TÓM TẮT
Trong suốt cuộc đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một người lãnh tụ gương
mẫu, tận tuỵ, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, mà những tư tưởng
của Người đã để lại cho nhân dân ta là vô cùng quý giá. Do đó, học tập và làm theo tấm
gương đạo đức của Người để xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục mẫu
mực,“vừa hồng vừa chuyên” góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục, nhằm kiến thiết và
xây dựng đất nước là vấn đề có ý nghĩa thiết thực trong giai đoạn hiện nay.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
37
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 9 - Thaùng 4/2012
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ
ĐỂ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
TRẦN VĂN KHUYÊN(*)
TÓM TẮT
Trong suốt cuộc đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một người lãnh tụ gương
mẫu, tận tuỵ, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, mà những tư tưởng
của Người đã để lại cho nhân dân ta là vô cùng quý giá. Do đó, học tập và làm theo tấm
gương đạo đức của Người để xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục mẫu
mực,“vừa hồng vừa chuyên” góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục, nhằm kiến thiết và
xây dựng đất nước là vấn đề có ý nghĩa thiết thực trong giai đoạn hiện nay.
Từ khoá: tư tưởng, quản lí cán bộ, quản lí giáo dục, đạo đức, đào tạo
ABSTRACT
In his lifetime, President Ho Chi Minh not only was an exemplary leader who had
devoted his heart and soul to the service of the country and people but also left them his
valuable ideas. Therefore, nowadays it is a practical matter to study and follow the
example of his moral life in order to build up the staff of educational administrators, who
are exemplary, “red and expert”, for the promotion of the educational cause and for the
construction of the country.
Key words: ideas, monitor cadres, educational administrators, moral, training
1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
CÔNG TÁC CÁN BỘ
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước,
cha ông chúng ta đã ý thức rõ về việc dùng
người là quốc sách. Điều đó có ý nghĩa và
tác dụng trực tiếp đến sự tồn vong của
quốc gia, dân tộc. Chẳng hạn, trên văn bia
tiến sĩ đầu tiên khoa Nhâm Tuất 1442 tại
Quốc Tử Giám, dưới triều hậu Lê của Tiến
sĩ Thân Nhân Trung ghi: “...Hiền tài là
nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh
thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên
khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì
thế các bậc đế vương thánh minh không
đời nào không coi việc giáo dục nhân tài,
(*)
CN, Quận uỷ Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc
gia làm công việc cần thiết...”. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã tiếp thu nền văn hoá truyền
thống, và tinh hoa của nhân loại từ Đông
sang Tây, đã dày công đào tạo, xây dựng
và huấn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên
trung thành với Tổ quốc, dân tộc, kiên định
và tận tuỵ với lí tưởng và hoàn thành xuất
sắc mọi nhiệm vụ qua các thời kì. Người
đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải
trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải
trồng người”1, đó là một trong những quan
điểm tư tưởng thể hiện sự quan tâm, xây
dựng con người, tổ chức cán bộ và huấn
luyện sử dụng cán bộ lâu dài cho quốc gia
và dân tộc.
Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh
38
về công tác cán bộ bao gồm:
Thứ nhất: Hồ Chí Minh xác định “cán
bộ là cái gốc của mọi công việc”2. Công
tác cán bộ là công tác cơ bản của các công
tác cơ bản. Cái gốc căn bản của người cán
bộ từ cấp cao nhất trở xuống là phải làm
thế nào cho dân tin, từ chỗ dân tin đến chỗ
dân phục và từ chỗ dân phục đến chỗ dân
yêu. Người cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo,
quản lí mà dân không tin, không phục,
không yêu là người không có phẩm chất
lãnh đạo.
Thứ hai: Muốn cho cái gốc được vững
chắc thì phải xác định vấn đề đào tạo, huấn
luyện cán bộ làm sao cho đúng, cho tốt.
Muốn đào tạo tốt, thì phải biết phát hiện
người có thể làm cán bộ, từ đó mà đưa họ
đi đào tạo tại các trường, lớp chính quy,
hoặc có thể bổ túc kiến thức thường xuyên
cho cán bộ. Công tác đào tạo cán bộ lãnh
đạo, cán bộ quản lí đã được Hồ Chí Minh
hết sức quan tâm, vì đây là "cái rễ sâu
nhất" của "cái gốc" đào tạo cán bộ. Trong
đào tạo cán bộ, Người yêu cầu phải hướng
cho cán bộ vào một nội dung chính trị đúng
đắn và nội dung chuyên môn sâu sắc.
Thứ ba: Sau khi đào tạo, phải căn cứ
vào kết quả đào tạo, năng lực, sở trường,
sở đoản của mỗi người mà bố trí, sử dụng
cho đúng, cho tốt. Sử dụng cán bộ đang
trở thành vấn đề trọng yếu và cũng là vấn
đề nổi cộm của công tác tổ chức hiện nay.
Sử dụng cán bộ đồng nghĩa với việc bố trí
cán bộ.
Phương hướng sử dụng cán bộ của Hồ
Chí Minh là có "điểm", có "diện". "Diện"
là tất cả các nhân tài, còn "điểm" là chú ý
đến cán bộ xuất thân từ thành phần công
nhân, nông dân, trí thức.
Phương pháp sử dụng cán bộ của Hồ
Chí Minh được thể hiện trong "Thư gửi các
đồng chí Bắc Bộ", ngày 1-3-1947. Người
nói rằng, dùng người không được hẹp hòi,
vì tư tưởng hẹp hòi, hành động cũng hẹp
hòi, gây nên tình trạng ít bạn, nhiều thù.
"Người mà hẹp hòi ít kẻ giúp. Đoàn thể mà
hẹp hòi không thể phát triển”3. Người tổng
kết: "Dùng người cũng như dùng gỗ.
Người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong,
đều tùy chỗ mà dùng được”4. Người thợ
khéo ở đây là cán bộ lãnh đạo, quản lí.
Phương pháp "nâng cao" mà Hồ Chí
Minh đặt ra cho công tác cán bộ là phương
pháp bổ túc thêm trong quá trình công tác
của người cán bộ. Muốn vậy, người phụ
trách phải biết tìm cách cho người được
giao nhiệm vụ "học thêm lí luận và cách
làm việc”5. Mục đích của phương pháp này
là làm cho tư tưởng, năng lực của người
cán bộ ngày càng tiến bộ. Đây là phương
pháp rất cần thiết trong việc bồi dưỡng
kiến thức cho cán bộ.
"Kiểm tra" cũng là phương pháp tốt để
quản lí cán bộ. Hồ Chí Minh coi vấn đề
kiểm tra cán bộ là để tra xét cẩn thận,
đúng, sai trong quá trình thực thi công việc.
Sử dụng cán bộ mà chủ tịch Hồ Chí
Minh cho là "dùng người" vừa là khoa học,
vừa là nghệ thuật, nhạy cảm. Nó biểu hiện
tầm nhìn xa, trông rộng, tấm lòng độ
lượng, biết rõ tài, đức của mỗi người mà
dùng cho đúng.
Thứ tư: Trong công tác cán bộ, Hồ Chí
Minh chú trọng đến tiêu chuẩn cán bộ là
"tài và đức", "hồng và chuyên". Đó là hai
tiêu chuẩn cơ bản mà Người yêu cầu mỗi
một cán bộ cần phải có. Tài và đức là mối
quan hệ hữu cơ mà tùy theo tính chất của
công việc mà định lượng và định tính cho
đúng. Người có lúc nói "tài và đức", nhưng
lại có lúc nói "đức và tài". Điều đó phản
ánh tư duy linh hoạt, cơ động mỗi khi bàn
về tài và đức, đức và tài, nhưng cốt lõi vẫn
là trọng cái đức.
39
Thứ năm: Vấn đề xây dựng đạo đức
cách mạng của người cán bộ. Vấn đề này
đã được Hồ Chí Minh nhắc đi, nhắc lại rất
nhiều lần trong các tác phẩm, bài viết, bài
nói của Người về vấn đề cán bộ, trong quá
trình tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân, tiến lên cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam. Đạo đức ở đây được
Người xác định là đạo đức cách mạng, mà
đã nói đến cách mạng tức là biến cái cũ
thành cái mới, sáng tạo. Đạo đức cách
mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh chính là
toàn bộ những nguyên tắc sống và những
quy phạm đạo đức phù hợp với sự phát
triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Đó là sự
trung thành với sự nghiệp cách mạng, bằng
sức của mình, làm tăng thêm của cải cho xã
hội; thực hiện tốt nghĩa vụ công dân đối
với xã hội, có tinh thần tập thể... Những
quy phạm đạo đức cách mạng không chỉ
hạn chế trong khuôn khổ hành vi của con
người, mà còn là những nhân tố có hiệu lực
để cải tạo xã hội, ảnh hưởng đến toàn bộ
tiến trình phát triển xã hội.
Thứ sáu: Xây dựng tư cách, nhân cách,
tác phong của người cán bộ. Tần số ngôn
ngữ này xuất hiện rất nhiều lần trong các
tác phẩm, bài viết, bài nói của Hồ Chí
Minh về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ.
Với Người, tư cách là sự thể hiện cách đối
xử có văn hoá của người cán bộ với nhân
dân, đồng nghiệp, đồng chí của mình; tư
cách của người cán bộ là sự thể hiện sự
đứng đắn của người cán bộ đó. Nhân cách
chính là tư cách của con người và của
người cán bộ; là sự tôn trọng lẫn nhau của
mỗi người cán bộ; nhân cách còn biểu hiện
như là phương pháp để cải tạo, rèn luyện
của mỗi người cán bộ. Tác phong là sự thể
hiện ở cách làm việc ngăn nắp và nếp sinh
hoạt hằng ngày, hằng giờ và phẩm chất
công tác của người cán bộ.
Thứ bảy: Trong hoạt động, người cán
bộ phải gắn một cách nhuần nhuyễn, hữu
cơ giữa lí luận và thực tiễn. Đây là một
trong những vấn đề được Hồ Chí Minh rất
quan tâm. Người cảnh báo cái bệnh mà cán
bộ thường mắc phải là lí luận bóc tách khỏi
thực tiễn trở thành lí luận suông. Người
yêu cầu cán bộ phải biết tổng kết thực tiễn
và qua tổng kết thực tiễn khái quát thành lí
luận. Người cán bộ nào làm được như vậy
là người cán bộ có trình độ lãnh đạo, quản
lí tốt. Người nhận định trong đội ngũ cán
bộ không thiếu những tấm gương dũng
cảm trong chiến đấu và tận tuỵ với công
việc. Hiềm một nỗi, có nhiều cán bộ rất
thiếu kiến thức lí luận, cho nên trong công
vụ, họ phải mò mẫm và luôn luôn bị vấp
váp. Người cho rằng, cán bộ có thể tránh
được bế tắc, sai lầm cùng với những thất
bại đau đớn, nếu người cán bộ đó có những
kiến thức tối cần thiết về lí luận soi đường.
Thứ tám: Vấn đề tự phê bình và phê
bình của người cán bộ đã được Hồ Chí
Minh nhắc đi, nhắc lại rất nhiều lần trong
các tác phẩm, bài viết, bài nói của Người.
Nhiều lần, Người đặt vấn đề phê bình lên
trước tự phê bình, nhưng sau đó Người lại
nói tự phê bình trước. "Tiên trách kỉ, hậu
trách nhân". Đây là vũ khí sắc bén để cải
tạo, rèn luyện cán bộ trong mọi hoàn cảnh,
nhưng khi vận dụng vào thực tiễn sẽ rất
khó. Hiện nay, có một thực tế rất đáng lo
ngại là trong đội ngũ cán bộ lan tràn tình
trạng "dĩ hòa vi quý", chủ yếu là ca ngợi
thành tích của nhau, mà ngại nói ra sự thật,
dần dà biến thành những phần tử cơ hội
"hai mặt". Hiện nay, hiếm thấy người lãnh
đạo, quản lí, hoặc cán bộ chuyên môn nào
dũng cảm, tự cho mình năng lực kém và
xin rút khỏi chiếc ghế đang ngồi để
nhường cho người khác. Xét cho cùng, đây
vẫn là lợi ích cá nhân. Vấn đề tự phê bình
40
và phê bình của người cán bộ là niềm
mong muốn suốt đời của Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, niềm mong muốn suốt đời ấy
chỉ có thể trở thành hiện thực khi trình độ
nhận thức của cán bộ được nâng cao ở tầm
trí tuệ, bản lĩnh.
Thứ chín: Giúp đỡ cán bộ là vấn đề mà
Hồ Chí Minh đã đề cập trong một số tác
phẩm, bài viết, bài nói của mình. "Chúng ta
phải nhớ rằng: người đời ai cũng có chỗ
hay chỗ dở. Ta phải dùng chỗ hay của
người và giúp người chữa chỗ dở"6. Mục
đích của giúp đỡ là cải tạo. Qua cải tạo, Hồ
Chí Minh muốn giúp đỡ cán bộ về mặt tinh
thần, tư tưởng. Trong cải tạo, Người cho
rằng, thuyết phục vẫn là cách tốt nhất để
cảm hoá cán bộ. Muốn thành công trong
cách này, đòi hỏi người lãnh đạo, quản lí
phải hết sức kiên nhẫn, bình tĩnh, làm từng
bước, chắc chắn. Phải hết sức thông minh,
tỉnh táo khi đánh giá một sai lầm. Người
nói: "Không phải một sai lầm to lớn, mà đã
vội cho họ là "cơ hội chủ nghĩa", đã "cảnh
cáo", đã "tạm khai trừ". Những cách quá
đáng như thế đều không đúng”7. Còn giúp
đỡ là Người quan tâm đến cả yếu tố vật
chất và tinh thần của người cán bộ. Người
nói: "Phải cho họ điều kiện, sinh sống đầy
đủ mà làm việc. Khi họ đau ốm phải có
thuốc thang. Tùy theo hoàn cảnh mà giúp
họ giải quyết vấn đề gia đình. Những điều
đó rất quan hệ với tinh thần của cán bộ và
sự thân ái, đoàn kết trong Đảng"8. Người
còn nói: Cần giúp đỡ cán bộ về học tập và
công tác, quan tâm hơn nữa đến tâm tư,
nguyện vọng của họ. Đó là sự thể hiện tấm
lòng chân thành, thiện chí với nhau, là đầu
mối dẫn đến đoàn kết lành mạnh.
Thứ mười: Cán bộ tự rèn luyện, tự
phấn đấu vươn lên; thường xuyên biết rút
kinh nghiệm qua thực tiễn công tác. Tự rèn
luyện, tự phấn đấu vươn lên trong mọi
hoàn cảnh, không trông chờ vào tổ chức, là
một biểu hiện của phẩm chất cán bộ. Tự
rèn luyện, tự phấn đấu vươn lên trong công
tác, học tập, nghiên cứu của người cán bộ
phải được thể hiện ở chất lượng công tác,
chất lượng học tập, chất lượng nghiên cứu
sao cho có hiệu quả. Tinh thần gương mẫu,
có ý thức tổ chức, kỉ luật cao là một biểu
hiện sinh động của tinh thần tự rèn luyện,
tự phấn đấu của người cán bộ. Muốn làm
được điều đó, người cán bộ phải thường
xuyên biết rút kinh nghiệm ngay trong quá
trình công tác, học tập, nghiên cứu và trong
sinh hoạt đời thường.
2. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ ĐỂ
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÍ GIÁO DỤC HIỆN NAY
2.1. Thực trạng công tác quản lí của
đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục hiện nay
Một số tồn đọng khá lâu về công tác
quản lí giáo dục bắt đầu từ chỗ tuyển dụng,
sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ quản lí giáo
dục không đúng vị trí. Do hiểu không thấu
đáo về đường lối, chủ trương của Đảng,
nhà nước, vận dụng một cách cứng nhắc
tiêu chuẩn đề ra theo luật định mà không ít
địa phương khi bố trí cán bộ quản lí giáo
dục để xảy ra tình trạng “hồng” mà không
“chuyên”. Lại có kiểu bố trí cán bộ quản lí
giáo dục theo kiểu ê kíp, do mối quan hệ
họ hàng, thân thích hơn là căn cứ vào năng
lực, phẩm chất bản thân. Cả hai kiểu này
đều dẫn đến những hạn chế, những bất cập
trong quản lí như quan liêu, cửa quyền,
hách dịch, bè phái, chậm tiến bộ và không
chịu đổi mới. Từ đây, phát sinh hiện tượng
bằng mặt không bằng lòng, mất đoàn kết
nội bộ, làm giảm sút chất lượng giáo dục.
Nhiều người vẫn nhầm lẫn, đánh đồng giữa
khái niệm lãnh đạo (người có quyền cao
nhất, có chức năng chỉ đạo) với khái niệm
41
cán bộ quản lí giáo dục (người điều hành,
tổ chức). Người lãnh đạo có thể đồng thời
kiêm chức năng quản lí, nhưng người cán
bộ quản lí chưa chắc đã có khả năng lãnh
đạo. Phân biệt được điều này để có sự rạch
ròi khi đánh giá hiệu quả công tác quản lí ở
cơ sở.
Việc đổi mới phương thức quản lí
trong giáo dục ở cơ sở hiện nay chưa kịp
thời thể hiện ở chỗ: Sự phân cấp không
triệt để, mới chỉ diễn ra trên đối thoại,
thông tin, và một vài văn bản nhỏ, lẻ nên
dẫn tới nhà trường thiếu quyền chủ động.
Một khi cán bộ quản lí giáo dục cấp phòng,
cấp trường không đủ năng lực tham mưu
với cấp lãnh đạo địa phương, hoặc là cấp
lãnh đạo địa phương không “mặn mòi” với
giáo dục thì khó có được sự đầu tư đúng
mức về cơ sở vật chất, các điều kiện để
hoạt động. Hiện tượng “an phận thủ
thường” cũng khá phổ biến, rơi vào những
cán bộ quản lí thiếu năng lực, không mạnh
dạn đổi mới cách nghĩ, cách làm, chỉ hành
xử theo kiểu hành chính công cho hết
nhiệm kì. Một bộ phận khác khi còn là giáo
viên thì năng nổ phấn đấu, khi vào cương
vị cán bộ quản lí giáo dục khoảng vài năm
thì lại lười học tập, bồi dưỡng chuyên môn
nên lạc hậu với cái mới. Khi cán bộ quản lí
giáo dục mắc khuyết điểm, sai phạm thì
cũng ít bị thôi chức, nghỉ việc nên làm mất
niềm tin trong đội ngũ.
2.2. Một số giải pháp xây dựng đội
ngũ cán bộ quản lí giáo dục trong giai
đoạn hiện nay theo quan điểm về công tác
cán bộ của chủ tịch Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và
công tác cán bộ là kết tinh truyền thống
dùng người của ông cha ta trong lịch sử, là
đỉnh cao của “nghệ thuật” hay “phương
sách” dùng người - bí quyết thành công của
sự nghiệp Cách mạng. Đó là tư tưởng vĩ
đại đầy tính nhân văn và khoa học. Ngày
nay, những tư tưởng đó đã trở thành những
bài học, những nguyên tắc trong công tác
cán bộ của Đảng. Nhờ đó mà Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã tập hợp được hiền tài,
thu hút được nhân sĩ yêu nước, thu hút
được tất cả các lực lượng đoàn kết xung
quanh Đảng, đưa đến thành công của cách
mạng Tháng Tám vĩ đại, thắng lợi Điện
Biên chấn động địa cầu, đại thắng Mùa
xuân 1975 hào hùng và cả nước vững bước
đi lên CNXH.
Vấn đề quản lí giáo dục, phát triển đội
ngũ cán bộ quản lí giáo dục có vai trò quan
trọng trong việc “Nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Với công
tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí giáo
dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải
thực hiện đồng thời các giải pháp sau đây:
2.2.1. Đẩy mạnh giáo dục chính trị,
đạo đức, lí tưởng cách mạng thường xuyên
cho người cán bộ quản lí giáo dục.
Vì người cán bộ quản lí giáo dục hơn
ai hết phải có đạo đức cách mạng. Đạo đức
cách mạng của người quản lí giáo dục là
xây dựng tinh thần yêu nước, nhận thức
đúng đắn và kiên định thực hiện lí tưởng
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội, chống suy thoái về tư tưởng chính trị,
phai nhạt lí tưởng; không nói trái, làm sai
với quan điểm, đường lối của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước. Xây dựng và
nêu cao ý thức trách nhiệm phục vụ nhân
dân, phụ huynh và học sinh bằng những
việc làm thiết thực hàng ngày; chống thói
quan liêu, mệnh lệnh hách dịch, xa rời dân.
Đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục hơn ai
hết phải nêu cao tinh thần cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư, biết coi trọng chất
lượng, hiệu quả công việc; chống lười
biếng, lãng phí, phô trương hình thức Có
như vậy mới xây dựng được một đội ngũ
42
cán bộ quản lí giáo dục có đủ tư cách đạo
đức cách mạng, biết thực hiện tốt đường
lối, chính sách của Đảng; đặt lợi ích của
Đảng và lợi ích của nhân dân lao động lên
trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân
mình; hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân;
vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình,
gương mẫu trong mọi công việc; luôn luôn
dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao
tư tưởng và cải tiến công tác của mình; đáp
ứng việc giải quyết kịp thời các yêu cầu,
nguyện vọng chính đáng của nhân dân, phụ
huynh và học sinh.
2.2.2. Trên cơ sở hiểu và đánh giá đúng
cán bộ quản lí giáo dục để trang bị và tạo
dựng môi trường cần thiết cho đội ngũ cán
bộ quản lí giáo dục làm việc hiệu quả.
Cái gốc của người cán bộ nói chung và
cán bộ quản lí giáo dục nói riêng là từ nhân
dân, có nhiệm vụ quản lí và phục vụ nhân
dân, phụ huynh và học sinh. Người cán bộ
quản lí giáo dục là đầy tớ nhân dân trong
thời kì đổi mới nên cũng sẽ có nhiều vấn
đề phát sinh so với người cán bộ thời
chiến, đó là đối tượng họ quản lí, phục vụ,
đó là sự chi phối của cơ chế thị trường, bối
cảnh toàn cầu hoá Vì vậy, phải hiểu
được người cán bộ quản lí giáo dục có gì,
cần gì để đánh giá đúng và sử dụng hiệu
quả. Một người cán bộ quản lí giáo dục
không thể tốt khi đạo đức, và năng lực họ
kém so với nhân dân, phụ huynh và học
sinh – đối tượng mà họ phục vụ. Công việc
người quản lí giáo dục đảm nhiệm là công
vụ nên tất yếu không cho phép nảy sinh tư
lợi trong quá trình họ làm việc. Xuất phát
từ những vấn đề đó, công tác đào tạo bồi
dưỡng cán bộ quản lí giáo dục, giúp họ có
đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phải
được coi trọng hơn, chính sách và chế độ
đối với họ cũng phải được từng bước nâng
lên theo yêu cầu của xã hội. Đây cũng sẽ là
vấn đề quan trọng để người cán bộ quản lí
giáo dục yên tâm công tác, phát huy hết
khả năng và ra sức cống hiến cho đất nước.
2.2.3. Xây dựng cơ chế ràng buộc để
người cán bộ quản lí giáo dục gần dân,
phụ huynh và học sinh, lắng nghe, hiểu và
hành động phục vụ nhân dân, phụ huynh
và học sinh
Cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng nhân dân, mọi hoạt động cách mạng
phải lấy dân làm gốc. Chính những ý kiến,
nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân là
nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới
của Đảng. Cũng do nhân dân hưởng ứng
đường lối đổi mới, dũng cảm phấn đấu,
vượt qua biết bao khó khăn thử thách mà
công cuộc đổi mới đạt được những thành
tựu hôm nay.
Dễ trăm lần không dân cũng chịu,
Khó vạn lần dân liệu cũng xong.
So với nhân dân, đội ngũ cán bộ quản
lí giáo dục chỉ chiếm một bộ phận nhỏ, do
đó nếu không có nhân dân giúp sức thì sẽ
không thể hoàn thành được nhiệm vụ.
Đồng thời, xa rời quần chúng nhân dân sẽ
dẫn đến làm cho người cán bộ quản lí giáo
dục mắc bệnh hẹp hòi mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ, nhiều thứ bệnh như chủ
nghĩa địa phương, chủ nghĩa bản vị, chủ
nghĩa cá nhân, khuynh hướng tham danh
vọng, tham địa vị, dìm người giỏi, bệnh hủ
hoá,... đều đo bệnh hẹp hòi mà ra.
Do vậy, cần thiết phải tạo ra cơ chế để
người cán bộ quản lí giáo dục thường
xuyên tiếp xúc và liên lạc với quần chúng
nhân dân, thông qua các hình thức như gắn
kết việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí
giáo dục với các hoạt động và phong trào
của nhân d