Văn hóa báo điện tử hiện nay và việc nâng cao tính định hướng giáo dục của báo điện tử đối với giới trẻ

Tóm tắt. Bài báo tập trung vào hai vấn đề chính: Thực trạng đáng báo động của “văn hóa báo điện tử” ở nước ta trong những năm gần đây. Qua kết quả thống kê khảo sát và thăm dò ý kiến, người viết đưa ra những đánh giá về tình trạng “lá cải hóa” của một số các tờ báo mạng hiện nay. Từ thực trạng đó, báo cáo lí giải nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao tính định hướng, tính giáo dục của báo điện tử, đặc biệt là đối với giới trẻ, để báo điện tử thực sự trở thành một kênh thông tin hữu ích.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hóa báo điện tử hiện nay và việc nâng cao tính định hướng giáo dục của báo điện tử đối với giới trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2013, Vol. 58, No. 6B, pp. 159-167 This paper is available online at VĂN HÓA BÁO ĐIỆN TỬ HIỆN NAY VÀ VIỆC NÂNG CAO TÍNH ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC CỦA BÁO ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI GIỚI TRẺ Phạm Thị Thùy Linh Khoa Việt Nam học, Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo tập trung vào hai vấn đề chính: Thực trạng đáng báo động của “văn hóa báo điện tử” ở nước ta trong những năm gần đây. Qua kết quả thống kê khảo sát và thăm dò ý kiến, người viết đưa ra những đánh giá về tình trạng “lá cải hóa” của một số các tờ báo mạng hiện nay. Từ thực trạng đó, báo cáo lí giải nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao tính định hướng, tính giáo dục của báo điện tử, đặc biệt là đối với giới trẻ, để báo điện tử thực sự trở thành một kênh thông tin hữu ích. Từ khóa: Văn hóa, báo điện tử, giới trẻ, tính định hướng, giáo dục. 1. Mở đầu 1. Một thập kỉ qua, hạ tầng internet Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc. Theo báo cáo toàn cảnh 15 năm của Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA), đến tháng 9/2012, số lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam đã đạt trên 31 triệu, chiếm 35,49% dân số. Còn theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến tháng 7/2012, Việt Nam đã có trên 16 triệu thuê bao 3G. Một thống kê khác cho thấy, hiện thuê bao điện thoại di động tại Việt Nam đã lên tới con số trên 127 triệu, trong đó, tỉ lệ điện thoại thông minh chiếm 16%, 38% số người sử dụng điện thoại để lướt web. Với xu hướng hội tụ công nghệ theo hướng di động diễn ra rộng khắp, nhiều chuyên gia cũng khẳng định, việc trải nghiệm tin tức trên các thiết bị di động sẽ dần thể hiện ưu thế hơn so với máy tính. Trong Báo cáo đánh giá công tác báo chí năm 2011, ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: Tính đến tháng 3 - 2012, trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước có 61 báo, tạp chí điện tử, 191 mạng xã hội, hơn 1000 trang thông tin điện tử tổng hợp, gần 17.000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề. Đây là những con số đáng mừng đối với độc giả trong thời đại công nghệ thông tin, khi mà chỉ cần vài cú nhấp chuột Ngày nhận bài 11/5/2013. Ngày nhận đăng 25/08/2013. Liên lạc Phạm Thị Thùy Linh, e-mail: thuylinh.hnue@gmail.com 159 Phạm Thị Thùy Linh là có thể nắm được những thông tin “hot” nhất, tường tận nhất về mọi vấn đề trong cuộc sống, từ kinh tế, chính trị, văn hóa trong nước đến nước ngoài, rồi đời tư của những người nổi tiếng, rồi ăn gì, chơi gì, xem gì, ở đâu .v.v. và v.v. 2. Việc sử dụng Internet đối với người Việt Nam nói chung và đặc biệt là giới trẻ nói riêng, gần như đã trở thành nhu cầu thiết yếu. Chúng tôi đã tiến hành một khảo sát nhỏ trên hơn 500 học sinh, sinh viên của một số Trường THPT, Đại học trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội về mục đích và mức độ sử dụng internet của các em. Kết quả là: Số người sử dụng Internet hơn 4 giờ đồng hồ/ngày chiếm 32%, số người “một ngày không vào internet khoảng 30 phút là không chịu nổi” chiếm 56%, số người “chỉ thỉnh thoảng vào internet lúc rảnh rỗi” chỉ chiếm 12%. Mục đích của việc truy cập internet đương nhiên vô cùng phong phú: 92% truy cập internet để đọc tin tức, 90% để lang thang trên các mạng xã hội, 90% để tìm kiếm thông tin, 88% để nghe nhạc, chơi game, 71% để phục vụ công việc, học tập, nghiên cứu. . . 3. Hạ tầng internet cũng như sự phát triển mạnh mẽ của báo chí truyền thông điện tử chính là sự khởi sắc của thời đại công nghệ truyền thông, là kết quả tất yếu của xu thế phát triển và hội nhập. Giới trẻ - đối tượng nhạy bén nhất với cái mới, cái hiện đại lại đang là “khách hàng tiềm năng”, chiếm “thị phần” rộng lớn nhất của thị trường báo chí điện tử. Đó là dấu hiệu đáng mừng. Nhưng như vậy cũng có nghĩa là: nếu báo chí điện tử không làm tốt chức năng văn hóa thông tin, không làm tốt sứ mệnh định hướng, giáo dục cho giới trẻ thì hậu quả sẽ khó lường biết chừng nào. Và thực tế đã và đang đặt ra cho chúng ta những câu hỏi lớn: Truyền thông nói chung, báo điện tử nói riêng đang viết gì? Viết cho ai? Và viết như thế nào? Giới trẻ đang đọc gì? Những thông tin ấy ảnh hưởng như thế nào đến tâm tư, tình cảm, và cao hơn là lí tưởng của họ? Làm thế nào để nâng cao tính định hướng của báo điện tử đối với giới trẻ trong thời đại của thông tin, thời đại của công nghệ số hiện nay?... 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng văn hóa báo điện tử hiện nay và tác động của kênh thông tin báo điện tử đến giới trẻ 2.1.1. Về khái niệm văn hóa báo chí Tính từ thời điểm tháng 2/1998 - khi tờ Quê hương - cơ quan của Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài được đưa lên internet và trở thành tờ báo điện tử đầu tiên ở Việt nam, đến nay, hành trình của báo điện tử đã tiến những bước xa. Sự tích hợp của công nghệ, internet và các ưu thế của báo chí truyền thống đã khiến cho báo điện tử ngày càng chứng tỏ được sức hấp dẫn và sự ưu việt của mình. Tuy nhiên, những báo động đỏ về văn hóa báo điện tử hiện nay khiến chúng ta lo ngại. Vậy “văn hóa báo chí” là gì? Nhiều nhà nghiên cứu đã gặp nhau ở quan điểm: Báo chí là thông điệp văn hóa. Văn hóa ở đây là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh của phát triển. Nhà báo là người truyền thông 160 Văn hóa báo điện tử hiện nay và việc nâng cao tính định hướng giáo dục điệp đến công chúng bằng phương tiện truyền thông. Vì thế, thông điệp báo chí có thể cao quý, nhân văn, phục vụ lợi ích cộng đồng, cũng có thể dung tục, phi văn hóa, phi đạo đức, phục vụ lợi ích và tham vọng của một nhóm người trong xã hội. Như vậy, muốn báo chí là một thông điệp văn hóa thì trước hết nhà báo phải là một nhà văn hóa. Tố chất văn hóa của nhà báo trước hết thể hiện ở đạo đức nghề nghiệp. Nhà báo phải là người có phông văn hóa cao, tôn trọng luật pháp, tôn trọng các quy ước và giá trị truyền thống của cộng đồng, có cái tâm trong sáng, có tinh thần trách nhiệm khi tác nghiệp. Tố chất văn hóa của nhà báo sau cùng thể hiện ở hiệu quả xã hội của tác phẩm báo chí, ở những cống hiến của nhà báo trong sự nghiệp của mình. Nói cách khác - nói văn hóa báo chí là nói đến văn hóa của nhà báo, là nói đến cách cư xử có văn hóa của nhà báo đối với các vấn đề xã hội, với độc giả, với nhân vật, sự kiện trong tác phẩm và đối với chính bản thân người cầm bút khi tác nghiệp. So với báo chí truyền thống, báo điện tử có những đặc thù riêng về tốc độ xuất bản thông tin, đặc điểm thông tin, mức độ can thiệp của nhà báo vào quá trình xuất bản. . . Người làm báo điện tử hiện nay bên cạnh những thuận lợi cũng gặp nhiều áp lực hơn trong quá trình tác nghiệp - áp lực về số lượng tin bài, độ “hot” của tin bài, thậm chí cao hơn là doanh thu, lợi nhuận của tòa soạn. . . Chính vì thế, vấn đề văn hóa báo điện tử và tính định hướng giáo dục của báo điện tử đối với giới trẻ mới cần thiết được đặt ra và cần được chung tay khắc phục. 2.1.2. Sứ mệnh của báo chí trong việc định hướng nhận thức cho giới trẻ Báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng, truyền tải những thông tin thời sự đến với đông đảo công chúng. Đặc điểm nổi bật của báo chí chính là tính công khai và sự lan tỏa nhanh chóng, rộng khắp. Báo chí hấp dẫn bởi tính thời sự. Từng ngày, từng giờ, thậm chí từng giây, những thông tin nóng bỏng từ mọi lĩnh vực - kinh tế, văn hóa, chính trị, giải trí. . . trong nước và thế giới đang được báo chí phản ánh, phân tích, bình luận. Độc giả tìm đến báo chí là tìm đến thông tin và đương nhiên những thông tin mang tính thời sự là những thông tin hấp dẫn nhất. Chính những thông tin thời sự đã làm nên vai trò và sức mạnh khủng khiếp của báo chí trong đời sống xã hội. Trong thời đại hội nhập toàn cầu mà “thông tin là vũ khí” như hiện nay, rõ ràng báo chí đã góp phần mở rộng tầm nhìn cho công chúng, liên kết xã hội, tác động mãnh liệt vào số đông bằng chính tính chất thời sự nóng bỏng và chân thực. Vấn đề đặt ra cho mỗi nhà báo vẫn là những câu hỏi không mới nhưng chưa bao giờ cũ - đó là là viết cái gì, viết cho ai và viết như thế nào? Làm thế nào để xử lí những thông tin trước khi đưa lên mặt báo một cách nhanh nhất, chính xác nhất nhưng phải mang tính định hướng dư luận xã hội tốt nhất. Nhà báo luôn cần sự nhạy cảm trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội. Sự nhạy cảm của các nhà báo chính là cách xử lí thông tin, điều này phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị, nhận thức xã hội và kinh nghiệm. Với đối tượng bạn đọc là giới trẻ (Khái niệm “giới trẻ” được sử dụng nhiều gần đây và cũng chưa có một khái niệm và cơ sở chuẩn. Ở đây xin hiểu là lứa tuổi thanh thiếu 161 Phạm Thị Thùy Linh niên từ 15 - 24 tuổi, tức là lứa tuổi bắt đầu vào THPT cho đến tốt nghiệp đại học), chúng ta không thể mong tất cả họ đều có nền tảng nhận thức, tư tưởng vững vàng. Thực tế là có một bộ phận không nhỏ trong số họ thiếu một nền tảng vững chắc về tri thức và nhân cách. Khi đó, thứ lôi kéo họ dễ dàng nhất lại chính là những sản phẩm văn hóa phẩm độc hại, rẻ tiền, những trang báo điện tử lá cải chỉ tập trung vào mục đích giải trí vô bổ, thậm chí là nguy hại. Tính định hướng dư luận, định hướng xã hội, định hướng nhận thức tư duy của báo chí lúc này quan trọng hơn bao giờ hết. Chúng ta mong các bạn trẻ nghĩ gì khi trên các trang mạng điện tử liên tục cập nhật những thông tin vè “lộ hàng”, lộ “ảnh nóng”, “bom sex”, “hàng khủng”; rồi cô A, chị B bị bạn trai cũ tung clip sex lên mạng, hay nữ ca sĩ A, diễn viên B mặc váy tiền nghìn đô, đeo đồng hồ tiền tỉ? Chúng ta mong các bạn trẻ nghĩ gì khi các tin tức về các vụ giết người man rợ, các vụ bạo lực học đường mà thủ phạm và nạn nhân đều là các bạn trẻ được cập nhật lên báo điện tử hàng ngày, tin sau li kì hơn tin trước, vụ sau tinh vi hơn vụ trước? Chúng ta mong các bạn trẻ nghĩ gì khi báo chí mỗi ngày như đang cổ súy cho lối sống thực dụng của những “hot girl” chân dài cặp với đại gia để thăng tiến, những cuộc thi sắc đẹp, tài năng mà kết quả đã được sắp đặt trước bởi những thế lực ngầm?... Rõ ràng, nếu báo chí không làm tốt tính định hướng giáo dục thì hiện tượng “thế hệ mất mát”, “lỗi thế hệ” (cụm từ sử dụng trên các diễn đàn hiện nay để chỉ một thế hệ trẻ đang mất dần niềm tin vào cuộc sống) sẽ ngày càng trầm trọng. 2.1.3. Văn hóa báo điện tử đang ở tình trạng đáng báo động Khảo sát nhỏ của chúng tôi [6] cho thấy, giới trẻ không thường xuyên truy cập vào các trang báo điện tử chính thống như dangcongsan.vn, nhandan.org, hay thậm chí là các trang phổ biến hơn như vnexpress.net, dantri.com, vietnamnet.vn. . . Có lẽ các bạn trẻ cho rằng các thông tin ở đó thích hợp với ông bà, bố mẹ, thầy cô của mình hơn chăng? Các bạn trẻ xem thông tin ở các trang báo điện tử khác nhau nhưng thông tin ở các trang này đa phần là xào xáo lại của các trang khác, thay đổi ngôn ngữ cho “teen” hơn, hấp dẫn các bạn trẻ hơn, tập trung vào các vấn đề giới trẻ quan tâm như đời sống người nổi tiếng, cách làm đẹp, chia sẻ chuyện tình cảm tuổi ô-mai. . . Trong hàng trăm, hàng ngàn những trang thông tin điện tử này, những trang nào được cấp phép, được kiểm định về thông tin - câu hỏi này dành cho các nhà quản lí. Song nhìn chung, theo thống kê và khảo sát của chúng tôi, báo điện tử hiện nay đang tồn tại những vấn đề sau: a. Tình trạng đưa thông tin thất thiệt, gây mất lòng tin của độc giả vào nhân cách của người làm báo, uy thế của báo điện tử Đây là một vấn nạn lớn mà trong Hội thảo khoa học quốc gia “Đạo đức nghề báo trong khai thác và xử lí nguồn tin” tại Hà Nội vừa qua, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn đã tổng kết: 5% báo chí đưa tin sai đã gây cho bức xúc cho xã hội [2]. Điển hình gần đây nhất có lẽ là vụ “tác nghiệp” bằng trí tưởng tượng của nhà báo C.T trên báo điện tử VOV với bài viết có cái tít khá giật gân: Bố chồng hư đốn với nàng dâu, phải đi viện. Tác giả C.T đã kể một câu chuyện rất sinh động về mối quan hệ vụng trộm sai trái của bố chồng và nàng dâu ở Tiền Giang với sự xác nhận thông tin của ông Tạ Văn Trầm 162 Văn hóa báo điện tử hiện nay và việc nâng cao tính định hướng giáo dục (Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang) một cách rất chuyên nghiệp. Ngòi bút của nhà báo C.T sắc xảo đến độ nhân dân xã Tân Trung, huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang (nơi xảy ra sự việc) xôn xao vì họ không hiểu chuyện này xảy ra ở đâu, ông A kia là ai mà “trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ lại thông” như thế. Đến khi lực lượng chức năng Tiền Giang vào cuộc thì mới hay toàn bộ bài báo kia chỉ là “tin vịt”, là sản phẩm của việc “nghe hơi nồi chõ”. Điều đáng bàn là khi bài báo của phóng viên C.T còn chưa ráo mực thì lại có thêm một bài báo khác của trang infornet “bồi” thêm một cú ấn tượng: Hàng xóm kể chuyện “giải cứu” bố chồng dính chặt con dâu với những tình tiết chân thực không kém. Chuyện vỡ lở, VOV buộc phải đưa ra lời xin lỗi và kỉ luật thích đáng với phóng viên C.T. Nhưng lòng tin của người đọc, nhất là người đọc trẻ vào đội ngũ nhà báo hiện nay - những người mang sứ mệnh truyền đạt sự chân thực của cuộc sống đến với độc giả - thì có lời xin lỗi nào kéo lại được? Còn khá nhiều vụ việc về tính thiếu chân thực của thông tin trên báo điện tử vừa qua đã bị “bóc mẽ”. Chẳng hạn như bài báo “Tôi chỉ mong con chết hết để lên chùa” về cụ bà 83 tuổi Phạm Thị Đào đã lấy được biết bao là nước mắt thương cảm của người đọc và không ít sự giúp đỡ bằng vật chất của các tấm lòng hảo tâm. Nhưng sau đó, chính trang báo này đã phải đăng tin đính chính vì thông tin một chiều, chủ quan, thiếu sự kiểm chứng của bài báo. Bà cụ kể khổ như đọc thơ kia thực ra là người từng có tiền án tiền sự, buôn ma túy, gây rối trật tự, lấn chiếm đất công... Độc giả đã rất bất bình vì cho rằng lòng tốt của mình bị “đánh lừa”. Lỗi này hoàn toàn là do sự thiếu cẩn trọng khi tác nghiệp của nhà báo và bộ phận biên tập, quản lí. Trên các diễn đàn của giới trẻ, những vụ việc này được bàn tán rất nhiều, chủ yếu xoay quanh đạo đức và nhân cách của nhà báo hiện nay. Điều đáng lo ngại là phần lớn các bạn trẻ cho rằng báo điện tử là báo “lá cải”, nên không mấy ngạc nhiên khi có những tin bài như vậy. Rõ ràng, 5% thông tin sai kia giống như “con sâu làm rầu nồi canh”, làm hạ thấp uy tín và vai trò của báo chí, gây hoang mang trong dư luận về tính chân thực của báo chí và tư cách đạo đức của người làm báo. b. Quá nhiều tin bài giải trí, thiếu các bài viết mang tính định hướng nhân cách, lối sống, đạo đức lành mạnh cho giới trẻ. Nhiều thông tin, hình ảnh phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Chúng ta không phủ nhận nhu cầu giải trí là nhu cầu chính đáng của độc giả khi tìm đến các trang thông tin điện tử. Nhưng liều lượng các tin bài giải trí như thế nào là đủ, và khai thác các tin bài giải trí như thế nào để không trở thành nhạt nhẽo, rẻ tiền lại đòi hỏi nhiều nỗ lực từ phía ban biên tập và người làm báo. Lướt qua các trang báo điện tử có tên tuổi hiện nay, các tin bài có lượng truy cập lớn nhất, lượng tin nhiều nhất chính là mục giải trí. Tuy nhiên, các bài viết về một chủ đề được cập nhật liên tục tạo thành các trào lưu không lành mạnh, ảnh hưởng lớn đến nhận thức của giới trẻ. Chẳng hạn như trào lưu hóa trang chết chóc máu me rùng rợn trong ngày lễ Hallowen, trào lưu lên mạng xã hội chửi mắng người thân; trào lưu khoe của rồi đến khoe. . . thân của các kiều nữ nhà giàu; 163 Phạm Thị Thùy Linh rồi trào lưu diện đồ hiệu bạc tỉ của các ca sĩ, diễn viên, người mẫu; trào lưu rao bán “cái ngàn vàng” của thiếu nữ; hay trào lưu “xõa” của đám cậu ấm cô chiêu thành thị (xõa là từ mới được giới trẻ dùng nhiều để chỉ việc chơi hết mình, buông thả, xả hơi sau một kì thi hoặc sau một thời gian bị o ép. . . ). Những thông tin ăn chơi trác táng và phóng túng này lấn át cả những gương người tốt việc tốt, những tin tức văn hóa thú vị hay những thú chơi tao nhã cần được nâng niu trong đời sống thường ngày. Bên cạnh đó, báo điện tử hiện nay quá thừa các hình ảnh phản cảm, hở hang, nhạy cảm; những câu chuyện giường chiếu riêng tư vốn chỉ để “thì thầm bên gối”, những phong cách sống buông thả, thực dụng, xa hoa của những người nổi tiếng. Khi đưa những thông tin này lên mặt báo, những người làm báo có nghĩ đến tác dụng phụ của nó đến con cháu mình và thế hệ tương lai? c. Khai thác thông tin về các vấn đề bạo lực, tình cảm, đời tư cá nhân với liều lượng không hợp lí, gây hoang mang dư luận, tạo nên những trào lưu tiêu cực trong giới trẻ Khi chúng tôi tiến hành khảo sát của mình, có 26% các bạn trẻ cho rằng báo điện tử đăng quá nhiều thông tin về “cướp, hiếp, giết”, 20% cho rằng các thông tin về hot girl, tình dục, “lộ hàng”. . . nên giảm bớt. Con số này quá nhỏ bé so với con số 87% các bạn trẻ chỉ quan tâm đến các tin bài ở mục “Giải trí”, “Chuyện của sao”, “Tâm sự bạn trẻ”, “Chuyện lạ”. . . và 69% hiếm khi đọc tin bài ở mục “Kinh doanh”, “Chính trị”, “Tấm lòng nhân ái”. . . Đừng vội trách các em non kém về phông nền văn hóa, tầm tư duy, đơn giản vì các em còn trẻ, thích sự sôi nổi, trẻ trung, các em thích người nổi tiếng này, mê ngôi sao nọ là chuyện dễ hiểu, trong khi kênh tiếp nhận tri thức ngoài nhà trường rộng mở nhất của các em là truyền thông báo chí lại đầy rẫy các thông tin “hot” trong lĩnh vực mà các em thích. Điều đáng lo ngại là các thông tin đầy tính bạo lực hoặc chủ đề nhạy cảm được tung lên với liều lượng quá nhiều, quá dày, dẫn đến tình trạng làm các em lạc lối, trở nên vô cảm hoặc hung hăng, “dị dạng” trong nhân cách. Các em nhầm tưởng các hiện tượng báo chí quan tâm là thứ được cổ súy, là thời thượng, là cách nên học theo để thể hiện mình. Bài học đau đớn nhất cho báo chí truyền thông trong vấn đề này chính là vụ án của Lê Tuấn Anh xảy ra vào ngày 11/8 tại xã Quảng Châu, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa. Kẻ tội đồ 16 tuổi đã hãm hiếp, giết hại nạn nhân 17 tuổi Nguyễn Thị Bích Ngọc rồi ném xác xuống sông phi tang, thừa nhận một câu khiến chúng ta phải giật mình suy ngẫm: “Cháu có họ hàng với anh Lê Văn Luyện nên cháu phải làm một điều gì đấy giống anh ấy”. Từ việc các báo đưa tin quá sâu, quá chi tiết về vụ án giết người dã man của Lê Văn Luyện, đưa kẻ giết người máu lạnh trở thành một “ngôi sao”, một “người hùng” được nhắc đến mọi lúc, mọi nơi, đã vô tình dẫn đến những nhận thức sai về hành vi của một bộ phận giới trẻ. Chính chúng ta cũng cảm thấy hoang mang với thực trạng u ám, bất an của xã hội khi mà hàng ngày vào các trang thông tin điện tử, thấy nhan nhản các tít bài đọc lên đã đủ sởn da gà. Vậy thì khi con số tội phạm trong tuổi vị thành niên ngày càng tăng cao, chúng ta trách các em - những người chưa phát triển đầy đủ, chín chắn về hành vi và nhân cách trước, hay trách những cơ quan ngôn luận với sứ mệnh định hướng dư luận, giáo dục tư 164 Văn hóa báo điện tử hiện nay và việc nâng cao tính định hướng giáo dục tưởng trước? d. Tình trạng đặt những tít bài giật gân, câu khách tràn lan, gây nhiễu loạn kênh tiếp nhận của người đọc, làm giảm uy thế của hoạt động báo chí Tình trạng này đã được nói đến rất nhiều trong các Hội thảo, các bài báo, các báo cáo tổng kết của ngành báo chí truyền thông. Nhiều trang báo cũng đã bị “thổi còi” nhưng tình hình vẫn không được cải thiện mà còn có chiều hướng tăng mạnh trong những năm gần đây. Không chỉ những trang báo điện tử không tên tuổi mà ngay cả những trang mạng đã có chỗ đứng trong lòng bạn đọc cũng chạy theo xu hướng này. Điểm qua một số trang, hàng loạt tít “câu khách” kiểu:MC truyền hình ngất ngây vì vòng một của Halle Berry, Em gái cô Kim “nảy nở” không kém chị, Thủy Top muốn thoát khỏi biệt danh ngực khủng. . . Còn trên một số trang tin điện tử khác thì những tít bài kiểu này xuất hiện như một sự khoe thành tích, đua thành tích giữa các trang. Đây là Amber Heard khoe thân sau cuộc tình buồn, Thác loạn đêm của hot girl Hà Thành, kia là Ảnh "nóng" của hot girl Sam - Kelly bất ngờ bị tung lên mạng, Chủ tịch xã bị tố vào nhà nghỉ với thủ quỹ, Người tình tin đồn của Justin Bieber sexy với nội y hồng v.v. và v.v. . . Có thể ở một khía cạnh nào đó, những tít bài giật gân, khơi gợi trí tò mò của người đọc như thế này đã và đang mang đến cho các trang báo kia lượng truy cập lớn, nhưng chắc chắn về lâu dài, những thông tin giải trí hời hợt, d