Tóm tắt. Trong bài báo này, tác giả trình bày một số kết quả khảo sát, xây dựng bộ tiêu chí
đánh giá kết quả đào tạo ngành giáo dục mầm non theo chuẩn đầu ra tại trường Cao đẳng
Sư phạm Hà Nam. Bộ tiêu chí gồm 3 phiếu hỏi dành cho các đối tượng khảo sát: Sinh viên
năm cuối, sinh viên tốt nghiệp; cán bộ quản lí, giảng viên giảng dạy các học phần ngành
giáo dục mầm non; người sử dụng lao động (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường mầm
non). Thông qua phân tích kết quả khảo sát bằng phần mềm SPSS 16.0, những câu hỏi
không đáp ứng đủ các thông số quy định được loại bỏ, phiếu hỏi được hoàn thiện với 47
câu. Kết quả này góp phần thúc đẩy công tác đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của
trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam trong thời gian tới.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả đào tạo ngành giáo dục mầm non theo chuẩn đầu ra tại trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0246
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 232-238
This paper is available online at
XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO
NGÀNH GIÁO DỤCMẦM NON THEO CHUẨN ĐẦU RA
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ NAM
Đỗ Thị Hướng
Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam
Tóm tắt. Trong bài báo này, tác giả trình bày một số kết quả khảo sát, xây dựng bộ tiêu chí
đánh giá kết quả đào tạo ngành giáo dục mầm non theo chuẩn đầu ra tại trường Cao đẳng
Sư phạm Hà Nam. Bộ tiêu chí gồm 3 phiếu hỏi dành cho các đối tượng khảo sát: Sinh viên
năm cuối, sinh viên tốt nghiệp; cán bộ quản lí, giảng viên giảng dạy các học phần ngành
giáo dục mầm non; người sử dụng lao động (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường mầm
non). Thông qua phân tích kết quả khảo sát bằng phần mềm SPSS 16.0, những câu hỏi
không đáp ứng đủ các thông số quy định được loại bỏ, phiếu hỏi được hoàn thiện với 47
câu. Kết quả này góp phần thúc đẩy công tác đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của
trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam trong thời gian tới.
Từ khóa: Xây dựng bộ tiêu chí, giáo dục mầm non, đánh giá kết quả đào tạo.
1. Mở đầu
Trong lịch sử giáo dục thế giới và Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan
đến tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo. Có thể kể đến nghiên cứu về đánh giá kết quả học tập của
học sinh, sinh viên bằng bộ công cụ của Jon Mueller và Stephen [1, 2]. Mặc dù đưa ra định nghĩa
kết quả học tập khác nhau, nhưng hai tác giả đều nhấn mạnh cần phải xây dựng tiêu chuẩn và tiêu
chí để đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên. Kết quả học tập có thể đánh giá thông qua
kiến thức, kĩ năng, thái độ mà người học đạt được sau quá trình học tập.
Ngoài ra, trong những năm gần đây, vấn đề xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá trường
cao đẳng, đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm, coi đó là “công cụ” để các trường “tự
đánh giá nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và để giải trình với các cơ quan chức
năng, xã hội về thực trạng chất lượng đào tạo” [3, 4]. Nhiều học giả trong nước cũng đã có những
nghiên cứu đề xuất, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá ở các ngành, các lĩnh vực khác nhau trong giáo
dục, như: Sái Công Hồng với nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của
giáo viên trung học cơ sở, được cụ thể hóa theo từng tiêu chuẩn và tiêu chí: kiến thức (6 tiêu chí),
kĩ năng sư phạm (5 tiêu chí), thái độ trong giảng dạy (2 tiêu chí) [5]. Nghiên cứu của Bùi Phương
Lan đưa ra được 51 câu hỏi trong bộ tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động quản lí đào tạo tại
trường Đại học Giao thông vận tải [6],. . .
Ngày nhận bài: 15/7/2015 Ngày nhận đăng: 01/9/2015
Liên hệ: Đỗ Thị Hướng, e-mail: dothihuongctsv@gmail.com
232
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả đào tạo ngành giáo dục mầm non...
Vấn đề đánh giá chất lượng giáo dục thông qua xây dựng bộ tiêu chí, còn được đề cập đến
trong những bài viết trên các tạp chí và các hội thảo khoa học. Tác giả Nguyễn Kim Dung, Phạm
Xuân Thanh đã đề xuất các khái niệm về chuẩn mực, tiêu chí, chỉ số thực hiện dựa trên những ý
kiến khác nhau của các học giả trong và ngoài nước [7]. Tác giả Nguyễn Ngọc Tài và Trịnh Văn
Anh đưa ra những điều cần lưu ý khi tiến hành xây dựng bộ tiêu chí đánh giá xếp hạng các trường
cao đẳng, đại học; đồng nhấn mạnh bộ tiêu chí để đánh giá, xếp hạng là công cụ quan trọng nhất
để phân loại, xếp hạng các trường đại học, cao đẳng [8]. Tác giả Huỳnh Cẩm Thanh đã so sánh,
tích hợp hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO với hệ thống kiểm định chất lượng giáo
dục trường cao đẳng. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra 10 tiêu chuẩn với 55 tiêu chí đánh giá chất lượng
giáo dục trường và các mặt hoạt động của trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp [9].
Từ những nghiên cứu trong và ngoài nước, các tác giả đã đưa ra những tiêu chuẩn, tiêu chí
liên quan đến các lĩnh vực đo lường đánh giá trong giáo dục. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào
xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả đào tạo ngành giáo dục mầm non theo chuẩn đầu ra. Do đó,
bài báo này chúng tôi tập trung phân tích kết quả khảo sát xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chuẩn đầu
ra ngành giáo dục mầm non tại trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam.
Năm 2010, trường Cao đẳng sư phạm Hà Nam đã công khai với người học chuẩn đầu ra
của 25 ngành cao đẳng, 6 ngành trung cấp [10]. Như vậy, khi thiết kế giáo án, bài giảng các học
phần, giảng viên phải bám sát mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ cho người học theo chuẩn đầu
ra, được xây dựng theo từng ngành cụ thể. Tuy nhiên, qua bốn năm triển khai, nhà trường chưa tổ
chức đánh giá chất lượng sinh viên tốt nghiệp. Khó khăn là hiện nay chưa xây dựng được bộ tiêu
chí đánh giá theo chuẩn đầu ra phù hợp với khung chương trình đào tạo của từng ngành. Vì vậy,
bộ tiêu chí đánh giá chuẩn đầu ra ngành giáo dục mầm non được xây dựng nhằm đánh giá công
tác thực hiện chuẩn đầu ra của nhà trường, đồng thời, kết quả này sẽ là tiền đề để nhà trường tiếp
tục xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cho các ngành đào tạo khác, hướng tới nâng cao chất lượng quá
trình đào tạo các chuyên ngành trong trường, từng bước khẳng định “thương hiệu” của nhà trường
với xã hội.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thiết kế công cụ khảo sát và chọn mẫu
2.1.1. Thiết kế công cụ khảo sát
Chúng tôi căn cứ vào chuẩn đầu ra và khung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm
non, của trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam để thiết kế công cụ khảo sát. Phiếu lấy ý kiến là công
cụ được thiết kế để đo lường chất lượng theo chuẩn đầu ra ngành giáo dục mầm non, được thiết
kế tương ứng với 3 nhóm, gồm: phiếu lấy ý kiến sinh viên năm cuối và sinh viên tốt nghiệp ngành
giáo dục mầm non hệ cao đẳng chính quy; phiếu lấy ý kiến giảng viên trực tiếp giảng dạy các học
phần thuộc chuyên ngành giáo dục mầm non, cán bộ quản lí trong trường Cao đẳng Sư phạm Hà
Nam; phiếu lấy ý kiến của người sử dụng lao động về chất lượng đào tạo giáo viên ngành giáo dục
mầm non. Các mẫu phiếu gồm có 3 tiêu chuẩn chính là: Chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng, chuẩn
thái độ với 18 tiêu chí. Chúng tôi sử dụng thang đo Likert với 5 mức đo từ thấp đến cao: 1. Không
quan trọng, 2. Ít quan trọng, 3. Bình thường, 4. Quan trọng, 5. Rất quan trọng. Điểm cho các mức
cũng tương ứng từ thấp đến cao: không quan trọng (1 điểm), ít quan trọng (2 điểm), bình thường
(3 điểm), quan trọng (4 điểm), rất quan trọng (5 điểm).
Theo Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh, bảng hỏi nên chia làm ba phần: mở đầu, nội
233
Đỗ Thị Hướng
dung và phần kết [11]. Dựa trên cơ sở đó, phiếu lấy ý kiến trong nghiên cứu này, chúng tôi chia
làm 3 phần:
Phần mở đầu: Nêu mục đích, đối tượng và cách hướng dẫn tích phiếu.
Phần nội dung: Thiết kế các câu hỏi theo từng tiêu chuẩn, tiêu chí, với các mức để người
trả lời có thể tích vào phiếu lấy ý kiến. Phần này bao gồm 3 tiêu chuẩn:
Tiêu chuẩn 1: Chuẩn kiến thức, có 2 tiêu chí là kiến thức chung (gồm 3 câu hỏi) và kiến
thức chuyên ngành được chia làm 7 tiêu chí: kiến thức về xác định mục tiêu, nội dung chương trình
giáo dục mầm non; kiến thức về đặc điểm lứa tuổi mầm non; kiến thức về chăm sóc sức khoẻ lứa
tuổi mầm non; kiến thức về giáo dục thể chất, vận động, hoạt động vui chơi; kiến thức về giáo dục
môi trường, xã hội; kiến thức về giáo dục văn học, ngôn ngữ, toán học; kiến thức về giáo dục hoạt
động tạo hình, âm nhạc (gồm 25 câu hỏi);
Tiêu chuẩn 2: Chuẩn kĩ năng, có 2 tiêu chí là kĩ năng cứng được chia làm 5 tiêu chí: Lập kế
hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ; kĩ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh
phòng bệnh cho trẻ; kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ; kĩ năng tổ chức tuyên truyền, tư
vấn; kĩ năng quản lí lớp học (gồm 16 câu hỏi) và kĩ năng mềm (chia làm 2 tiêu chí: kĩ năng ứng
dụng ngoại ngữ, tin học và tham gia các hoạt động xã hội; kĩ năng giao tiếp với trẻ, đồng nghiệp,
phụ huynh và cộng đồng (gồm 6 câu hỏi);
Tiêu chuẩn 3: Chuẩn thái độ, có 3 tiêu chí: Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước,
của ngành và của địa phương; có đạo đức, có lòng yêu nghề, tin tưởng vào năng lực chuyên môn
của bản thân; có trách nhiệm trong công việc, đoàn kết, giúp đỡ trong quan hệ với đồng nghiệp; có
tinh thần tự học, tự vươn lên (gồm 9 câu hỏi). Tổng số câu hỏi là 60.
Phần kết: Đưa ra 3 câu hỏi mở để đi đến kết thúc và cảm ơn. Những câu hỏi mở nhằm mục
đích tham khảo ý kiến của sinh viên năm cuối, sinh viên tốt nghiệp, giảng viên, cán bộ quản lí,
người sử dụng lao động để công tác xây dựng tiêu chí và thực hiện chuẩn đầu ra ngành giáo dục
mầm non của nhà trường đạt kết quả tốt hơn.
2.1.2. Mẫu nghiên cứu
Nhóm 1: Phiếu hỏi dành cho sinh viên năm cuối là 168 phiếu; sinh viên tốt nghiệp năm học
2011-2012, 2012-2013 là 106 phiếu.
Nhóm 2: Phiếu hỏi dành cho cán bộ quản lí (gồm: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, và trưởng
phòng/khoa, phó phòng/khoa của Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam) là 20 phiếu; giảng viên trực
tiếp giảng dạy chuyên ngành giáo dục mầm non (gồm: tổ trưởng, giảng viên các bộ môn thuộc 4
khoa: Tự nhiên, Xã hội, Tiểu học - Mầm non, Ngoại ngữ - Công nghệ thông tin, có tham gia giảng
dạy các học phần trong chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non) là 42 phiếu.
Nhóm 3: Phiếu hỏi dành cho người sử dụng lao động (gồm: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
các trường mầm non trong tỉnh Hà Nam) là 60 phiếu.
Như vậy, tổng số phiếu chúng tôi phát ra là 396 phiếu.
2.2. Phân tích độ tin cậy và mức độ phù hợp của công cụ đo
Có thể đo độ tin cậy của bộ công cụ khảo sát bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong bài
này, chúng tôi sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha của phần mềm SPSS. Theo Hoàng Trọng và Chu
Nguyễn Mộng Ngọc, hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ,
các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau [12]. Độ tin cậy của các phiếu khảo sát được thể
234
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả đào tạo ngành giáo dục mầm non...
hiện qua bảng sau:
Bảng 1. Độ tin cậy của phiếu khảo sát
Các nhóm trả lời Hệ số Cronbach’s Alpha
Giảng viên, cán bộ quản lí 0,930
Sinh viên (SVNC và SVTN) 0,897
Người sử dụng lao động 0,900
Toàn bộ thang đo 0,920
Bảng 1 cho thấy, hệ số tương quan Cronbach’s Alpha của phiếu khảo sát 3 nhóm trả lời đều
có độ tin cậy cao và có sự chênh lệnh giữa các nhóm. Trong 3 nhóm, hệ số Cronbach’s Alpha của
nhóm SV bao gồm sinh viên năm cuối và sinh viên tốt nghiệp đạt 0,897, thấp hơn của 2 nhóm còn
lại. Hệ số Cronbach’s Alpha cao nhất là của nhóm giảng viên, cán bộ quản lí bằng 0,930, cao hơn
Cronbach’s Alpha của toàn thang đo. Cronbach’s Alpha toàn thang đo = 0,920. Điều này cho thấy,
đây là một bảng hỏi tốt, được chấp nhận (>0,6) và có thể sử dụng các tiêu chí này với 5 mức đo để
đánh giá chuẩn đầu ra.
Độ tin cậy của trắc nghiệm còn được đánh giá bằng phương pháp kiểm tra độ tin cậy (sự
phù hợp) của từng câu. Mục đích là tìm ra những câu không đóng góp vào độ tin cậy của thang đo
để điều chỉnh hoặc loại bỏ. Bảng phân tích Cronbach’s Alpha cho kết quả như sau:
Bảng 2. Hệ số tin cậy của từng Item trong
trong Cronbach’s Alpha Item-Total Statistics (Item-Total Statistics)
Scale Mean if Item
Deleted Điểm trung
bình của thang đo
nếu Item bị xóa
Scale Variance if
Item Deleted
Phương sai của
thang đo nếu Item
bị xóa
Corrected
Item-Total
Correlation Hệ số
tương quan của
Item so với biến
tổng
Cronbach’s
Alpha if Item
Deleted Hệ số
Alpha nếu Item
bị xóa
Item1 247,35 330,577 0,218 0,921
Item3 247,36 330,829 0,234 0,921
Item8 246,84 333,280 0,226 0,920
Item9 247,42 329,791 0,269 0,920
Item27 247,01 329,760 0,052 0,933
Hệ số tương quan của câu so với biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của 5 câu,
gồm: câu 1, 3, 8, 9, 27 yếu (<0,3), không đáp ứng được yêu cầu. Các biến quan sát có hệ số Alpha
nếu bỏ đi mục hỏi (Alpha if Item Deleted) phần lớn đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha (0,920),
ngoại trừ câu 1, 3, 27 (Bảng 2). Loại bỏ 5 câu này giúp độ tin cậy của thang đo tăng (Hệ số
Cronbach’s Alpha = 0,934, tăng lên 0,014 so với trước khi bỏ 5 câu). Như vậy, thang đo đã có độ
tin cậy rất cao.
2.3. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá
Sau khi loại bỏ 5 câu (câu: 1, 3, 8, 9, 27) không đảm bảo độ tin cậy thông qua hệ số
Cronbach’s Alpha, phiếu điều tra còn lại 55 câu đưa vào phân tích nhân tố khám phá qua kiểm
định KMO và Barlett với phép quay Varimax. Trong phân tích nhân tố khám phá, chúng ta cần chú
ý đến 2 chỉ số quan trọng là:
235
Đỗ Thị Hướng
- Mức ý nghĩa Sig: Giả thuyết Ho đặt ra giữa 55 câu trong tổng thể là chúng không có mối
tương quan với nhau. Nếu Sig ≤ 0,05 thì ta sẽ bác bỏ giả thuyết Ho, tức là các item trong tổng thể
có mối tương quan với nhau.
- Hệ số KMO: là một số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của
KMO lớn (giữa 0,5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố đó là thích hợp.
Bảng 3. Hệ số KMO và Barlett chung của thang đo
Kết quả phân tích hệ số KMO chung của cả 3 nhóm điều tra tại bảng 3 cho thấy: Sig = 0
(0,5), do đó giả thuyết Ho bị loại bỏ, và các câu trong phiếu hỏi có mối
tương quan với nhau. Do đó, sử dụng phép phân tích nhân tố khám phá là thích hợp.
Tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1, với phương pháp rút trích Principal components
và phép xoay Varimax, phân tích nhân tố đã trích được 15 nhân tố từ 55 biến quan sát, với phương
sai trích là 68,1%.
Dựa trên phân tích của bảng Rotated Component Matrix(a) trong ma trận tương quan giữa
các biến phân tích, hệ số tương quan của 8 câu, gồm: câu 4, 15, 16, 19, 29, 46, 48, 56 không đạt
(có trọng số <0,45) (Bảng 4) cần phải loại bỏ.
Bảng 4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá thang đo Component Matrixaa
Item4 Item15 Item16 Item19 Item29 Item46 Item48 Item56
1 0,423 0,392 0,412 0,406 0,436 0,354 0,442 0,399
2 0,289 0,401 0,257 0,288 -0,065 0,305 0,153 -0,303
3 -0,082 0,213 0,107 0,019 -0,28 -0,141 -0,095 -0,146
4 0,339 0,094 0,19 0,195 0,151 -0,205 -0,026 -0,373
5 -0,256 -0,173 -0,174 0,072 0,068 0,319 0,407 -0,042
6 0,405 -0,273 -0,033 -0,132 -0,06 0,283 0,357 0,128
7 -0,002 0,177 0,094 0,076 0,018 0,091 -0,175 -0,191
8 -0,176 0,084 0,253 -0,316 0,32 0,148 0,103 -0,104
9 -0,12 -0,105 0,247 0,07 0,064 -0,169 -0,072 0,344
10 0 0,276 0,079 0,285 0,104 0,214 -0,101 0,239
11 0,022 -0,059 -0,084 0,118 -0,12 -0,042 -0,106 0,043
12 -0,013 -0,361 0 0,244 0,369 0,198 -0,152 0,096
13 0,121 -0,109 -0,288 -0,045 0,076 -0,248 -0,138 0,07
14 0,105 0,162 -0,061 0,242 0,19 0,069 -0,197 0,019
15 -0,257 0,025 0,255 0,187 -0,008 -0,096 0,035 -0,081
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 15 components extracted.
Tóm lại, qua phân tích nhân tố khám phá EFA, có 8 câu (câu: 4, 15, 16, 19, 29, 46, 48, 56)
không đáp ứng các thông số quy định phải loại bỏ. Phiếu khảo sát xây dựng bộ tiêu chí đánh giá
236
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả đào tạo ngành giáo dục mầm non...
chuẩn đầu ra ngành giáo dục mầm non còn 47 câu hỏi thuộc các tiêu chí về kiến thức, kĩ năng,
thái độ, đáp ứng đầy đủ các thông số thống kê. Bộ tiêu chí này sẽ được dùng để đánh giá chính
thức chất lượng sinh viên năm cuối, hệ cao đẳng chính quy, ngành giáo dục mầm non, được đào
tạo theo chuẩn đầu ra tại trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam.
3. Kết luận
Nhìn chung, bộ tiêu chí được đề xuất với các nội dung khá đầy đủ, các câu hỏi chi tiết để
đánh giá sâu mức độ đạt được của người học ngành giáo dục mầm non theo chuẩn đầu ra. Các tiêu
chí có mối quan hệ với nhau chặt chẽ, từ kiến thức đến kĩ năng và thái độ. Bộ tiêu chí cũng phản
ánh được kiến thức cơ bản, cốt lõi mà sinh viên ngành giáo dục mầm non đã được học, rèn luyện.
Bộ tiêu chí hoàn chỉnh gồm 47 câu hỏi thuộc 3 tiêu chuẩn: kiến thức, kĩ năng, thái độ.
Đảm bảo chất lượng giáo dục thông qua đánh giá theo chuẩn đầu ra là một yêu cầu tất yếu
và cần được thực hiện thường xuyên, liên tục. Với bộ tiêu chí đã xây dựng, chúng tôi kiến nghị lãnh
đạo trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam đưa vào lấy ý kiến phản hồi để có thể đánh giá kết quả cụ
thể. Đồng thời, trong thời gian tới, lãnh đạo nhà trường sẽ tiếp tục đầu tư, xây dựng những bộ tiêu
chí đánh giá các ngành đào tạo khác, hướng tới nâng cao chất lượng quá trình đào tạo các chuyên
ngành hiện nay của nhà trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Jon Mueller, 2005. The Authentic Assessment Toolbox: Enhancing student learning through
online faculty development. Journal of Online Learning and Teaching, Volume 1, Number 1.
[2] Adam Stephen, 2006. “An introduction to learning outcomes: A consideration of the nature,
function and position of learning outcomes in the creation of the European Higher Education
Area”. Article B.2.3-1 in Eric Froment, jurgen Kohler, Lewis Purser and Lesley Wilson (eds.):
EUA Bologna Handbook- Making Bologna Work (Berlin 2006: Raabe Verlag).
[3] Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học, Ban hành kèm theo
Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo).
[4] Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng, Ban hành kèm theo
Quyết định số 66/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
[5] Sái Công Hồng, 2008. Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên
trung học cơ sở áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục, Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc
gia Hà Nội.
[6] Bùi Phương Lan, 2012. Tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động quản lí đào tạo của trường
Đại học Giao thông vận tải. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Đo lường và đánh giá trong giáo
dục, Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
[7] Nguyễn Kim Dung, Phạm Xuân Thanh. Về một số khái niệm thường dùng trong đảm bảo chất
lượng giáo dục đại học. Website:
KN%20th%C6%B0%E1%BB%9Dng%20d%C3%B9ng%20trong%20DBCL_4.pdf
[8] Nguyễn Ngọc Tài- Trịnh Văn Anh, 2010. Những suy nghĩ về đánh giá xếp hạng các trường
đại học, cao đẳng hiện nay. Hội thảo khoa học “Đánh giá- xếp hạng các trường đại học và cao
đẳng Việt Nam”, (4/2010), trang 144.
237
Đỗ Thị Hướng
[9] Huỳnh Cẩm Thanh, 2010. Một số ý kiến về việc tích hợp hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001:2008 với bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục thuộc hệ thống kiểm định
chất lượng giáo dục. Hội thảo khoa học “Đánh giá- xếp hạng các trường đại học và cao đẳng
Việt Nam”, trang 234.
[10] Quyết định số 78/QĐ-CĐSPHN ngày 22 tháng 11 năm 2010 của trường cao đẳng Sư phạm
Hà Nam về việc ban hành chuẩn đầu ra các ngành đào tạo.
[11] Nguyễn Văn Quyết- Nguyễn Quý Thanh, 2011. Phương pháp nghiên cứu xã hội học. Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.
[12] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nxb
Hồng Đức.
ABSTRACT
Developing criteria evaluating quality of training in early childhood education
following standard of output at ha nam colleges of education
In this paper, the authour presents results of constructing evaluation criteria about the
preschool education sector at Ha Nam education College. Evaluation criteria included in three
questionnaires for final year students, graduates; management staff, faculty teaching modules
of preschool education; labor users (principals, vice-principals of kindergartens).By analyzing
results with SPSS 16.0 software, the questions didn’t meet the specified parameters are eliminated,
questionnaires completed with 47 questions. These results contribute evaluating the quality of
school curriculum of Ha Nam Education College in the near future.
Keywords: Construction of criteria, preschool education, quality training.
238