TÓM TẮT
Chứng khó đọc (Dyslexia) là dạng khuyết tật học tập phổ biến ở trẻ em. Không chỉ
gặp khó khăn khi đọc, nói, viết, tính toán mà trẻ bị Dyslexia còn có vấn đề về tri nhận
không gian. Vì vậy song song với vật lý trị liệu, tâm lí trị liệu, thì các bài tập vận động
và bài tập tri nhận không gian được xem là một nội dung cần chú ý trong can thiệp trị liệu
cho trẻ khó đọc.
Giả thiết được đặt ra nếu HS lớp 1 mắc chứng khó đọc được can thiệp sớm bằng
phương pháp đa giác quan kết hợp chặt chẽ với các bài tập vận động, tri nhận không gian
bên cạnh các bài tập nhận thức âm vị, nhận thức chính tả, đọc lưu loát, mở rộng vốn từ thì
sẽ có những chuyển biến tốt trong việc học đọc của mình. Bài báo này đề cập đến việc thử
nghiệm xây dựng 11 bài tập vận động kết hợp với 17 bài tập tri nhận không gian và ứng
dụng những bài tập này can thiệp cho 8 HS lớp 1 ở Tp.HCM mắc chứng khó đọc.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng bài tập vận động & bài tập tri nhận không gian cho học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
52
XÂY DỰNG BÀI TẬP VẬN ĐỘNG & BÀI TẬP TRI NHẬN KHÔNG GIAN
CHO HỌC SINH LỚP 1 MẮC CHỨNG KHÓ ĐỌC
Nguyễn Thị Ngọc Hạnh,
Bùi Thị Thành,
Trần Thị Tố Trinh
(Sinh viên năm 4, Khoa Giáo dục Tiểu học)
GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Ly Kha
TÓM TẮT
Chứng khó đọc (Dyslexia) là dạng khuyết tật học tập phổ biến ở trẻ em. Không chỉ
gặp khó khăn khi đọc, nói, viết, tính toán mà trẻ bị Dyslexia còn có vấn đề về tri nhận
không gian. Vì vậy song song với vật lý trị liệu, tâm lí trị liệu, thì các bài tập vận động
và bài tập tri nhận không gian được xem là một nội dung cần chú ý trong can thiệp trị liệu
cho trẻ khó đọc.
Giả thiết được đặt ra nếu HS lớp 1 mắc chứng khó đọc được can thiệp sớm bằng
phương pháp đa giác quan kết hợp chặt chẽ với các bài tập vận động, tri nhận không gian
bên cạnh các bài tập nhận thức âm vị, nhận thức chính tả, đọc lưu loát, mở rộng vốn từ thì
sẽ có những chuyển biến tốt trong việc học đọc của mình. Bài báo này đề cập đến việc thử
nghiệm xây dựng 11 bài tập vận động kết hợp với 17 bài tập tri nhận không gian và ứng
dụng những bài tập này can thiệp cho 8 HS lớp 1 ở Tp.HCM mắc chứng khó đọc.
Từ khóa: chứng khó đọc, bài tập vận động, tri nhận không gian, can thiệp trị liệu,
HS lớp 1
ABSTRACT
Building the muscle exercises and spatial awareness exercises
for grades 1 dyslexic students
Dyslexia is a general learning disability in children. Not only have trouble in
reading, speaking, writing, numeracy that dyslexic children also have problems with
spatial awareness... So along with physical therapy, psychology,... then the muscle
exercises and spatial awareness exercises are considered a noteworthy method of
treatment for dyslexic children.
On the assumption that if grade 1 dyslexic students is early intervened by
multisensory method and combine with muscle exercises, spatial awareness exercises and
phonological awareness, orthography, vocabulary there will be positive changes in their
reading. This article mentions experiment in building the 11 muscle exercises and 17
spatial awareness exercises and bring it into practise for 8 1st grade students in HCMC
infected by Dyslexia syndrome.
Keywords: dyslexia, muscle exercises, spatial awareness, to be intervened, grade 1
students.
1. Vấn đề tri nhận không gian của trẻ mắc chứng khó đọc
1.1. Tri nhận không gian và hoạt động đọc
Tri nhận không gian (hay tri giác không gian) theo tâm lí học là tri giác về hình
dáng, độ lớn, vị trí, độ xa và phương hướng của các sự vật đang tồn tại trong không
Năm học 2012 - 2013
53
gian. Loại tri giác này giữ vai trò quan trọng trong sự tác động qua lại của con người
với môi trường xung quanh, nó là điều kiện để con người định hướng trong môi trường.
Người mắc chứng khó đọc thường rối loạn trong việc tri nhận không gian: trên, dưới,
trái, phải, trước, sau và kéo theo sẽ gặp rối loạn trong việc tri nhận vị trí của các âm, sẽ
rất khó giải mã đúng các tiếng. Do đó, họ sẽ không hiểu nghĩa của từ, câu, đoạn văn,
văn bản. Vì thế, việc rèn luyện cho trẻ khả năng tri nhận không gian tốt là điều hết sức
quan trọng [15].
1.2. Tri nhận không gian của trẻ lớp 1 mắc chứng khó đọc
Chứng khó đọc là một tình trạng thiểu năng học tập được đặc trưng bằng khó
khăn trong việc diễn đạt hoặc tiếp nhận ngôn ngữ nói hay viết. Các nghiên cứu của
Vidyasagar TR. &Pammer K (2009), Facoetti (2000, 2009), cho thấy có những khuyết
tật cụ thể trong việc chuyển sự chú ý do thời gian tập trung ngắn, không đủ lâu để xử lí
hình ảnh một cách hiệu quả như mong đợi. Và sự thiếu tập trung chú ý lựa chọn hình
ảnh của người mắc chứng khó đọc, theo các tác giả trên, có thể là do một khó khăn cụ
thể trong việc định hướng và độ tập trung chú ý. Các nghiên cứu về chứng khó đọc
được biết đến đều cho rằng biểu hiện của chứng khó đọc thường thấy qua các hành vi
vận động vụng về, khó khăn với việc vận động; thường lẫn lộn trái/phải, trên/dưới, kéo
theo khi đọc, những trẻ này thường thêm bớt, đảo trật tự âm, từ; bắt đầu với vị trí
không chính xác, khi viết thường thêm hoặc bỏ nét, viết không đúng kiểu dạng chữ,
chiều hướng chữ, không ngay hàng, không chú ý đến khoảng cách giữa các chữ,
(Nguyễn Thị Ly Kha 2012, 2013b, Bùi Thế Hợp 2013).
1.3. Bài tập vận động và bài tập tri nhận không gian cho HS lớp 1 có khó khăn
về đọc
Bài tập vận động được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả vận động thô và
vận động tinh. Những bài tập này nhằm thu hút sự tập trung của trẻ lâu hơn và liên tục
hơn bằng cách phối hợp các giác quan trong cơ thể, từ đó giúp việc nghe, nói được linh
hoạt hơn.
Việc học Tiếng Việt cũng đòi hỏi trẻ có khả năng tri nhận không gian trong việc
xác định thứ tự các âm vị, thứ tự các chữ cái, thứ tự các từ; xác định chiều hướng các
dấu phụ Các bài tập vận động được kết hợp cùng bài tập tri nhận không gian có thể
có tác dụng không nhỏ trong việc giúp trẻ rèn luyện khả năng tri nhận về thứ tự trước
sau, trên dưới, trong ngoài, trái phải từ đó có thể khắc phục các loại lỗi trong đọc và
viết mà HS bình thường, nhất là HS bị chứng khó đọc thường mắc phải. Loại bài tập
này, có thể tìm thấy ở các trang web của Hiệp hội Dyslexia ở những quốc gia pháp
triển, như www.listenandlearn.com.au/disorders_dyslexia.asp, www.bdadyslexia.org.uk,...
Nhưng ở Việt Nam, cho đến thời điểm này (4/2013), hầu như chưa có một nghiên cứu
nào bàn một cách hoàn chỉnh về vấn đề này khi dạy học cho HS lớp 1 mắc chứng khó
đọc. Các bài viết nếu có đề cập đến vấn đề tri nhận không gian của trẻ thì cũng chủ yếu
tập trung vào khía cạnh từ kết quả của sự tri nhận không gian khách quan tồn tại trong
đầu óc của con người, thường được gọi là “không gian được tri giác”, đến việc sử dụng
nó trong các hoạt động hàng ngày. Thành thử, có thể nói cho đến thời điểm hiện nay ở
nước ta ngoài một phác thảo có tính thử nghiệm một số bài tập giúp HS lớp 1 định
hướng không gian, khắc phục những nhầm lẫn khi đọc và viết các âm vị - tự vị có liên
quan tới khả năng tri nhận không gian của Nguyễn Thị Ly Kha và Phạm Hải Lê
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
54
(2013b), chưa có công trình nào công bố về việc xây dựng và thử nghiệm bài tập vận
động, bài tập tri nhận không gian cho HS mắc chứng khó đọc.
Các bài tập vận động được xây dựng trong nghiên cứu này gồm các bài tập vận
động tay chân, bài tập vận động thô, cùng với các bài tập vận động tinh (tô màu,
vẽ,). Các bài tập này luôn được tích hợp với các yếu tố tri nhận không gian trái -
phải, trên - dưới, trước - sau, giúp trẻ chơi mà học và tạo tâm thế cho trẻ bắt đầu tiết
học hoặc thay đổi “bầu không khí” giảm căng thẳng cho trẻ. Bên cạnh các bài tập vận
động còn có các bài tập hỗ trợ tri nhận không gian được tích hợp với các nhóm bài tập
ngôn ngữ khác nhằm giúp trẻ không bị nhầm lẫn khi tri nhận không gian và góp phần
cải thiện khả năng đọc của trẻ.
Giả thiết được đặt ra : nếu trẻ lớp 1 mắc chứng khó đọc được can thiệp sớm bằng
phương pháp đa giác quan kết hợp chặt chẽ với các bài tập vận động, bài tập hỗ trợ tri
nhận không gian bên cạnh các bài tập nhận thức âm vị, nhận thức chính tả, đọc lưu loát,
mở rộng vốn từ thì sẽ có những chuyển biến tốt trong việc học đọc của mình.
2. Xây dựng và thử nghiệm bài tập vận động và bài tập tri nhận không gian 2.1. Căn cứ xây dựng và thử nghiệm hệ thống bài tập
2.1.1. Căn cứ đặc điểm tâm sinh lí và ngôn ngữ của HS lớp Một mắc chứng khó đọc
Theo các nhà nghiên cứu, trẻ mắc chứng khó đọc thường có các khó khăn sau :
Về tầm nhìn: Nhìn thấy chuyển động không tồn tại trong khi đọc, viết. Khó khăn
khi quan sát dù mắt điều tiết bình thường. Thiếu nhận thức sâu sắc và tầm nhìn ngoại
vi.
Về vận động: Thiếu sự phối hợp, gặp khó khăn ở các môn thể thao bóng hoặc
nhóm, kỹ năng vận động kém hơn so với trẻ đồng trang lứa. Dễ bị say tàu xe. Lẫn lộn
trái/phải và trên/dưới.
Bộ nhớ / nhận thức: Nhớ bề ngoài của đối tượng khá tốt nhưng ghi nhớ kém.
Nhận biết sự vật, không thông qua ngôn ngữ nói hay viết mà thông qua hình ảnh của nó
.
Hành vi: Có ý thức đòi hỏi sự công bằng khá cao. Có thể là người gây cười, pha
trò của lớp nhưng cũng có thể là người ít nói nhất lớp. Dễ bị dị ứng, nhiễm trùng tai.
Thường ngủ sâu hoặc ngủ chập chờn. Sai lầm và các triệu chứng tăng lên đáng kể khi
gặp sự nhầm lẫn, sức khỏe kém, áp lực thời gian, căng thẳng cảm xúc.
Về ngôn ngữ: Vốn từ có thể nghèo nàn hơn trẻ cùng trang lứa, thường đảo đổi
âm, chữ, thêm bớt âm, chữ, từ khi đọc, viết, đọc chậm, không nhất quán giữa đánh vần
và đọc trơn, đọc lưu loát kém,
2.1.2. Căn cứ chương trình, SGK môn Tiếng Việt
Môn tiếng Việt ở lớp Một được học 350 tiết trong vòng 35 tuần. Kiến thức lớp
Một được chia làm 2 mảng là tiếng Việt và Văn học, với các nội dung học âm, vần, chữ
cái, thanh điệu, dấu ghi thanh điệu, một số quy tắc chính tả; từ ngữ, một số đoạn văn,
bài văn, bài thơ về nhà trường, gia đình, thiên nhiên, đất nước; dấu chấm, dấu chấm
hỏi, nghi thức lời nói. Phần học âm, vần được bố trí ở học kì I (18 tuần) và nửa đầu học
kì II (6 tuần) với 103 bài, cung cấp tất cả các âm và các hầu hết các khuôn vần của
tiếng Việt.
Năm học 2012 - 2013
55
2.1.3. Căn cứ thực trạng lỗi của HS và thực trạng dạy học cho HS bị chứng khó đọc
Thực trạng những khó khăn về vận động và tri nhận không gian của HS, như hay
nhầm lẫn trái/phải, dấu sắc/dấu huyền, đảo trật tự các vị tự trong tiếng, cũng là căn
cứ để xây dựng và sử dụng các bài tập nhằm can thiệp cho những HS bị chứng khó đọc.
Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi nhận thấy việc rèn luyện khả năng vận động và tri
nhận không gian cho những HS lớp 1 có khó khăn về tri nhận không gian liên quan tới
việc đọc, hầu như chưa được quan tâm.
Khảo sát ý kiến giáo viên (đã và chưa được tập huấn về Dyslexia), PHHS, chúng
tôi thấy 4 biểu hiện được lựa chọn nhiều nhất là: Khi đọc hoặc viết thường lẫn lộn, đảo,
đổi, bỏ sót: thêm từ, chữ: hoặc thay thế từ, chữ1. Điều này cho thấy giáo viên, PHHS
bước đầu có những nhận thức về một trong những dấu hiệu nhận biết chứng khó đọc là
dựa vào khả năng vận động và tri nhận không gian của HS.
Nhưng khi được hỏi ý kiến về cách thức giúp đỡ HS có khó khăn về đọc, thì hầu
hết GV và PHHS đều chọn phương pháp tăng cường luyện đọc cho HS mắc chứng khó
đọc. Còn các phương pháp dùng cho trẻ bí chứng khó đọc, như sử dụng phương pháp
đa giác quan; sử dụng các bài tập chuyên biệt, lại chưa được quan tâm và lựa chọn.
2.2. Bài tập vận động – tri nhận không gian cho trẻ mắc chứng khó đọc2
Tiếng Việt thuộc loại hình chữ cái ghi âm âm vị, trật tự các tự vị cho một chữ
theo trật tự cấu trúc âm đoạn. Vì vậy, khi học đọc, trẻ cần xác định đúng vị trí của các
âm, vần, dấu thanh tuy nhiên, người gặp rối loạn trong việc tri nhận vị trí của các âm sẽ
rất khó giải mã đúng các tiếng, do đó không hiểu nghĩa của từ, câu, đoạn văn.
Xuất phát từ mục đích khắc phục nhóm lỗi về đọc của trẻ như nhầm lẫn các tự vị
có hình dạng tương tự nhưng khác nhau về hướng trong không gian, chúng tôi xây
dựng hệ thống bài tập gồm bài tập vận động thô, vận động tinh và bài tập tri nhận
không gian cùng 23 giáo án minh họa cho từng bài tập:
Hệ thống bài tập vận động Hệ thống bài tập tri nhận không gian (17 trò chơi)
BT vận động thô
(6 trò chơi)
BT vận động tinh
(5 trò chơi)
Kết hợp với BT
nhận thức âm vị
Kết hợp với
BT chính tả
Kết hợp với BT
mở rộng vốn từ
1. Năm ngón tay xinh
2. Tay chân đồng
lòng
3. Lò cò xuyên Việt
4. Tin ba chữ
5. Nhà thiết kế tài ba
6. Hiểu ý đồng đội
1. Tranh ai đẹp
2. Tớ vẽ tranh
3. Tìm nhà cho
Thỏ
4. Đường đi của
chữ cái
5. Những nét chữ
cùng hướng
1. Đãi cát tìm vàng
2. Bác đưa thư
3. Đám mây muôn
màu
4. Đổi màu chữ
5. Đi tìm một nửa
6. Bịt mắt bắt chữ
7. Khắc xuất
8. Mê cung huyền bí
9. Tập làm cảnh
sát
1. Đám mây
muôn màu
2. Bác nông
dân tí hon
3. Mê cung
huyền bí
4. Bé dọn
hàng
1. Chuyện
“Công, ong và
quạ”
2. Lạc vào mê
cung
3. Những chữ
kỳ diệu.
4. Bác nông dân
tí hon
1 Kết quả khảo sát của chúng tôi có khác biệt ít nhiều so với kết quả của Đặng Ngọc Hân (2012) và Lê Thị
Thuỳ Dương (2012). Sự khác biệt đó, đã cho chúng tôi có nhận định như đã nêu.
2 Các bài tập được thiết kế trên cơ sở bài tập của Nguyễn Thị Ly Kha, Phạm Hải Lê (2013b), Phạm Hải Lê
(2013, tư liệu cá nhân).
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
56
Hệ thống bài tập vận động thô: Các trò chơi giúp HS phân biệt trái/phải
trên/dưới với nhiều nội dung và hình thức khác nhau như giơ tay trái/phải theo hiệu
lệnh, đổi vị trí tay trái/phải và chân trái/phải, hoặc tự ra lệnh, tạo câu hỏi nếu trả lời
đúng thì nhảy theo yêu cầu lên trên hoặc xuống dưới; hoặc kết hợp giúp HS phân biệt
cả trái/phải và trên/dưới nói “trên trên trên – trái trái trái thì HS đặt 2 tay lên đầu và tiến
chân trái 1 bước. Tên trò chơi được đặt nhằm tạo sự thân thiện và gần gũi với HS như:
Năm ngón tay xinh, Tay chân đồng lòng, Lò cò xuyên Việt, Tin ba chữ,
Chẳng hạn như trò chơi “Nhà thiết kế tài ba” HS gấp giấy theo hướng dẫn của
GV và có hình minh họa chi tiết từng bước để HS dễ hình dung hơn.
Hệ thống bài tập vận động tinh: Gồm các trò chơi rèn cho trẻ khả năng phối hợp
tay – mắt, đồng thời giúp các em phát triển tri giác với các tiếp xúc bằng tay như các
hoạt động: tô, vẽ, các trò chơi tìm đường, xác định vị trí trái - phải của các nét sổ chữ
b/d/p/q hay vị trí của nét cong kín của chữ p/q, d/b, số 6/số 9,
Chẳng hạn trò chơi “Đường đi của chữ cái” giúp học sinh xác định đúng biểu
tượng chữ cái được yêu cầu , để sau đó, tìm ra các vị trí mà chữ cái đó đi qua. Khi tìm
ra đúng và vẽ ra đường đi cho chữ cái, HS rất hào hứng.
Hệ thống bài tập tri nhận không gian: Hệ thống gồm 23 bài tập tri nhận không
gian kết hợp với các bài tập ngôn ngữ khác như nhận thức âm vị, chính tả, mở rộng vốn
từ, đọc lưu loát, đọc hiểu nhằm giúp trẻ cải thiện khả năng tri nhận không gianvà khả năng
đọc.
Việc kết hợp khả năng tri nhận không gian cùng bài tập nhận thức âm vị giúp trẻ
nhận biết, phân biệt và phân tách âm vị một cách chính xác. Hệ thống bài tập được xây
dựng dựa trên các lỗi mà trẻ hay mắc phải như b/d/p/q, dấu sắc /dấu huyền và được tổ
chức dưới dạng các trò chơi cùng tên gọi thân thiện nhằm tạo sự hứng thú cho trẻ như
Khắc xuất, Tập làm cảnh sát, Bác đưa thư, Đổi màu chữ, Hái táo, Mê cung.
Năm học 2012 - 2013
57
Hoặc kết hợp giữa việc rèn khả năng tri nhận không gian cùng kĩ năng viết chính
tả nhằm giúp quá trình trị liệu đạt kết quả tốt hơn
Hoặc đọc câu chuyện “Công, ong và quạ” (phần 2) (Từng câu được viết trên
những băng giấy rời có đánh số thứ tự, HS sắp xếp theo thứ tự và dán vào bảng rồi đọc
cả bài) hay trò chơi “Lạc vào mê cung” HS rèn luyện khả năng tri nhận không gian kết
hợp với hiểu nghĩa từ qua việc nối các chữ cái tạo thành từ có nghĩa nhưng phải nối từ
trái qua phải, từ trên xuống dưới; các trò chơi kết hợp với mở rộng vốn từ: Đi tìm kho
báu, Những chữ cái kì diệu, Bé dọn hàng, Hiểu ý đồng đội,
2.3. Nguyên tắc và phương pháp
Thử nghiệm các bài tập cho HS, chúng tôi tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo tính
hệ thống, tính toàn diện, tính giáo dục, tính phát triển, tính trực quan sinh động; sắp xếp
thời gian tác động phù hợp; đa dạng hóa về hình thức và nội dung bài, cùng với việc
áp dụng các phương pháp trò chơi học tập và phương pháp trực quan; làm mẫu; cá biệt
hóa.
2.4. Quy trình thực nghiệm
Trước khi thực nghiệm, chúng tôi tiến hành 3 lần khảo về khả năng vận động, tri
nhận không gian và khả năng đọc viết3 từ đó chọn ra 3 nhóm thực nghiệm, đối chứng
và nhóm HS bình thường. Tùy vào kết quả và trình độ của từng trẻ mà chúng tôi thiết
kế những bài tập theo hướng cá nhân hóa.Việc tổ chức thực nghiệm được thực hiện với
thời lượng 3 buổi/tuần, mỗi buổi từ 30 đến 45 phút, ghi nhận kết quả sau từng buổi dạy,
điều chỉnh nội dung bài tập phù hợp với những lỗi sai của từng cá nhân HS và theo tính
cách, khả năng tiếp thu của từng em. Quá trình thực nghiệm tổ chức theo hình thức cá
nhân kết hợp các hoạt động làm việc trên giấy đến vận động; các bài tập ngôn ngữ xen
kẽ các bài tập vận động và tri nhận không gian. Các bài tập tổ chức dưới hình thức các
trò chơi, khai thác vận dụng phương pháp đa giác quan và các ứng dụng công nghệ
thông tin cũng như tổ chức cho HS thi đua tạo động lực và có tuyên dương nhận xét
sau mỗi buổi.
2.5. Mẫu thực nghiệm
Chúng tôi chọn 8 HS để thực nghiệm hệ thống bài tập và nhóm 7 HS để đối
chứng. Tất cả 14 HS này được khảo sát ngẫu nhiên từ các lớp 1 của 3 trường nói trên
3 Chúng tôi sử dụng bộ trắc nghiệm của Nguyễn Thị Ly Kha (2012) biên soạn.
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
58
và tiêu chí lựa chọn dựa trên nhiều tài liệu trong và ngoài nước, chủ yếu là tài liệu của
Victoria Joffe, T.Pring (2008) với 44 biểu hiện của chứng khó đọc. Chúng tôi tiến hành
lấy ý kiến của giáo viên, bảo mẫu, PHHS và thực hiện các bài kiểm tra khả năng đọc,
viết kết hợp với quan sát thực tế từ đó thống kê những HS có nhiều biểu hiện của
chứng khó đọc nhất. Để loại trừ bớt những sai số và nhầm lẫn khi xác định, chúng tôi
đã tiến hành khảo sát 3 lần trước khi quyết định chọn ra đối tượng.
Về khả năng vận động-tri nhận không gian: trẻ không thích tham gia vào giờ học
thể dục cùng lớp, thích chơi trong nhóm nhóm nhỏ, thích các hoạt động nhẹ nhàng hơn
là vận động mạnh như chạy nhảy. Thường nhầm lẫn trái/phải, trên/dưới
Về khả năng đọc: lẫn lộn p/q/d/đ, lẫn lộn các cặp vần ua/au, ăng/ăt, hay bỏ sót dấu
(tãu tau,), đảo ngược vị trí các chữ cái trong tiếng (oam mao,), hay thêm dấu
hoặc bỏ dấu trong khi đọc, dấu sắc/dấu huyền, bỏ sót âm cuối (nửi nử, ,), chưa
biết ghép vần, không đọc được các âm đầu được ghi bằng tổ hợp 2 đến 3 chữ cái (gh,
ng,), không đọc được các vần ua, ưa, ia, không thống nhất giữa đánh vần và đọc trơn
(đìm m+i)
2.6. Kết quả thực nghiệm
Về thái độ: HS nhóm thực nghiệm vui vẻ hợp tác, tương đối kỷ luật trong học
tập, hứng thú với các bài tập – trò chơi, riêng bé A.P thì chưa thật sự cởi mở với các
bạn, vẫn còn rụt rè. Các trò chơi vận động thô kết hợp vận động tinh không chỉ tạo tiền
đề mà còn giúp các em hào hứng và giảm bớt căng thẳng, ức chế, khi các em thực hiện
các trò chơi - bài tập ngôn ngữ, bài tập tri nhận không gian, loại bài tập phức tạp và đòi
hỏi các em tập trung hơn và thời gian thực hiện cũng lâu hơn. Bài tập – trò chơi tri
nhận không gian kết hợp với mở rộng vốn từ tạo cho các em nhiều điều thú vị và khai
thác được vốn hiểu biết của các em nhiều.
Về tri nhận không gian và khả năng đọc:
TĐĐ Chữ cái (cc/
60s) TĐĐ chữ (chữ/ 60s) Đọc từ rỗng (từ/ 60s) Trái/ phải Trên/ dưới
A B C A B C A B C A B C A B C
Trung
bình (1) 20.13 24.75 35 2.75 2.5 16 2.5 4 18.6 16.88 17.13 27.5 11.63 10.63 16.5
Trung
bình (2) 32.5 30.38 49.3 14.5 8.13 26.8 20.13 9.88 28.8 24.5 17.13 27.67 15.38 12.75 16.83
Độ
chênh
lệch
12.37 5.63 14.3 11.75 5.63 10.8 17.63 5.88 10.2 7.62 0 0.17 3.75 2.12 0.33
Phương
sai (1) 43.29
195.7
2 7.4 1.93 3.76 7.23 7.24 12.96 12.46 46.24 57.76 5.32 10.76 12.74 1.12
Phương
sai (2) 34.22 204.2 9.93 24.01 25.6 6.47 156.25 28.8 16.06 28.52 16.89 5.41 1.99 11.97 0.37
Độ
chênh
lệch
-9.07 8.48 2.53 22.08 21.84 -0.76 149.01 15.84 3.6 -17.72
-
40.87 0.09 -8.77 -0.77 -0.75
(1) (2): Trước/Sau thực nghiệm
A: Nhóm thực nghiệm B: Nhóm đối chứng C: Nhóm HS bình thường
Năm học 2012 - 2013
59
Nhìn chung độ chênh trung bình các nhóm đều tăng (+) , tăng nhiều nhất là
nhóm thực nghiệm, hầu hết nhóm bình thường đứng thứ 2 trừ trường hợp trên dưới
nhóm bình thường tăng ít hơn so với nhóm đối chứng, có lẽ do quá cao gần đạt
ngưỡng. Phương sai dao động nhiều.
Ở tiêu chí TĐĐ chữ cái, trái/phải, trên dưới phương sai nhóm thực nghiệm
giảm, có sự giảm khác biệt trong tiêu chí này, ở TĐĐ chữ, đọc từ rỗng, phương sai có
tăn