1. MỞ ĐẦU
Nghị quyết kì họp thứ 8 Ban Chấp hành
Trung ương khoá XI (viết tắt là NQ8) mang
một luồng gió mới và tạo cơ hội mới cho sự
phát triển giáo dục đại học Việt Nam khởi
đầu bằng những đổi mới về tư duy quản lí.
Những điểm mới về tư duy quản lí này tuy
không nhiều nhưng có tính đột phá. Ví dụ:
đặt hàng cho giáo dục, phát huy sức mạnh
tổng hợp của cả hệ thống chính trị, giải quyết
dứt điểm các hiện tượng tiêu cực kéo dài,
gây bức xúc trong lĩnh vực giáo dục và đào
tạo; tạo sự đồng thuận và huy động sự tham
gia đánh giá, giám sát và phản biện của toàn
xã hội đối với công cuộc đổi mới, phát triển
giáo dục. Thực hiện cơ chế người học tham
gia đánh giá hoạt động giáo dục, đào tạo; nhà
giáo tham gia đánh giá cán bộ quản lí; cơ sở
giáo dục đào tạo tham gia đánh giá cơ quan
quản lí nhà nước.
Bên cạnh những điểm mới đó, NQ8
cũng đã một lần nữa khẳng định lại những
vấn đề cốt lõi của quản lí nhà nước đối với
giáo dục đại học. Đó là:
1. Xác định rõ trách nhiệm của các cơ
quan quản lí nhà nước về giáo dục, đào tạo
và trách nhiệm quản lí theo ngành, lãnh thổ
của các bộ, ngành, địa phương.
2. Phân định công tác quản lí nhà nước với
quản trị của cơ sở giáo dục và đào tạo. Đẩy
mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động
lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở
giáo dục, đào tạo. giao quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục, đào tạo;
phát huy vai trò của hội đồng trường.
3. Chuẩn hoá các điều kiện bảo đảm
chất lượng và quản lí quá trình đào tạo; chú
trọng quản lí chất lượng đầu ra. Xây dựng
hệ thống kiểm định độc lập về chất lượng
giáo dục, đào tạo.
Những luận điểm nêu trên thực sự đã
tạo cơ hội cho việc đổi mới về cơ bản quản
lí nhà nước đối với giáo dục đại học Việt
Nam. Tuy vậy, bên cạnh đó vẫn còn những
thách thức đã và sẽ nảy sinh mà công tác
quản lí giáo dục đại học phải đối mặt; đòi
hỏi phải có những giải pháp hiệu quả cả về
tư duy và phương thức trong quá trình thực
hiện nhằm đưa nghị quyết của Đảng vào
cuộc sống.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về đổi mới quản lí nhà nước đối với giáo dục đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 19 - Thaùng 2/2014
12
VỀ ĐỔI MỚI QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
ĐẶNG ỨNG VẬN (*)
TÓM TẮT
Bài viết đi sâu phân tích, lí giải nêu lên vấn đề: đổi mới quản lí nhà nước đối với
giáo dục đại học phải đổi mới từ tư duy, dổi mới phương thức quản lí, đổi mới cách trao
quyền phân cấp và trong đổi mới phải đảm bảo dân chủ.
Từ khoá: đổi mới quản lí nhà nước, giáo dục đại học, tư duy, phương thức quản lí,
phân cấp, dân chủ.
ABSTRACT
The article thoroughly analyses, reasons and raises the issues: the innovation of the
state management of higher education must innovate the thinking, the modes of
management, the methods of decentralization and there must be guaranteed democracy in
the innovation.
Keywords: innovation of state management, higher education, thinking, modes of
management, decentralization, democracy.
1. MỞ ĐẦU
Nghị quyết kì họp thứ 8 Ban Chấp hành
Trung ương khoá XI (viết tắt là NQ8) mang
một luồng gió mới và tạo cơ hội mới cho sự
phát triển giáo dục đại học Việt Nam khởi
đầu bằng những đổi mới về tư duy quản lí.
Những điểm mới về tư duy quản lí này tuy
không nhiều nhưng có tính đột phá. Ví dụ:
đặt hàng cho giáo dục, phát huy sức mạnh
tổng hợp của cả hệ thống chính trị, giải quyết
dứt điểm các hiện tượng tiêu cực kéo dài,
gây bức xúc trong lĩnh vực giáo dục và đào
tạo; tạo sự đồng thuận và huy động sự tham
gia đánh giá, giám sát và phản biện của toàn
xã hội đối với công cuộc đổi mới, phát triển
giáo dục. Thực hiện cơ chế người học tham
gia đánh giá hoạt động giáo dục, đào tạo; nhà
giáo tham gia đánh giá cán bộ quản lí; cơ sở
giáo dục đào tạo tham gia đánh giá cơ quan
quản lí nhà nước.
Bên cạnh những điểm mới đó, NQ8
cũng đã một lần nữa khẳng định lại những
vấn đề cốt lõi của quản lí nhà nước đối với
giáo dục đại học. Đó là:
1. Xác định rõ trách nhiệm của các cơ
quan quản lí nhà nước về giáo dục, đào tạo
và trách nhiệm quản lí theo ngành, lãnh thổ
của các bộ, ngành, địa phương.
2. Phân định công tác quản lí nhà nước với
quản trị của cơ sở giáo dục và đào tạo. Đẩy
mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động
lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở
giáo dục, đào tạo. giao quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục, đào tạo;
phát huy vai trò của hội đồng trường.
3. Chuẩn hoá các điều kiện bảo đảm
chất lượng và quản lí quá trình đào tạo; chú
trọng quản lí chất lượng đầu ra. Xây dựng
hệ thống kiểm định độc lập về chất lượng
giáo dục, đào tạo.
Những luận điểm nêu trên thực sự đã
tạo cơ hội cho việc đổi mới về cơ bản quản
lí nhà nước đối với giáo dục đại học Việt
Nam. Tuy vậy, bên cạnh đó vẫn còn những
thách thức đã và sẽ nảy sinh mà công tác
quản lí giáo dục đại học phải đối mặt; đòi
hỏi phải có những giải pháp hiệu quả cả về
tư duy và phương thức trong quá trình thực
hiện nhằm đưa nghị quyết của Đảng vào
cuộc sống.
(*)
GS.TS, Hiệu trưởng Trường Đại học Hòa Bình, Hà Nội.
13
Trong khuôn khổ báo cáo này chúng
tôi không có tham vọng trình bày hết các
thách thức và giải pháp cần thiết mà chỉ tập
trung vào 3 nội dung chủ yếu là: i) tiếp tục
đổi mới tư duy và phương thức quản lí nhà
nước ii) bảo đảm dân chủ trong nhà trường
và iii) trao quyền và phân cấp.
2. TIẾP TỤC ĐỔI MỚI TƯ DUY VÀ
PHƯƠNG THỨC QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC
2.1. Đổi mới tư duy
Đổi mới tư duy là việc đầu tiên và
quan trọng nhất phải làm. Kết luận Hội
nghị trung ương 6 khoá XI đã khẳng định
Tư duy về giáo dục chậm đổi mới, không
theo kịp sự phát triển của đất nước trong
bối cảnh kinh tế thị trường định hướng
XHCN và hội nhập quốc tế. Thực tiễn cho
thấy, khó nhất đối với việc đổi mới quản lí
không phải là các vấn đề kĩ thuật mà là tư
duy. Chừng nào chưa thay đổi được tư duy
mà chỉ chú trọng vào kĩ thuật quản lí thì
việc quản lí chắc chắn không tiến bộ được
là bao. Chương trình của Bộ GD-ĐT thực
hiện Chỉ thị 296/CT-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về đổi mới quản lí giáo dục đại
học giai đoạn 2010-2012 huy động toàn hệ
thống đại học cao đẳng tham gia cũng chỉ
thu được kết quả hạn chế.
Vì vậy, muốn đổi mới quản lí nhà
nước tốt thì phải bắt đầu bằng đổi mới tư
duy tốt, tư duy về giáo dục nói chung và tư
duy quản lí giáo dục nói riêng. Mặt khác,
chỉ đổi mới tư duy quản lí cũng không đủ.
Không đổi mới tư duy về giáo dục nhà
quản lí cũng khó có thể thực hiện được các
chức năng quản lí trong tiến trình đổi mới
quản lí.
Đổi mới tư duy trước hết là phải nhận
dạng cho được những bất cập trong quan
điểm, nhận thức về các vấn đề chủ yếu của
giáo dục và xây dựng triết lí giáo dục mới.
NQ8 đã chỉ rõ: “Mục tiêu giáo dục toàn
diện chưa được hiểu và thực hiện đúng.
Bệnh hình thức, hư danh, chạy theo bằng
cấp... chậm được khắc phục, có mặt
nghiêm trọng hơn. Tư duy bao cấp còn
nặng, làm hạn chế khả năng huy động các
nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục, đào
tạo. Việc phân định giữa quản lý nhà nước
với hoạt động quản trị trong các cơ sở giáo
dục, đào tạo chưa rõ”. Đối với giáo dục đại
học chúng ta có thể cụ thể hoá thành một
số bất cập sau đây:
Nhận thức sai lệch về các giá trị, tư
tưởng bằng cấp, tâm lí khoa cử, bệnh thành
tích dẫn đến việc gia đình và xã hội xem
việc học đại học là con đường tiến thân duy
nhất cho thế hệ trẻ. Trẻ em phải luyện thi
từ lớp một vào các trường điểm, lớp chọn,
trường chuyên với hy vọng lọt qua cửa
tuyển sinh đại học mà lãng quên việc phát
triển nhân cách và năng lực của mỗi cá thể.
Quan điểm về chất lượng không thích
hợp, thiếu toàn diện dẫn đến chủ quan
nóng vội. Ở quy mô hệ thống bài toán chất
lượng phải được giải trên cơ sở cân bằng
giữa yêu cầu phát triển quốc gia - năng lực
đầu tư cho giáo dục – năng lực đào tạo của
hệ thống – năng lực sử dụng sản phẩm giáo
dục của xã hội. Cân bằng này đảm bảo cho
hiệu quả đầu tư giáo dục quốc dân là cao
nhất. Đòi hỏi quá sức làm cho hệ thống trở
nên bất ổn và mất phương hướng phát
triển, thậm chí còn phát sinh bệnh thành
tích, tiêu cực học đường.
Nhận thức sai lệch về mục tiêu giáo
dục dẫn đến lệch lạc về chức năng của cơ
sở giáo dục. Mục tiêu của giáo dục đại học
lâu nay vẫn được hiểu là nhằm cung cấp
cho người học một kĩ năng và kiến thức tối
thiểu để có được việc làm. Thậm chí chiến
lược giáo dục 2010-2020 còn xếp chung
giáo dục đại học với giáo dục nghề nghiệp.
Từ đó dẫn đến việc chúng ta chưa xây
dựng được một hệ thống đại học lành mạnh
trên nên tảng của nghiên cứu khoa học
công nghệ và phát triển xã hội. Cho đến
nay đại học Việt Nam vẫn là một nền đại
học “teaching” hướng tới mục tiêu đào tạo
nhân lực mà chưa phải là một nền đại học
“research” hướng tới sáng tạo tri thức khoa
học công nghệ và phát triển xã hội nên
14
không hoặc đầu tư rất ít cho nghiên cứu.
Điều này ảnh hưởng đến chất lượng đội
ngũ giảng viên. Giảng viên đại học không
chỉ là người thầy mà còn phải là một nhà
khoa học biết cách tổ chức thực hiện và
trực tiếp thực hiện công việc nghiên cứu
khoa học.
Tư duy hội nhập và học hỏi tinh hoa
của chúng ta hiện nay còn nhiều khiếm
khuyết. Học hỏi kinh nghiệm các nước mà
không qua sàng lọc, không qua phân tích
đầy đủ các khía cạnh liên quan đến việc
triển khai trong điều kiện nước ta, không
có quyết tâm chính trị, không có năng lực
tổ chức thực hiện thì dễ dẫn đến thất bại.
Đại học đại cương và đào tạo hai giai đoạn
là một ví dụ. Chương trình liên thông cũng
vậy. Hội nhập phải có điều kiện, mục tiêu
thích hợp và duy trì bản sắc dân tộc. Thực
tiễn chứng minh rằng có một số thách thức
về thể chế và hệ thống trong xã hội chuyển
đổi và/hoặc đang phát triển vượt qua bất cứ
điều gì các nước tiên tiến đã từng phải đối
mặt.
Tư duy về giáo dục và thị trường cần
phải thay đổi. Lâu nay chúng ta thường né
tránh bàn về thị trường và giáo dục với lí
do không chấp nhận sự trao đổi ngang giá
trong giáo dục. Giáo dục về cơ bản vẫn
phải là phúc lợi xã hội và do nhà nước đảm
nhận. Tuy vậy, như là một thực tế khách
quan, thị trường nhân lực đã và đang điều
khiển chương trình đào tạo của tất cả các
cấp bậc học, đặc biệt là đào tạo nghề
nghiệp và giáo dục đại học. Thị trường
thúc đẩy xu hướng kinh doanh ở các cơ sở
giáo dục, thậm chí tới từng giáo viên các
cấp. Ở cấp học càng cao xu thế này càng
lớn. Thị trường thúc đẩy việc tư nhân hoá
giáo dục đại học từ việc chia sẻ chi phí
giáo dục đào tạo thông qua học phí, lệ phí
đến việc mở các cơ sở giáo dục kiếm lời
đồng thời do người học tự trang trải học
phí nên giáo dục đại học trở thành hàng
hoá tư khác với việc đơn thuần là phúc lợi
công cộng trong quá khứ.
Như là hệ quả tất yếu, đổi mới tư duy
giáo dục dẫn tới đổi mới tư duy quản lí.
Khi đã thay đổi tư duy về giáo dục
trong nền kinh tế thị trường thì cũng tất yếu
phải chuyển từ tư duy quản lí nhà trường
như là một đơn vị hành chính sự nghiệp
theo cơ chế bao cấp đối với một trường đại
học sang tư duy quản lí doanh nghiệp
(không phải là doanh nghiệp hoá nhà
trường) trong cơ chế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Khi đã thay đổi tư duy về chức năng
của trường đại học thì việc tăng quyền tự
chủ đặc biệt là tự chủ về học thuật và đào
tạo cho nhà trường như là một điều tất yếu.
Những quy định hành chính cứng nhắc
khuôn mẫu trở nên không thích hợp với
một tổ chức cần có sự năng động sáng tạo
để tồn tại và phát triển. Vậy là phải trao
quyền quyết định cho Nhà trường và Nhà
trường là người chịu trách nhiệm cuối cùng
về các quyết định và hành động của mình
cũng như các hệ quả từ các quyết định và
hành động đó đối với quyền tự chủ được
giao.
Đổi mới tư duy về chất lượng dẫn đến
việc đổi mới tư duy về quản lí chất lượng
về phân tầng hệ thống và về kiểm định chất
lượng.
Đổi mới tư duy về hôi nhập và học hỏi
kinh nghệm quốc tế giúp chúng ta đổi mới
tư duy quản lí sự thay đổi/đổi mới khi tiếp
thu tinh hoa nhân loại trong quá trình phát
triển giáo dục.
2.2. Đổi mới phương thức quản lí
nhà nước đối với giáo dục đại học
Phương thức quản lí là cách thức thực
hiện việc quản lí. “ Phương thức” có ý
nghĩa như là từ “phương thức” trong
“phương thức sản xuất”. Đổi mới phương
thức quản lí giáo dục được thực hiện trên
cơ sở đổi mới tư duy quản lí giáo dục. Tư
duy thay đổi lại đòi hỏi phải thay đổi
phương thức quản lí giáo dục. Đặc biệt là
khi sự phát triển đã tác động đến tư duy và
làm thay đổi nó thì thể chế cũ sẽ nhanh
15
chóng trở nên lạc hậu không đáp ứng nhu
cầu phát triển. Nhưng vấn đề là làm thế nào
để thiết lập cho được những thể chế cần
thiết?
NQ8 đã khẳng định: “- Việc thể chế
hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng
và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào
tạo, nhất là quan điểm "giáo dục là quốc
sách hàng đầu" còn chậm và lúng túng.
Việc xây dựng, tổ chức thực hiện chiến
lược, kế hoạch và chương trình phát triển
giáo dục - đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu
của xã hội. Dễ thấy rằng đây là các yếu
kém của quản lí nhà nước.
Nếu không đi vào chi tiết thì nội dung
quản lí nhà nước về giáo dục được quy
định trong Điều 99 của Luật Giáo dục bao
gồm1:
1. Xây dựng thể chế (mục 1, 2, 3, 11)
2. Tổ chức thực hiện (mục 2) chỉ đạo
(mục 1, 7), quản lí (lại quản lí) (mục 4, 8,
9, 10), thực hiện (mục 5), tổ chức bộ máy
(mục 6), huy động (mục 8) và thanh tra,
kiểm tra (mục 12).
Tư duy không nhất quán dẫn đến việc
một văn bản Luật cấp Nhà nước trình bày
nội dung quản lí một cách không khoa học,
không rõ ràng và trùng lặp (huống chi khi
thực hiện; việc quản lí thiếu nhất quán,
phân tán, như là điều tất yếu). Rất đáng tiếc
là 4 năm sau (2009) Luật sửa đổi bổ sung
Luật giáo dục 2005 đã để nguyên không
sửa điều này. Vậy là những nhược điểm cơ
bản trong quản lí giáo dục vẫn tồn tại cho
đến hôm nay. NQ8 cũng yêu cầu phải “Xác
định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản
lí nhà nước về giáo dục, đào tạo và trách
nhiệm quản lí theo ngành, lãnh thổ của các
bộ, ngành, địa phương. Phân định công tác
quản lí nhà nước với quản trị của cơ sở
giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh phân cấp,
nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính
chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục,
đào tạo.
Vì vậy, nên đổi mới căn bản và toàn
diện quản lí giáo dục ngay từ văn bản Luật
Giáo dục với 3 nội dung sau đây:
Thứ nhất là, phân biệt rõ quản lí nhà
nước (hay nhà nước quản lí) với quản lí cơ
sở. Trên cơ sở đó nhà nước chỉ nên tập
trung vào 3 nhiệm vụ:
1. Xây dựng thể chế (bao gồm cả việc
xây dựng chiến lược, kế hoạch và chương
trình phát triển giáo dục - đào tạo);
2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc
thực hiện thể chế
3. Tổ chức bộ máy quản lí nhà nước
bao gồm cả việc phân cấp, phân quyền
trong phạm vi bộ máy quản lí nhà nước các
cấp.
Thứ hai là, quy định phạm vi định chế
của nhà nước. Phát huy đầy đủ quyền tự
chủ, sức sáng tạo và năng động của cấp
quản lí cơ sở. Có thể trao quyền định chế
cho các cơ sở giáo dục đại học trong một
số nội dung quản lí cụ thể, ví dụ chương
trình, giáo trình, kế hoạch học tập, tài chính
Thứ ba là, cụ thể hoá quyền tự chủ và
nghĩa vụ giải trình và chịu trách nhiệm
cuối cùng về những quyết định và hành
động của trường đại học và về những hậu
quả của các quyết định và hành động này
(đặc biệt là về đảm bảo chất lượng và tài
chính). Chuyển mô hình quản lí hành
chính, quan liêu bao cấp của các cơ sở giáo
dục đại học công hiện nay sang mô hình
quản lí mới dựa trên phương thức quản lí
doanh nghiệp để tăng tính năng động và
hiệu quả của hệ thống, chống tham nhũng
tiêu cực trong nhà trường, quy định việc
trường đại học công phải bảo toàn và phát
triển vốn nhà nước v.v
Con đường phát triển của giáo dục đại
học Việt Nam đang đòi hỏi mạnh mẽ sự
đồng hành của cải cách thể chế. Đây là
trách nhiệm của quản lí Nhà nước.và cũng
là công việc đầy khó khăn thách thức. Hội
đồng trường là một ví dụ minh họa. Việc
tái cơ cấu các trường công đã được bắt đầu
16
bằng việc bổ sung Hội đồng trường vào cơ
cấu tổ chức trường từ năm 2003. Đây là
một bước tiến đáng ghi nhận (LQ Thiệp,
xem NTM Lộc và NH Châu, 2012). Tuy
nhiên quá trình đưa Hội đồng trường vào
GDĐH nước cho ta đến nay diễn ra không
suôn sẻ. Có nhiều nguyên nhân (NTM Lôc,
NH Châu, 2012) trong đó có việc nhà
trường không được tăng thêm quyền tự chủ
đi kèm với Hội đồng trường dẫn đến việc
chia sẻ quyền lực vốn có giữa Hiệu trưởng
và Hội đồng trường.
Công việc quan trọng và cấp bách của
đổi mới quản lí nhà nước đối với giáo dục
đại học lúc này chính là tập trung bổ sung,
hoàn chỉnh và xây dựng mới hệ thống các
văn bản quy phạm luật pháp và chính sách
về giáo dục đại học. Thể hiện cho được tư
duy đổi mới của NQ8 trong hệ thống các
văn bản này. Đặc biệt chú trọng đến các
nội dung cụ thể sau đây:
Một là, thể hiện rõ bốn chức năng cơ
bản của trường đại học: giáo dục nghề
nghiệp, phát triển và hoàn thiện nhân cách,
nghiên cứu khoa học công nghệ, dịch vụ xã
hội và phát triển và truyền bá tri thức văn
hoá nhân loại .
Hai là, thể chế hoá quyền được học
tập và học tâp suốt đời của công dân; bảo
đảm tính dân chủ, công bằng, bình đẳng về
cơ hội giáo dục đại học cho mọi người
Ba là, đổi mới thể chế tài chính trong
giáo dục. Thể chế hoá việc chuyển cơ chế
cấp phát kinh phí bình quân sang đặt hàng
trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kĩ
thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn của từng loại
hình dịch vụ giáo dục như NQ8 đã chỉ rõ;
đảm bảo suất đầu tư trên mỗi người học
tương ứng với chất lượng, phù hợp ngành
nghề và trình độ đào tạo. Nhà nước hỗ trợ
hoặc bao cấp cho những ngành nghề đặc
biệt quan trọng; đối tượng chính sách và
vùng khó khăn. Chuyển đầu tư nhà nước
qua cơ sở giáo dục và đào tạo sang trực
tiếp người được thụ hưởng. Thể chế hoá
trách nhiệm của các doanh nghiệp, cá nhân
sử dụng lao động tham gia đầu tư cho giáo
dục.
Bốn là, thể chế hoá quyền tự chủ,
nghĩa vụ báo cáo, giải trình và chịu trách
nhiệm của các cơ sở giáo dục về các quyết
định và hành động của họ khi thực hiện
quyền tự chủ, thể chế hoá phương thức
quản lí kiểu doanh nghiệp công khai, minh
bạch và được kiểm định về chất lượng và
kiểm toán.
Năm là, thể chế hoá trách nhiệm công
khai, tạo sự đồng thuận trong xã hội của
các cấp quản lí trước khi triển khai các cơ
chế, chính sách mới. Thể chế hoá trách
nhiệm giáo dục của gia đình và xã hội
Cùng với nhà nước, các tổ chức xã hội
cũng cần phải phát triển, định hướng, điều
chỉnh các thể chế bất thành văn theo hướng
phù hợp với sự đổi mới về thể chế giáo
dục, truyền bá ý thức sống và làm việc theo
pháp luật. Làm sống lại tinh thần “nhân
nghĩa trí tín” của những giảng viên và cán
bộ quản lí đại học – những người mà thời
trước được liệt vào hàng ngũ các sĩ phu –
hết lòng vì sự nghiệp trồng người.
3. TRAO QUYỀN VÀ PHÂN CẤP
Như đã phân tích ở trên để việc cơ cấu
lại các trường đại học đáp ứng thể chế giáo
dục đại học mới thì nhà nước phải giao
thêm quyền cho các trường đại học so với
những gì họ có được hiện nay. Thách thức
lớn nhất đối với cấp quản lí nhà nước chính
là ở điểm này vì kèm theo quyền quyết
định là quyền giám sát và khả năng giám
sát. Khi khả năng giám sát hạn chế thì
người ta, để đảm bảo an toàn, thường giữ
lại quyền quyết định. Vậy khi đã trao
quyền quyết định thì đòi hỏi năng lực giám
sát phải tăng lên. Bởi vì dù có trao quyền
thì cấp quản lí nhà nước vẫn chịu trách
nhiệm liên đới về những việc mà trường
làm sai. NQ8 cũng đã chỉ ra cần phải “tăng
cường công tác kiểm tra, thanh tra của cơ
quan quản lí các cấp”; Bên cạnh đó là việc
“thực hiện giám sát của các chủ thể trong
17
nhà trường và xã hội; bảo đảm dân chủ,
công khai, minh bạch”.
Chúng tôi xin trình bày vấn đề phân
cấp từ một cách tiếp cận khác. Từ các
nghiên cứu và thảo luận về các biện pháp
phân cấp trong năm nền kinh tế Đông Á
(Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông,
Singapore và Đài Loan) Leung (Leung,
2004) cho rằng các động cơ, bản chất và
ảnh hưởng của các biện pháp phân cấp
quản lí rất khác nhau; không ai trong số họ
thực sự hướng tới một sự chuyển giao đích
thực quyền cho các nhà giáo dục ở tuyến
đầu (tức là ở các cơ sở giáo dục), hoặc
nâng cao chất lượng giáo dục.
Sự phân cấp không thành công chứng
minh rằng ý tưởng phân cấp không thích
hợp với văn hoá Á Đông. Đặc biệt, hai đặc
điểm của văn hoá Á Đông được xem là lạc
lõng (at odd) đối với ý tưởng về phân cấp
là: tính đồng đều (uniformity) và chủ nghĩa
thực dụng (pragmaticism).
Ý tưởng về tính đồng đều (thống nhất),
dayitong hoặc một "đại nhất thống", là một
đặc điểm đặc trưng của văn hoá Trung
Quốc, nền văn hoá có ảnh hưởng lớn trong
khu vực Đông Á. Trong nền văn hoá Đông
Á có một sự chú trọng hơn vào xã hội chứ
không phải là khía cạnh cá nhân của con
người. So với các nền văn hoá phương
Tây nhấn mạnh sự độc lập và chủ nghĩa cá
nhân, văn hoá Đông Á nhấn mạnh hội
nhập và hòa hợp.
Trong nền văn hoá này, cá nhân dự
kiến sẽ ghép mình phù hợp với cấu trúc xã
hội hiện có hơn là cấu trúc được thay đổi
để phù hợp với nhu cầu của cá nhân. Nó
không phải là khó để thấy rằng những đặc
điểm này là phù hợp hơn với một hệ thống
tập trung, thống nhất chứ không phải là
một hệ thống phân cấp và phân tán.
Văn hoá Đông Á cũng đặc trưng bởi
bản chất thực dụng khắc nghiệt của nó. Đối
với phương Tây, trong khi phân cấp là với
mục đích "thúc đẩy sự linh hoạt và đổi mới
trong hệ thống” và tập trung là để "đảm
bảo rằng hệ thống chịu trách nhiệm cho
thấy rằng tất cả học sinh đạt được và làm
chủ các nội dung cốt lõi ", những điều này
dường như không là mối quan tâm của các
nền kinh tế Đông Á. Đối với các nền kinh
tế Đông Á, tập trung là để kiểm soát và
phân cấp quản lí là để có hiệu quả mà
không bị mất kiểm soát. Vì vậy, phân cấp
là một chủ nghĩ