Abstract: In the university, professional staffs play an important role; Their positions are very
diverse. Each position requires employees to have a certain level of qualifications and competency.
On the basis of clarifying the concept of employment position, classifying employment position,
we present the significance, principles and methods of determining the job position of professional
staffs in universities. From there, we propose a general competency framework for job position of
professional staffs in universities
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vị trí việc làm của chuyên viên trường đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 464 (Kì 2 - 10/2019), tr 19-24
19
Email: manhpd@vinhuni.edu.vn
VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA CHUYÊN VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Phạm Đình Mạnh - Trường Đại học Vinh
Ngày nhận bài: 10/8/2019; ngày chỉnh sửa: 27/8/2019; ngày duyệt đăng: 05/9/2019.
Abstract: In the university, professional staffs play an important role; Their positions are very
diverse. Each position requires employees to have a certain level of qualifications and competency.
On the basis of clarifying the concept of employment position, classifying employment position,
we present the significance, principles and methods of determining the job position of professional
staffs in universities. From there, we propose a general competency framework for job position of
professional staffs in universities
Keywords: Job position, professional staffs, competency framework, university.
1. Mở đầu
Giáo dục đại học (GDĐH) nước ta đang có những đổi
mới căn bản và toàn diện trên tất cả các phương diện: Cơ
cấu đào tạo và mạng lưới cơ sở GDĐH; nội dung, phương
pháp và quy trình đào tạo; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng,
sử dụng giảng viên và cán bộ quản lí; tổ chức triển khai
các hoạt động khoa học và công nghệ; huy động nguồn lực
và cơ chế tài chính; quản lí GDĐH; hội nhập quốc tế
[1]. Những đổi mới này có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ
hoạt động của trường đại học (ĐH), đến mỗi thành viên
của nhà trường và vị trí việc làm (VTVL) của họ. Từ đó,
những yêu cầu đối với trình độ và năng lực (NL) của người
thực thi công việc ở từng VTVL cũng có những thay đổi
cơ bản. Trong trường ĐH, ngoài đội ngũ giảng viên, đội
ngũ chuyên viên (CV) giữ vai trò quan trọng. VTVL của
họ rất đa dạng, từ hành chính tổng hợp, tổ chức cán bộ, đào
tạo, đảm bảo chất lượng, nghiên cứu khoa học, hợp tác
quốc tế đến quản lí sinh viên/học viên Vì thế, nghiên
cứu xác định VTVL của CV trường ĐH là một vấn đề có
tính cấp thiết, phục vụ cho công tác phát triển đội ngũ này.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Vị trí việc làm và vị trí việc làm của chuyên viên
trường đại học
Điều 7 của Luật Viên chức nêu rõ: “VTVL là công
việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc
chức vụ tương ứng; là căn cứ xác định số lượng người làm
việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử
dụng và quản lí viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập”
[2]. Theo Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 36/2013/NĐ-CP
ngày 22/4/2013 về VTVL và cơ cấu ngạch công chức của
Chính phủ, “VTVL là công việc gắn với chức danh, chức
vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố
trí công chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị” [3].
Như vậy, VTVL được hiểu là một vị trí hoặc một chỗ
làm việc trong một cơ quan, tổ chức, đơn vị mà ở đó công
chức thực hiện một công việc hoặc một nhóm các công việc
có tính ổn định, lâu dài, thường xuyên, lặp đi lặp lại, có tên
gọi cụ thể theo chức danh, chức vụ hoặc theo tính chất công
việc và được gắn liền với quá trình thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức đó. VTVL được cấu thành
bởi các thành phần: 1) Tên gọi VTVL (chức danh);
2) Nhiệm vụ và quyền hạn mà người đảm nhiệm VTVL cần
phải thực hiện (chức trách); 3) Yêu cầu về trình độ và kĩ
năng chuyên môn mà người đảm nhiệm VTVL phải đáp
ứng (tiêu chuẩn); 4) Tiền lương được trả tương ứng với chức
danh, chức trách và tiêu chuẩn của người đảm nhiệm công
việc. VTVL được thể hiện dưới hình thức bản mô tả công
việc và khung NL để thực hiện công việc đó. Mỗi VTVL
đều đòi hỏi người làm việc phải có một trình độ và NL nhất
định. Vì thế, VTVL chính là căn cứ để có thể xác định được
số lượng cũng như cơ cấu công việc và chất lượng nguồn
nhân lực có thể đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ của các
cơ quan, tổ chức, đơn vị; đồng thời cũng là căn cứ giúp cho
các cơ quan, tổ chức, đơn vị xác định được trình độ, NL của
nguồn nhân lực để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cũng như
tuyển dụng, sắp xếp hợp lí nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu
của từng VTVL.
Từ đó, VTVL của CV trường ĐH là công việc chuyên
môn - nghiệp vụ (CM-NV) hỗ trợ, phục vụ các hoạt động:
đào tạo; tổ chức nhân sự; hành chính tổng hợp; hợp tác
trong và ngoài nước; công tác sinh viên; thanh tra - pháp
chế; khảo thí và đảm bảo chất lượng, của trường ĐH.
VTVL của CV trường ĐH cũng đòi hỏi người làm việc
phải có trình độ CM-NV và NL phù hợp với mỗi một
VTVL trong bộ máy quản lí hành chính của nhà trường.
Khi quản lí GDĐH có những đổi mới căn bản, toàn diện
thì nội dung ở từng VTVL của CV cũng có những thay đổi
căn bản, toàn diện theo hướng phát triển thêm những nội
dung mới. Ví dụ, đối với CV ở VTVL tổ chức nhân sự,
nếu như trước đây chỉ đơn thuần làm các công việc hành
chính về tổ chức nhân sự thì hiện nay phải nghiên cứu để
tư vấn cho hiệu trưởng những vấn đề về đổi mới cơ chế
quản lí GDĐH phù hợp với điều kiện thực tế của nhà
trường như: phân cấp trong nội bộ trường ĐH; giao quyền
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 464 (Kì 2 - 10/2019), tr 19-24
20
tự chủ cho các đơn vị; xây dựng quy hoạch, lộ trình để phát
triển nguồn nhân lực của nhà trường...
2.2. Phân loại vị trí việc làm của chuyên viên trường
đại học
VTVL của CV trường ĐH có thể được phân loại
như sau:
2.2.1. Phân loại theo chức danh
Theo cách phân loại này, CV trường ĐH có các vị
trí lãnh đạo, quản lí và các vị trí hỗ trợ, phục vụ. Trong
trường ĐH, vị trí lãnh đạo, quản lí do các CV là
trưởng/phó phòng; giám đốc/phó giám đốc trung tâm
đảm nhiệm; vị trí hỗ trợ và phục vụ do các CV phụ
trách những lĩnh vực hoạt động của nhà trường đảm
nhiệm. Thông thường, các vị trí hỗ trợ, phục vụ nhiều
hơn so với các vị trí lãnh đạo, quản lí.
2.2.2. Phân loại theo số lượng người đảm nhận vị trí
việc làm
Theo cách phân loại này, có VTVL do một người
đảm nhận; có VTVL do nhiều người đảm nhận và có
VTVL kiêm nhiệm. Bên cạnh đó, một VTVL có thể
có nhiều công việc khác nhau, do đó sẽ có nhiều
VTVL khác nhau ngay trong cùng một đơn vị. Ví dụ,
công việc đào tạo sẽ có các VTVL như: trưởng phòng
đào tạo, phó phòng đào tạo; CV phụ trách các lĩnh vực
về phát triển chương trình, xây dựng kế hoạch đào tạo,
quản lí đào tạo, cấp phát văn bằng, chứng chỉ
2.3. Xác định vị trí việc làm của chuyên viên trường
đại học
2.3.1. Ý nghĩa xác định vị trí việc làm của chuyên viên
trường đại học
Xác định VTVL của CV trường ĐH có các ý nghĩa
sau đây:
- Giúp cho trường ĐH xác định được số lượng, cơ
cấu công việc và chất lượng đội ngũ CV
Thông qua xác định VTVL của CV, các trường ĐH
có thể xác định được số lượng, cơ cấu công việc và
chất lượng đội ngũ CV. Đây là cơ sở đảm bảo để đội
ngũ này được bố trí công việc phù hợp với NL và phát
huy sở trường, khả năng chuyên môn của mình.
- Là căn cứ để sắp xếp bộ máy hành chính của
trường ĐH
Dựa vào VTVL đã xác định, các trường ĐH thực hiện
việc rà soát và sắp xếp bộ máy gọn nhẹ, loại bỏ những
chồng chéo và sự trùng lặp về các chức năng, nhiệm vụ
của các đơn vị, bộ phận; đổi mới, khắc phục những hạn
chế của các mô hình công vụ, chức nghiệp hiện hành, tạo
ra tính năng động và hiệu quả trong cả hệ thống quản lí của
trường ĐH.
- Là cơ sở để tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng,
đánh giá và xây dựng chế độ đãi ngộ đối với CV
Trong trường ĐH, công tác tuyển dụng, sử dụng, đào
tạo, bồi dưỡng, đánh giá và xây dựng chế độ đãi ngộ đối
với CV có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nguồn
nhân lực này. Cơ sở cho công tác tuyển dụng, sử dụng, đào
tạo, bồi dưỡng, đánh giá và xây dựng chế độ đãi ngộ đối
với CV chính là việc xác định VTVL cho từng công việc
mà CV đảm nhiệm. Dựa vào VTVL đã xác định, các
trường ĐH tổ chức tuyển dụng nhân lực làm việc cho mình
theo phương thức cạnh tranh, công khai đối với tất cả
VTVL và không có sự giới hạn về phạm vi, đối tượng
nhằm thu hút ứng viên phù hợp đối với vị trí cần tuyển
dụng. Mỗi VTVL đều đòi hỏi người làm việc có một trình
độ và NL nhất định, từ đó có thể giúp cho trường ĐH xác
định được trình độ, NL của nguồn nhân lực nói chung, đội
ngũ CV nói riêng để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cũng
như tuyển dụng, sắp xếp nguồn nhân lực, đáp ứng được
yêu cầu của VTVL. Đồng thời, dựa vào VTVL đã xác
định, các trường ĐH tổ chức đánh giá NL làm việc của các
CV gắn liền với kết quả công việc mà họ đảm nhận. Đây
chính là cơ sở vững chắc cho quá trình quy hoạch, bổ
nhiệm, khen thưởng để có thể trả lương cho công chức và
viên chức một cách công bằng, thỏa đáng, tạo động lực
làm việc, cống hiến của họ cho sự phát triển của trường
ĐH. Trong bối cảnh tự chủ hiện nay, việc trả lương cho
công chức và viên chức dựa trên kết quả công việc mà họ
đảm nhận là vấn đề mà các trường ĐH cần phải hướng tới
để thay đổi tư duy, cách thức cũng như thái độ làm việc
của công chức, viên chức.
2.3.2. Nguyên tắc xác định vị trí việc làm của chuyên viên
trường đại học
Xác định VTVL của CV trường ĐH cần đảm bảo các
nguyên tắc sau đây:
- Phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của trường ĐH
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
trường ĐH được quy định tại Điều 14 và Điều 28 của Luật
GDĐH; Điều 5 và Điều 6 của Điều lệ trường ĐH. Dựa
trên các quy định của Luật GDĐH và Điều lệ trường ĐH,
các cơ sở GDĐH có thể xây dựng, ban hành quy chế tổ
chức và hoạt động; các quy định nội bộ khác phù hợp với
điều kiện đặc thù của nhà trường. Vì thế, khi xác định
VTVL trong trường ĐH nói chung, VTVL của CV nói
riêng, một mặt phải dựa trên các quy định của Luật GDĐH
và Điều lệ trường ĐH về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của trường ĐH, mặt khác, phải dựa trên
quy chế tổ chức và hoạt động; các quy định nội bộ khác
của trường ĐH.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 464 (Kì 2 - 10/2019), tr 19-24
21
- Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh
bạch và phù hợp với điều kiện thực tế của trường ĐH
Bảo đảm tính khoa học, đòi hỏi việc xác định VTVL
của CV trường ĐH phải được tiến hành theo phương pháp
tổng hợp (kết hợp giữa hoạt động phân tích tổ chức và phân
tích công việc). Bảo đảm tính khách quan, đòi hỏi việc xác
định VTVL của CV trường ĐH phải xuất phát từ chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trường ĐH; từ
các lĩnh vực hoạt động cụ thể của nhà trường. Bảo đảm tính
công khai, minh bạch đòi hỏi việc xác định VTVL của CV
trường ĐH phải được phổ biến rộng rãi đến các đơn vị, cá
nhân trong nhà trường; các đơn vị, cá nhân trong nhà trường
đều được tham gia vào việc kê khai công việc phải thực
hiện, kê khai thông tin của đơn vị, cá nhân; tự đánh giá mức
độ hoàn thành công việc được giao
- Mỗi VTVL luôn gắn với một chức danh ngạch công
chức nhất định
Làm việc ở VTVL nào thì được bổ nhiệm vào chức
danh nghề nghiệp tương ứng với VTVL đó. Theo Thông
tư số 04/VBHN-BNV ngày 9/11/2017 của Bộ Nội vụ [4],
ngạch CV có các chức danh: 1) CV cao cấp, mã số ngạch
01.001; 2) CV chính, mã số ngạch 01.002; 3) CV, mã số
ngạch 01.003. Mỗi VTVL của CV trường ĐH cũng phải
gắn với một chức danh ngạch công chức nhất định. Chức
danh ngạch công chức sẽ quy định chức trách, nhiệm vụ,
tiêu chuẩn về NL chuyên môn cho mỗi VTVL của CV
trường ĐH.
- Phải tuân thủ các quy định của pháp luật
Việc xác định VTVL của CV trường ĐH phải tuân thủ
các quy định của pháp luật, trực tiếp là Luật Giáo dục, Luật
GDĐH, Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức; các nghị
định, thông tư hướng dẫn thực hiện các Luật này.
2.3.3. Căn cứ xác định vị trí việc làm của chuyên viên
trường đại học
- Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của trường ĐH
Xác định VTVL của CV trường ĐH phải dựa vào văn
bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của trường ĐH. Đây là căn cứ có tính pháp lí, đảm
bảo cho việc xác định VTVL của CV trường ĐH phù hợp
với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
trường ĐH. Khi VTVL của CV trường ĐH được xác định
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của trường ĐH thì các VTVL đó mới phản ánh được
đầy đủ các công việc mà ở từng VTVL, đội ngũ CV phải
đảm nhận để vận hành bộ máy quản lí hành chính của
trường ĐH.
- Tính chất, đặc điểm, yêu cầu công việc của trường ĐH
Tính chất, đặc điểm, yêu cầu công việc của trường ĐH
cũng là căn cứ để xác định VTVL của CV trường ĐH. Vì
thế, ở mỗi công việc trong trường ĐH, cần làm rõ tính chất,
đặc điểm, yêu cầu của nó, làm cơ sở để quy định chức
trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn về NL CM-NV cho mỗi
VTVL của CV trường ĐH.
- Mức độ phức tạp, quy mô, phạm vi và đối tượng phục
vụ, quản lí công việc của trường ĐH
Trong trường ĐH, các công việc do đội ngũ CV thực
hiện có sự khác nhau về mức độ phức tạp, quy mô, phạm
vi và đối tượng phục vụ, quản lí. Do đó, khi xác định
VTVL của CV trường ĐH cũng phải quan tâm đến yếu tố
này. Tùy theo mức độ phức tạp, quy mô, phạm vi và đối
tượng phục vụ, quản lí công việc của trường ĐH mà xác
định số lượng, cơ cấu công việc, chất lượng đội ngũ CV
phù hợp cho các VTVL.
- Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị,
phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin
của trường ĐH
Hiện nay, các trường ĐH đang đẩy mạnh việc hiện đại
hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc, đi đôi với
ứng dụng những thành tựu công nghệ thông tin, truyền
thông vào các hoạt động của nhà trường. Việc làm này
không những góp phần nâng cao tính hiệu quả, minh bạch
và sự tham gia của các bên liên quan vào hoạt động của
trường ĐH mà còn góp phần tinh giản biên chế trong bộ
máy quản lí hành chính của các trường ĐH. Đồng thời,
cũng đòi hỏi đội ngũ CV ở từng VTVL phải có khả năng
ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc của mình.
- Chiến lược phát triển của trường ĐH
Các trường ĐH đều xây dựng chiến lược phát triển của
mình, trong đó làm rõ sứ mệnh, tầm nhìn, các giá trị cốt
lõi; định hướng chiến lược; giải pháp chiến lược phát triển
nhà trường trong 5 năm, 10 năm tới. Vì thế, khi xác định
VTVL của CV, trường ĐH cần phải dựa trên chiến lược
phát triển của nhà trường.
- Thực trạng bố trí, sử dụng đội ngũ CV của trường ĐH
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số
36/2013/NĐ-CP về VTVL và cơ cấu ngạch công chức; Bộ
Nội vụ có Thông tư số 05/2013/TT-BNV ngày 25/6/2013
hướng dẫn thực hiện Nghị định [5], các trường ĐH đã chỉ
đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng Đề án VTVL. Đề án
VTVL này đã giúp hiệu trưởng rà soát, đánh giá lại tình
hình sử dụng, sắp xếp nhân sự trong các đơn vị, có cái nhìn
toàn diện về số lượng VTVL dự kiến và số lượng VTVL
hiện tại cũng như xây dựng kế hoạch sử dụng đội ngũ CV
bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm. Tuy nhiên, sau 6 năm thực
hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Thông
tư số 05/2013/TT-BNV của Bộ Nội vụ, việc xây dựng và
thực hiện Đề án VTVL ở các trường ĐH vẫn còn nhiều khó
khăn, lúng túng, dẫn đến việc bố trí, sử dụng nhân lực của
trường ĐH nói chung, đội ngũ CV nói riêng chưa hợp lí,
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 464 (Kì 2 - 10/2019), tr 19-24
22
làm ảnh hưởng đến việc phân nhóm công việc hoạt động
CM-NV; quy trình quản lí CM-NV và xử lí công việc; xác
định khung NL của từng VTVL... Vì thế, khi xác định
VTVL của đội ngũ CV trường ĐH cũng cần căn cứ vào
thực trạng bố trí, sử dụng đội ngũ này.
2.3.4. Phương pháp xác định vị trí việc làm của chuyên
viên trường đại học
Việc xác định VTVL của CV trường ĐH được thực
hiện theo phương pháp tổng hợp. Đó là phương pháp kết
hợp giữa hoạt động phân tích tổ chức, phân tích công việc
và đánh giá thực trạng đội ngũ CV trong các đơn vị trực
thuộc trường ĐH. Phương pháp này được thực hiện theo
các bước sau đây:
- Bước 1: Thống kê công việc mà CV đảm nhận
theo chức năng, nhiệm vụ trong các đơn vị trực thuộc
trường ĐH
Bước này do từng CV thực hiện theo nguyên tắc chỉ
kê khai những công việc thường xuyên, liên tục, ổn định,
lâu dài, lặp đi lặp lại có tính chu kì. Mỗi CV phải ước tính
được % thời gian thực hiện công việc, khối lượng công
việc hoàn thành, các điều kiện cơ sở vật chất bảo đảm thực
hiện công việc và các yêu cầu về NL cần có của công việc.
- Bước 2: Phân nhóm công việc mà CV trường ĐH
đảm nhận
Từ kết quả thống kê công việc của đội ngũ CV ở bước
trên, cần phân thành 2 nhóm công việc lớn: nhóm công
việc quản lí điều hành (công việc của cấp trưởng và cấp
phó Phòng, Ban, Trung tâm); nhóm công việc hỗ trợ phục
vụ (công việc của các bộ phận: Đào tạo, Tổ chức cán bộ,
Kế hoạch - Tài chính, Đảm bảo chất lượng, Khảo thí...). Ở
mỗi nhóm công việc lớn, có thể tiếp tục phân thành các
nhóm công việc cụ thể hơn có tính chất, đặc thù tương tự
nhau, làm cơ sở để xác định tên các VTVL trong 2 nhóm
công việc của CV trường ĐH.
- Bước 3: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến VTVL
của CV trường ĐH
Ảnh hưởng đến VTVL của CV trường ĐH có các yếu
tố: chế độ làm việc; phạm vi hoạt động, sự đa dạng về lĩnh
vực hoạt động; tính chất, đặc điểm của hoạt động nghề
nghiệp; mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động... Việc xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến VTVL của CV trường ĐH
có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì, với mức độ khác nhau
của các yếu tố ảnh hưởng sẽ đem lại cách nhìn nhận khác
nhau, khi đánh giá hiệu quả làm việc của CV ở mỗi VTVL.
- Bước 4: Thống kê, đánh giá thực trạng đội ngũ CV
hiện có của trường ĐH
Trên cơ sở thống kê công việc và nhận định các yếu tố
ảnh hưởng, cần đánh giá thực trạng đội ngũ CV; đánh giá
việc sử dụng và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ
CV. Việc đánh giá này là căn cứ để xác định biên chế hiện
tại là đủ, thừa hay thiếu so với các VTVL đã được xây
dựng, từ đó có kế hoạch tuyển dụng mới, tinh giản hay tiếp
tục duy trì biên chế hiện có.
- Bước 5: Xác định danh mục và phân loại các VTVL
cần có của CV để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các
đơn vị trực thuộc trường ĐH
Ở bước này, phải xác định các VTVL cần có của CV
để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực
thuộc trường ĐH và phân thành 2 nhóm như ở bước 2;
đồng thời tổng hợp thành danh mục VTVL của các đơn vị
trực thuộc trường ĐH.
- Bước 6: Xây dựng bản mô tả công việc đối với từng
VTVL của CV trường ĐH
Bản mô tả công việc đối với từng VTVL của CV
trường ĐH bao gồm các nhiệm vụ chính phải làm, tiêu chí
đánh giá hoàn thành công việc, kết quả sản phẩm, điều
kiện làm việc.
- Bước 7: Xây dựng khung NL đối với từng VTVL của
CV trường ĐH
Dựa vào bản mô tả công việc đối với từng VTVL của
CV trường ĐH để xây dựng khung NL. Giữa khung NL
và VTVL có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. VTVL là cơ
sở để xây dựng khung NL. Còn khung NL phản ánh những
yêu cầu mà CV trường ĐH cần phải có để đáp ứng VTVL.
- Bước 8: Xác định ngạch CV tương ứng với mỗi VTVL
Việc xác định ngạch CV tương ứng với VTVL được
tiến hành gắn liền với quá trình xác định danh mục VTVL
và căn cứ vào các yếu tố: lĩnh vực CM-NV; tên của
VTVL; bản mô tả công việc; khung NL; vị trí, quy mô,
phạm vi hoạt động và đối tượng phục vụ của các đơn vị
trực thuộc trường ĐH; quy định về ngạch CV cao nhất
được sử dụng trong các đơn vị trực thuộc trường ĐH.
2.4. Khung năng lực chung cho vị trí việc làm của
chuyên viên trường đại học
Khung NL của CV trường ĐH là bản mô tả tổng hợp
các kiến thức, kĩ năng, thái độ mà CV trường ĐH cần có
để hoàn thành tốt công việc của mình. Khung NL của CV
trường ĐH được xây dựng dựa trên cơ sở mô tả, phân tích
từng VTVL mà CV cần phải đảm nhận để vận hành hiệu
quả bộ máy hành chính của trường ĐH trên tất cả các
phương diện hoạt động. Từ đó, khung NL chung cho
VTVL của CV trường ĐH do chúng tôi đề xuất bao gồm
các thành tố sau:
2.4.1. Năng lực chuyên môn - nghiệp vụ
NL CM-NV là khả năng một người nắm vững nội
dung, quy trình, công cụ và kĩ thuật của VTVL để hoàn
thành tốt các yêu cầu của công việc. Ở trường ĐH, NL
CM-NV của CV có những biểu hiện sau đây: Chủ động
tìm hiểu và nắm vững các tài liệ