1.1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai chương trình giáo
dục mầm non mới, xây dựng nội dung dạy và học theo hướng tích hợp nhiều chủ đề, tổ
chức nhiều hoạt động cho trẻ và đặc biệt là hoạt động vui chơi phù hợp với sự phát
triển tâm sinh lí lứa tuổi, hướng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Đối với trẻ ở lứa
tuổi mầm non, vui chơi là một trong những nhu cầu của trẻ, trẻ “học mà chơi, chơi mà
học”. Trẻ muốn chơi và thích chơi, chơi để tìm hiểu khám phá những điều mới lạ về thế
giới xung quanh.
Hiện nay, có nhiều trò chơi vừa nhằm củng cố những kiến thức đã học vừa tạo cơ
hội phát huy tính năng động và óc tưởng tượng, sáng tạo của trẻ, trong đó có trò chơi
domino. Domino là một trong trò chơi có luật, có ý nghĩa giáo dục và giáo dưỡng cao.
Nó tác động trực tiếp đến việc hình thành biểu tượng và phát triển quá trình nhận thức,
tư duy của trẻ. Trò chơi domino không chỉ tác động đến việc phát triển trí tuệ mà còn
giáo dục phẩm chất đạo đức cho trẻ như tính thật thà, tính tổ chức, tính tự giác, kĩ năng
hợp tác và luân phiên.
Đối với trẻ khiếm thị, tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng, nên việc sử
dụng đồ dùng, đồ chơi trong giảng dạy và vui chơi là rất quan trọng. Đặc biệt, do
khiếm khuyết về thị giác, trẻ rất khát khao được tìm tòi, khám phá những điều mới lạ
trong cuộc sống; qua thao tác với đồ chơi, trẻ sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm và hiểu biết
nhiều hơn. Cũng chính vì thế mà trò chơi domino có thể hỗ trợ tốt cho trẻ trong học
tập, giúp trẻ chơi mà học, vui mà học. Thế nhưng, hiện nay trẻ khiếm thị chưa có các
bộ domino đặc thù hỗ trợ học tập, việc tiếp xúc với chữ Braille của các em còn rất hạn
chế. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Xây dựng bộ đồ chơi domino cho
trẻ khiếm thị tuổi mầm non".
11 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng bộ đồ chơi domino cho trẻ khiếm thị tuổi mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
92
XÂY DỰNG BỘ ĐỒ CHƠI DOMINO
CHO TRẺ KHIẾM THỊ TUỔI MẦM NON
Nguyễn Thị Ngọc Ngà
(Sinh viên năm 4, Khoa Giáo dục Đặc biệt)
GVHD: TS Cao Thị Xuân Mĩ
1. Phần mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai chương trình giáo
dục mầm non mới, xây dựng nội dung dạy và học theo hướng tích hợp nhiều chủ đề, tổ
chức nhiều hoạt động cho trẻ và đặc biệt là hoạt động vui chơi phù hợp với sự phát
triển tâm sinh lí lứa tuổi, hướng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Đối với trẻ ở lứa
tuổi mầm non, vui chơi là một trong những nhu cầu của trẻ, trẻ “học mà chơi, chơi mà
học”. Trẻ muốn chơi và thích chơi, chơi để tìm hiểu khám phá những điều mới lạ về thế
giới xung quanh.
Hiện nay, có nhiều trò chơi vừa nhằm củng cố những kiến thức đã học vừa tạo cơ
hội phát huy tính năng động và óc tưởng tượng, sáng tạo của trẻ, trong đó có trò chơi
domino. Domino là một trong trò chơi có luật, có ý nghĩa giáo dục và giáo dưỡng cao.
Nó tác động trực tiếp đến việc hình thành biểu tượng và phát triển quá trình nhận thức,
tư duy của trẻ. Trò chơi domino không chỉ tác động đến việc phát triển trí tuệ mà còn
giáo dục phẩm chất đạo đức cho trẻ như tính thật thà, tính tổ chức, tính tự giác, kĩ năng
hợp tác và luân phiên.
Đối với trẻ khiếm thị, tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng, nên việc sử
dụng đồ dùng, đồ chơi trong giảng dạy và vui chơi là rất quan trọng. Đặc biệt, do
khiếm khuyết về thị giác, trẻ rất khát khao được tìm tòi, khám phá những điều mới lạ
trong cuộc sống; qua thao tác với đồ chơi, trẻ sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm và hiểu biết
nhiều hơn. Cũng chính vì thế mà trò chơi domino có thể hỗ trợ tốt cho trẻ trong học
tập, giúp trẻ chơi mà học, vui mà học. Thế nhưng, hiện nay trẻ khiếm thị chưa có các
bộ domino đặc thù hỗ trợ học tập, việc tiếp xúc với chữ Braille của các em còn rất hạn
chế. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Xây dựng bộ đồ chơi domino cho
trẻ khiếm thị tuổi mầm non".
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tìm hiểu để xây dựng những bộ domino phù hợp, hỗ trợ trẻ khiếm thị tuổi
mầm non vui chơi, học tập.
1.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cách xây dựng bộ domino hỗ trợ học tập cho trẻ khiếm
thị mầm non.
- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động học và chơi của trẻ khiếm thị mầm non.
Năm học 2011 - 2012
93
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, hệ thống hóa cơ sở lí luận liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu và xác định nguyên tắc xây dựng domino.
- Xây dựng bộ domino mẫu.
- Thử nghiệm sản phẩm.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Tìm hiểu, phân tích, tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, xây dựng sản phẩm, thực nghiệm
sản phẩm, điều tra bằng bảng hỏi và thống kê toán học.
1.6. Giới hạn đề tài
Do hạn chế thời gian nghiên cứu chúng tôi chỉ xây dựng bộ domino chữ cái để
giúp trẻ khiếm thị làm quen chữ Braille.
1.7. Đóng góp của đề tài
Xác định được cách thức xây dựng các bộ domino đặc thù giúp trẻ khiếm thị có
thể vừa học vừa chơi để ghi nhớ được nhiều biểu tượng hơn trong quá trình phát triển
tư duy, nhận thức.
2. Những vấn đề chung về trẻ khiếm thị
2.1. Khái niệm
Người khiếm thị là người có bệnh lí, tật khúc xạ hay khiếm khuyết của mắt gây
giảm thị lực, có thị lực dưới 3/10 sau khi đã được điều trị bệnh lí mắt và chỉnh kính.
Một người cũng bị coi là khiếm thị nếu có thị lực trên 3/10 nhưng có thị trường nhỏ
hơn 100. Thuật ngữ trẻ khiếm thị được dùng để gọi chung cho cả trẻ mù và nhìn kém
[4].
2.2. Đặc điểm tâm lí của trẻ khiếm thị
2.2.1. Đặc điểm tri giác của trẻ khiếm thị
Hình ảnh xuất hiện trên vỏ não do tri giác sờ đem lại tuy bị hạn chế hơn so với tri
giác nhìn, nhưng cũng giúp cho trẻ mù nhận biết hình ảnh một cách trung thực. Mắt và
tay sờ đều có thể phản ánh được các dấu hiệu: hình dạng, độ lớn, phương hướng, cự li,
chuyển động hay đứng yên. Đối với người khiếm thị, xúc giác được coi là cơ quan
nhận thức quan trọng hàng đầu. Nếu một người khiếm thị từ nhỏ, mất hoàn toàn hình
ảnh thị giác, chỉ nghe mô tả thế giới hữu hình thì khó mà có biểu tượng cụ thể.
2.2.2. Đặc điểm cảm giác của trẻ khiếm thị
- Đặc điểm cảm giác xúc giác của trẻ khiếm thị: Cảm giác xúc giác của trẻ khiếm
thị tương đối nhạy và phát triển, nếu được rèn luyện và sử dụng nhiều.
- Đặc điểm thính giác của trẻ khiếm thị: Độ nhạy cảm âm thanh của mọi người
đều phát triển theo quy luật như nhau. Tuy nhiên, khi bị mù, họ buộc phải thường
xuyên lắng nghe đủ mọi âm thanh, nên độ nhạy cảm giác nghe của họ tốt.
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
94
2.2.3. Đặc điểm chú ý của trẻ khiếm thị
Trẻ khiếm thị mau mệt khi tập trung chú ý, huy động cùng một lúc nhiều giác
quan. Tuy nhiên trong quá trình sống và rèn luyện, nhờ quy luật bù trừ và tích lũy kinh
nghiệm, trẻ khiếm thị vẫn có thể chú ý vào đối tượng để định hướng cho hoạt động,
đảm bảo các điều kiện thần kinh và tâm lí cho hoạt động tiến hành có hiệu quả.
2.3. Chữ Braille
Chữ Braille là một hệ thống kí hiệu được ghép lại bằng các chấm nổi trong một ô
chữ có 6 chấm, xếp theo thứ tự quy định từ 1 đến 6, các điểm này được sắp xếp một
trong khung hình chữ nhật gồm 2 cột và 3 dòng. Tập hợp các điểm nổi trong 6 vị trí sẽ
tạo ra một bộ 64 (26) kiểu [2].
Khoảng cách tối thiểu giữa các chấm nổi trong ô kí hiệu Braille chỉ bằng 2mm
dựa trên ngưỡng xúc giác phân biệt ở đầu ngón tay trỏ của người bình thường là 2,2mm
và ở người mù được rèn luyện là 1,2mm. Nhờ vậy, tay của người mù dễ nhận biết
nhiều kí hiệu chữ Braille. Đó cũng chính là cơ sở khoa học của hệ thống kí hiệu Braille.
2.4. Trò chơi domino
2.4.1. Khái niệm
Domino là trò chơi tập thể, có luật, thông thường
có 28 quân cờ. Mỗi quân cờ là một hình chữ nhật có rãnh
chính giữa chia thành 2 ô vuông, mỗi ô vuông có các
chấm được sắp xếp kết hợp với nhau từ 0 (ô trống) đến 6.
Mỗi số sẽ kết hợp với chính nó và kết hợp với những số
còn lại để tạo thành những quân domino.
Thông thường vật liệu làm domino thường là gỗ, nhựa cứng, gạch, kim loại,
mica, có độ dài và dày nhất định vừa đủ để cầm. Chơi theo nhóm từ 2 đến 4 người.
Khi một người chơi đặt một quân đầu tiên xuống thì người tiếp theo tìm quân có
số chấm phù hợp và ghép vào 1 trong 2 đầu của quân domino của người đi trước. Trò
chơi cứ như vậy cho đến khi người nào hết quân trước là người thắng cuộc. Nếu trong
trường hợp tất cả đều “bí cờ” thì đếm số chấm, người có ít chấm nhất là người thắng
cuộc.
2.4.2. Domino dành cho lứa tuổi mầm non
Domino là sự phối hợp độc đáo giữa việc “học mà chơi, chơi mà học” ở trẻ, phát
triển nhiều kĩ năng phối hợp cho trẻ. Luyện cho trẻ khả năng quan sát nhanh, tập trung
chú ý, phát triển tư duy logic, ghi nhớ biểu tượng, biết hợp tác, luân phiên và chia sẻ
lẫn nhau. Nên hiện nay, để phục vụ cho nhu cầu vui chơi và học tập của trẻ mầm non,
vẫn theo nguyên tắc kết hợp chung, người ta thay những chấm số trên các quân domino
bằng những hình ảnh của các chủ đề khác nhau như: đồ dùng gia đình, động vật hoang
dã, gia súc, gia cầm, hoa, củ, quả,
2.4.3. Domino dành cho người khiếm thị
Năm học 2011 - 2012
95
Domino nổi cho người khiếm thị
Hiện tại, có 2 bộ domino nổi dùng cho người khiếm
thị. Mỗi bộ có 28 quân giống như domino truyền thống
nhưng các chấm đen trên domino nhựa màu trắng được
nâng nổi lên cho phép người khiếm thị xác định quân bài
bằng cách sờ số chấm trên mỗi domino. Một đường nổi
xúc giác phân chia hai nửa của mỗi quân donino.
Ngoài ra, để hạn chế sự
lệch lạc khi nối kết các quân
domino khi chơi của người khiếm thị, người ta tạo ra bộ
domino với những quân có các góc khóa kết ở 2 đầu.
Domino xúc giác
Đây là bộ domino được
thiết kế để phục vụ cho trẻ khiếm thị, giúp trẻ phân biệt xúc
giác và màu sắc, rèn luyện xúc giác trên những chất liệu khác
nhau (như vải nhung, thảm). Mỗi quân trong số 28 quân được
làm bằng gỗ, trong có khoét 2 lỗ để dán các chất liệu, màu
sắc khác nhau theo yêu cầu của từng trò chơi.
Từ những vấn đề nêu ở trên, chúng tôi nhận thấy vai trò và ích lợi của trò chơi
domino dành cho trẻ mầm non; nhưng trẻ khiếm thị thì lại không nhìn thấy được hình
ảnh nên việc chơi domino ứng dụng này sẽ không khả thi. Chính vì thế, chúng tôi đã
tìm tòi nghiên cứu cách làm bộ cờ domino phục vụ cho trẻ khiếm thị, giúp các em có
thể vừa chơi vừa học tập một cách nhẹ nhàng, cũng như khắc sâu hơn về kiến thức GV
đã dạy, giúp các em phát triển nhiều kĩ năng trong quá trình chơi.
3. Kết quả nghiên cứu:
3.1. Bộ domino thử nghiệm
Trên cơ sở nghiên cứu, chúng tôi đã thực hiện một bộ domino chữ Braille dành
cho trẻ khiếm thị mầm non và dùng nó làm cơ sở thử nghiệm.
3.1.1. Nội dung
Cũng giống như cách cấu tạo chung, bộ domino chữ cái có 28 quân cờ, theo 7
nhóm. Trong bộ chữ Braille có 29 chữ vì thế tùy mỗi GV có những tiêu chí khác nhau
về các nhóm chữ để chọn 7 chữ làm một bộ domino. GV có thể chọn ngẫu nhiên, chọn
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
96
theo thứ tự bảng chữ cái, chọn theo mức độ từ dễ đến khó.
Trong bộ domino mẫu, chúng tôi chọn theo tiêu chí cho trẻ học và củng cố các
chữ Braille có từ 1 đến 2 chấm, đó là các chữ a, â, b, c, e, i, k.
3.1.2. Cấu tạo
Mỗi quân domino có kích thước 5 x 10 cm, có nền trắng.
Sợi chỉ được dán giữa để chia quân làm 2 đầu.
Góc trái là hạt định vị, góc phải của mỗi bên là chữ Braille.
Chữ cái a, â, b màu đỏ làm bằng thảm nhám mỏng.
Chữ c, e làm bằng xốp bitis xanh trơn.
Chữ i, k được làm bằng xốp bitis đen trơn.
3.1.3. Cách chơi
- Chơi theo nhóm, số trẻ từ 2 – 4 trẻ.
- GV giới thiệu cho trẻ về bộ domino, về cấu trúc và vị trí chữ Braille, cho trẻ làm
quen với quân cờ.
- GV hướng dẫn luật chơi cho trẻ:
Chơi nhóm 2 – 3 trẻ: Đầu tiên phát cho các trẻ chơi 7 quân cờ. Những quân dư
được úp trên bàn. Trẻ đi trước đặt một quân bất kì và nói 2 chữ cái có trong quân cờ.
Trẻ bên cạnh (đi lần lượt theo chiều kim đồng hồ) tìm chữ cái trong các quân domino
của mình giống với chữ cái bên phải hoặc bên trái quân của trẻ đi trước, đặt tiếp theo
bên cạnh. GV có thể hướng dẫn trẻ sắp xếp quân cờ theo đường vuông góc hoặc đường
thẳng.
Nếu trẻ "bí cờ" sẽ được quyền lấy các quân thừa đang úp trên bàn, khi có quân
thích ứng thì đi tiếp, nếu vẫn không có quân thích ứng thì phải nhận quân vừa bốc và
kết thúc lượt đi của mình, bạn bên cạnh được đi. Cứ như vậy, ai hết quân trước là người
thắng cuộc.
Chơi nhóm 4 trẻ: Đầu tiên phát cho các trẻ chơi 7 quân cờ. Trẻ bên cạnh (đi lần
lượt theo chiều kim đồng hồ) tìm chữ cái trong các quân domino của mình giống với
chữ cái bên phải hoặc bên trái quân của trẻ đi trước, đặt tiếp theo bên cạnh. Nếu không
có quân thích ứng thì sẽ kết thúc lượt đi và bạn bên cạnh được đi. Cứ như vậy, ai hết
quân trước là người thắng cuộc.
3.2. Kết quả thử nghiệm
Đối tượng thử nghiệm: Mức độ khả thi của bộ domino chữ cái dành cho trẻ
khiếm thị mầm non.
Phạm vi thử nghiệm: GV và học sinh mầm non Trường Trung học phổ thông
Đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu và Mái ấm Thiên Ân.
Giả thiết nghiên cứu:
Khi có bộ domino đặc thù trẻ khiếm thị có thể vừa học vừa chơi để ghi nhớ các
Năm học 2011 - 2012
97
biểu tượng tốt hơn. Thông qua đó, tạo cơ sở để làm nhiều bộ domino chủ đề khác giúp
trẻ khiếm thị có nhiều biểu tượng hơn trong quá trình phát triển tư duy, nhận thức.
Thời gian thử nghiệm: từ 26/3/2012 đến 31/3/2012.
Cách tiến hành:
- Gặp gỡ các giáo viên (GV) dạy trẻ, trao đổi về cách sử dụng bộ domino.
- Gởi Bảng hỏi cho GV.
- Gặp và cho trẻ làm quen với các quân cờ.
- Hướng dẫn cách chơi cho trẻ.
- Tiến hành cho trẻ chơi, cùng GV quan sát để hỗ trợ và nhận xét.
- Phỏng vấn trẻ sau khi chơi xong.
- Kết quả:
* Số lượng phiếu phát và thu: 10 phiếu
* Tổ chức được 20 lượt chơi
Sau khi xử lí số liệu từ việc khảo sát ý kiến GV về bộ trò chơi domino thử
nghiệm dành cho trẻ khiếm thị mầm non, chúng tôi có được những kết quả sau:
Đánh giá của giáo viên:
* Ý kiến của giáo viên về sự cần thiết của bộ trò chơi domino cho trẻ khiếm thị:
Biểu đồ 1: Mức độ cần thiết của Bộ trò chơi domino dành cho trẻ khiếm thị
Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn GV có ý kiến rằng bộ trò chơi domino cần
thiết (80%) và khá cần thiết (20%) đối với việc vui chơi kết hợp học tập cho trẻ khiếm
thị. Điều này chứng tỏ bộ trò chơi này đã đáp ứng nhu cầu rèn luyện và vui chơi cho trẻ
khiếm thị cũng như làm phong phú thêm đồ chơi cho trẻ khiếm thị.
* Về mục đích rèn luyện học sinh nhận biết chữ Braille:
Sau khi khảo sát thì có 100% giáo viên cho rằng dùng bộ trò chơi domino cho
mục đích rèn luyện chữ cái cho học sinh là phù hợp và cần thiết, vì hiện tại có rất nhiều
trẻ khi học lớp 1 và 2 khả năng đọc chữ Braille rất hạn chế do không được rèn luyện kĩ
năng làm quen chữ Braille.
* Về cấu tạo trên mỗi quân cờ domino:
Biểu đồ 2. Mức độ hợp lí về cấu tạo trong mỗi quân domino chữ cái
0% 0%
80%
20%
0%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
Không cần
thiế t
Ít cần thiết Cần thiết Khá cần thiế t Rất cần thiế t
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
98
20%
70%
10%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
Chưa hợp lý Hợp lý Rất hợp lý
Qua biểu đồ trên, chúng tôi nhận thấy đa số các GV đều cho rằng cách thức cấu
tạo trong mỗi quân Doimino là hợp lí (70%), rất hợp lí (10%). Điều đó chứng tỏ việc
cấu tạo chữ Braille, chữ sáng, chấm định vị trong mỗi quân cờ domino là hợp lí phù
hợp với trẻ khiếm thị. Có 20% giáo viên cho rằng sự sắp xếp là chưa hợp lí, chữ Braille
nên được đặt dưới chấm định vị.
* Về sự hứng thú của trẻ khi chơi trò chơi domino chữ cái:
Biểu đồ 3. Sự hứng thú của trẻ khi chơi domino chữ Braille
Một số GV cho biết có một số em chưa nắm rõ luật chơi và cách chơi, thời gian
tiếp xúc với quân cờ chưa nhiều nên chưa nhớ được hết các chữ cái trong mỗi quân cờ;
vì vậy các em lúng túng, chưa hứng thú lắm trong khi chơi (20%). Nhưng những em đã
nhận biết được chữ Braille thì tỏ ra nhanh nhẹn và rất hứng thú (80%). Cả hai cơ sở đều
ngỏ ý xin bộ domino cho trẻ chơi và họ cho biết không chỉ trẻ mầm non mà các trẻ
khiếm thị tuổi tiểu học cũng rất thích bộ đồ chơi này.
Ý kiến của học sinh:
Chúng tôi đã phỏng vấn được 8 học sinh sau khi tham gia chơi.
Qua phỏng vấn, các em học sinh đều cảm thấy trò chơi domino này vui và cần
thiết cho trẻ khiếm thị. Các em thấy cấu tạo hợp lí và mỗi quân domino cầm vừa tay
không quá to cũng không quá nhỏ. Các em thấy hứng thú khi được sờ chữ sáng và
được củng cố chữ Braille. Trong đó cũng có một số em vì chưa nắm rõ luật nên cảm
thấy trò chơi khó.
Về đánh giá của GV đối với nội dung, cấu tạo và tính khả thi của các bộ domino
trò chơi, chúng tôi thu nhận được những ý kiến đóng góp như sau:
Ưu điểm:
Năm học 2011 - 2012
99
- Bộ domino chữ cái rất cần thiết vì có thể kích thích thị giác các em nhìn kém và
một số trẻ mù hoàn toàn cũng nhận biết thêm cả chữ sáng.
- Về hình thức, màu sắc tương phản khá tốt, có thể thay chữ in thường bằng chữ
in hoa.
- Có thể làm thêm những bộ domino về số và hình.
Một số đóng góp khác:
- Cần cho trẻ hiểu rõ luật chơi và có thời gian để rèn luyện cả về trí nhớ và độ tập
trung cho trẻ.
- Cũng có ý kiến cho rằng nên cho trẻ chơi domino số chấm nổi trước khi cho
chơi domino chữ cái.
- Nên in chữ Braille ngay dưới chấm định vị.
- Nên có một bảng nỉ định vị các quân cờ domino khi đặt xuống bàn hoặc sàn nhà
khi chơi.
- Khi cho trẻ chơi cần có người hướng dẫn và chỉnh sửa giúp trẻ về định vị các
quân domino, kiểm tra trẻ qua trò chơi.
4. Cách làm bộ domino
Dựa trên kết quả trên, chúng tôi cân nhắc, tính toán và rút ra cách xây dựng bộ trò
chơi domino cho trẻ khiếm thị mầm non như sau:
4.1. Nguyên tắc
- Đảm bảo phù hợp đối tượng: Điều này đặc biệt quan trọng vì trẻ khiếm thị có
khiếm khuyết về mắt và chia thành 2 đối tượng trẻ, trẻ mù hoàn toàn và trẻ nhìn kém.
Trẻ mù hoàn toàn chủ yếu là sờ, cần phát triển kích thích tối đa xúc giác của trẻ qua
chất liệu; trẻ nhìn kém cần kích thích tối đa thị lực còn lại bằng hình ảnh, màu sắc trong
các quân cờ domino.
- Đảm bảo độ tương phản: Mức độ tương phản màu sắc cần thích hợp, mức độ
tương phản cao phù hợp nhu cầu lứa tuổi khiếm thị mầm non.
- Đảm bảo tính thẩm mĩ, an toàn, dễ làm và dễ sử dụng. Vì hoạt động chủ yếu của
trẻ là sờ nên cần làm từ các chất liệu bền, keo dán đảm bảo chặt để có thể sử dụng
nhiều lần. Chú ý các góc cạnh của quân cờ để không làm tổn hại tay trẻ.
- Đảm bảo nguyên tắc kết hợp theo cặp đôi trên mỗi quân cờ của bộ domino
truyền thống.
4.2. Vật liệu
- Giấy bìa cứng để làm quân cờ domino, khó làm gãy hoặc gấp khúc.
- Giấy in ảnh trắng vì có thể làm nền, giữ được độ cứng khi đánh chữ Braille, có
một lớp nhựa mỏng bảo vệ để có độ bền.
- Chỉ sợi để làm gờ nổi giữa 2 phần của quân domino.
- Xốp bitis mỏng 2mm và thảm nhám 1mm (vật liệu làm biểu tượng sáng), độ dày
vừa đủ, không quá cao khiến quân cờ cồng kềnh.
- Keo dán sắt, kéo, dao rọc giấy, bảng đánh chữ nổi.
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
100
- Các hạt làm kí hiệu định vị chiều sờ chữ Braille.
4.3. Cấu tạo của mỗi quân domino
Mỗi quân domino có kích thước 5x10cm. Chính giữa có dây chỉ phân chia 2 hình
vuông của quân domino. Biểu tượng sáng nằm ngay giữa mỗi ô vuông. Chữ Braille
diễn giải nội dung biểu tượng sẽ ghi ở 2 đầu góc phải quân cờ. Có kí hiệu định vị bên
góc trái để trẻ biết đặt chiều của mỗi quân cờ.
Cấu tạo như trên có cả biểu tượng sáng và chữ Braille nên trẻ mù hoàn toàn và trẻ
nhìn kém đều có thể dùng được.
4.4. Nội dung chủ đề cho mỗi bộ domino
Các chủ đề của bộ domino phụ thuộc vào khả năng và nhu cầu của học sinh mỗi
lớp, GV có thể đi thực hiện nội dung từng bộ với nhiều chủ đề khác nhau như chữ cái,
số hoặc các hình học cơ bản
Domino chữ cái: Cho trẻ học chữ cái và cả chữ Braille.
Domino số: Cho trẻ học chữ số sáng và số của kí hiệu Braille. Học phép cộng và
trừ trong phạm vi 10 hoặc phạm vi 20 với các số trên quân cờ.
Domino hình học: Học về hình dạng các hình cơ bản.
4.5. Hướng dẫn cách sử dụng
4.5.1. Người hướng dẫn: Cần giới thiệu cho trẻ về cấu trúc,vị trí bộ domino
vàchữ Braille, hướng dẫn luật chơi cho trẻ, cho trẻ làm quen với bộ domino nhiều lần
trước khi chơi.
4.5.2. Các cách chơi
* Cách 1: Đếm số lượng quân cờ của mình (chơi cá nhân)
GV phát cho mỗi em một số quân domino bất kì. Sau đó lần lượt từng em sẽ trả
lời số quân mình có.
* Cách 2: Tìm hiểu nội dung của mỗi quân cờ (chơi cá nhân)
GV phát cho mỗi em một quân cờ domino. Sau khi sờ, mỗi em sẽ nói nội dung
của quân domino trẻ có (là chữ gì? hình gì? số mấy?...). Trẻ nói đúng sẽ được khen
thưởng.
* Cách 3: Ghép tương ứng nội dung của các quân domino lại với nhau (chơi theo
nhóm)
Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội khoảng 3 - 4 em. Phát cho mỗi đội 14 quân domino.
Mỗi đội sẽ tự tìm các quân domino có nội dung giống nhau để ghép nối các quân
domino lại với nhau. Sau thời gian 10 phút, đội nào ghép được đúng và nhiều quân hơn
là đội thắng cuộc.
* Cách 4: Cho hai đội thi đua ghép tương ứng nội dung với nhau (chơi theo
nhóm)
Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội khoảng 3 – 4 em. Phát cho mỗi đội 14 quân
domino. Tùy chọn đội đi trước. Đội đi trước sẽ đặt xuống bàn một quân bất kì và
Năm học 2011 - 2012
101
nói 2 nội dung của domino, đội tiếp theo sẽ tìm quân có nội dung tương ứng với
nội dung bên trái hoặc bên phải của quân domino đội đi trước. Trò chơi cứ như vậy
đến khi đội nào hết quân trước là đội thắng cuộc. Trong trường hợp một đội “bí cờ”
thì đội còn lại sẽ thắng cuộc.
* Cách 5: Ghép tương ứng nội dung các quân cờ domino (chơi cá nhân)
Cho từ 2-4 trẻ tham gia. Phát cho mỗi trẻ 4 đến 7 quân cờ (GV tùy vào trình độ
tập trung ghi nhớ của học sinh để phát số lượng cờ phù hợp), nếu còn số quân dư sẽ
không chơi số quân dư đó. Các em tự chọn bạn đi trước. Trẻ đi trước đặt một quân bất