Về mối quan hệ giữa môi trường và văn hóa ở nước ta

Môi trường (bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội) có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống con người và nó luôn gắn liền với yếu tố văn hóa -bởi văn hóa thể hiện sự phát triển của con nguời dù ở bất cứ đâu và khi nào. Qua những phân tích thực tế, tác giả cho chúng ta thấy rõ hơn trách nhiệm của mỗi người đối với vấn đề chung -môi trường. Con người sống trong môi trường tự nhiên (MTTN) và môi trường xã hội (MTXH). Theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản khoa học xã hội, 1988 thì: “Môi trường. 1. Nơi xẩy ra một hiện tượng hoặc diễn ra một quá trình, trong mối quan hệ với hiện tượng, quá trình ấy. 2. Toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người, với sinh vật đó”.

pdf8 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3654 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về mối quan hệ giữa môi trường và văn hóa ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ VĂN HÓA Ở NƯỚC TA Môi trường (bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội) có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống con người và nó luôn gắn liền với yếu tố văn hóa - bởi văn hóa thể hiện sự phát triển của con nguời dù ở bất cứ đâu và khi nào. Qua những phân tích thực tế, tác giả cho chúng ta thấy rõ hơn trách nhiệm của mỗi người đối với vấn đề chung - môi trường. Con người sống trong môi trường tự nhiên (MTTN) và môi trường xã hội (MTXH). Theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản khoa học xã hội, 1988 thì: “Môi trường. 1. Nơi xẩy ra một hiện tượng hoặc diễn ra một quá trình, trong mối quan hệ với hiện tượng, quá trình ấy. 2. Toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người, với sinh vật đó”. MTTN là tất cả những gì tạo nên môi trường sống quanh ta như: Đất đai, nhà cửa, rừng núi, động vật, không khí, sông hồ... Cơm ăn, nước uống, thuốc chữa bệnh, quần áo mặc đều là sản phẩm từ thiên nhiên thông qua quá trình lao động của chính con người. Mặt khác, con người lại tồn tại trong MTXH và chịu tác động qua lại của cộng đồng và luật pháp. Trong một xã hội văn minh, có luật pháp ổn định con người sẽ có điều kiện phát triển bền vững và năng động hơn là trong một xã hội đầy rẫy tệ nạn với lối sống thực dụång. Trong cộng đồng cổ truyền, nhiều làng xã có hương ước - đó là luật lệ qui ước do dân làng đặt ra thực hiện trong phạm vi của làng. Còn Nhà nước thì ban hành các văn bản pháp luật nhằm đảm bảo trật tự xã hội. Dưới góc độ tiếp cận này có thể khẳng định rằng, vấn đề môi trường có vị trí quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của con người. Sự xáo trộn về MTTN cũng như MTXH sẽ tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người. Một khi MTTN bị tàn phá và ô nhiễm, con người sẽ luôn phải sống trong nỗi lo âu về thiên tai như giông bão, lũ lụt, mất mùa, đói kém, bệnh tật... Nếu MTXH bị phá vỡ, tệ nạn xã hội sẽ gia tăng làm phá vỡ cấu trúc gia đình - làng xã, hậu quả là cả một cộng đồng người rơi vào tâm trạng bất an. Sự phản ánh trên cho thấy, môi trường có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống con người. Để xử lý mối tương tác đó, con người phải vận dụng vốn tri thức và kinh nghiệm của mình để tìm được “tiếng nói chung” với môi trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay đang xuất hiện những vấn đề phức tạp trong việc giải quyết mối quan hệ giữa con người và môi trường. Có thể tiếp cận những vấn đề này dưới các góc độ sau: 1. Do sự gia tăng dân số và do nhu cầu đòi hỏi không giới hạn của con người đã làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt không chỉ đối với nguồn tài nguyên không tái tạo mà ngay cả với nguồn tài nguyên tái tạo. Càng ngày thiên nhiên càng tỏ ra “đuối sức” trước nhu cầu của con người và trước tình hình đó, con người phải tìm ra giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của chính bản thân mình. Để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm hàng ngày, con người không thể chỉ dựa dẫm vào thiên nhiên và sử dụng phương pháp canh tác cổ xưa mà phải đưa khoa học và kỹ thuật vào nhằm cải tạo giống tăng năng suất. Nhiều hóa chất được sử dụng để tạo ra nhiều sản phẩm hơn. Tuy nhiên hiện nay trong các sản phẩm tiêu thụ hàng ngày còn tồn dư quá nhiều hóa chất độc hại gây ra những vụ ngộ độc nghiêm trọng.Trong vòng 4 tháng đầu năm 2002, cả nước đã có trên 1000 ca ngộ độc thực phẩm, trong đó có 47 ca tử vong, gần bằng số người tử vong do ngộ độc thực phẩm của hai năm 2000 và 2001. Mặt khác, bên cạnh những ảnh hưởng trực tiếp của các vụ ngộ độc lên sức khỏe con người như chúng ta đã thấy; những hóa chất độc hại đó còn để lại những di chứng tiềm ẩn lâu dài gây ra nhiều chứng bệnh mà con nguời không thể lường trước được. Nhằm khắc phục hiểm họa này, các nhà khoa học, các nhà sản xuất, sử dụng hóa chất trong chăn nuôi, trồng trọt phải phát huy cao độ nhân tố văn hóa - trong đó thành tố văn hóa - đạo đức phải được đặt lên hàng đầu - trong cung cách làm ăn của mình. Không thể chỉ vì mục đích lợi nhuận mà bỏ qua những qui trình qui phạm bắt buộc khi nghiên cứu và sản xuất để tung ra thị trường những sản phẩm dẫn đến nguy cơ hủy diệt con người và gieo mầm bệnh vào cộng đồng người. Phát huy giá trị văn hóa - đạo đức chính là thành tố cơ bản nhất để kéo con người lại với con người nhằm nâng cao tính nhân bản, nhân ái trong cộng đồâng người. Thái độ của con người đối với con người là tiêu chuẩn đầu tiên trong sự phát triển về mặt văn hóa-đạo đức. 2. Để con người vừa được hưởng cuộc sống có chất lượng cao vừa bảo vệ được môi trường sống là cả một vấn đề rất lớn không chỉ giới hạn trong việc sử dụng những sản phẩm tiêu thụ mà còn liên quan rất nhiều đến cách cư xử của chính con người với thiên nhiên. Lấy một ví dụ (đã, đang và sẽ làm đau đầu các nhà quản lý) như dân sinh sống gần rừng chặt phá mở rộng diện tích đất rừng canh tác, dân di cư tự do chặt phá rừng lấy đất để ở hay trồng trọt theo lối quảng canh không thông qua quá trình quản lý. Diện tích rừng ngày một giảm dần dẫn đến hậu quả lũ lụt, hạn hán ngày một tăng cả về tần suất và cường độ. Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, tính đến ngày 8/4/2002, tổng diện tích đất canh tác bị thiếu nước và hạn hán lên tới 207285 ha, trong đó có 45810 ha lúa, 6105 ha rau màu và 155370 ha cây công nghiệp. Hạn hán nặng nhất xảy ra ở các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Phước, Kiên Giang, Cà Mau. Một trong những tác động mạnh của tình hình khô hạn là nạn cháy rừng. Theo báo cáo của Cục kiểm lâm, từ đầu mùa khô đến nay, cả nước đã xảy ra 256 vụ cháy rừng gây thiệt hại 2558 ha rừng. Đặc biệt vụ cháy rừng tràm nguyên sinh thuộc khu vực Vườn quốc gia U Minh Thượng bắt đầu từ 12 giờ ngày 24/3/2002 với trên 2000 ha diện tích rừng tràm nguyên sinh bị thiêu rụi là lời cảnh báo sâu sắc nhất về công tác quản lý và thái độ ứng xử của con người đối với môi trường thiên nhiên. Để giải quyết vấn đề này cần áp dụng một cách triệt để hơn các qui định của Nhà nước như Luật bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ và phát triển rừng; các nghị định hướng dẫn thi hành luật mà Nhà nước đã ban hành. Muốn phát huy ý thức về môi trường một cách thường trực trong mỗi người phải có sự kết hợp chặt chẽ công tác tuyên truyền giáo dục về nếp sống, lối sống văn hóa - văn minh với hình thức xử lý các hiện tượng vi phạm theo đúng pháp luật. Lối sống xã hội chủ nghĩa là một hình thức mới thể hiện ở sự phù hợp với mục đích phát triển của xã hội. Chỉ có thể nhận thức được mối liên hệ giữa lý tưởng và hiện thực bằng hoạt động thực tiễn của con người trong xã hội. Ở đây đòi hỏi phải có một thái độ tự giác sâu sắc đối với cuộc sống, bảo đảm sự thống nhất hữu cơ giữa những nguyên tắc và những lao động thực tế. 3. MTXH trong bối cảnh hiện nay đang phát triển theo chiều hướng cực kỳ sôi động song cũng hết sức phức tạp. Trong đó lĩnh vực đáng quan tâm là những diễn biến của quá trình giao lưu văn hóa. Giao lưu văn hóa đang trở thành chiếc cầu nối tiềm ẩn những sắc thái văn hóa mới nhưng cũng đã xuất hiện những mặt trái đáng báo động trong MTXH. Sự pha trộn những sắc thái văn hóa khác nhau trong một không gian “người tiêu thụ” có trình độ dân trí chưa cao và chưa đồng đều đã làm nảy sinh những khuynh hướng không có lợi trong MTXH ở nước ta hiện nay. Các giá trị văn hóa đạo đức đang “đánh vật” với chủ nghĩa thực dụng để tồn tại; văn hóa dân tộc đang đối mặt một cách gay gắt với những khuynh hướng tiêu cực của văn hóa ngoại lai. Đây là một thách thức lớn đối với môi trường sống của con người trong bối cảnh hiện nay. Vấn đề được đặt ra là “trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp, ý thức về cội nguồn và lòng tự hào dân tộc, khắc phục tâm lý sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân văn”. Văn hóa mang lại cho nhân dân những giá trị tinh thần cao, làm phong phú bộ mặt tinh thần xã hội. Nói đến mối quan hệ giữa văn hóa và MTXH là nói đến sự sáng tạo của cá nhân và sự giao tế có tính văn hóa. Sáng tạo xã hội chính là một phương thức hoạt động tinh thần của con người nhằm khẳng định, tự thể hiện trong hoạt động sáng tạo. MTXH đòi hỏi phải có tính tích cực văn hóa của cá nhân, thể hiện ở năng lực nhận thức và tiếp thu những giá trị văn hóa và tự thể hiện trong thế giới của cái đẹp.