đuổi chuyên ngành đã chọn. Vì vậy, đề tài này sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức bổ ích và cần thiết giúp hiểu rõ hơn về chữ Hán cũng như nâng cao hơn khả năng viết chữ trong quá trình học tiếng Trung. Đề tài này cũng sẽ là nguồn tài liệu bổ ích giúp sinh viên tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn những vấn đề có liên quan đến chữ Hán sau này. 8. Kiến nghị dạy học Giai đoạn sơ cấp là giai đoạn quan trọng nhất và cũng là khó khăn nhất của quá trình dạy và học ngoại ngữ. Đối với người học tiếng Trung, ở giai đoạn sơ cấp, nếu người học được trang bị một cách vững vàng, đầy đủ, chính xác về hệ thống kiến thức cơ bản của tiếng Trung, đặc biệt là những kiến thức về chữ Hán, thì giai đoạn này sẽ trở thành một bước đệm vững chắc cho người học trong những giai đoạn sau. Do vậy, đối với người dạy tiếng Trung, việc dạy tốt từ vựng giai đoạn sơ cấp chính là nhiệm vụ quan trọng và cũng là thử thách lớn trong quá trình dạy trên lớp, muốn dạy tốt chữ Hán giai đoạn sơ cấp, thì người dạy không thể áp dụng đơn thuần một phương pháp dạy, mà phải hiểu được ưu và nhược điểm của từng loại phương pháp, để từ đó vừa có thể vận dụng được nhiều loại phương pháp khác nhau, vừa có thể vận dụng phối hợp chúng với nhau một cách linh hoạt và hiệu quả. Xét về quá trình dạy trên lớp, việc dạy chữ Hán phải tuân theo các bước nhất định. Nhìn chung, chúng ta có thể thực hiện việc dạy chữ Hán trên lớp theo 3 bước sau: dẫn nhập, giải thích và luyện tập. Bài viết tập trung phân tích và nêu rõ cách Phối hợp phương pháp trực quan với các phương pháp khác, được thực hiện chủ yếu trong 2 bước dẫn nhập và giải thích chữ Hán. 8.1. Phối hợp phương pháp trực quan với các phương pháp khác trong bước dẫn nhập 8.1.1. Dùng phương hỏi đáp trước, sau đó dùng flash minh họa chữ Hán Giáo viên đặt những câu cho người học, yêu cầu học sinh trả lời một câu hỏi. Ví dụ: Khi thầy dạy chữ “男” (bài số 5, trang 39,《大学汉语(初级精读)》1) thì thầy giáo có thể đặt những câu hỏi: chữ “男” có cấu tạo bao nhiêu bộ kiện, những bộ kiện này mang ý nghĩa gì, chữ “男” có bao nhiêu nét, chữ “男” phiên âm như thế nào? Những câu trả lời của học sinh cũng chính là những kiến thức mà ta muốn truyền tải đến người học. Thông qua những câu trả lời có thể giúp cho người học sơ bộ nắm được những nội dung học tập của một chữ Hán. Sau khi người học có những kiến thức cơ bản của một chữ Hán, nhằm giúp người học khắc sâu những kiến những kiến thức đó, ta sẽ dùng thêm flash minh họa một chữ Hán. Năm học 2015 - 2016 177 8.1.2. Dùng flash minh họa chữ Hán trước, sau đó dùng phương pháp hỏi đáp Việc dùng flash minh họa chữ Hán giúp cho người học chữ Hán có thông tin đầy đủ và sâu sắc về chữ Hán làm cho người học thỏa mãn và hứng thú hơn trong khi học chữ Hán.Ví dụ chữ “好” (bài 1,trang 1,《大学汉语(初级精读)》1) để giải thích cho chữ “好” ta lần lượt dùng 2 flash minh họa đó là “女”、“子”. Sau khi người học nắm được những kiến thức cơ bản của một chữ Hán, giáo viên có thể dùng phương pháp hỏi đáp xem mức độ nắm bắt thông tin của người học cũng như kịp thời điều chỉnh việc giảng dạy tiếp theo. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 178 8.1.3. Phối hợp phương pháp trực quan với các phương pháp khác trong bước giải thích  Dùng phương pháp hỏi đáp và phương pháp viết bảng trước, sau đó dùng flash minh họa chữ Hán Để giải thích 1 chữ Hán cho người học trong giai đoạn sơ cấp thì phương pháp viết bảng là một trong những phương pháp thường dùng nhất. Ví dụ: Khi giáo viên dạy chữ “男”giáo viên có thể trực tiếp viết chữ “男” lên bảng. Trong quá trình viết giáo viên có thể đặt những câu hỏi cho người học: chữ “男” gồm bao nhiêu nét, kết cấu? Để gợi ý cho người học trả lời, giáo viên có thể vừa viết vừa đọc các nét. Trong quá trình viết, giáo viên nên giới thiệu âm đọc và nghĩa của chữ. Trình chiếu flash minh họa nhằm tổng hợp những kiến thức mà giáo viên truyền tải trong phương pháp viết bảng và tạo ấn tượng hơn khi có ảnh động minh họa để giúp học sinh dễ học, nhớ lâu. Việc kết hợp các phương pháp giảng dạy chữ Hán thích hợp sẽ làm tăng hiệu quả học chữ Hán cũng như giảm bớt những khó khăn của người học.  Dùng flash minh họa chữ Hán trước, sau đó dùng phương pháp hỏi đáp và phương pháp viết bảng Dùng flash minh họa chữ Hán là lấy hình ảnh để giải thích nghĩa của chữ cũng như âm đọc của chữ. Ví dụ: giải thích chữ “口”ta dùng hình ảnh giải thích nghĩa. Phối hợp phương pháp viết bảng và phương pháp hỏi đáp, giáo viên giới thiệu các nét của chữ “口” cũng như kết cấu của chữ.  Đồng thời kết hợp phương pháp hỏi đáp, phương pháp viết bảng và dùng flash minh họa chữ Hán Dùng flash minh họa giúp người học trực tiếp tiếp xúc với chữ Hán cho người học có cái nhìn sơ bộ của chữ Hán; phối hợp trình chiếu flash với phương pháp viết bảng sẽ giúp người học hiểu nhanh, nhớ nhanh các nét, bộ kiện và cấu trúc chữ Hán; sử dụng phương pháp hỏi đáp phối hợp cùng lúc với viết bảng và trình chiếu flash, phương pháp này sẽ giúp người học nắm được những nội dung của một chữ Hán và giúp người dạy kịp thời điều chỉnh phương pháp giảng dạy. Giảng dạy tiếng Trung - thuộc nhóm công việc giảng dạy ngoại ngữ, mà việc dạy từ vựng có tác dụng cực kì quan trọng khi dạy tiếng Trung, đặc biệt ở giai đoạn sơ cấp, nó đòi hỏi chúng ta phải luôn tiếp cận, gắn chặt với mô hình và phương pháp dạy học tích cực, mà một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực của phương pháp dạy học tích cực Năm học 2015 - 2016 179 đó là sử dụng công nghệ thông tin (CNTT). Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định: cần đổi mới việc dạy tiếng Trung bằng cách sử dụng CNTT, giải pháp thiết thực để đổi mới dạy tiếng Trung chính là tận dụng tốt ưu điểm của CNTT, ứng dụng CNTT vào việc phối hợp vận dụng các phương pháp khi dạy chữ Hán, đặc biệt là dạy chữ Hán ở giai đoạn sơ cấp, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, cải thiện trình độ tiếng Trung của người học, thay đổi thái độ của người học và người dạy theo hướng chủ động, tích cực hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần A Bảo (2007), Đại cương Hán ngữ hiện đại, Nxb Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh. 2. Hàn Giám Đường (2012), Chữ Hán Trung Quốc, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh. 3. Trương Văn Giới và Lê Khắc Kiều Lục (2011),Từ điển Hán-Việt hiện đại, Nxb Khoa học và xã hội. 4. Thôi Vĩnh Hoa (1997), Kĩ xảo giảng dạy ngoại ngữ tiếng Trungtrên lớp, Nxb Đại học Ngôn ngữ Văn hóa Bắc Kinh. 5. Nguyễn Quang Hồng (2008), Khái luận tự học chữ Nôm, Nxb Giáo dục. 6. Trần Thị Hương, Giáo dục học đại cương, Nxb Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. 7. Tào Tiên Trạc và Tô Bồi Thành (1999), Từ điển phân tích hình nghĩa Hán tự, Nxb Đại học Bắc Kinh.
Tài liệu liên quan